Ví dụ về không gian trong triết học

Không gian là gì?
Và vì sao nó chiếm nhiều chỗ như thế?

Mấy chương đầu quyển sách này đã bàn về những bí ẩn của vật chất: Những mảnh nhỏ nhất của vật chất là gì và chúng vận hành cùng nhau như thế nào để làm nên vũ trụ? Nhưng ngay cả khi ta nắm được lời giải đáp cho những câu hỏi về những thứ hiện hữu xung quanh ta, thì vẫn còn một bí ẩn lớn lơ lửng trước mắt. Bí ẩn đó là bản thân cái trước mắt: không gian.

Rốt lại, không gian là gì kia chứ?

Nếu bạn yêu cầu một nhóm nhà vật lí và nhà triết học định nghĩa “không gian”, thì có khả năng bạn sẽ sa vào một tranh luận dài lê thê viện dẫn những kết hợp từ nghe có vẻ sâu sắc nhưng vô nghĩa, ví dụ như “kết cấu rất cơ bản của không-thời gian là một hiện thân vật chất của khái niệm entropy lượng tử được dệt lại với nhau bởi bản chất vạn vật của sự định xứ”. Ngẫm kĩ, có lẽ bạn nên tránh dây dưa với những tranh luận không hồi kết giữa nhà vật lí và nhà triết học.

Phải chăng không gian là một khoảng không vô hạn chứa đựng mọi thứ? Hay nó là khoảng trống ở giữa các thứ? Nếu không gian chẳng phải kiểu như vậy, thì phải chăng nó là một thứ vật chất có thể sóng sánh, tựa như một cái bồn tắm chứa đầy nước?

Hoá ra bản chất của không gian là một trong những bí ẩn lớn nhất và lạ lùng nhất trong vũ trụ. Vì thế, bạn nên chuẩn bị tư thế sẵn sàng, vì mọi thứ sắp lộn xộn cả lên.

Không gian, nó là thứ gì đó

Giống như nhiều câu hỏi khác, câu hỏi không gian là gì thoạt nghe như một câu hỏi đơn giản. Nhưng nếu bạn chịu khó hình dung và xem xét lại câu hỏi, bạn sẽ thấy khó mà tìm được câu trả lời minh bạch.

Đa số mọi người hình dung không gian đơn thuần là khoảng không trống rỗng trên đó các hiện tượng xảy ra, tựa như một cái kho rỗng đồ sộ hoặc một sân khấu trên đó các sự kiện của vũ trụ diễn trò. Theo quan niệm này, không gian theo nghĩa đen là thiếu vắng vật chất. Nó là một khoảng trống nằm ở đó chờ được lấp đầy, tựa như trong câu “Tui chừa chỗ cho món tráng miệng” hoặc “Tui tìm được chỗ đậu xe ngon lắm”.

PHÒNG TRIỂN LÃM A: KHÔNG GIAN

Nếu bạn ủng hộ quan niệm này, thì không gian là thứ có thể tự nó tồn tại mà chẳng cần vật chất lấp đầy. Chẳng hạn, nếu bạn tưởng tượng vũ trụ có một lượng vật chất hữu hạn trong nó, thì bạn có thể tưởng tượng du hành xa thật xa đến một điểm mà vượt quá nó sẽ không còn vật chất nữa và toàn bộ vật chất trong vũ trụ nằm lại phía sau bạn. Bạn sẽ đối mặt trước không gian trống rỗng thuần khiết, và vượt qua khỏi đó, không gian có thể trải ra đến vô hạn. Theo quan niệm này, không gian là khoảng không mênh mông trải rộng đến vô tận.

LIỆU CÓ TỒN TẠI MỘT THỨ NHƯ VẬY KHÔNG?

Bức tranh không gian như thế là hợp lẽ và có vẻ phù hợp với kinh nghiệm của chúng ta. Nhưng một bài học rút ra từ lịch sử là mỗi khi chúng ta nghĩ thứ gì đó hiển nhiên đúng [ví dụ, Trái Đất là phẳng, hoặc ăn nhiều bánh ngọt Girl Scout là tốt cho bạn], chúng ta nên hoài nghi và lùi lại một bước để xem xét nó cẩn thận. Hơn nữa, ta nên xem xét những lí giải khác triệt để cũng mô tả chính kinh nghiệm đó. Có lẽ còn có những lí thuyết mà chúng ta chưa nghĩ tới. Hoặc có lẽ có những lí thuyết có liên quan trong đó kinh nghiệm của chúng ta về vũ trụ chỉ là một kinh nghiệm lạ lẫm mà thôi. Thỉnh thoảng cái khó là nhận ra cho được những giả thuyết của bạn, đặc biệt khi chúng trông có vẻ tự nhiên và rõ ràng.

