Tại sao omega 3 lại ăn mòn xốp

Việc omega 3 làm thủng thùng xốp làm dậy sóng dư luận. Khá nhiều người nghĩ rằng omega 3 là sản phẩm dỏm được làm từ hoá chất độc hại mới có thể làm thủng thùng xốp chỉ bằng một viên dầu cá nhỏ bé như vậy, điều này khiến nhiều người trở nên e ngại khi phải lựa chọn sản phẩm từ omega 3 và cũng ảnh hưởng xấu đến sản phẩm nổi tiếng với công dụng là tốt cho sức khoẻ này. Chúng ta cùng tìm hiểu xem chuyện omega 3 có làm thủng thùng xốp không và việc đó có ảnh hưởng tới sức khoẻ nếu chúng ta khi sử dụng omega 3 không nhé.

1

Tại sao dầu cá Omega 3 làm thủng thùng xốp

Miếng xốp trắng làm từ vật liệu gì?

Thùng xốp trắng

Miếng xốp trắng thường được dùng làm vật liệu chèn trong các thùng chứa vật dễ vỡ hay thường được sử dụng để làm thùng đựng các sản phẩm cần cách nhiệt như kem, đá, các sản phẩm cần bảo quản lạnh... Vật liệu này là polysteren hay chính xác hơn là expand polystyen hay styrofoam.

Đây là một vật liệu được tổng hợp [polymererize] hoá học từ styren. Vật liệu này có tính tan trong các dung môi không phân cực như hydrocarbon thơm, ester, hydrocarbon clo hoá, aceton nhưng không tan trong các hydrocarbon mạch thẳng, phenol, rượu thấp độ...

Quá trình chiết xuất dầu cá omega 3

Dầu cá omega 3

Omega 3 là tiền chất của EPA [eicosapentanoic acid] và DHA [docosahexanoic acid] có rất nhiều trong cá vùng biển lạnh như cá thu, cá trích, cá hồi, cá tuyết...

Để làm sạch sản phẩm, bền và thu được hàm lượng omega 3 cao hơn thường phải trải qua quá trình chiết xuất: chiết và dẫn xuất hoá các acid béo omega 3 tự nhiên để tạo thành dạng EE [ethyl ester] hoặc TG [triglycerid form].

- Các nhà sản xuất thường phải chuyển đổi các omega 3 từ dạng thiên nhiên TG [triglycerid form] ra dạng nhân tạo EE [ethyl ester] để làm tăng hàm lượng sản phẩm. Sau khi chiết xuất thì hàm lượng EPA và DHA ở dạng EE được đánh giá là dạng axit béo omega 3 được tinh chế cao hơn hẳn dạng TG tự nhiên, vậy nên dầu cá dạng EE được bán trên thị trường với tên gọi là "dầu cá cô đặc". Dầu cá dạng EE mùi ít tanh hơn dầu cá tự nhiên, có màu sắc hấp dẫn hơn và dễ bảo quản hơn.

- Sau khi chuyển về dạng EE để tách các omega 3 tinh khiết ra. Người ta có thể sử dụng omega 3 ở dạng EE [ethyl ester] luôn để làm ra sản phẩm hoặc chuyển nó sang dạng omega 3 TG [triglycerid form] lại.

Tại sao Omega 3 lại làm thủng thùng xốp

Omega 3 làm thủng thùng xốp

Để bảo quản tốt dầu cá trong thời gian dài giúp duy trì các tính chất có lợi của sản phẩm này thì các nhà sản xuất đã tiến hành ester hoá để bảo vệ dầu cá tránh bị phân huỷ. Trong khi đó bản chất của các loại xốp đều có thành phần polystyrene nên khi cho dầu cá đã ester hoá tiếp xúc với thùng xốp sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn. Vì cả 2 chất polystyrene và ester đều là những chất hữu cơ không phân cực nên khi tiếp xúc chúng sẽ hoà tan vào nhau là điều dễ hiểu.

