Tại sao phải ứng dụng công nghệ thông tin

Tại sao phải ứng dụng công nghệ thông tin

Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) đang hiện diện và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Sự phát triển và ứng dụng của Internet đã làm thay đổi mô hình và cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc chuyển dần các giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử đã ảnh hưởng đến vị trí, vai trò và cả nhu cầu của các bên hữu quan (khách hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư…) của doanh nghiệp.

Các hoạt động đầu tư CNTT trong doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các mục tiêu của doanh nghiệp như hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý, hỗ trợ việc xây dựng các chiến lược nhằm đạt lợi thế cạnh tranh,…Có nhiều mô hình đầu tư CNTT trong doanh nghiệp, mỗi mô hình có cách tiếp cận khác nhau nhưng đều có chung mục đích là giúp doanh nghiệp xác định được lộ trình đầu tư và mối quan hệ giữa các thành phần trong bức tranh tổng thể về ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải chọn cho mình mô hình đầu tư CNTT cho phù hợp để phát huy hiệu quả các khoản đầu tư, phục vụ cho mục tiêu kinh doanh và phù  hợp với năng lực khai thác công nghệ của doanh nghiệp.
Mô hình đầu tư CNTT trong doanh nghiệp được tổng hợp theo 4 giai đoạn kế thừa nhau: Đầu tư cơ sở về CNTT;Tăng cường ứng dụng điều hành, tác nghiệp; Ứng dụng toàn diện nâng cao năng lực quản lý và sản xuất; Đầu tư để biến đổi doanh nghiệp và tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế. Tại mỗi giai đoạn đều có những mục tiêu cụ thể và tuân theo các nguyên tắc cơ sở của đầu tư CNTT là: đầu tư phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp; đầu tư phải đem lại hiệu quả; đầu tư cho con người đủ để sử dụng và phát huy các đầu tư cho công nghệ.
Giai đoạn 1: Đầu tư cơ sở về CNTT
Giai đoạn này muốn nói đến sự đầu tư ban đầu của doanh nghiệp vào CNTT bao gồm các trang bị cơ bản về phần cứng, phần mềm và nhân lực. Mức độ trang bị “cơ bản” có thể không đồng nhất, tuy nhiên, cần đạt được một số yêu cầu chính về cơ sở hạ tầng công nghệ (phần cứng & phần mềm) được trang bị đủ để triển khai một số ứng dụng thường xuyên của doanh nghiệp như: trang bị máy tính, thiết lập mạng LAN, WAN, thiết lập kết nối Internet, môi trường truyền thông giữa các văn phòng trong nội bộ hoặc giữa các đối tác; về con người được đào tạo để sử dụng được các hạ tầng trên vào một số hoạt động tác nghiệp hoặc quản lý của doanh nghiệp, các đầu tư trong giai đoạn này nhằm xây dựng “nền tảng” cho các ứng dụng CNTT tiếp theo.
Giai đoạn 2: Tăng cường ứng dụng điều hành, tác nghiệp
Mục tiêu của giai đoạn này là đầu tư CNTT để nâng cao hiệu suất hoạt động, hỗ trợ cho các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, cụ thể cho hoạt động của các phòng ban chức năng hoặc các nhóm làm việc theo nhiệm vụ. Đây là bước phát triển tự nhiên của hầu hết các doanh nghiệp, vì khối lượng thông tin cần xử lý tăng lên, và do đã có được các kỹ năng cần thiết về ứng dụng CNTT trong các giai đoạn trước. Các đầu tư nhằm tự động hóa các quy trình tác nghiệp, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp như triển khai các ứng dụng để đáp ứng từng lĩnh vực tác nghiệp và sẵn sàng mở rộng theo yêu cầu kinh doanh; chương trình tài chính-kế toán, quản lý nhân sự-tiền lương, quản lý bán hàng; các ứng dụng mang tính rời rạc, hướng tới tác nghiệp và thống kê, CNTT tác động trực tiếp đến phòng ban khai thác ứng dụng.
