Tại sao lại bị nứt thịt

Trình trạng rạn da không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành mà còn diễn ra ở trẻ tuổi dậy thì. Song có rất ít bà mẹ nghĩ đến cách biện pháp giúp hạn chế và khắc phục tình trạng rạn da tuổi dậy thì cho con.

Đừng ngạc nhiên nếu con bị rạn da tuổi dậy thì. Khi bước vào tuổi dậy thì, rạn da là điều tự nhiên và không có gì đáng ngại cả. Tuổi dậy thì là thời điểm trẻ phát triển nhanh, do đó da sẽ căng ra. Trong thời gian ngắn, các vết căng này sẽ gây ra những đường rãnh gọi là rạn da.

Không ai thích làn da có những vết rạn mất thẩm mỹ. Nếu biết cách chăm sóc và điều trị kịp thời, bạn có thể giúp con giải quyết các vấn đề rạn da tuổi dậy thì dễ dàng. Đầu tiên, điều bạn cần làm là tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị vết rạn da ở tuổi dậy thì của con.

Nguyên nhân rạn da tuổi dậy thì?

Tại sao bị rạn da ở tuổi dậy thì? Nguyên nhân bị rạn da ở tuổi dậy thì là gì? Các vết rạn da có thể xuất hiện do:

  • Khi bé gái hoặc bé trai có tốc độ tăng trưởng đột ngột khi vào tuổi dậy thì.
  • Khi mẹ đang mang thai
  • Nguyên nhân bị rạn da ở tuổi dậy thì: Do di truyền, cân nặng thay đổi đột ngột
  • Khi trẻ bị béo phì, rạn da sẽ làm tích tụ quá nhiều lượng mỡ trong cơ thể
  • Khi trẻ tập các bài tập cải thiện thể chất
  • Nguyên nhân bị rạn da ở tuổi dậy thì: Trẻ sử dụng steroid trong một vài tuần, chẳng hạn như bệnh hen suyễn nặng

Đối với phụ nữ và các bé gái, vết rạn da thường xuất hiện tại phần ngực, đùi [đặc biệt là phần trên của đùi], phần hông, bụng và mông. Bên cạnh đó, các bé trai cũng có thể bị rạn da tại các khu vực đó, đặc biệt nếu trẻ bị béo phì, hoặc trẻ thường xuyên tập nâng tạ để phát triển cơ bắp nhanh chóng lớn hơn.

>>> Bạn có thể quan tâm: Như thế nào là chăm sóc da tuổi dậy thì đúng cách?

Rạn da tuổi dậy thì thường xuất hiện ở đâu?

Một số khu vực mà bé dễ bị rạn da tuổi dậy thì gồm:

1. Rạn da tuổi dậy thì ở đùi và ngực

Bị rạn da tuổi dậy thì ở đùi và ngực là phổ biến. Rạn da ở độ tuổi dậy thì thường xuất hiện trên vùng có cơ hoạt động mạnh hoặc vùng dễ mất chất béo nhanh như bắp đùi, bụng, hay rạn da ngực ở tuổi dậy thì… Tùy thuộc vào nguyên nhânnguyên nhân bị rạn da ở tuổi dậy thì, vết rạn da sẽ có màu trắng hồng, đỏ hoặc tím. Trong giai đoạn dậy thì, các bộ phận cơ thể phát triển khá nhanh làm xuất hiện các vết rạn da ở đùi và ngực. Ban đầu, các vết rạn da thường là màu hồng, sau đó dần chuyển sang màu tím.

Bạn bị rạn da tuổi dậy thì ở lưng? Cân nặng thay đổi cũng có thể làm xuất hiện những vết rạn da ở vùng lưng trên và dưới. Việc con tăng hay giảm cân đột ngột cũng gây ra những vết rạn da ở lưng.

3. Cánh tay là nơi dễ bị rạn da

Trong khoảng thời gian ngắn, da căng ra có thể gây vết rạn ở vùng trên và dưới cánh tay. Đây là tình trạng nứt da ở tuổi dậy thì khá phổ biến. Ở bé gái, vết rạn thường xuất hiện ở cánh tay trên, trong khi bé trai thì ngược lại.

