Tại sao thuốc diệt cỏ không làm chết lúa

Để giảm công lao động, hầu hết nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ trong trồng trọt. Rất nhiều nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ tùy tiện, không nhổ cỏ, làm cỏ, sục bùn cho lúa. Có những người cho rằng càng tăng nồng độ thuốc thì hiệu quả càng tăng nên đã không pha thuốc theo hướng dẫn trên bao bì. Việc lạm dụng loại hoá chất này đang gây ra nhiều hệ luỵ, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người.

Việc lạm dụng thuốc diệt cỏ sẽ dẫn đến nhiều nguy hại không lường đối với sức khỏe con người và môi trường sống.

Việc sử dụng thuốc trừ cỏ tràn lan ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ cộng đồng, trước tiên là người trực tiếp sử dụng. Khi phun trên kênh mương, hoạt chất tan theo nước, chảy đến nơi khác và tích tụ trong động vật thuỷ sinh. Nếu con người ăn thịt của động vật này thì cơ thể bị nhiễm hoá chất. Hoạt chất trong thuốc trừ cỏ là loại cực độc song chỉ hấp thu qua cây trồng một tỷ lệ nhỏ, còn lại thấm vào đất, hòa vào nước.  Thuốc trừ cỏ còn tiêu diệt vi sinh vật có ích, gây mất cân bằng sinh thái. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình hình sâu bệnh trên cây trồng ngày càng diễn biến phức tạp và phát sinh nhiều đối tượng mới. Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, cũng như phát huy tối đa hiệu quả của thuốc BVTV nói chung và thuốc trừ cỏ nói riêng, bà con nông dân cần chú trọng thực hiện các biện pháp canh tác an toàn. Đối với lúa nên cấy thẳng hàng theo băng. Sau cấy 15 ngày bà con nên làm cỏ sục bùn thủ công. Cách làm này tăng kích thích ô xy trong đất, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có ích phát triển, phòng bệnh nghẹt rễ lúa.  Đối với cây màu nên mở rộng diện tích làm đất tối thiểu, tận dụng rơm rạ che phủ bề mặt luống, vừa giữ ẩm vừa hạn chế cỏ mọc. Đi đôi với biện pháp trên, về phía người dân khi sử dụng thuốc BVTV cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng.

1. Đúng thuốc: dùng đúng loại thuốc sẽ phát huy hiệu quả cao đối với dịch hại cần trừ, ít độc hại tới người và gia súc, môi trường và thiên địch. Khi quyết định dùng loại thuốc trừ cỏ nào cần dựa trên cơ sở loài nào phổ biến nhất trong ruộng lúa [theo vụ trước hoặc quan sát trực tiếp trên đồng ruộng]. Ví dụ như trên ruộng lúa mà có nhiều loài cỏ thuộc cả 3 nhóm cỏ [hòa thảo, cói lác và lá rộng] thì nên dùng những loại thuốc trừ cỏ phổ rộng như Sofit, Sirius, Nominee… Nếu trên ruộng chủ yếu là cỏ cói lác và lá rộng thì nên dùng thuốc 2,4 D vừa các tác dụng diệt cỏ tốt và giá thuốc rất rẻ so với các loại thuốc khác trên cùng đơn vị diện tích. Còn khi trên ruộng có nhiều cỏ bợ thì nhất thiết phải dùng thuốc Star 10 WP, Ally 20 DF hay Sindax 10 WP và khi phun thuốc nên phun theo từng chòm [cỏ bợ thường mọc thành từng chòm] để giảm chi phí công lao động và thuốc.

2. Đúng lúc: Dùng đúng giai đoạn dịch hại dễ diệt trừ và có hiệu quả cao. Với các loại thuốc cỏ thì đa số áp dụng vào giai đoạn từ 6 - 10 ngày sau khi sạ. Sử dụng sớm quá sẽ ít hiệu quả do nhiều loài cỏ chưa mọc và còn gây hại cho cây trồng, còn sử dụng trễ quá sẽ làm cỏ không chết do sức đề kháng của chúng đã lớn, muốn đạt hiệu quả lại phải tăng liều lượng gây tốn kém không cần thiết.

3. Đúng liều lượng và nồng độ: Sử dụng theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc về liều lượng và nồng độ. Nếu cỏ còn nhỏ thì dùng liều ít, nếu đã lớn thì dùng liều cao hơn. Cùng một liều lượng pha nhiều nước phun sẽ đều hơn và hiệu quả cao hơn. Lượng nước phun thường được khuyến cáo từ 320 - 480 l/ha.

4. Đúng cách: Pha, trộn và phun, rải cho đều, chú ý phun vào chỗ dịch hại tập trung như cỏ dại thường mọc nhiều chỗ gò cao, thiếu nước, làm đất không kỹ. Nên áp dụng vào những buổi chiều mát, khô ráo, không có gió.

