Tại sao núm vú lại cứng

Núm vú bị thụt vào bên trong có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới, nhưng đa phần gặp ở chị em, nhất là các chị em đang cho con bú. Tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khó khăn khi thực hiện màn dạo đầu hoặc khiến trẻ khó bú hơn. Vậy làm thế nào để nhũ hoa nhô lên? Có cần thiết phải nhờ đến phẫu thuật thẩm mỹ?

1. Hiểu thế nào về tình trạng núm vú bị thụt?

Núm vú bị thụt là tình trạng núm vú phẳng hoặc bị tụt sâu vào bên trong so với quầng vú thay vì thò ra ngoài như bình thường. Cả nam và nữ giới đều có thể gặp tình trạng núm vú bị thụt, thường chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây khó khăn trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

Nhũ hoa bị thụt vào trong ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ

Núm vú bị thụt có thể là bẩm sinh, xuất hiện ngay từ khi sinh ra hoặc sau một thời gian bình thường không rõ nguyên nhân. Để kiểm tra, bạn hãy đứng trước gương, cởi áo và nâng ngực lên, sau đó đặt ngón cái và ngón trỏ vào giữa hai bên quầng vú. Dựa trên phản ứng của núm vú, có thể xác định mức độ núm vú bị thụt như sau:

Núm vú bị thụt cấp độ 1

Ở cấp độ thấp nhất này, đầu ti có thể nhô ra dễ dàng khi bạn nhấn nhẹ phần quầng vú và không bị mất ngay lập tức khi thả tay ra. Ở mức độ này, nhìn bầu ngực của bạn nữ không được thẩm mỹ nhưng không ảnh hưởng đến việc cho bé bú.

Núm vú bị thụt cấp độ 2

Lúc này, núm vú vẫn nhô ra khi bạn nhấn vào bầu ngực tuy nhiên không dễ dàng, nếu bạn ngừng ấn chúng sẽ thụt vào lại ngay. Núm vú bị thụt cấp độ 2 gây khó khăn khi bé bú sữa mẹ, ngoài ra, nguy cơ tắc tia sữa cũng cao hơn.

Nhũ hoa bị thụt thường do có u xơ ở ngực

Núm vú bị thụt cấp độ 3

Ở tình trạng này, dù bạn tác động vào bầu ngực nhưng núm vú không phản ứng lại, không nhô lên khỏi quầng vú. Đây là mức độ nặng nhất, thường do ngực có rất nhiều xơ nang khiến ống dẫn sữa bị thụt vào nhiều.

Hầu hết trường hợp núm vú bị thụt bình thường là lành tính, tuy nhiên cần chú ý các dấu hiệu đi kèm. Nếu có các biểu hiện sau khi đột nhiên núm vú bị thụt, cần đi khám bác sĩ sớm: tiết dịch núm vú bất thường, loét núm vú, sờ thấy có khối ở vùng vú, bị nổi hạch ở vùng nách, cổ, bẹn, sốt, thay đổi hình dạng vú bất thường,…

2. Làm thế nào để nhũ hoa nhô lên?

Nếu nguyên nhân gây núm vú bị thụt là do bệnh lý ung thư hoặc nhiễm trùng thì cần đi khám và điều trị ngay. Khi các khối xơ nang hoặc ổ viêm biến mất, núm vú sẽ nhô ra dễ dàng hơn. Nếu nguyên nhân do bẩm sinh, bạn có thể cải thiện tình trạng, giúp nhũ hoa nhô lên bằng những cách sau:

2.1. Giúp nhũ hoa nhô lên bằng cách massage

Một số kỹ thuật massage, kích thích sau sẽ giúp núm vú cứng hơn và nhô ra ngoài:

Massage là cách làm nhũ hoa nhô lên

Kỹ thuật Hoffman

Bạn sử dụng cả hai ngón cái, đặt lên hai bên của đầu vú, sau đó nhẹ nhàng di chuyển hai ngón tay này theo hai hướng đối diện. Ví dụ một ngón hướng lên trên và một ngón hướng xuống dưới hay một ngón qua trái và một ngón ra phải.

Thực hiện mỗi ngày 2 - 5 lần, mỗi lần từ 2 - 5 phút sẽ giúp làm tan các khối u làm núm vú của bạn bị thụt và giúp núm vú trở về trạng thái bình thường.

Kỹ thuật kích thích núm vú bằng tay hoặc miệng

Việc kích thích núm vú như kéo, vê tròn hay mút núm vú đều giúp nó hô lên dễ dàng, tuy nhiên nên tránh làm quá mạnh có thể khiến bạn bị đau. Ngoài ra, có thể dùng ngón cái và ngón trỏ kéo nhẹ nhàng đầu núm vú ra ngoài khi nó đang cương cứng, dần dần khiến vị trí của núm vú nhô ra ngoài.

