Tại sao việt nam chia thành 2 miền

“Hai nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt làm hai. Song hai nhiệm vụ đó trước mắt đều có một mục tiêu chung là thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc”, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III chỉ rõ.

ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ III

Thời gian: từ ngày 5 đến 10/9/1960

Địa điểm: Thủ đô Hà Nội

Số lượng đại biểu tham dự ĐH: 525

Số lượng Đảng viên trong nước: trên 50 vạn

BỐI CẢNH CHUNG:

- Hệ thống XHCN thế giới do Liên Xô đứng đầu đã lớn mạnh vượt bậc có ảnh hưởng sâu rộng trong quan hệ quốc tế, giữ vai trò quyết định đến giữ gìn hòa bình an ninh thế giới; tạo ra những thuận lợi mới cho phong trào cách mạng các nước.

-  Ở Việt Nam, chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Hiệp định Geneva được ký kết (21/7/1954), hòa bình được lập lại ở Đông Dương. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền.

Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN và trở thành cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Ở miền Nam, cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai diễn ra quyết liệt.

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC VÀ ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT NƯỚC NHÀ

Căn cứ vào đặc điểm đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền (miền Bắc hoàn toàn giải phóng, miền Nam còn chịu sự cai trị của chủ nghĩa đế quốc và tay sai), Đại hội đề ra đường lối chung cho cách mạng Việt Nam: đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam nhằm xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III chỉ rõ:

Miền Bắc là căn cứ địa chung của cả nước, sự lớn mạnh không ngừng của miền Bắc không những nâng cao lòng tin tưởng và cổ vũ tinh thần hăng hái cách mạng của đồng bào yêu nước miền Nam, mà còn làm cho lực lượng so sánh giữa cách mạng và phản cách mạng trên phạm vi cả nước ta càng nghiêng về phía cách mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng miền Nam phát triển mạnh mẽ và giành thắng lợi cuối cùng... 

Mặt khác muốn cho miền Bắc có hoàn cảnh hòa bình để xây dựng chủ nghĩa xã hội, muốn giữ gìn hòa bình ở Đông Dương và trên thế giới, miền Nam cần phải kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, làm thất bại chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh của chúng, đánh đổ ách thống trị tàn bạo của chúng. Ngoài con đường đấy ra, không có con đường nào khác.

Đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, Đại hội thông qua Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) với những nhiệm vụ cơ bản:

+ Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, phát triển toàn diện nông nghiệp.

+ Hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.

+ Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân.

+ Cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.

+ Củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự an ninh, bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Đại hội thông qua

+ Nghị quyết về nhiệm vụ và đường lối của Đảng.

+ Nghị quyết về ngày thành lập Đảng.

+ Điều lệ Đảng (sửa đổi).

+ Lời kêu gọi của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa mới bao gồm 78 đồng chí, trong đó có 47 ủy viên chính thức và 31 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Hồ Chí Minh được bầu tiếp tục làm Chủ tịch Đảng; đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

SỰ KIỆN TRONG NƯỚC

- Cuộc nổi dậy ở Bắc Ái (tháng 2/1959), Trà Bồng (tháng 8/1959) đã lan rộng ra khắp miền Nam thành phong trào “Ðồng khởi”, tiêu biểu là ở Bến Tre (tháng 1/1960) phá thế kìm kẹp, giành quyền làm chủ ở thôn xã, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

- Ngày 20/12/1960: Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, chủ trương đoàn kết quân dân, đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai.

- Năm 1961: Đế quốc Mỹ triển khai thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nhằm cô lập cách mạng miền Nam, tách lực lượng vũ trang và cơ sở của ta ra khỏi nhân dân.

- Ngày 15/2/1961: Thống nhất tất cả các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam thành giải phóng quân miền Nam và đặt dưới sự chỉ huy chung của Bộ tư lệnh các Lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam.

SỰ KIỆN QUỐC TẾ

- Năm 1960: Năm Châu Phi - 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập, đánh dấu sự sụp đổ cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ.

- Tháng 12/1960: Liên hợp quốc ra tuyên bố về trao trả độc lập cho các nước và dân tộc thuộc địa.

- Ngày 20/1/1961: Jonh Kennedy của Đảng Dân chủ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ.

- Ngày 12/8/1961: Bức tường Berlin được xây dựng, ngăn cách Tây Berlin với Đông Berlin.

XUÂN HOÀNG

(Nguồn: daihoidang.vn)

;

Tại sao việt nam chia thành 2 miền
Tại sao việt nam chia thành 2 miền

Nguồn hình ảnh, VGP/Nhật Bắc

Chụp lại hình ảnh,

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.

Việt Nam đang lên kế hoạch phân chia lại vùng miền, từ 6 vùng hiện tại lên 7 vùng, với mục đích được nêu là "để phát triển nhanh hơn".

Hiện nay, Việt Nam được phân thành 6 vùng kinh tế - xã hội, gồm Trung du và Miền núi phía Bắc (14 tỉnh), Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh, thành phố), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố), Tây Nguyên (5 tỉnh), Đông Nam bộ (6 tỉnh, thành phố) và Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố).