Còn đối với dạng sản phẩm omega 3 dưới dạng TG [triglycerid form] cũng sẽ hoà tan polystyren nhưng thời gian lâu hơn [từ 2-3 giờ].

Giống như trường hợp dầu ăn mà chúng ta sử dụng hằng ngày cũng có khả năng hoà tan các loại vitamin tan trong dầu A, E, D...

2

Dầu cá omega 3 làm thủng thùng xốp liệu có gây hại cho sức khỏe

Dầu cá omega 3 liệu có hại cho sức khoẻ

Trên thị trường, dầu cá omega 3 đa số là dầu cá loại chuyển đổi EE, có khả năng làm thủng thùng xốp polystyrene, đây chỉ là một hiện tượng hoá học bình thường do bản chất giống nhau, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Bổ sung dầu cá omega 3 cho cơ thể là điều cần thiết vì cơ thể không thể tự tổng hợp được. Dầu cá omega 3 dạng TG thường tốt và hiệu quả hơn dạng chuyển đổi EE. Do đó, khi mua sản phẩm bạn nên chú ý xem dầu cá của mình mua là dạng nào, hoặc có thể bổ sung omega 3 bằng cách thêm vào thực đơn các thực phẩm chứa nhiều omega 3

Qua bài viết này hy vọng bạn hiểu hơn và không bị hoang mang vì hiện tượng dầu cá omega 3 làm thủng thùng xốp, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Bạn có thể yên tâm khi sử dụng dầu cá omega 3 để chăm sóc sức khoẻ của bản thân cũng như gia đình mình.

Nguồn: Bệnh viện 199, tuoitre.vn

Có thể bạn quan tâm

>>>>> Omega 3 là gì? Những lợi ích tuyệt vời mà omega 3 mang đến cho sức khoẻ

>>>>> Cách sử dụng omega 3 hiệu quả, an toàn

Một số sản phẩm Omega 3 tại Nhà thuốc An Khang:

7 tháng trước 79

0

Dầu cá đảm bảo chất lượng có thể “ăn mòn” hộp xốp, thử nghiệm ngay tại Cục ATTP chiều 7.1- Ảnh: Thúy Anh

Cục An toàn thực phẩm khẳng định, bất cứ loại dầu cá nào cũng ăn mòn xốp. Bởi đó là dầu cá được được thủy phân ester hóa, đảm bảo sản phẩm không bị biến đổi chất lượng trong quá trình bảo quản. “Sau khi ester hóa dầu cá này có khả năng ăn mòn hộp xốp. Tuy nhiên, khi vào cơ thể, dầu cá này sẽ được chuyển hóa thành các chất hữu ích cho cơ thể chứ không ăn mòn dạ dày hay ruột”, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong khẳng định.

Theo ông Phong, ngay sau khi xảy ra sự việc, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ngãi phát hiện “dầu cá omega-3 ăn mòn hộp xốp, Cục An toàn thực phẩm đã yêu cầu Chi cục này báo cáo khẩn nội dung sự việc, đồng thời yêu cầu Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tiến hành lấy mẫu và phân tích các loại dầu cá là thực phẩm chức năng đang lưu hành trên thị trường.

Ngay trong đêm 6.1, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã tiến hành thử nghiệm đối với các loại dầu cá có nguồn gốc khác nhau như: Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc và Việt Nam thì tất cả các loại dầu cá đều ăn mòn xốp. Đồng thời Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia tiến hành phân tích trên máy các thành phần của dầu cá. Đến sáng ngày 7.1, kết quả cho thấy chưa phát hiện bất thường về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm dầu cá nói trên.

Cục An toàn thực phẩm cũng đã liên hệ với các tổ chức quốc tế và các chuyên gia quốc tế hàng đầu về an toàn thực phẩm để tìm hiểu thông tin về việc “dầu cá ăn mòn xốp”. Thông tin từ các chuyên gia cho biết: dầu cá tự nhiên có chứa các chất béo không ester hoá, nhưng nếu để như vậy thì dầu cá dễ bị phân huỷ, vì thế để đảm bảo ổn định đồng thời để tạo ra các đặc tính có lợi khác, các loại dầu cá đều được ester hoá. Với bản chất là chất béo ester hoá như vậy, tất cả các loại dầu cá đều có tác dụng làm tan xốp [thành phần là của xốp là polystyrene] và thời gian hoà tan nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào từng loại dầu cá khác nhau.