Giai đoạn 3: Ứng dụng toàn diện nâng cao năng lực quản lý và sản xuất
Nếu coi giai đoạn 2 là giai đoạn số hóa cục bộ, thì giai đoạn 3 là giai đoạn số hóa toàn thể doanh nghiệp, chuyển từ cục bộ sang toàn thể là vấn đề lớn nhất của giai đoạn 3 này. Về cơ sở hạ tầng CNTT cần có mạng diện rộng phủ khắp doanh nghiệp, đảm bảo cho các luồng thông tin lưu chuyển thông suốt giữa các bộ phận; các phần mềm tích hợp và các CSDL cấp toàn công ty là những công cụ chủ đạo hỗ trợ cho hoạt động quản lý và tác nghiệp; triển khai các giải pháp đồng bộ giúp DN thay đổi chất lượng quản lý nội tại, nâng cao năng lực điều hành, tăng hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh như ERP, SCM, CRM,…Văn hóa số – được khởi đầu xây dựng và phát triển dần dần trong hai giai đoạn trước nay đã trở nên chín muồi, góp phần tạo nên văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, mà nền tảng là các chuẩn mực làm việc, các thước đo công việc mới, cùng hệ thống các quy định và công cụ đảm bảo cho việc thực thi đầy đủ các chuẩn mực đó trong toàn doanh nghiệp.
Giai đoạn 4: Đầu tư để biến đổi doanh nghiệp, tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế
Đây là giai đoạn đầu tư CNTT nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện đại, tức là đầu tư CNTT vào các sản phẩm và dịch vụ để tạo nên ưu thế về giá, tạo nên sự khác biệt, và các sản phẩm khác, phù hợp với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay, các vấn đề kinh doanh trong thời đại Internet, cụ thể hơn là sử dụng công nghệ và các dịch vụ của Internet trong kinh doanh, có vai trò quyết định: xây dựng Intranet để chia sẻ thông tin trong doanh nghiệp, extranet để kết nối và chia sẻ có lựa chọn các nguồn thông tin với các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng,…Sử dụng Internet để hình thành các quan hệ TMĐT như B2B, B2C và B2G. Kế thừa phát huy sức mạnh trên nền tảng dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ đã hình thành trong DN đưa DN lên tầm cao mới, kinh doanh toàn cầu, CNTT là công cụ đắc lực trong việc thực thi các chiến lược kinh doanh. Các giai đoạn đầu tư trên đây nhằm nhấn mạnh đầu tư cho CNTT trong doanh nghiệp phải phù hợp với sự phát triển và phục vụ cho chiến lược kinh doanh của doanh  nghiệp trong mỗi giai đoạn. Mô hình đầu tư CNTT là một căn cứ tốt khi quyết định đầu tư cũng như là một mô hình tham chiếu tốt khi trình bày các vấn đề liên quan. Tuy  nhiên đó chưa phải là mô hình duy nhất. Thêm nữa, tốc độ phát triển của doanh nghiệp và của công nghệ không phải khi nào cũng giống nhau, do vậy đôi khi có sự xen giữa các giai đoạn đầu tư CNTT với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Có thể có doanh nghiệp hội tụ được các điều kiện để bỏ qua một giai đoạn nào đó, hoặc chọn được mô hình đầu tư khác với mô hình trên đây.