Trong trường hợp này, có những ý tưởng nghe hợp lí khác về không gian có thể là cái gì. Nếu không gian không thể tồn tại mà không có vật chất thì sao – nếu không gian chẳng gì hơn là mối liên hệ giữa vật chất thì sao? Theo quan điểm này, bạn không thể có “không gian trống rỗng” thuần tuý, bởi vì ý tưởng về một không gian mà bên ngoài đó không còn chút vật chất nào là vô nghĩa. Ví dụ, bạn không thể đo khoảng cách giữa hai hạt nếu như bạn chẳng có hai hạt bất kì. Khái niệm “không gian” sẽ không còn ý nghĩa khi chẳng còn lại hạt vật chất nào để xác định nó. Cái gì sẽ nằm ngoài nó nữa? Chẳng phải không gian trống rỗng đâu.

PHÒNG TRIỂN LÃM B: KHÔNG GIAN

Đó là một lối nghĩ đẹp lạ và phản trực giác về không gian, đặc biệt biết rằng chúng ta chưa từng trải nghiệm khái niệm phi-không gian. Nhưng trên con đường vật lí luôn có lắm sự kì lạ, vì thế bạn hãy giữ cho mình tư duy mở.

>> Xem tiếp Phần 2

Trích từ We Have No Idea [Jorge Cham & Daniel Whiteson]

Vui lòng ghi rõ "Nguồn Thuvienvatly.com" khi đăng lại bài từ CTV của chúng tôi.

Tags:

Bài liên quan

Bài đọc nhiều

Đối với các định nghĩa khác, xem Không gian và thời gian [định hướng].

Không gian, thời gian là một cặp phạm trù của triết học Marx-Lenin dùng để chỉ về một hình thức tồn tại của vật chất [cùng với phạm trù vận động, trong đó không gian chỉ hình thức tồn tại của khách thể vật chất ở ví trí nhất định, kích thước nhất định và ở một khung cảnh nhất định trong tương quan với những khách thể khác. Trong khi đó thời gian chỉ hình thức tồn tại của các khách thể vật chất được biểu hiện ở mức độ lâu dài hay mau chóng [độ dài về mặt thời gian], ở sự kế tiếp trước hay sau của các giai đoạn vận động. Ph.Ăng-ghen đã chỉ rõ phạm vi nghiên cứu của Triết học Mác-Lenin về vấn đề này, theo đó, Không gian và thời gian là không gian và thời gian vật chất. Không có không gian và thời gian thuần túy bên ngoài vật chất và "Dĩ nhiên, cả hai hình thức tồn tại này của vật chất nếu không có vật chất sẽ là hư vô, là những quan niệm trừu tượng trống rỗng tồn tại trong đầu óc của chúng ta".[1]

Engels, người đã phân tích và phát triển cặp phạm trù không gian, thời gian

Tính chấtSửa đổi

  • Không gian và thời gian gắn bó mật thiết với nhau và gắn liền với vật chất và là hình thức tồn tại của vật chất. Theo chủ nghĩa Marx - Lenin thì không không có một dạng vật chất nào tồn tại ở bên ngoài không gian và thời gian. Ngược lại, cũng không thể có thời gian và không gian nào ở ngoài vật chất.
Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian. Tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian
— Engels[2]
Những khái niệm đang phát triển của chúng ta về không gian và thời gian đều phản ánh thời gian và không gian thực tại khách quan
— Lenin[3]
  • Tính khách quan: Không gian và thời gian là thuộc tính của vật chất tồn tại gắn liền với nhau và gắn liền với vật chất. Vì vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và thời gian là thuộc tính của nó nên cũng tồn tại khách quan.
  • Tính vĩnh cửu vô tận: Không gian và thời gian không có tận cùng về một phía nào, xét cả về quá khứ lẫn tương lai, cũng như mọi phương vị.
  • Không gian luôn có ba chiều [chiều dài, chiều rộng, chiều cao], còn thời gian chỉ có một chiều [từ quá khứ tới tương lai]. Không gian và thời gian là một thực thể thống nhất không-thời gian và có số chiều là 4 [3+1][4]

Cần lưu ý phân biệt với khái niệm "không gian đa chiều" là một khái niệm khoa học tự nhiên dùng để chỉ tập hợp một số đại lượng đặc trưng cho các thuộc tính khác nhau của khách thể nghiên cứu và tuân theo những quy tắc biến đổi nhất định. Đó là một công cụ toán học hỗ trợ dùng trong quá trình nghiên cứu chứ không phải để chỉ không gian thực.

Tham khảoSửa đổi

  • Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004
  • Nhập môn Marx, Rius [Eduardo del Rio], người dịch: Nguyễn Hà, hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006
  • Một số vấn đề Triết học Mác – Lenin: Lý luận và thực tiễn [tái bản có bổ sung], Lê Doãn Tá, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2003
  • Triết học Mác – Lenin [tập II], Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 [xuất bản lần thứ ba]
  • Triết học Mác – Lenin [tập III], Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 [xuất bản lần thứ ba]
  • Triết học Mác – Lenin [tập II], Vụ Công tác Chính trị - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 1996

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ C Mác – Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, tập 20, Nhà xuất bản tiến bộ, Matcova, trang 550
  2. ^ C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1994, tập 20, trang 78
  3. ^ VI. Lenin: Toàn tạp, tập 18, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matcova, trang 1980, trang 221
  4. ^ Triết học Mác – Lenin, chương trình cao cấp, tập II, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1994, trang 25

Video liên quan

Chủ Đề