Tại cuộc họp báo, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã tiến hành lấy 3 mẫu thực phẩm chức năng dầu cá của Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam để tiến hành kiểm nghiệm trên miếng xốp dầy 3 cm. Kết quả cho thấy, sản phẩm của Mỹ bào mòn trên miếng xốp nhanh và nhiều nhất khiến miếng xốp lõm sâu tạo thành lỗ. Tiếp đến là sản phẩm dầu cá của Việt Nam cũng tạo lỗ thủng trên bề mặt miếng xốp. Còn với sản phẩm của Trung Quốc bào mòn miếng xốp ít nhất.

Riêng đối với trường hợp 2 lọ dầu cá ở Quảng Ngãi, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ngãi đã điều tra rõ, đây không phải là sản phẩm được nhập khẩu chính thống vào Việt Nam và không phải là sản phẩm của Công ty Ngôi sao Việt nhập khẩu mà là sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc.

“Các sản phẩm dầu cá được cấp phép hiện đều an toàn, người dân không hoang mang, nhưng tuyệt đối cũng không nên mua, sử dụng thực phẩm nói chung và thực phẩm chức năng nói riêng không có nguồn gốc, xuất xứ”, ông Phong khuyến cáo.

Tin liên quan

 - LTS: Thông tin dầu cá nguồn gốc Trung Quốc ăn mòn thùng xốp đang khiến không ít người hoang mang. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc dầu cá ăn mòn xốp là hiện tượng rất bình thường. VietNamNet xin giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Cao Luân, NCS ngành sinh học phân tử tại Đại học Hiroshima, Nhật Bản.

Mới đây có thông tin dầu cá Trung Quốc khi thử nghiệm bằng cách cắt ra và thử lên miếng xốp thì xuất hiện hiện tượng làm chảy xốp. Dưới đây tôi xin phân tích rõ lý do tại sao có hiện tượng đó. Tại sao dầu cá của Mỹ, Nhật lại không có hiện tượng [theo các phương tiện truyền thông đăng tải], và cách này có thật sự giúp phân biệt 2 loại dầu cá kia? Uống dầu cá Trung Quốc với Mỹ thì có gì khác nhau đối với sức khỏe?

Ăn mòn hay hòa tan?

Đầu tiên, phải đính chính lại thông tin từ các báo. Đây không phải là hiện tượng “ăn mòn”, mà là hiện tượng “hòa tan”. Và không phải là “để viên dầu cá” lên miếng xốp, mà là cắt ra và chế dầu bên trong viên nang lên miếng xốp.

Hiện tượng dầu cá "ăn mòn" xốp là rất bình thường. 

ĂN MÒN khác HÒA TAN ở điểm nào? Xin giải thích ngắn gọn như sau:

- Ăn mòn, theo nghĩa hẹp, là hiện tượng một chất rắn bị mất dần, do gặp chất lỏng hoặc chất ký có chứa chất tạo phản ứng làm biến đổi chất rắn này thành chất khác.

- Hòa tan, theo nghĩa hẹp, là hiện tượng một chất rắn bị phân tách ra đến cấu trúc nhỏ nhất có thể [gọi là phân tử] và trộn lẫn vào chất lỏng. Chất rắn này không bị biến thành chất khác.

Theo đó, hiện tượng trên các báo đang nói, là hòa tan, tức miếng xốp tan vào trong dầu cá, giống như viên muối đường vào trong nước vậy.

Quan trọng hơn, điều đó không hề phản ảnh là dầu cá này độc hại.

Như đã nói, nó giống như nước hòa tan muối vậy. Muối là tinh thể cứng hơn miếng xốp rất nhiều, mà nước còn hòa tan được, vậy nếu chỉ nhìn hiện tượng dầu cá hòa tan miếng xốp mà nói là dầu cá độc hại, thì chúng ta nói sao về nước đây?

