Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ với phát triển kinh tế tri thức

Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ [KH&CN] là một hoạt động quan trọng trong kinh tế đối ngoại, có ý nghĩa tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ta trong giai đoạn hiện nay. Nhiều chương trình hợp tác quốc tế về chuyển giao công nghệ đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, tạo bước đột phá trên tất cả các lĩnh vực.

Công ty CP Mía đường Lam Sơn và Công ty TNHH Suite Cloud ký kết hợp tác triển khai dự án chuyển đổi công nghệ 4.0.

Hội nhập quốc tế về KH&CN nói chung và chuyển giao công nghệ nói riêng có vai trò rất quan trọng nhằm sớm đưa KH&CN của tỉnh Thanh Hóa bắt kịp trình độ KH&CN trong nước và các nước trong khu vực. Thời gian qua, tỉnh ta đã và đang hợp tác với một số quốc gia có trình độ KH&CN tiên tiến trên thế giới như: Hà Lan, Thụy Điển, Ba Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin... trên các lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường [xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp...], cơ khí, chế tạo máy phục vụ phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp nặng... Cụ thể, giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã xúc tiến các hoạt động hợp tác KH&CN với CHLB Đức và các nước châu Âu với gần 30 dự án kêu gọi hợp tác KH&CN. Ngoài ra, một số tổ chức phi chính phủ như: Care, CIDEL; Quỹ môi trường toàn cầu [GEF] cũng đã tài trợ triển khai nhiều dự án KH&CN trên địa bàn tỉnh... Riêng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa đã triển khai khoảng 20 dự án, với tổng kinh phí được tài trợ từ các tổ chức phi chính phủ là 40 tỷ đồng [tổ chức GEF SGP 12 dự án; Care 3 dự án; Ngân hàng Thế giới 4 dự án; Ủy ban Châu Âu 1 dự án và các tổ chức khác như: Oxfarm, Irich Aid...]. Ngoài ra, các trường đại học trong tỉnh cũng đã triển khai hợp tác nghiên cứu khoa học với các trường đại học nước ngoài và các cá nhân là chuyên gia nước ngoài, như: ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác và tiến hành 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý nước sinh hoạt tại nguồn khu du lịch Sầm Sơn Thanh Hóa” với TS. Jom Kasbohm - giảng viên Trường Đại học Greifwald, CHLB Đức; phối hợp triển khai đề tài [được Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia tài trợ]: “Nghiên cứu chế tạo màng mỏng epitaxy Germni trên silic có ứng xuất căng pha tạp điện tử với mật độ cao nhằm ứng dụng trong lĩnh vực quang điện tử tích hợp” với đại học Aix-Marseille; hợp tác triển khai đề tài KH&CN cấp tỉnh, hợp tác xây dựng phòng thí nghiệm vật lý quang tử, đào tạo cán bộ phòng thí nghiệm, đầu tư trang bị cơ sở vật chất cho phòng thí nghiệm với đại học Zielona Gora Ba Lan... Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã và đang hợp tác với Ủy ban Nông nghiệp Đài Bắc [Đài Loan] về lĩnh vực nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ về giống cây trồng, vật nuôi mới.

Bên cạnh các trường đại học, các công ty, doanh nghiệp trong tỉnh cũng đẩy mạnh việc hợp tác với các tổ chức quốc tế, trong hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Điển hình như: Công ty CP Nông sản Phú Gia hợp tác với Hunggary chuyển giao dây chuyền công nghệ giết mổ gia súc bán tự động; Công ty CP Mía đường Lam Sơn hợp tác với Viện nghiên cứu mía đường Lucknow [Ấn Độ] để tuyển chọn và nhân giống mía; hợp tác với các công ty Yantan [Đài Loan] để chuyển giao công nghệ nhân nuôi cấy mô, xử lý phân hóa phẩm các loại lan Hồ Điệp, lan Dendrobium và các loại lan rừng khác; hợp tác với công ty Oekomineral AG [CHLB Đức] để tiếp nhận công nghệ sản xuất phân bón thế hệ mới. Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông đang tiến hành hợp tác với Công ty Lehmann Maschinenbau GmbM [CHLB Đức] để tiếp nhận, làm chủ công nghệ và chuyển giao thành công dây chuyền công nghệ ép thủy lực đa năng và in kỹ thuật số sản xuất gạch ốp lát cao cấp... Những kết quả chuyển giao công nghệ từ bạn bè quốc tế đã tác động lớn đến kinh tế - xã hội và góp phần tháo gỡ khó khăn của các địa phương trong mỗi giai đoạn, mỗi lĩnh vực cụ thể.

