Em có thể tham gia quản lý nhà nước và xã hội bằng những việc làm như thế nào

b. Cùng thảo luận

Em hiểu thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội? Dựa vào đâu để nhận biết về quyền này?


  • Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân là: Tham gia bàn bạc, giám sát và đánh giá các hoạt động các công việc chung của nhà nước và xã hội.
  • Nhận biết quyền này bằng những từ ngữ như: quyền ứng cử, quyền bầu cử, quyền khiếu nại, quyền giám sát...


Quản lý nhà nước được hiểu là hoạt động quản lý của Nhà nước. Khác với quản lý của khu vực tư, quản lý của nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt, được thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển. Vậy quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội của công dân như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn quy định của pháp luật liên quan đến nội dung nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Hiến pháp năm 2013

– Quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý Nhà nước, khác với quản lý của khu vực tư, quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt được thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

– Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển.

– Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân về lĩnh vực chính trị được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Theo đó, nhà nước bảo đảm cho công dân có quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

Căn cứ quy định tại Điều 28 – Hiến pháp năm 2013, quy định về quyền này như sau:

“ Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.”

– Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội của công dân ?

  • A. Tham gia tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội.
  • B. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân xã về phát triển sản xuất ở xã mình.
  • C. Đóng góp tiền ủng hộ nhân dân vùng lũ lụt.
  • D. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường học.

Đáp án đúng là phương án B

Điều kiện tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Độ tuổi tham gia quản lý nhà nước và xã hội: Hiến pháp 2013 quy định, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân . Việc thực hiện các quyền này do luật định. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Để thống nhất thực hiện, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân xác định rõ “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp”. Luật Trưng cầu ý dân cũng quy định “Công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”, trừ trường hợp không được ghi tên, bị xóa tên trong danh sách cử tri.

Trường hợp hạn chế quyền tham gia quản lý bao gồm:

– Trường hợp không được bầu cử, ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân: Luật Bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định một số trường hợp không được bầu cử, không được ứng cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân khi có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Theo đó, có năm nhóm trường hợp không được ứng cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân: Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Người đang bị khởi tố bị can; Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án; Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích; và Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

– Những trường hợp không được bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân bao gồm: Người bị kết án tử h́ình đang trong thời gian chờ thi hành án; Người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo; nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do thì những người này được bổ sung tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân; Người đã có tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị kết án tử hình, phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo thì Ủy ban nhân dân xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.

– Những trường hợp không được làm việc trong cơ quan nhà nước: Luật Cán bộ, công chức quy định người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự không được tuyển dụng, làm việc trong cơ quan nhà nước. Thêm vào đó, Luật cũng đề cập điều kiện dự tuyển công chức và xử lý kỷ luật cũng loại trừ những người đang làm việc có vi phạm pháp luật ra khỏi bộ máy nhà nước.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội của công dân″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo sổ xác nhận tình trạng hôn nhân; tìm hiểu luật xin phép bay flycam; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Các hình thức tham gia quản lý nhà nước và xã hội là gì?

Hình thức tham gia quản lý nhà nước và xã hội là: trực tiếp hoặc gián tiếp

Tham gia quản lý nhà nước và xã hội theo hình thức trực tiếp như thế nào?

Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của mình bằng cách tham gia ứng cử đại biểu quốc hội hoặc ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp. Khi trúng cử, trở thành đại biểu quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân, công dân có thể trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội thông qua việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Công dân có thể tham gia hoạt động trong các cơ quan nhà nước thông qua cơ chế tuyển dụng.

5 ra khỏi 5 [1 Phiếu bầu]

Cơ hội làm việc và thực tập khi học ngành Quản lý nhà nước vô cùng lớn, cơ hội việc làm ngay từ những năm đầu Đại học. Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước có thể đảm nhiệm công việc ở khu vực nhà nước và khu vực tư nhân

     NGÀNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC LÀ NGÀNH GÌ?

Ngành quản lý nhà nước [Tên Tiếng Anh: State Management]. Quản lý nhà nước là cụm từ chia thành hai về Quản lí và Nhà nước. Đó là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhằm ổn định kinh tế, chính trị, xã hội và phát triển đất nước theo hướng tích cực. Hoạt động quản lí nhà nước được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước.

Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội và hành chính – chính trị của nước ta. Hay nói một cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của nhà nước. 

     Tổng quan về ngành Quản lý nhà nước

     Chương trình tổng quát

Chương trình đào tạo ngành Quản lý Nhà nước cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý, kiến thức chuyên sâu về quản lý hành chính nhà nước và có khả năng thực hiện được các công việc quản lý hành chính thuộc khu vực công hoặc khu vực tư.

Trong chương trình đào tạo đại học ngành Quản lý Nhà nước tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, bên cạnh các môn học theo chương trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định cho ngành Quản lý nhà nước, sinh viên còn được trang bị các kiến thức chuyên ngành gắn với đặc thù của công tác quản lý nhà nước về thanh niên.