Để minh chứng rõ hơn cho điều này, xin dẫn chứng ra 1 dung môi nữa cũng hòa tan xốp, thậm chí còn nhanh gấp mấy chục lần dầu cá, nhưng nhiều chị em vẫn hay sử dụng vô tư. Đó là dung dịch nước rửa móng tay. Dung dịch này chứa acetone [a-xê-tôn], chất này làm tan miếng xốp cực kỳ nhanh, gần như tức thì. Mọi người có thể thử tại nhà.

Như vậy, một lần nữa, xin khẳng định, hiện tượng dầu cá “ăn” miếng xốp kia, thật ra là hiện tượng hòa tan đơn thuần, và hiện tượng vật lý đơn thuần này hoàn toàn không phản ánh gì về được mức độ tốt xấu của dầu cá. Tuy nhiên, về sau tôi sẽ nói lý do thật sự khiến nó có thể giúp phân biệt dầu cá tốt với không tốt.

Vì sao dầu cá Mỹ, Nhật không có hiện tượng này?

Thực tế, dầu cá loại nào cũng có hiện tượng này nếu để trong thời gian dài hơn, khoảng 2-3 giờ.

Vậy tại sao có sự khác biệt này?

Nguyên nhân là có hai loại dầu cá: Dầu cá tự nhiên và dầu cá bán tổng hợp [hoặc bán tự nhiên].

- Dầu cá TỰ NHIÊN chủ yếu chứa các chất béo ở dạng Triglyceride [TG]. Các chất béo Omega-3 trong dầu của mọi loài cá gần như tuyệt đối là ở dạng TG. TG bao gồm 3 acid béo gắn với nhau thông qua 1 phân tử gọi là glycerol.

- Dầu cá BÁN TỔNG HỢP chủ yếu là các chất béo ở dạng Ethyl ester [EE], là sản phẩm của quá trình phản ứng giữa chất béo ở dạng TG với cồn [ethanol], gọi là quá trình trans-ester hóa TG bằng cồn.

Lý do cần phải làm việc này vì đây là cách đơn giản nhất để tách 3 acid béo đang dính trên cùng 1 glycerol ra khỏi nhau. Từ đó, dễ dàng phân loại acid béo theo nhóm. Các acid béo chưa bão hòa đa, mạch dài như EPA, DHA nhờ đó mà được tách ra khỏi hỗn hợp acid béo, và sản phẩm cuối cùng được gắn mác là “Dầu cá Omega-3”.

Chất béo ở dạng EE có độ phân cực gần với polystyrene hơn, năng lượng tạo lỗ trống cũng ít hơn, nên hòa tan polystyrene tốt hơn ở dạng TG nhiều lần. Do đó, đây là lý do dầu cá bán tổng hợp hòa tan xốp nhanh hơn dầu cá tự nhiên nhiều lần.

Thực tế, tất cả dầu cá đều đi qua công đoạn tạo thành dạng EE, chưng cất lấy omega-3, nhưng thêm 1 bước nữa là tái tổng hợp trở về dạng TG. Bước này làm tăng giá sản phẩm, cho nên những nhà sản xuất dỏm sẽ có xu hướng bỏ qua bước này để giảm giá thành. Nhưng từ đó, cần phải hiểu đúng chữ TỰ NHIÊN ở đây là GIỐNG VỚI TỰ NHIÊN, chứ không có dầu cá Omega-3 nào trên thị trường mà hoàn toàn trích từ tự nhiên. Và không phải dầu cá nào từ Mỹ, Nhật đều là dầu cá dạng TG. Cách đơn giản nhất để phân biệt là phương pháp thử dầu cá với miếng xốp, chờ kết quả sau 10-15 phút. Bạn có thể dùng loại ly “giấy”, đĩa “giấy” loại dùng 1 lần rồi bỏ, hoặc hộp cơm hộp cũng được, chúng đều là polystyrene.