Đạt được kết quả trên, những năm qua, Sở KH&CN đã tăng cường các chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương với mục tiêu giải quyết các nhiệm vụ KH&CN ở trình độ quốc tế như: sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và một số lĩnh vực chuyên ngành khác. Nội dung hội nhập quốc tế về KH&CN gắn kết với yêu cầu thực tiễn của các ngành, địa phương; các lĩnh vực hội nhập cũng được mở rộng, từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên, nghiên cứu liên ngành...

Nhằm nâng cao hiệu quả việc hội nhập quốc tế trong chuyển giao công nghệ, các ngành chức năng cần tăng cường hỗ trợ các đơn vị KH&CN, các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia các diễn đàn KH&CN quốc tế, để có điều kiện giới thiệu sản phẩm cũng như tìm hiểu, tiếp nhận nhu cầu công nghệ của phía bạn mà đưa ra giải pháp công nghệ phù hợp. Bên cạnh đó, các đơn vị KH&CN, các doanh nghiệp cần nâng cao tiềm lực KH&CN, làm chủ được các công nghệ tiên tiến, phù hợp và phải đánh giá, định giá được công nghệ để thuận tiện trong quá trình đàm phán chuyển giao. Chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ chuyển giao am hiểu về công nghệ, có kỹ năng marketing, kỹ năng đàm phán tốt, đặc biệt là nâng cao trình độ ngoại ngữ. Hỗ trợ các dự án và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo kết nối và sử dụng dịch vụ ở các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; xây dựng chương trình hợp tác với đối tác ở một số khu vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có uy tín trong nước và trên thế giới.

Bài và ảnh: Trường Giang

KH&CN - Thời cơ và thách thức trong hội nhập quốc tế

Bộ Khoa học và Công nghệ [KH&CN] đang đẩy mạnh các chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương với mục tiêu giải quyết các nhiệm vụ KH&CN ở trình độ quốc tế. Vấn đề hội nhập quốc tế đang giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực KH&CN.

Bộ Khoa học và Công nghệ [KH&CN] đang đẩy mạnh các chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương với mục tiêu giải quyết các nhiệm vụ KH&CN ở trình độ quốc tế. Vấn đề hội nhập quốc tế đang giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực KH&CN. Để làm rõ điều này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Mai Hà, Vụ trưởng - Trợ lý Bộ trưởng Bộ KH&CN, Chánh Văn phòng Đề án Hội nhập Quốc tế về KH&CN.

Ông có thể cho biết, cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế về KH&CN giai đoạn hiện nay là gì?

- Có thể nói, cơ hội mở ra cho KH&CN Việt Nam trong giai đoạn này là rất lớn. Chúng ta có thể tiếp cận nhanh và khách quan tới những tiến bộ KH&CN của thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao, mua bán công nghệ, rút ngắn khoảng cách về KH&CN với các nước trong khu vực và quốc tế.

Ngoài ra, chúng ta còn có điều kiện tranh thủ khai thác các nguồn lực từ nước ngoài [tài chính, thông tin, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật KH&CN…] để phát triển tiềm lực khoa học và đổi mới công nghệ trong nước; có điều kiện để tiếp cận đa dạng tới các hình thức đào tạo tiên tiến để phát triển đội ngũ các nhà khoa học và cán bộ quản lý KH&CN.