Ngoài ra, để phát huy tác dụng của các loại thuốc trừ cỏ thì những yếu tố trên đồng ruộng cũng cực kỳ quan trọng như: [i] mặt ruộng bằng phẳng sẽ giúp cho việc chủ động nước, làm cho lúa sinh trưởng đều sẽ lấn át cỏ dại; [ii] Độ ẩm trên ruộng khi áp dụng thuốc phải đạt bão hòa, nếu khô quá thuốc sẽ giảm tới 50 - 80% tác dụng, nước trên ruộng cao quá thì cần rút bớt sao cho thuốc tiếp xúc được với thân lá của cỏ; [iii] quản lý nước sau khi xử lý thuốc là khâu rất cần thiết: sau 3 - 4 ngày sau khi xử lý thuốc thì cho nước vào ruộng ngập gốc lút, nước sẽ ngăn cản sự nảy mầm của hạt cỏ trong đất và giúp cho lúa phát triển nhanh sẽ lấn át những cây cỏ còn sót lại. [iv] chỉ nên pha trộn thuốc cỏ với những loại thuốc sâu, thuốc bệnh, thuốc cỏ khác nhằm tiết kiệm nhân công khi có hướng dẫn cụ thể, pha trộn tùy tiền sẽ làm giảm tác dụng của thuốc mà còn hại cho cây trồng.

Bên cạnh đó, cần nêu cao vai trò của các tổ chức chính trị, đoàn thể cơ sở trong việc tuyên truyền, khuyến cáo người dân sử dụng thuốc BVTV an toàn. Trong các lớp dạy nghề cho nông dân nên lồng ghép nội dung nói về tác hại của thuốc BVTV, từ đó người dân có trách nhiệm bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân và môi trường; tuyệt đối không phun thuốc trừ cỏ để diệt bèo, cây cối trên mương máng.

Theo hoinongdan.org.vn

─── Liên kết website ─── Công thông tin điện tử Chính Phủ Công thông tin điện tử HND Việt Nam Tỉnh ủy Khánh Hòa Tuyên giáo Khánh Hòa Báo Khánh Hòa Báo Dân Việt Báo Nông nghiệp Cổng thông tin Khánh Hòa

Trực tuyến: 6

Lượt truy cập: 2772527

27/08/2020 16:41

Bà Loan cho biết thêm, sau khi nhận đơn phản ảnh của người dân, UBND xã đã cử cán bộ xác minh thực tế hiện trạng các trà lúa của các hộ và quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Qua kiểm tra quy trình sử dụng thuốc của 6 hộ dân, có 5 hộ sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của đại lý, còn 1 trường hợp sử dụng có tăng liều so với hướng dẫn.

Ghi nhận thực tế tại các ruộng lúa đã sử dụng 2 loại thuốc nói trên lúa đã ủ và chết lỏm, những cây lúa còn sống sót thì không phát triển so với những trà lúa cùng giống, cùng diện tích nhưng không sử dụng thuốc.

Theo bà Loan, tổng diện tích lúa bị ảnh hưởng của 6 hộ dân là gần 10ha, mức độ thiệt hại từ 30-80%. Hiện nay các hộ dân đã khắc phục thiệt hại các trà lúa bằng cách dặm lại và bón phân. Tuy nhiên, cây lúa chậm phát triển, dự báo ảnh hưởng đến năng suất.

Sau khi sử dụng thuốc diệt cỏ làm lúa chết hàng loạt

Ông Nguyễn Quốc Hưng sử dụng 2 loại thuốc Nominee 1 ose và Whip’S 75EW, sử dụng theo hướng dẫn đại lý diện tích lúa thiệt hại 1,1 ha [tổng diện tích 1,5 ha] mức thiệt hại từ 30 - 50%. Hiện đã bón phân và dặm lại. Tương tự, ông Nguyễn Văn Tuấn sử dụng 2 loại thuốc Nominee 10SC và Whip’S 75EW sử dụng theo hướng dẫn đại lý, diện tích lúa thiệt hại 1,5 ha [tổng diện tích 3,3 ha] mức thiệt hại từ 30 - 50%. Hiện đã bón phân và dặm lại.

Riêng  ông Nguyễn Văn Hòa, ấp Bảy Ghe, 1 trong 6 hộ sử dụng thuốc có tăng liều lượng cho biết: Khi sạ lúa được 17 ngày tuổi thì ông mua thuốc Whip’s 7.5EW để diệt cỏ dại. Sau 3 ngày phun xịt ông phát hiện lúa bị quéo đọt, sau đó là chết dần, những bụi còn lại thì rễ có màu đen nhưng không phát triển. Đây là lần đầu tiên gia đình tôi sử dụng loại thuốc này để diệt cỏ.

Kiểm tra bộ rễ của cây lúa sau khi sử dụng thuốc

Cũng theo ông Hòa, ông chỉ sử dụng 1 loại thuốc diệt cỏ trên và có tăng liều, tuy nhiên khi mua thuốc thì đại lý không tư vấn tăng liều sẽ bị ảnh hưởng. Sau khi lúa gặp sự cố, gia đình ông đã phải tốn thêm chi phí khoảng 30 triệu đồng để dặm lại lúa.

Bà Nguyễn Bích Loan, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hải, cho biết thêm: Sau khi nhận được phản ánh của các hộ dân, xã đã mời chủ đại lý và đại diện công ty bán thuốc và nông dân đến để làm việc. Tuy nhiên, bước đầu giữa hai bên không đạt thỏa thuận. Phía nông dân yêu cầu đại lý và công ty bồi thường thỏa đáng các thiệt hại, còn đại diện công ty chỉ chấp nhận hỗ trợ thuốc dưỡng cho lúa cho nông dân./.

     Trung Đỉnh

Video liên quan

Chủ Đề