Dù lựa chọn mô hình nào, khi đầu tư và sử dụng CNTT cho các mục tiêu kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, các nhà quản lý và kinh doanh chuyên nghiệp, là người dùng của các HTTT doanh nghiệp, cũng cần trang bị cho mình một khung kiến thức để hiểu và sử dụng hiệu quả các HTTT, gồm 5 lĩnh vực sau: các quan điểm nền tảng, kiến thức về công nghệ thông tin, các ứng dụng doanh nghiệp,  về viêc phát triển và triển khai các tiến trình, và cuối cùng làcác thách thức về quản lý. Có như vậy, các đầu tư CNTT mới đem lại hiệu quả cao nhất và thực hiện hóa được kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Nguồn: Sưu tầm

Công nghệ thông tin là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục 4.0. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp các phương pháp đào tạo truyền thống chuyển sang một chương mới, hiện đại và hiệu quả hơn.

Giới thiệu về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là gì?

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là quá trình đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất công nghệ để đáp ứng nhu cầu làm việc, học tập của các bộ, giáo viên và học sinh. Trong môi trường giáo dục, những thiết bị, công nghệ hiện đại đóng vai trò là công cụ hỗ trợ cho việc dạy và học các môn trong nhà trường.

Tại sao phải ứng dụng công nghệ thông tin

Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin còn là việc người dùng khai thác tốt các phần mềm thiết kế bài giảng như: powerpoint, word, excel,… Học sinh, sinh viên và cán bộ giáo viên sẽ tăng cường sử dụng Internet để nghiên cứu, tham khảo thông tin, xây dựng các giáo án điện tử chất lượng.

Tại sao phải ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học?

Đổi mới phương pháp học tập, giảng dạy

So với các quốc gia tiến bộ trên thế giới, Việt Nam có nền giáo dục khá truyền thống. Giáo dục Việt Nam có xu hướng giao tiếp theo lối mòn “một thầy – một trò”. Quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh còn nhiều hạn chế. Điều này khiến cho học sinh lười suy nghĩ, tìm hiểu và khám phá kiến thức mới. Vì vậy, chất lượng học tập không đạt hiệu quả cao như mong đợi.

Tại sao phải ứng dụng công nghệ thông tin

Trong khi đó, công nghệ thông tin sẽ thiết lập tương tác hai chiều giữa người dạy và người học. Học sinh trực tiếp tham gia vào quá trình tìm hiểu kiến thức khiến cho bài giảng trở nên sinh động hơn. Với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học, cả giáo viên và học sinh đều được “giải phóng” khỏi những công việc thủ công, tốn thời gian, tạo điều kiện đi sâu vào bản chất bài học.

Thích nghi với những biến động mới

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang chuyển mình sang thời kỳ công nghệ 4.0. Sự xuất hiện của các công nghệ hiện đại như smartphone hay Internet đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, ngành nghề. Để thích nghi với hiện tại cũng như đáp nhu cầu học tập ngày càng cao, ngành giáo dục buộc phải chuyển đổi theo hướng công nghệ số.

Đặc biệt, khi đại dịch Covid -19 bùng phát, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học càng được đề cao mạnh mẽ. Để thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị của nhà nước, cán bộ giáo viên và học sinh chuyển hẳn sang hình thức học trực tuyến.

Với mô hình học tập này, phương pháp giảng dạy truyền thống đã hoàn toàn bị thay thế. Mỗi cá nhân đều trực tiếp ứng dụng công nghệ thông tin để tham gia vào quá trình học tập, giảng dạy.

Tại sao phải ứng dụng công nghệ thông tin

Có bao nhiêu mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học?

Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được chia làm 4 mức độ:

  • Mức độ 1: Công nghệ thông tin được sử dụng nhằm mục đích hỗ trợ giáo viên soạn giáo án, in ấn, sưu tầm tài liệu,… Mức độ này chưa được ứng dụng cho các tiết học cụ thể của từng môn học
  • Mức độ 2: Công nghệ thông tin được dùng để hỗ trợ một công việc trong toàn bộ quá trình giảng dạy
  • Mức độ 3: Giáo viên sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức một tiết học, một chủ đề hoặc một khóa học
  • Mức độ 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào toàn bộ quá trình dạy học

Ưu điểm và hạn chế của công nghệ thông tin trong dạy học

Ưu điểm

  • Tối ưu hóa các bài giảng bằng các chương trình học được lập trình sẵn, kích thích đa giác quan, tạo sự hứng thú cho học viên
  • Tăng khả năng tư duy, tưởng tượng, thúc đẩy tính chủ động cho các em học sinh
  • Hạn chế lối giảng dạy “thầy ghi trò chép”, tạo ra quá trình tương tác qua lại giữa người dạy và người học
  • Học sinh có thể liên lạc, tương tác và hỗ trợ học tập trực tuyến thông qua mạng xã hội và Internet
  • Dễ dàng tiếp cận với kiến thức mới, linh hoạt hơn trong quá trình nghiên cứu, tìm tài liệu
  • Khơi gợi hứng thú, trí tò mò và khả năng tự giác học tập