Dầu cá nào tốt cho sức khỏe?

Điề đầu tiên cần phải nói tới, đó là dầu cá TỰ NHIÊN sẽ hấp thu nhanh hơn dầu cá BÁN TỔNG HỢP. Đó là vì dầu cá tự nhiên [ở dạng TG] theo đúng cơ chế hấp thu chất béo của cơ thể một cách…tự nhiên. Trong khi đó, dầu cá bán tổng hợp [ở dạng EE] không theo cơ chế này được, ngược lại còn bị hạn chế trong quá trình chuyển đổi và hấp thu, nên hấp thu chậm hơn.

Thứ hai, dầu cá dạng TG có nồng độ trong máu cũng như hoạt tính sinh học cao hơn dạng EE. Mặc dù có một số ít báo cáo cho kết quả là 2 dạng như nhau, nhưng đa số các báo cáo đều thống nhất rằng dạng TG cho lượng hấp thu cao hơn dạng EE từ 35% đến 50%.

Thứ ba, dạng EE kém bền hơn dạng TG. Một nghiên cứu cho thấy, DHA ở dạng EE hư hỏng nhanh hơn dạng TG 33% sau 10 tuần trong điều kiện oxy hóa[14]. Hơn nữa, như đã nói ở phần trên, do bị trì hoãn trong việc tái tạo thành dạng TG sau khi được hấp thu qua ruột non, sản phẩm acid béo từ dạng EE mà ra phải tồn tại ở dạng tự do [FFA] lâu hơn, do đó khả năng bị oxy hóa cũng nhiều hơn.

Cuối cùng, dạng TG an toàn hơn đối với những ai nhạy cảm với cồn. Vì chất béo dạng EE sau khi vào bao tử, phải bị cắt thành acid béo tự do và cồn, trước khi được hấp thu vào ruột non. Do đó, những ai nhạy cảm với hàm lượng cồn dù thấp [ví dụ như bị loét bao tử] sẽ cần phải thận trọng khi dùng dầu cá dạng này.

Kết luận

Tất cả các dầu cá Omega-3 đang bán ngoài thị trường có thể được chia làm 2 nhóm: dầu cá tự nhiên [chứa các chất béo omega-3 đa số ở dạng Triglyceride] và dầu cá bán tổng hợp [chứa các chất béo đa số ở dạng fatty acid ethyl ester].

Qua nhãn mác, hầu như không thể phân biệt 2 loại này. Một phương pháp để phân biệt được nhiều trang web về dầu cá omega-3 khuyên là dùng 1 cái ly xốp, loại mà mọi người thường gọi là ly “giấy”. Ly này thật ra được làm từ xốp polystyrene. Cắt và đổ khoảng 20ml dầu cá cần kiểm tra vào, và đợi 10-15 phút. Sau 10-15 phút, nếu ly bị thủng và dầu chảy qua đáy ly, đó là dầu cá bán tổng hợp. Dầu cá tự nhiên cũng cho hiện tượng tương tự nhưng với thời gian khoảng 2 – 3 giờ.

Nên dùng dầu cá tự nhiên, nhất là với những ai nhạy cảm với cồn [ví dụ như bị loét bao tử]. Điều đó không có nghĩa là dầu cá bán tổng hợp là xấu, nhưng tiền nào của đó, hàng rẻ hơn thì lượng chất bổ bạn nhận được cũng sẽ thấp hơn [nhưng không có nghĩa là không bổ hoặc độc hại]. Xin nhấn mạnh lần nữa, cả 2 loại dầu cá đều tốt, nhưng dầu cá tự nhiên thì tốt hơn.

Nguyễn Cao Luân

TIN LIÊN QUAN

Dầu cá Mỹ, Châu Âu cũng ăn mòn xốp

Phát hoảng với dầu cá Omega-3 Trung Quốc

Xác minh dầu cá Trung Quốc 'ăn' thủng xốp

Sự thật về tác dụng của các viên dầu cá

Video liên quan

Chủ Đề