Tuy nhiên, thách thức đối với KH&CN Việt Nam cũng không hề nhỏ. Tính hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, thể chế kinh tế thị trường đang được hình thành nhưng còn thiếu bài bản. Điều này dẫn đến việc, vai trò của KH&CN vẫn đang bị nhìn nhận một cách hình thức. Do vậy, chúng ta sẽ còn phải mất nhiều năm để có thể biến KH&CN như điều kiện sống còn để phát triển kinh tế - xã hội.

Số liệu thống kê phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển KH&CN nói riêng cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập so với yêu cầu khách quan của việc quản lý. Hệ thống chính sách tài chính cho phát triển KH&CN chưa phù hợp với điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế. Cơ sở hạ tầng và đội ngũ cán bộ về KH&CN còn chưa đáp ứng yêu cầu cho các hoạt động KH&CN quốc tế.

Ngoài ra, việc thiếu môi trường của hệ thống quốc gia về đổi mới cũng là vấn đề đáng lo ngại. Đặc biệt, vấn đề nan giải nhất chính là thiếu cơ sở cơ bản và vững chắc cho môi trường cạnh tranh lành mạnh, bất cập về quản lý kinh tế vĩ mô. Thiếu cạnh tranh lành mạnh, KH&CN sẽ bị mất đi động lực phát triển.

Ông có thể cho biết nội dung của “Đề án hội nhập quốc tế về KH&CN đến năm 2020” và giải pháp quan trọng nhất để hoàn thành mục tiêu của Đề án này là gì?

- Hiện nay, Đề án hội nhập quốc tế về KH&CN đến năm 2020 hiện đang được triển khai dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia về Hội nhập quốc tế và trực tiếp của Bộ trưởng Bộ KH&CN với những nội dung cơ bản sau: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, cán bộ quản lý; Huy động có hiệu quả các nguồn lực tài chính cho hoạt động hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; Tăng cường nguồn lực thông tin phục vụ hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; Thúc đẩy đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao nhằm nâng cao tính cạnh tranh của một số sản phẩm quốc gia; Xúc tiến thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Việt Nam; Đẩy mạnh các hoạt động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Giải pháp cụ thể và quan trọng nhất để thực hiện Đề án hội nhập quốc tế về KH&CN hiện đang được Bộ KH&CN chỉ đạo, đó là đang trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình hợp tác nghiên cứu chung song phương và đa phương về KH&CN và Chương trình tìm kiếm, giải mã và chuyển giao công nghệ nước ngoài về Việt Nam. Trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ KH&CN sẽ ký phê duyệt Chương trình tăng cường nguồn lực thông tin phục vụ hội nhập quốc tế về KH&CN.

Giải pháp nào cho việc huy động hiệu quả các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước?

- Trước hết cần nhấn mạnh rằng: Muốn huy động nguồn tài chính, chúng ta cần chứng minh tính hiệu quả. Muốn đạt hiệu quả trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội, ta cần nhất hai yếu tố: Thứ nhất là giá trị thực của các quan hệ kinh tế và thứ hai là phương thức đánh giá phải chuẩn. Cả hai yếu tố này đều có trong nền kinh tế thị trường lành mạnh. Một khi hệ thống mặt bằng về lương của toàn bộ khu vực nhà nước còn mang tính giá trị ảo như hiện nay, sẽ khó có thể nói đến giá trị thực của các quan hệ kinh tế nói chung trong xã hội, và vì vậy càng khó để nói đến tính hiệu quả.

Chưa kể yếu tố kinh tế thị trường ở Việt Nam mới đang trong quá trình phôi thai, vấn đề phương thức đánh giá sẽ chỉ mang tính chủ quan và hình thức. Chúng ta cần nắm rõ rằng, ở đâu có nền kinh tế thị trường lành mạnh, ở đó kinh phí chi cho nghiên cứu và phát triển [R&D] từ khu vực tư nhân chiếm khoảng gấp 2 lần nguồn kinh phí từ khu vực nhà nước. Ở đâu thiếu vắng cơ chế thị trường lành mạnh, ở đó chi cho R&D chỉ chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước.

