Tại sao môi giới gọi là cò

Lamchame.com - Nguồn thông tin tin cậy dành cho cha mẹ

Trang chủ Diễn đàn > MUA SẮM, TIÊU DÙNG > CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC >

Lâu nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng chữ CÒ trong cò nhà, cò đất, cò xe,… gắn liền với hình ảnh con cò – một loài chim thuộc họ Hạc sống khá tự do, thường xuyên di cư từ những vùng đô thị đến vùng nông thôn, đồng quê và đã đi vào đời sống của người Việt Nam rất sâu đậm.

Nhưng xin thưa, chữ CÒ trong cò nhà, cò đất, cò xe, …hoàn toàn không liên quan gì đến con cò cả. Nếu như hình tượng con cò trong ca dao và dân ca Việt Nam thường đại diện cho hình ảnh về thân phận của người phụ nữ nông thôn Việt Nam với tấm thân gầy guộc, lặn lội bì bõm, tần tảo, lom khom [thường gọi là thân cò] thì CÒ trong cò nhà đất lại có nghĩa là người giữ vai trò trung gian giữa người bán và người mua, giúp cung và cầu gặp nhau, hỗ trợ cho việc giao dịch thành công.

Chữ CÒ trong cò nhà đất hoàn toàn không liên quan gì đến ... con cò cả

Cò nhà đất có nguồn gốc từ đâu?

Chữ CÒ trong cò nhà đất, cò xe, …là phiên âm của hai từ đầu tiên “CO” được rút ngắn từ tiếng Pháp COMMISSIONNAIRE có nghĩa là người môi giới mua bán, người nhận mua bán giúp.

Chữ CÒ trong cò nhà đất cũng không liên quan gì đến [ông] Cò dùng để gọi trưởng đồn cảnh sát thời Pháp thuộc vì [ông] Cò này mặc dù cũng là hình thức phiên âm của hai từ đầu tiên “CO” được rút ngắn từ tiếng Pháp nhưng là COMMISSAIRE [de police] chứ không phải COMMISSIONNAIRE như đã giải thích ở trên. 

Liên quan đến mấy ông Cò - tức "sếp" cảnh sát thời Pháp thuộc, nhà thơ Tú Xương [Trần Tế Xương] có bài thơ trào phúng “Ông Cò” như sau:

“Hà Nam, danh giá nhất ông cò

Trông thấy ai ai chẳng dám ho.

Hai mái trống toang đành chịu dột

Tám giờ chuông đánh phải nằm co.

Người quên mất thẻ, âu trời cãi,

Chó chạy ra đường có chủ lo.

Ngớ ngẩn đi xia, may vớ được

Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to”

CÒ nhà đất và MÔI GIỚI bất động sản có khác nhau không?

Một số chuyên gia bất động sản từng đưa ra nhiều luận điểm để phân biệt sự khác nhau giữa CÒ nhà đất và MÔI GIỚI bất động sản. Thậm chí, có chuyên gia còn cảnh báo người mua thường nhầm lẫn tai hại giữa cò nhà đất và môi giới bất động sản. Vậy sự thật như thế nào?

Chúng tôi cho rằng về bản chất, CÒ nhà đất và MÔI GIỚI bất động sản không khác nhau. Cả hai đều thực hiện chức năng làm trung gian giới thiệu nhà đất, kết nối bên bán và bên mua tiếp xúc, đàm phán và chốt giao dịch để hưởng phí môi giới [thường gọi là hoa hồng]. 

Điểm khác nhau cơ bản là MÔI GIỚI bất động sản có chứng chỉ môi giới và có kiến thức trong mua bán bất động sản để trợ giúp bên mua và bán trong thủ tục sang tên đổi chủ sở hữu; còn CÒ nhà đất chỉ dừng lại ở công việc làm trung gian giới thiệu. Bởi vậy, tiếng Pháp có danh từ COMMISSIONNAIRE để chỉ CÒ và sử dụng danh ngữ AGENT IMMOBILIER  để chỉ MÔI GIỚI bất động sản [tiếng Anh là Real Estate Agent]. 

Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc phân biệt CÒ nhà đất và MÔI GIỚI bất động sản cũng không thật sự rạch ròi, thậm chí có trường hợp còn ngược nhau. Cụ thể, có nhiều CÒ nhà đất dù không có chứng chỉ môi giới bất động sản nhưng lại hiểu rất rõ thủ tục sang tên đổi chủ sở hữu; trong khi đó, nhiều công ty bất động sản lạm dụng danh ngữ chuyên viên MÔI GIỚI bất động sản để đặt cho nhân viên kinh doanh của công ty mặc dù có bạn là sinh viên mới tốt nghiệp và hoàn toàn chưa biết gì về bất động sản!

Quang Nguyễn

» Bảng giá chung cư An Bình City.

» Xuất ngoại giao chung cư An Bình City.

An Bình City.

Trong những năm gần đây, thu nhập của người dân tăng cao cùng với sự ấm lên của thị trường bất động sản đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của ngành kinh doanh bất động sản và nghề môi giới nhà đất.

Thậm chí trong bối cảnh nghề ngân hàng – vốn được coi là nghề “hot”, là mơ ước của biết bao sinh viên xuất sắc đã hết thời thì người ta nói rằng nghề môi giới bất động sản bắt đầu lên ngôi.

Nếu trước đây muốn có một “chân” trong ngành ngân hàng, bạn phải có một “background” xịn: tốt nghiệp thạc sỹ nước ngoài, tiếng Anh nói như gió hoặc chí ít cũng phải là “con em trong ngành” thì với nghề môi giới bất động sản, bạn không cần phải có tất cả những thứ trên.

Chỉ cần bạn có khả năng giao tiếp và yêu nghề, vậy là đủ!

Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu điều này và xã hội vẫn mặc định dành cái tên cho tất cả những người làm nghề môi giới là “cò”. Đối với những nhân viên môi giới bất động sản, họ được gọi bằng “cò nhà đất”, “cò đất” hoặc “cò bất động sản”…

Tại sao lại gọi là “cò”?

Nếu tìm kiếm một định nghĩa rõ ràng nhất về “cò”, bạn sẽ thấy khái niệm này: “Người ta dùng một con cò bằng gỗ và điều khiển được, trang trí giống y hệt một con cò thực thụ để dụ những con cò trên cánh đồng lại gần và cò thật bị sập bẫy. Hiểu theo nghĩa này, con cò môi giới chính là con cò gỗ làm cho lũ cò thật sa bẫy”.

Theo tâm sự của một chuyên gia môi giới bất động sản đã hơn 20 năm trong nghề, anh cũng không hiểu vì sao môi giới bất động sản lại bị gọi là “cò’.

“Cò” là cách xưng hô những người làm công việc không được chính đáng như: mua đi bán lại để kiếm hời, sử dụng mánh khóe, thủ thuật để kiếm tiền, kiếm tiền bằng nhiều cách không rõ ràng, bất chấp mọi thủ đoạn hay tệ hơn là lừa đảo, người không đàng hoàng, sống bằng tiền chênh lệch kiếm được từ người khác.

“Còn chúng tôi, hàng ngày đến văn phòng làm việc đàng hoàng, tư vấn tận tình cho khách có thể lựa chọn sản phẩm nhà đất ưng ý nhất và sống với niềm đam mê nghề nghiệp của mình. Tại sao lại gọi chúng tôi là “cò”? – anh nói.

Một số khách hàng mới lần đầu đi mua nhà, mua đất không biết gì vế giấy tờ pháp lý: Mua bán ra sao? Đặt cọc thế nào? Giá cả bao nhiêu là phù hợp? Cách thức mua bán, cách giao tiền, giao nhà, nhận giấy tờ sang tên đăng bộ ra sao…? Chính lúc này, người môi giới sẽ tư vấn cho khách hàng từng bước giao dịch.

Một số khách hàng cùng chủ nhà khi gặp nhau không thể thương lượng được giá cả, hay cách giao nhận tiền vì chủ nhà muốn bán giá theo ý chủ nhà đưa ra, giao đủ tiền thì mới đi công chứng sang tên.

Ngược lại, người mua muốn giá thấp hơn, vấn đề thanh toán cũng không muốn thanh toán hết mà chờ chủ nhà sang tên đầy đủ mới trả tiền… Những tình huống này nếu không có người môi giới chuyên nghiệp sẽ không bao giờ giao dịch thành công.

Sự thành bại trong giao dịch bất động sản phụ thuộc nhiều vào người môi giới. Môi giới chân chính chỉ nhận được mức phí cố định hoặc một số ít tiền phí mà giữa người bán và người môi giới có thỏa thuận trước. Số tiền đó không phải là tiền kê hay là tiền đôn giá, mà là tiền người bán phải trả cho công sức người môi giới bỏ ra để tư vấn cho khách hàng và phí đi lại, dẫn khách xem nhà.

– Bạn không thích căn nhà này: Là môi giới, tôi sẽ tìm cho bạn căn nhà khác phù hợp hơn

– Bạn không thích vị trí này: Là môi giới, tôi sẽ tìm cho bạn vị trí khác đẹp hơn.

– Bạn không có nhiều tiền: Là môi giới, tôi sẽ tìm cho bạn căn nào vừa rẻ vừa đẹp. Ngoài ra, tôi còn có thể giúp bạn làm thủ tục vay ngân hàng.

– Bạn bận rộn vào những ngày trong tuần: Là môi giới, tôi sẵn sàng hy sinh ngày nghỉ bên gia đình để dẫn bạn đi xem nhà vào thứ 7, chủ nhật.

– Bạn không hiểu gì thủ tục pháp lý: Là môi giới, tôi sẽ dành cả buổi để tư vấn cho bạn từ mọi thủ tục pháp lý từ A đến Z

– Bất cứ khi nào bạn cần trợ giúp: Là môi giới, tôi sẽ có mặt ngay lập tức

– Bạn chọn nhà trong khu vực không an toàn mặc dù nó rẻ: Là môi giới, tôi có thể bán cho bạn nhưng tôi có trách nhiệm cung cấp cho bạn sự thật về nó và đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho bạn.

Ngoài những nhà môi giới thực sự có tâm với nghề còn có rất nhiều người còn làm ăn chộp dật, lừa dối khách hàng, cắt máu nhằm cạnh tranh không lành mạnh, tạo cho khách hàng cái nhìn không tốt về nghề môi giới, tôi đã và đang bán dự án An Bình City – 234 Phạm Văn Đồng, có rất nhiều sự cạnh tranh giữa các môi giới với nhau và tình hình cắt máu trở thành một su thế bán hàng tại dự án này, làm ảnh hưởng rất lớn đến dự án và sự tôn trọng của khách hàng tới nghề môi giới bất động sản.

Như vậy, là một người lao động chân chính, tôi đã hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Tôi không ăn trộm, ăn cắp, cũng không lừa đảo kiếm tiền trục lợi trên mồ hôi nước mắt của ai. Thậm chí, ở cương vị của một người cung cấp dịch vụ, tôi đã mang đến cho khách hàng của tôi sự lựa chọn tốt nhất. Vì thế, xin đừng gọi chúng tôi là “cò” nữa!

Theo B.T

Đọc thêm:

» Thiết kế căn hộ tòa A5 chung cư An Bình City.

» Tiến độ thi công chung cư An Bình City.

Video liên quan

Chủ Đề