2.2. Dùng sản phẩm hỗ trợ để nhũ hoa nhô lên

Bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ sau để giúp kéo núm vú ra ngoài:

Miếng bảo vệ núm vú

Bạn có thể dễ dàng mua những miếng này ở các cửa hàng bán đồ cho mẹ và bé, chúng có dạng đĩa tròn, dạng mềm và bám trên da. Nhiều mẹ sau sinh bị thụt đầu ti có thể dùng đến sản phẩm này để đầu ti nhô ra ngoài và bé dễ bú hơn.

Miếng dán bảo vệ núm vú có thể khắc phục tình trạng thụt đầu ti

Sau khi sử dụng, hãy rửa sạch miếng dán này với nước và xà phòng, kiểm tra vùng da ở ngực có bị kích ứng hay không. Khi núm vú đã được kéo nhô ra ngoài, bạn có thể giảm thời gian sử dụng miếng dán này để giúp chúng có không gian hơn.

Dùng máy hút sữa

Nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú nhưng bị thụt nhũ hoa, có thể dùng máy hút sữa để kéo đầu ti và kích thích nó nhô ra dễ dàng. Sử dụng bằng cách đặt cốc hút sữa lên ngực, chỉnh núm vú vào giữa lỗ và bật máy ở mức độ giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất. Lưu ý nên chọn cốc hút sữa có kích cỡ phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, nên tránh bật máy hút sữa ở mức quá mạnh vì sẽ gây đau và tổn thương núm vú.

Dùng cốc dẻo

Cốc dẻo được thiết kế đặc biệt được bán trên mạng hoặc nhiều cửa hàng mẹ và bé, có thể điều trị tình trạng tụt núm vú hiệu quả nhanh chóng và an toàn. Khi sử dụng, bạn canh chỉnh sao cho cốc vừa vào núm vú, sau đó bóp đáy cốc, nhẹ nhàng ấn vào đầu ti của bạn. Sau đó cốc sẽ tạo một lực kéo nhẹ để đầu vú đẩy ra ngoài.

Hầu hết tình trạng nhũ hoa bị tụt có thể khắc phục tại nhà

Có thể sử dụng cốc dẻo liên tục trong 10 - 15 phút mỗi ngày, sau một vài tuần tình trạng núm vú bị thụt sẽ được cải thiện thấy rõ.

Nếu đã áp dụng các biện pháp tự điều trị tại nhà như trên nhưng núm vú bị thụt vẫn không được cải thiện, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để can thiệp hiệu quả hơn. Nếu cần tư vấn thêm về các vấn đề liên quan, khách hàng có thể liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ từ chuyên gia.

Nhiều chị em phụ nữ đã từng trải qua tình trạng đau ở núm vú, nhất là những người đang trong giai đoạn mang thai. Bạn không nên chủ quan trước vấn đề kể trên, hãy chủ động tìm hiểu các nguyên nhân đau đầu vú và điều trị kịp thời. Nếu không, sức khỏe của phụ nữ có thể bị ảnh hưởng ít nhiều.

1. Hiện tượng đau ở đầu vú

Có lẽ hầu hết phụ nữ đã phải đối mặt với vấn đề đau rát ở đầu vú, chúng có thể xuất hiện một vài ngày rồi biến mất. Trong nhiều trường hợp, tình trạng trên kéo dài liên tục, gây ảnh trực tiếp tới sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của mọi người.

Hiện tượng đau nhũ hoa khiến chị em cảm thấy khó chịu

Trên thực tế, hiện tượng trên xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, chị em phụ nữ nên chủ động tìm hiểu các nguyên nhân đau đầu vú để xác định tình trạng của mình. Nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, hãy chủ động đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Nhìn chung, chúng ta không nên chủ quan, lơ là khi phát hiện triệu chứng đau rát ở đầu ngực nhé!

2. Tìm hiểu các nguyên nhân đau đầu vú thường gặp

Vấn đề được rất nhiều người quan tâm, thắc mắc đó là các nguyên nhân đau đầu vú là gì? Liệu triệu chứng này có gây hại cho sức khỏe hay không?

2.1. Đau đầu vú do mang thai

Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều trải qua cảm giác đau rát ở đầu vú, đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, bạn không cần quá lo lắng. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này đó là khi mang bầu, hormone bên trong cơ thể bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt. Đặc biệt, hàm lượng hormone estrogen, progesterone tăng lên nhanh chóng. Chính vì thế, chị em phụ nữ sẽ cảm thấy tức ngực, đau ở đầu núm vú trong giai đoạn mang thai.

Khi mang bầu, người phụ nữ có thể cảm thấy đau ở đầu vú

Trong thời gian này, việc mang những chiếc áo ngực bó sát có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu vì nhũ hoa liên tục bị cọ xát. Tốt nhất mẹ bầu nên lựa chọn size áo phù hợp, giúp bạn thoải mái vận động.

2.2. Đau nhũ hoa trong giai đoạn dậy thì hoặc thời gian rụng trứng

Có thể nói, đau nhũ hoa trong giai đoạn dậy thì là hiện tượng khá phổ biến đối với các bạn nữ và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Đây là thời điểm tuyến vú bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển, các bạn gái có thể cảm nhận được núm vú đau so với bình thường.

Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, sau khi kết thúc giai đoạn dậy thì, chúng ta sẽ không phải đối mặt với vấn đề kể trên.

Khi tìm hiểu các nguyên nhân đau đầu vú, chắc hẳn mọi người đều biết trong giai đoạn rụng trứng, người phụ nữ có thể gặp phải triệu chứng kể trên. Các bác sĩ giải thích rằng trong giai đoạn này, lượng hormone estrogen, progesterone trong cơ thể tăng cao khiến chúng ta đau tức ngực và đau ở đầu vú.

Thông thường, sau khi kết thúc giai đoạn rụng trứng và ngày hành kinh, cảm giác này sẽ biến mất, bạn đừng quá lo lắng nhé! Trên thực tế, không phải chị em nào cũng đối mặt với triệu chứng này khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt.

Mọi người nên nắm được các nguyên nhân đau đầu vú

2.3. Đau núm vú do bị dị ứng

Dị ứng có thể là một trong những nguyên nhân khiến người phụ nữ cảm thấy đau ở đầu vú. Một số triệu chứng giúp bạn nhận biết tình trạng dị ứng xảy ra ở núm vú đó là da ửng đỏ, có dấu hiệu nứt nẻ, ngứa hoặc là đau rát. Nếu bạn đang trải qua tình trạng trên, hãy chủ động đi khám và điều trị ngay.

Vậy nguyên nhân nào gây tình trạng dị ứng ở nhũ hoa? Các sản phẩm hóa học được đánh giá là nguyên nhân chính khiến bạn bị dị ứng. Chính vì thế, mọi người hãy cẩn thận khi sử dụng kem dưỡng, sữa tắm, nước xả vải,…

Sau khi đã nắm được các nguyên nhân đau đầu vú, bạn có thể tìm ra phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Đối với người bị dị ứng hoặc viêm, bạn nên sử dụng thuốc bôi để kiểm soát tình trạng, hạn chế nguy cơ lây lan.

2.4. Đau do tinh thần căng thẳng, stress

Không ít trường hợp chị em bị đau nhũ hoa do những áp lực, căng thẳng từ công việc, học tập hoặc cuộc sống. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, cơ thể sẽ giải phóng ra nhiều loại hormone căng thẳng hơn so với bình thường. Đó là lý do vì sao bạn cảm thấy khó chịu, đau tức ở đầu vú.

Cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này đó là dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nhờ vậy, tinh thần của bạn sẽ thoải mái, vui vẻ hơn.

Căng thẳng, stress là một nguyên nhân gây đau nhức vú

2.5. Triệu chứng của bệnh ung thư vú

Nếu bạn thường xuyên bị đau nhũ hoa, hãy tìm hiểu ngay các nguyên nhân đau đầu vú nhé! Đây có thể là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh ung thư vú.

Một vài dấu hiệu khác mà người bệnh có thể gặp phải là: đầu núm vú có chảy dịch, xuất hiện khối u bất thường ở vú hoặc vùng nách, bầu ngực có dấu hiệu sưng,… Đây là căn bệnh cực kỳ nghiêm hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sức khỏe và tính mạng bệnh nhân đều bị đe dọa nghiêm trọng.

Trên đây là một vài nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đau đầu ti, các chị em phụ nữ nên nắm được và theo dõi triệu chứng mình gặp phải nhé!

3. Một số bí quyết điều trị tình trạng đau nhũ hoa tại nhà

Chắc chắn hiện tượng đau đầu vú sẽ khiến người phụ nữ cảm thấy vô cùng khó chịu, không thể tập trung làm việc hoặc sinh hoạt. Vậy chúng ta nên làm gì để giảm bớt cơn đau?

Việc đầu tiên mọi người cần nắm được các nguyên nhân đau đầu vú, nếu như đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, mọi người hãy giữ bình tĩnh nhé! Tình trạng này sẽ kết thúc sớm thôi nên bạn đừng lo lắng quá.

Chị em nên dành thời gian luyện tập thể dục thể thao

Các bác sĩ luôn khuyến khích chị em quan tâm nhiều tới chế độ dinh dưỡng, tăng cường các món ăn được chế biến từ rau xanh. Đặc biệt, mọi người đừng quên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Ngoài ra, việc tập luyện thể dục thể thao là điều cực kỳ quan trọng, chị em phụ nữ hãy cố gắng kết hợp giữa tập luyện và nghỉ ngơi để có tinh thần vui vẻ, thoải mái nhất.

Hy vọng rằng qua bài viết này, mọi người đã nắm được các nguyên nhân đau đầu vú thường gặp. Nếu như bạn thường xuyên đối mặt với vấn đề trên, hãy chủ động đi kiểm tra để kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe. Các bác sĩ luôn khuyến khích chị em đi khám sức khỏe định kỳ nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe tốt nhất.