Trong tình hình hiện nay, muốn có hiệu quả và muốn thu hút kinh phí từ các nguồn ngoài ngân sách, trước mắt cần phải ứng dụng cách tiếp cận theo hệ thống đổi mới quốc gia, và về lâu dài, vẫn cần phải có cơ chế thị trường lành mạnh và bền vững. Có kinh tế thị trường lành mạnh, sẽ có các doanh nghiệp mạnh; chính các doanh nghiệp mạnh sẽ xác định cầu đổi mới công nghệ và chính là nguồn cung cấp kinh phí cho R&D. Chỉ có như vậy, KH&CN mới có đất để phát huy hiệu quả nói chung đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Việc tiếp tục tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế về KH&CN sẽ có tác động như thế nào đối với ngành KH&CN Việt Nam?

- Trước hết, nói về lợi thế của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về KH&CN, theo tôi có 3 yếu tố: Thứ nhất là yếu tố con người, thứ 2 là yếu tố đa dạng của thiên nhiên Việt Nam, và thứ 3 là vị trí quan trọng của Việt Nam trong khu vực. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có những yếu thế [không cơ bản, nhưng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả chung]: Thiếu nhất quán trong cam kết quốc tế, kinh phí đóng góp không ổn định, và cuối cùng là thiếu gắn kết trong những nghiên cứu đòi hỏi sự kết hợp của nhiều lực lượng từ các bộ ngành.

Việc phát triển và mở rộng các quan hệ hợp tác với nước ngoài về KH&CN có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự phát triển của các lĩnh vực KH&CN hiện nay, đó là giúp Việt Nam tiếp cận nhanh và trực tiếp đến những thành tựu và các chuẩn quốc tế mới nhất của KH&CN thế giới, giúp đào tạo nhân lực và kinh nghiệm tổ chức nghiên cứu, và giúp chúng ta nhìn rõ hơn mức độ tụt hậu, sự yếu kém trong cam kết hợp tác.

Vậy Bộ KH&CN có những giải pháp nào trong thời gian tới?

- Để KH&CN Việt Nam có thể chủ động hội nhập và hợp tác hiệu quả, Bộ KH&CN trước hết tập trung chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN đến 2020, triển khai cùng các bộ ngành liên quan thực hiện Luật KH&CN sửa đổi 2013, thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN và 3 chương trình nằm trong Đề án hội nhập quốc tế về KH&CN, đó là: Chương trình hợp tác nghiên cứu chung song phương và đa phương về khoa học và công nghệ; Chương trình tìm kiếm, giải mã và chuyển giao công nghệ nước ngoài về Việt Nam và Chương trình tăng cường nguồn lực thông tin phục vụ hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.

Xin cảm ơn ông!

Theo vusta.vn [13/5/2014]

Page 2

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 3

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 4

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 5

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 6

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 7

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 8

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 9

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 10

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 11

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 12

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 13

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 14

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 15

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 16

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 17

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 18

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 19

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 20

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 21

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 22

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 23

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 24

Biến đổi năng lượng gió và sự phát triển của tuabin gió

Ngay từ thế kỷ đàu tiên, năng lượng gió đã được khai thác cho các mục đích thực tế. Kể từ đó, thiết kế tuabin đã đi một chặng đường dài từ nguyên mẫu thiết kế dựng trên khung tháp với bốn cánh gỗ như chong chóng đến mẫu thiết kế ba cánh phổ biến như ngày nay, tuabin gió vẫn đang tiếp tục phát triển và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của khoa học và đời sống. trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi muốn trao đổi cùng độc giả về tuabin gió sử dụng phong điện.