4. Rạn dạ mông tuổi dậy thì đi kèm với vai, bụng, đầu gối, chân

Các vết rạn có thể đến từ yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, cân nặng thay đổi đột ngột thất thường cũng dễ khiến rạn da mông tuổi dậy thì.

Cuối cùng, việc sử dụng quá mức kem chứa steroid và cortisone có thể gây ra rạn da mông tuổi dậy thì hay những vùng như hông, đầu gối, vai, bụng, hay rạn da chân tuổi dậy thì.

Cách trị rạn da ở tuổi dậy thì, giúp làm mờ vết rạn hiệu quả

Rạn da tuổi dậy thì có hết không? Cách chữa rạn da ở tuổi dậy thì là gì? Dưới đây là một số gợi ý về cách trị rạn da tuổi dậy thì mà bạn có thể hướng dẫn bé làm theo để có được 1 làn da mịn màng, đều màu hơn:

1. Cách làm hết rạn da ở tuổi dậy thì: Tập thể dục đều đặn

Bạn hãy khuyến khích con thường xuyên tập thể dục. Đây là một trong những cách tốt nhất để điều trị rạn da ở tuổi dậy thì của con. Tập thể dục giúp ngăn sự tăng cân và giảm mỡ. Ngoài ra, tập thể dục còn có tác dụng điều hòa cơ thể và hạn chế sự phát triển của các vết rạn da.

2. Trị rạn da tuổi dậy thì bằng cách uống nhiều nước

Cách trị rạn da tuổi dậy thì tại nhà bằng nước hiệu quả ra sao? Trẻ càng uống nhiều nước sẽ càng có lợi cho việc điều trị rạn da tuổi dậy thì. Một làn da được cung cấp đủ nước sẽ trở nên mềm mại và làm mờ vết rạn. Do đó, tốt nhất, con nên uống đủ 8 ly nước một ngày để có làn da khỏe mạnh.

3. Ăn các thực phẩm tốt giúp trị rạn da tuổi dậy thì

Cách trị rạn da tuổi dậy thì tại nhà là ăn thực phẩm phù hợp. Việc ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh có chứa vitamin A và C sẽ rất tốt trong việc điều trị các vết rạn da. Thực phẩm giàu vitamin A và C giúp tạo collagen và elastin cho cơ thể. Đây là điều quan trọng để chữa vết rạn da ở tuổi dậy thì. Vì vậy, hãy khuyến khích bé ăn cam, bưởi, sữa, quả đào… để sản xuất collagen và elastin cho cơ thể.

Cách làm hết rạn da ở tuổi dậy thì là gì? Nếu thấy các vết rạn da của trẻ mất nhiều thời gian để hồi phục, bạn có thể dùng thuốc trị rạn da có bán trên thị trường. Thuốc trị rạn da thường có chứa collagen và elastin có tác dụng phục hồi da. Hầu hết các loại thuốc trị rạn da tuổi dậy thì tốt nhất trên thị trường đến từ thương hiệu uy tín đã được kiểm tra về độ an toàn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại kem nào.

5. Dùng dầu massage giàu vitamin E

Cách chữa rạn da ở tuổi dậy thì bằng dầu mát xa giàu vitamin E có hiệu quả không? Thường xuyên massage khu vực rạn da bằng dầu có chứa vitamin E sẽ giúp giảm các vết rạn da. Tuy nhiên, bạn cần phải kiên nhẫn với phương pháp này để cảm nhận được kết quả rõ rệt. Ngoài ra, việc sử dụng kem dưỡng ẩm cũng giúp làn da trở nên đàn hồi hơn, ngăn ngừa và kiểm soát vết rạn da tốt hơn.