Hạn chế

  • Công nghệ thông tin không phù hợp với tất cả các bài giảng, một số bài giảng vẫn cần thực hiện giảng dạy theo phương pháp truyền thống
  • Một số giáo viên, nhất là các giáo viên lớn tuổi rất khó theo kịp những ứng dụng và phần mềm công nghệ hiện đại
  • Cơ sở hạ tầng, thiết bị, máy móc điện tử còn nhiều hạn chế, tạo nên sự khập khiễng giữa các môi trường giảng dạy khác nhau
  • Nhiều học viên có xu hướng trì hoãn, lười biếng khi tham gia các lớp học trực tuyến
  • Chưa có công tác đánh giá truyền tải kiến thức trực tuyến rõ ràng, cơ chế quản lý chưa nhất quán và chuyên nghiệp

Tại sao phải ứng dụng công nghệ thông tin

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mang lại lợi ích gì?

Tăng cao khả năng học tập

Những công cụ tìm kiếm như: giáo án điện tử, ebook, website,…, đã mở ra một “kho tàng” kiến thức phong phú cho người dạy và người học. Tùy theo khả năng và nhu cầu, giáo viên lẫn học sinh có thể chủ động tích lũy kiến thức cho riêng mình.

Bên cạnh đó, với nguồn tài nguyên số, giáo viên và học sinh có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp. Điều này mang lại tính cá thể hóa trong hoạt động giảng dạy, làm tăng khả năng truyền tải kiến thức.

Giáo dục 4.0 đòi hỏi mọi cá nhân đều phải tham gia vào bài giảng. Đây chính là tiền đề tạo ra sự tương tác qua lại giữa giáo viên và học sinh. Thông qua đó, giáo viên có thể điều chỉnh cách thức giảng dạy để cải thiện chất lượng học tập tốt nhất.

Tạo điều kiện thích nghi với công nghệ mới

Học sinh sẽ sớm tiếp cận với “thế giới” công nghệ hơn khi các bậc tiểu học ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Nhờ đó, các em nhỏ sẽ hiểu được giá trị của lĩnh vực này tốt hơn. Đây chính là tiền để để những “mầm xanh” chinh phục công nghệ trong tương lai.

Tại sao phải ứng dụng công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là nhân tố không thể thiếu đối với mọi ngành nghề hiện nay. Vì vậy, khi được tiếp cận công nghệ từ sớm, người học sẽ dễ thích nghi với công việc sau này. Ngoài ra, công nghệ còn hỗ trợ người dùng hoàn thiện các kỹ năng mềm như: tư duy phân tích, khả năng phán đoán, làm việc độc lập,…

Mở các lớp học trực tuyến

Bên cạnh các lớp học truyền thống, người học có thể đăng ký thêm các lớp học online. Mô hình học tập mới lạ này giúp học viên chủ động hơn về thời gian, giảm stress, tăng hứng thú tìm hiểu kiến thức,…

Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp giáo viên thoải mái sáng tạo giờ học theo cách của riêng mình. Các lớp học trực tuyến không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức mà còn cả tiền bạc. Giáo viên và học sinh sẽ giảm chi phí cho việc in ấn giáo trình, tài liệu, bài thi,… Ngoài ra, một số phần mềm công nghệ còn hỗ trợ công việc chấm điểm.

Nâng cao chất lượng bài giảng

Trước đây, giáo viên chỉ có thể truyền tải bài giảng qua bảng đen, phấn trắng hoặc giáo trình khô khan. Hiện tại, với sự hỗ trợ của công nghệ, những bài giảng trở nên sinh động và thu hút hơn. Giáo viên có thể tích hợp với các phương tiện khác như: âm thanh, hình ảnh, video,…, để làm ví dụ minh họa cho bài giảng của mình.

Tại sao phải ứng dụng công nghệ thông tin

Trước thềm chuyển đổi số, nền giáo dục cũng hướng đến môi trường đào tạo và dạy học 4.0, mang lại chất lượng hiệu quả trong công tác “ươm mầm xanh” cho thế hệ tương lai.

FAQs về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

– Nghiên cứu, tra cứu, tham khảo, tìm tài liệu thông qua Internet– Mở các lớp học trực tuyến, dạy học qua các nền tảng công nghệ– Giảng dạy, thuyết trình bằng slide tích hợp âm thanh, hình ảnh, video,…– Trao đổi thông tin qua email

– Sử dụng giáo án điện tử, sách điện tử