Các tuabin gió đầu tiên được sử dụng để chuyển đổi năng lượng khác như cối xay gió, được sử dụng để bơm nước, xay ngũ cốc… được xây dựng vào năm 1887 bởi Giáo sư James Blyth của trường Đại học Anderson College, Glassgow [nay là Strathclyde University]. Thí nghiệm của Blyth có ba thiết kế tuabin khác nhau với trụ cao 10 mét [33 foot], cánh bằng khung gỗ bọc vải, được ông thử nghiệm lắp đặt tại khu vườn trong trang trại riêng của ông tại Marykirk một làng nhỏ thuộc Quận Kincardineshire [một quận nằm trên bờ biển phía đông bắc Scotland], và tuabin gió đầu tiên này đã hoạt động trong suốt 25 năm sau đó. Phát minh Blyth đã đánh dấu buổi bình minh của sự phát triển tuabin gió với đặc trưng là thiết kế cánh quạt gồm 144 cánh đơn làm từ gỗ tùng tuyết, cánh quạt có đường kính quay 17m và tạo ra công suất 12kW [hình 1].

Năm 1890 Poul la Cour nhà khoa học người Đan Mạch hoàn chỉnh các thiết kế của mình và tuabin gió lần đầu tiên được lắp đại trà tại Đan Mạch với 2.500 chiếc, tổng công suất ước tính tối đa đạt khoảng 30 MW. Các tuabin gió của la Cour không những chỉ dùng vào sản xuất điện mà còn được sử dụng trong việc sản xuất hydro.

Kể từ đó, tuabin gió đã được lắp đặt bởi hàng triệu người trên thế giới, đặc biệt là ở vùng Trung tây Hoa Kỳ, nơi mà những nông trại đã sử dụng các máy bơm điện để phục vụ thủy lợi và tưới tiêu. Năm 1931, tuabin gió hiện đại đầu tiên có trục quay nằm ngang đã được đưa vào sử dụng tại Yalta, Liên Xô cũ. Đó là một máy phát điện công suất lớn 100 kW được lắp đặt trên một tháp cao 30m, máy phát điện này cũng lập kỷ lục về hệ số công suất [tỷ lệ giữa công suất thực tế và công suất tối đa thiết kế] cho tuabin gió là 32% vào thời điểm đó. Năm 1941 lần đầu tiên trên thế giới một tuabin gió công suất 1.25 MW đã hòa lưới điện tại Grandpa’s Knob thuộc vùng Castleton bang Virgina Hoa Kỳ.

Tuabin gió hiện đại đầu tiên được xây dựng ở Đan Mạch khoảng giữa những năm 1950. Theo Hiệp hội Công nghiệp Gió Đan Mạch [DWIA], 200 tuabin gió hiệu Gedser công suất 200 kW [hình 2] được xây dựng vào năm 1956 bởi kỹ sư Johannes Juul của công ty Điện lực SEASS trên bờ biển Gedser ở phía nam Đan Mạch. Thiết kế ba cánh gió với cơ cấu tự động điều khiển góc đón gió của tuabin cùng máy phát điện không đồng bộ của tuabin Gedser theo một cơ quan chức năng nhận xét là một “thiết kế tiên phong cho các tuabin gió hiện đại, mặc dù cánh quạt với dây chằng trông có vẻ hơi cổ điển”. Hệ thống phanh điều tốc [stall - controlled] của tuabin mà Juul phát minh là hệ thống phanh khí động lực được lắp ở đầu chóp tâm cánh quạt nó được kích hoạt bởi lực ly tâm trong trường hợp tuabin quay quá tốc độ. Về cơ bản hệ thống của Juul giống như hệ thống điều tốc của các tuabin gió hiện đại ngày nay. Tuabin của Juul đã chạy liên tục 11 năm mà không cần bảo dưỡng.