>>> Bạn có thể quan tâm: Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách điều trị

Hiện tượng rạn da ở tuổi dậy thì là điều hết sức bình thường, không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, trẻ sẽ cảm thấy không tự tin khi nhìn thấy vết rạn da trên cơ thể. Ở tuổi dậy thì, đa phần trẻ đều muốn mình lúc nào cũng trông thật hoàn hảo. Vì vậy, bạn hãy trò chuyện và giải thích cho con biết đây là một điều tự nhiên khi con phát triển, các vết rạn sẽ dần biến mất theo thời gian.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Những vết rạn màu trắng tiệp với da rất phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ. Có người xuất hiện trong giai đoạn dậy thì, có người hình thành khi đã trưởng thành, có người lại có vết rạn da trong và sau giai đoạn mang thai. Những vết rạn này đã xuất hiện theo cơ chế nào và liệu có thể cải thiện được hoàn toàn hay không? Bạn hãy cùng Moon tìm hiểu thử nhé!

Vết rạn da là gì?

Vết rạn da thường xuất hiện dưới hình thức các đường trắng chạy dọc trên cơ tể. Những đường này có màu sắc và cấu trúc khác với vùng da bình thường, thường có màu từ tím sang màu hồng tươi sáng hoặc màu xám nhạt, có khi là màu trắng gần tiệp với da. Khi bạn chạm vào vết rạn da này bằng ngón tay, có thể cảm nhận thấy những đường vết lồi lõm trên da cơ thể. Đôi khi các vết rạn này có thể mang đến cảm giác ngứa hoặc đau nhẹ.

Những đường rạn da thường xuất hiện sau khi mang thau hoặc sau khi cơ thể có sự thay đổi đột ngột về trọng lượng. Hiện tượng này cũng có xu hướng xảy ra ở thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì.

Vết rạn da thường không nguy hiểm và có thể sẽ biến mất dần theo thời gian.

Bạn có thể có vết rạn ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng chủ yếu phổ biến nhất là vùng bụng, ngực, cánh tay, đùi và mông.

Đối tượng nào thường dễ bị xuất hiện vết rạn da?

Những đối tượng dễ xuất hiện vết rạn nhất bao gồm:

- Phụ nữ

- Người có da trắng [da nhợt nhạt]

- Người mang thai

- Người sống trong gia đình có lịch sử nhiều người bị rạn da

- Người từng sinh trẻ có kích thước lớn hoặc cặp song sinh

- Người thừa cân

- Người tăng giảm cân cấp tốc với lượng đáng kể

- Sử dụng thuốc Corticosteroid

Nguyên nhân nào vết rạn xuất hiện trên da?

Vết rạn da thường là kết quả của việc da bị kéo căng và tăng lượng cortisone trong hệ thống cơ thể của bạn. Cortisone là 1 loại hormone được sản xuất một cách tự nhiên bởi tuyến thượng thận. Tuy nhiên, quá nhiều hormone này có thể làm cho da mất đi độ đàn hồi.

Vết rạn da thường xuất hiện do những nguyên nhân phổ biến sau:

- Nhiều phụ nữ bị rạn da khi mang thai vì da căng giãn nhiều khi em bé phát triển. Các cử động mạnh trong bụng mẹ của bé, tình trạng da kéo căng trong thời gian kéo dài có thể gây ra các vết rạn da.

- Vết rạn da đôi khi xuất hiện khi bạn tăng cân hay giảm cân đột ngột. Do đó lứa tuổi dậy thì rất dễ thất các vết rạn da ở vùng đùi, bụng, eo, mông, bắp chân...

- Kem, lotion hay thuốc corticosteroid có thể gây ra các vết rạn trên da bằng cách làm giảm khả năng đàn hồi của da.

- Hội chứng Cushing, Marfan, Ehlers-Danlos và các bệnh rối loạn tuyến thượng thận khác cũng có thể gây ra rạn da vì làm tăng lượng cortisone trong cơ thể.

Làm thế nào để chẩn đoán vết rạn trên da?

Các bác sĩ có thể cho bạn biết liệu rằng da bạn có vết rạn hay không chỉ bằng việc đơn giản nhìn vào da và xem xét thêm về các bệnh tiền sử của bạn. Nếu nghi ngờ vết rạn da có thể do 1 căn bệnh nghiêm trọng nào đó gây ra, bạn có thể được yêu cầu kiểm tra cả máu và nước tiểu.