Trong giai đoạn 2021-2030, số vùng có thể tăng lên 7, theo nội dung cuộc họp ngày 4/6 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì để bàn về phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030.

Theo báo điện tử Chính phủ, phương án phân vùng là tiền đề để lập các quy hoạch vùng nhằm triển khai Luật Quy hoạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghiên cứu, xây dựng bộ tiêu chí và đề xuất các phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030, trình Chính phủ 2 phương án.

Phương án 1 sẽ giữ nguyên 2 vùng đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, tách Trung du và miền núi phía Bắc hiện tại thành Đông Bắc và Tây Bắc, tách Duyên hải miền Trung hiện tại thành Bắc Trung bộ và Nam Trung Bộ, điều chỉnh 1 tỉnh (Bình Thuận) sang vùng Đông Nam Bộ và gộp 4 tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông) vào Nam Trung bộ.

Vùng Đông Nam bộ mới được hình thành trên cơ sở Đông Nam bộ hiện nay và bổ sung thêm 2 tỉnh (Lâm Đồng và Bình Thuận).

Phương án này được 1 bộ và 4 địa phương đồng thuận, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cũng theo bộ này, phương án 2 được đa số các bộ, ngành, địa phương đồng thuận, là phương án do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề xuất và chỉ đạo nghiên cứu, hoàn thiện.

Theo phương án 2, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung sẽ được tách thành 2 vùng, Bắc Trung bộ và vùng Nam Trung bộ, mở rộng vùng Đồng bằng sông Hồng để trở thành vùng Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ.

Như vậy, vùng Miền núi phía Bắc gồm 10 tỉnh; vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ gồm 15 tỉnh, thêm 4 tỉnh là Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang; vùng Bắc Trung bộ gồm 5 tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế; vùng Nam Trung bộ gồm 8 tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.

Các vùng Tây Nguyên (5 tỉnh), Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố) và Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố) vẫn giữ nguyên.

Phương án 2 được nhiều ban ngành, địa phương chọn vì "có tính kế thừa phương án phân vùng trước đây, tính ổn định cao và ít gây xáo trộn về vùng", báo điện tử Chính phủ cho biết.

Báo Lao Động dẫn lời Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định phương án phân vùng cần tạo ra các không gian phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ mới.

Phương án này cũng giúp mở rộng không gian phát triển mới cho vùng Đồng bằng sông Hồng, hình thành vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ, tạo điều kiện cho một số tỉnh trước đây thuộc vùng Trung du và Miền núi phía bắc có điều kiện phát triển nhanh hơn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng giải thích việc tách vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thành hai vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ cũng được đánh giá là hợp lý, do vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung hiện quá dài, đến hơn 1.300 km khiến các hoạt động giao lưu, kết nối hạn chế. Vùng này lại có diện tích quá lớn, trải qua nhiều vùng văn hóa, lịch sử và con người rất khác nhau, có sự khác biệt đặc trưng về khí hậu tiết giữa hai phần Nam và Bắc đèo Hải Vân ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế-xã hội.

Phương án 2 cũng đưa ra việc mở rộng vùng Đồng bằng sông Hồng thêm các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang để hình thành vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ, do đây là các tỉnh có điều kiện tự nhiên và xã hội rất thuận lợi để tăng tốc phát triển.

Theo đó, Hòa Bình - Hà Nội gắn kết về thị trường dịch vụ du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng, tiêu thụ nông sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng. Phú Thọ, Thái Nguyên - Hà Nội và các tỉnh gắn kết qua phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu như gang thép Thái Nguyên, Samsung, giấy Bãi Bằng...

Cao tốc Bắc-Nam, nhà thầu TQ và lòng dân Việt

Bên cạnh đó, còn có ý kiến cho rằng cần tạo các vùng kinh tế trọng điểm, vùng đặc thù để tạo ra động lực cho phát triển, chẳng hạn vùng Thủ đô và vùng TP HCM là 2 vùng đặc thù.

Dù phương án 2 được đánh giá là "có sự đồng thuận cao", nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi được đặt ra.

Báo Thanh Niên dẫn lời Giáo sư Nguyễn Quang Thái, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, cho rằng Long An và cả Tiền Giang thực chất không nằm trong lưu vực sông Cửu Long mà thuộc về khu vực Đông Nam bộ.

"Có lẽ ta nên liều một tí, đưa Long An, Tiền Giang về miền Đông Nam bộ thì TP.HCM mới là trung tâm gắn kết vùng được", ông Thái đề xuất.

Ông Thái cũng cho rằng nếu sau khi quy hoạch vùng xong rồi "mà chỉ xuân thu nhị kỳ họp với nhau để cộng số liệu, hứa hẹn, vui vẻ với nhau nhưng không có thể chế nào để liên kết vùng thì không có ý nghĩa".

"Cần phải có cơ chế, thể chế để điều hành vùng. Không phải quy hoạch để vẽ cho đẹp mà không có ai điều hành, điều tiết. Đó là chỗ yếu nhất từ quy hoạch tới điều hành", ông Thái nói.

Dự kiến báo cáo hoàn thiện về phân vùng sẽ được trình chính phủ quyết định ngay trong tháng 6.

Nội dung không có

  • {{promo.headlines.shortHeadline}}