Việc sử dụng năng lượng điện gió được thổi một luồng sinh khí mới sau cuộc khủng hoảng dầu lửa thế giới đầu tiên vào năm 1973. Các nước như Đan Mạch, Đức, Thụy Điển, Anh và Mỹ đua nhau thiết kế các tuabin lớn hơn. Năm 1979, các kỹ sư Đan Mạch đã lắp đặt thành công 2 tuabin gió với công suất 630 kW một chiếc với hệ thống tự động điều khiển góc nghiêng cánh quạt [Pitch - controlled] và hệ thống phanh điều tốc [Stall - controlled] hiện dại. Tuy vậy, Hiệp hội Công nghiệp Gió Đan Mạch [DWIA] than thở “Mặc dù hiện đại và lớn nhất nhưng các tuan bin gió này theo nhiều cách cũng phải đối mặt với thực trạng nghiệt ngã như các người anh em của nó ở nước ngoài”, DWIA giải thích “Các tuabin trở nên cực kỳ tốn kém, và giá năng lượng quá cao của nó đã gây ra một cuộc tranh luận quan trọng về năng lượng gió”. Đã có rất nhiều thảo luận về phát triển thiết kế tuabin gió nhằm mục đích tăng hiệu quả và giảm chi phí của phong điện. Mặt khác, việc phát triển cơ sở hạ tầng của ngành cung cấp năng lượng cũng có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng năng lượng gió. Sự phát triển của một mạng lưới điện thông minh sẽ cho phép kết hợp và điều phối mượt mà hơn giữa những nhà máy phong điện có công suất lớn nhỏ khác nhau vào mạng điện chung.

Ngày nay, tất cả thiết kế tuabin gió hiện đại vẫn tiếp tục được phân loại theo cấu hình trục quay của cánh quạt. Có hai loại là: tuabin gió trục ngang [HAWTs] và tuabin gió trục thẳng đứng [VAWTs]. Hơn 90% các tuabin gió sử dụng ngày nay có thiết kế HAWTs. Theo một phó giáo sư kỹ thuật và công nghệ áp dụng Eastern Illinois University [một trường đại học nổi tiếng ở tiểu bang Charleston, bang Illinois, Hoa Kỳ], Tiến sĩ Rigoberto Chincilla, một lý do chính HAWTs hiện đại chiếm lĩnh thị trường là sự sắp xếp của các cánh quạt cho phép tuabin luôn luôn tương tác đầy đủ với gió, điều này rất quan trọng trong việc cải thiện sức mạnh và hệ số công suất của tuabin HAWTs hiện đại. Nhưng tuabin HAWTs cũng có  một số nhược điểm, ông nói. Một trong những nhược điểm phổ biến là nó gây tiếng ồn lớn. Tiếng ồn với dải băng thông rộng chủ yếu có nguồn gốc từ các hiện tượng khí động học [như luồng không khí xung quanh cánh quạt, trung tâm và tháp], và bởi sự rung động của các thành phần cơ khí. Tiếng ồn do tuabin HAWTs gây ra có thể dao động trong các mức độ áp lực âm thanh khac nhau, từ 58 dBA [ngay trên tiếng ồn xung quanh] đến 108 dBA [tương đương âm thanh của một máy bay DC -8 hoặc Boeing 707 trước khi hạ cánh]. Và một điều nữa khiến tuabin HAWTs bị dư luận cộng đồng phản đối là nó nhìn “chướng mắt” [“eyesores”].