Với mục tiêu chú trọng về kỹ năng thực hành nghề nghiệp, sinh viên được đưa vào chương trình chính khóa 4 tín chỉ thực hành nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước với hình thức đa dạng, hấp dẫn cùng sự tham gia tư vấn của các chuyên gia là các nhà quản lý của bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp. Đặc biệt, sau những giờ nghiên cứu học thuật căng thẳng, các em sinh viên sẽ được thư giãn và rèn luyện sức khỏe trong giờ học vũ quốc tế, một trong những môn học thú vị và hấp dẫn của sinh viên trường Đoàn.

     Về kiến thức đại cương:

- Các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị [Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chính trị học đại cương, Lý luận nhà nước và pháp luật].

- Các kiến thức cơ bản về khoa hoc xã hội và nhân văn như tâm lý học, xã hội học, lịch sử văn minh thế giới, logic học, phương pháp nghiên cứu khoa học, kinh tế học,

- Các kiến thức và kỹ năng về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.

     Kiến thức cơ sở ngành quản lý nhà nước:

- Kiến thức về khoa học quản lý: quản lý học đại cương, quản lý hành chính nhà nước, đạo đức công vụ

- Kiến thức về khoa học pháp lý: luật hiến pháp, luật hành chính

- Kiến thức về khoa học tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, nhân sự hành chính nhà nước

- Kiến thức cơ sở về một số nghiệp vụ hành chính: soạn thảo văn bản hành chính, thủ tục hành chính, văn hóa công sở

     Kiến thức chuyên ngành quản lý nhà nước:

- Kiến thức chuyên ngành quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công:

- Kiến thức chuyên ngành quản trị địa phương

- Kiến thức chuyên ngành quản lý về kinh tế, cung cấp dịch vụ công

- Kiến thức chuyên ngành quản lý xã hội: văn hóa, giáo dục, y tế; dân số, lao động và tiền lương; dân tộc, tôn giáo; khoa học công nghệ, tài nguyên và môi trường; tổ chức phi chính phủ; đô thị và nông thôn.

- Kiến thức chuyên ngành quản lý nhà nước về công tác thanh niên

     Kiến thức nghiệp vụ quản lý nhà nước:

- Kiến thức về tin học văn phòng

- Kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành

- Kiến thức về nghiệp vụ hành chính: tổ chức và điều hành công sở, kiểm soát trong quản lý hành chính nhà nước; đánh giá nguồn nhân lực theo kết quả công việc

- Kiến thức về kỹ năng mềm để thực hiện các công việc hành chính gắn với đặc thù của cơ sở đào tạo: kỹ năng truyền thông; vũ quốc tế; kỹ năng lập kế hoạch trong quản lý hành chính nhà nước; khởi nghiệp trong thanh niên…

     Học quản lý nhà nước sinh viên có những kỹ năng gì?

* Kỹ năng mềm được bổ trợ khi học ngành Quản lý nhà nước:

- Khả năng phân tích vấn đề và Khả năng giải quyết vấn đề;

- Nâng cao khả năng làm việc theo nhóm;

- Khả năng lắng nghe, giao tiếp, thuyết trình và đàm phán tốt;

- Có khả năng làm việc độc lập: đọc hiểu các tài liệu trong nước, ngoài nước về chuyên ngành quản lý;

- Sử dụng thành thạo các phần mềm : chuyên dụng thuộc chuyên ngành đào tạo, các phần mềm Microsoft office [word, excel, powerpoint];

- Nâng cao khả năng tiếng Anh giao tiếp và hoạt dộng chuyên môn.

* Kỹ năng cứng khi học ngành Quản lý nhà nước:

- Có khả năng soạn thảo các loại văn bản hành chính, văn bản quản lý nhà nước

- Lập kế hoạch tuyển dụng, bố trí nhân sự, kiểm tra và đánh giá nhân sự.

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu

- Tổ chức hội họp, tiếp khách

- Sắp xếp, tổ chức công sở, phòng làm việc khoa học

- Có khả năng phân tích và đánh giá thực trang của việc quản lý hành chính Nhà nước trong các lĩnh vực.

- Giải quyết thủ tục hành chính trong nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị

- Hoạch định các chính sách công qua quá trình phân tích.

- Nghiên cứu khoa học hành chính, khoa học quản lý.

     Tốt nghiệp ngành quản lý nhà nước có dễ xin việc?

Cơ hội làm việc và thực tập khi học ngành Quản lý nhà nước vô cùng lớn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý nhà nước có thể đảm nhiệm công việc ở các vị trí:

- Quản lý, chuyên viên hành chính các cơ quan thuộc khu vực công và khu vực tư;

- Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước [ban, ngành, sở, phòng, trung tâm..], cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp các cấp;

- Công chức, viên chức làm việc trong hệ thống chính trị, các cơ quan Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang;

- Cán bộ hành chính văn phòng; thư ký tổng hợp; chuyên viên văn phòng; cán bộ văn thư – lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;

- Làm việc ở Bộ phận tham mưu, tổng hợp; trợ lý cho các cấp lãnh đạo, quản lý cho các cơ quan, tổ chức;

- Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ngành Quản lý nhà nước ở các trường cao đẳng, đại học, các trung tâm và viện nghiên cứu;

Hi vọng ý kiến tư vấn bên trên sẽ cho các bạn cái nhìn khái quát và hữu ích nhất về ngành Quản lí Nhà Nước.

Video liên quan

Chủ Đề