Những loại thuốc nào có thể giúp điều trị vết rạn da?

Vết rạn da thường sẽ biến mất ít nhiều theo thời gian. Nếu bạn không muốn đợi chờ, có thể 1 vài phương pháp điều trị tạm thời có thể giúp cải thiện sự xuất hiện của những vết rạn này trên da. Tuy nhiên, không giải pháp điều trị nòa có thể làm cho vết rạn da biến mất hoàn toàn đâu nhé!

- Kem Tretinoin [Retin-A]: sản phẩm kem này hoạt động bằng cách hỗ trợ phục hồi Collagen - 1 loại protein dạng sợi giúp da đàn hồi. Do đó kem này tốt nhất nên sử dụng trên vùng da có vết rạn xuất hiện gần đây, có màu đỏ hoặc hồng để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên kem này lại có thể gây kích ứng da. Nếu bạn đang mang thai, bạn tuyệt đối không nên sử dụng sản phẩm kem Tretinoin này!

- Phương pháp laser: phương pháp này cũng có thể kích thích sự phát triển của Collagen và Elastin. Giải pháp này tốt nhất nên áp dụng trên các vết rạn mới. Những người có làn da tối màu có thể gặp phải trường hợp đổi màu da.

- Fractional photothermolysis: đây là 1 phương pháp laser mới [ly giải quang nhiệt phân đoạn]: cũng tương tự như phương pháp điều trị laser ở trên, phương pháp này cũng sử dụng laser để cải thiện vùng da rạn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nhắm vào các khu vực da nhỏ hơn, do đó ít gây tổn thương cho da.

- Microdermabrasion [kỹ thuật mài da siêu dẫn/siêu mài mòn]: là phương pháp làm bóng mụn da với các tinh thể siêu nhỏ nhằm loại bỏ đi lớp da sừng cũ trên bề mặt, để lộ ra lớp da mới và bên dưới là những vết rạn da có độ đàn hồi cao hơn. Microdermabrasion có thể cải thiện khá tốt các vết rạn da cũ.

- Phương pháp excimer lase: phương pháp này kích thích da sản xuất melanin để hài hòa màu da vùng rạn và vùng da xung quanh.

Trước khi chọn lựa những phương pháp này hay dùng thuốc theo toa, hãy nhớ rằng các giải pháp này hoàn toàn không bảo đảm sẽ giúp bạn chữa trị vết rạn da mà còn có thể rất tốn kém nữa nhé.

Có thể điều trị được vết rạn da hay không?

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm và liệu trình điều trị đến từ các Spa hay trung tâm thẩm mỹ cao cấp hứa hẹn sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn vết rạn trên da, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có bằng chức nào chứng minh được hiệu quả của những giải pháp này. Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc và cải thiện ít nhiều cho vùng da rạn tại nhà bằng các biện pháp như giữ ẩm cho làn da nhằm giảm tình trạng ngứa của vùng da rạn. 

Sử dụng lotion hằng ngày là 1 phương pháp để giảm vết rạn da tạm thời, cải thiện sự khác biệt về mày sắc của vùng da bình thường và vùng da rạn nứt.

Làm thế nào để ngăn ngừa vết rạn da xuất hiện?

Gần như không có 1 phương pháp cụ thể nào nhằm ngăn ngừa vết rạn da xuất hiện hoàn toàn 100%, kể cả khi bạn sử dụng đến các sản phẩm kem và sữa dưỡng. Tuy nhiên việc duy trì trọng lượng cơ thể bằng cách ăn uống điều độ, luyện tập thường xuyên có thể giúp bạn giảm thiểu việc xuất hiện vết rạn da do tăng hay giảm cân đột ngột.

Trong giai đoạn mang thai, chúng ta đều biết tăng cân sẽ giúp đảm bảo cơ thể bạn và bé đều khỏe mạnh, đạt trọng lượng tốt, nhưng cũng đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc liệu việc tăng cân khi mang thai ở mức độ nào là hợp lý và chuẩn nhất dành cho bạn nhé!

- www.moontruong.com - 

Video liên quan

Chủ Đề