Tuabin HAWTs cũng còn có những giới hạn về kỹ thuật bị chỉ trích với ba điểm quan trọng mà tiến sĩ Chinchilla đã nêu ra trong một bài viết vào tháng 1 - 2011 đăng trên Tạp chí Công nghệ Công nghiệp. Một là HAWTs không thể chịu được gió hỗn loạn như ở môi trường đô thị, hai là HAWTs không thể hoạt động trong gió mạnh vì độ cản gió của các tuabin lớn sẽ khiến nó bị nghiêng hoặc đổ do đó tuabin sẽ phải phanh hẳn lại khi tốc độ gió khoảng ra của gió và áp dụng một phanh khi tốc độ gió đạt khoảng 88,5 km/h. Tiến sĩ Chinchilla và các đồng tác giả của bài viết, Tiến sĩ Sam Guccione và Joseph Tillman, cũng cho rằng với kích thước thiết kế như hiện tại, HAWTs đã đạt tới giới hạn khả năng chịu đựng của nó. Mặc dù vậy nhiều tuabin khổng lồ lớn hơn như 5 MW-HAWTs với cánh quạt dài 122m đang được phát triển và thử nghiệm trong ống gió và việc đưa nó vào sử dụng chỉ là một sớm một chiều nhưng, nhóm Chinchilla viết: “Người ta nghi ngờ độ tin cậy của HAWTs 10 MW sẽ được xây dựng sắp tới”. Tất cả những yếu tố này góp phần vào sự quan tâm mới trong lĩnh vực phong điện dành cho mẫu tuabin VAWTs, “nhược điểm quan trọng nhất mà mẫu tuabin trục đứng cần khắc phục là hiệu suất của nó quá thấp so với HAWTs” nhóm tiến sĩ Chinchilla khẳng định.

Ở Việt Nam, cho đến nay phong điện mới chập chững đi những bước đầu tiên, mặc dù được sự hỗ trợ và ưu đãi mạnh mẽ từ Chính phủ [mà gần đây nhất là Nghị định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại việt Nam có hiệu lực từ 20 - 8 - 2011] nhưng để phát triển được, “Phong điện Việt Nam” còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức.

Là một trong những nước có nguồn năng lượng gió dồi dào, nhưng đến nay sự phát triển phong điện ở Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Trên cả nước hiện mới có 42 dự án phong điện - tập trung chủ yếu tại 12 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam bộ với tổng công suất 3.906 MW. Trong đó, 1/3 số dự án có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài Đức, Canada, Thụy Sĩ, Argentina, nhưng việc đầu tư còn chậm và mang tính thăm dò.

Năm 2009 khi làm tờ trình Chính phủ Nghị định khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, bình quân giá phong điện Việt Nam vào khoảng 0,125 usd/kWh, trong khi giá điện bình quân thời điểm đó mới chỉ khoảng 0,053 usd/kWh. Nếu tính cả lần điều chỉnh giá điện gần dây nhất [ngày 1/3/2911], giá điện bình quân mới có 1.242 đồng/kWh [tương đương 0,059 usd/kWh]. Trên thực tế giá thành phát điện của phong điện vào khoảng 0,07 - 0,12 usd/kWh, khi lãi suất vay tăng thì giá thành phát điện có thể đến 0,14 usd/kWh. Như vậy, so với thủy điện, giá phong điện là rất cao. Nếu trong giá điện đạt được mức giá như trên thị trường quốc tế và giá bán than không thấp hơn giá sản xuất thì điện gió sẽ có cơ hội phát triển mạnh. Còn theo tính toán của Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư xây dựng năng lượng Việt Nam [VECIA] Trần Viết Ngãi, do chi phí đầu tư cao [mức đầu tư cao nhất là 2,77 triệu USD/MW, thấp nhất là 1,77 triệu USD/MW, và trung bình là 2,2 triệu USD/MW, gấp đôi thủy điện] dẫn tới giá thành, giá bán điện cao. Trong khi giá bán của các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ cho EVN dao động từ 450 đồng đến 700 đồng/kWh, giá phong điện lên tới 1.300 đồng/kWh nên người dân khó chấp nhận.

Ngoài ra, phong điện ở Việt Nam hiện đang vấp phải một số trở ngại nhất định như chưa có quy hoạch và chính sách rõ ràng, thống nhất từ trung ương đến địa phương; xã hội chưa nhận thức đầy đủ về tác động tích cực, quan trọng của phong điện. Đặc biệt, vốn đầu tư và giá thành sản xuất khá cao khiến cho phong điện và các nguồn năng lượng tái tạo rất khó cạnh tranh với các nguồn điện khác.

Hà Vũ - T/c Điện & Đời sống, số 150 - 2011, tr 35

Page 25

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Page 26

Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtPhổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo

Từ khóa:

Video liên quan

Chủ Đề