Làng vạn phúc hà đông ở đâu

Làng lụa Hà Đông hay còn có tên gọi là làng lụa Vạn Phúc, ngày nay nằm ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đông. Ảnh: congluan

Hà Nội có nhiều làng nghề nổi tiếng như: làng Gốm Bát Tràng, làng hoa Tây Tựu, làng nghề múa rối nước… Và không thể không kể tới làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng với nhiều loại lụa có mẫu mã đẹp tinh xảo bậc nhất, có lịch sử hàng nghìn năm trước. Mời các bạn hãy cùng Du lịch Việt Nam tới tham quan làng nghề lụa Vạn Phúc Hà Nội qua bài viết dưới đây nhé!

>>Xem thêm: Cẩm nang du lịch Việt Nam đầy đủ A – Z

Từ xa xưa, áo lụa Hà Đông đã đi vào thơ ca, lời hát được bao thế hệ biết đến. Làng lụa Hà Đông hay còn có tên gọi là làng lụa Vạn Phúc, ngày nay nằm ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đông . Từ Hà Nội để tới Vạn Phúc du khách di chuyển 10km là đến.

Làng lụa Hà Đông hay còn có tên gọi là làng lụa Vạn Phúc, ngày nay nằm ở phường Vạn Phúc, quận Hà Đông. Ảnh: congluan

Du khách muốn tới làng nghề Vạn Phúc thì rất thuận tiện. Từ Hà Nội, bạn có thể chọn đi ô tô con, taxi hoặc xe máy đều được chừng 20- 25 phút là tới nơi.

Hoặc chọn các tuyến xe bus từ Hà Nội Đến làng lụa Vạn Phúc: 03, 07, 14, 20c, 25, 26, 31,32, 36, 50, 55, 79.

Làng Vạn Phúc là tên gọi sau này, còn ban đầu làng nghề này có tên gọi là làng Vạn Bảo nhưng do kỵ với hý của triều Nguyễn nên đã đổi tên thành làng Vạn Phúc.

Theo truyền thuyết thì làng lụa Vạn Phúc có lịch sử ra đời hơn 1000 năm. Người dân xưa kia vẫn kể rằng: Nghề lụa được ra đời từ bà A Lã Thị Nương là vợ của Cao Biền một tướng lĩnh nhà Đường đã từng làm thái thú quận Giao Chỉ. A Lã Thị Nương đã sống ở trang Vạn Bảo. Tại đây, bà đã dạy dân cách làm ăn, dạy nghề dệt lụa. Sau khi Lã Thị Nương mất thì được người dân phong làm thành hoàng làng.

Làng lụa Vạn Phúc có lịch sử ra đời hơn 1000 năm. Ảnh: ngoisao

Lụa Vạn Phúc được bạn bè quốc tế biết đến lần đầu vào năm 1931, tại hội chợ quốc tế Marseille và năm 1932 tại Paris của Pháp và được đánh giá rất cao. Cho tới ngày nay, lụa Vạn Phúc được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

>> Xem thêm: Bí ẩn ngôi đền Thủy Trung Tiên thờ ‘Thần Chó’ giữa trung tâm Hà Nội

Du khách sẽ được gặp các nghệ nhân, nói chuyện và tìm hiểu về nghề dệt lụa. Bạn sẽ biết được từ cách trồng dâu, nuôi tằm …cách dệt, thời gian, cách tạo nên một tấm lụa. Từ đó để thấy được rằng mỗi tấm lụa là sự tài hoa các nghệ nhân với bao công sức mới tạo thành.

Du khách sẽ được tìm hiểu về các loại lụa đẹp, tinh xảo như lụa vân, gấm,lụa tơ tằm…nhưng nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc phải kể tới là lụa vân. Tinh xảo của lụa vân luôn được ưa thích vì chất liệu mỏng mịn khi dùng mùa hè thoáng mát còn mùa đông ấm, không nhăn, mềm mại , có cả hoa nổi và hoa chìm. Sắc màu lụa Vân đa sắc biến đổi lung linh rất đẹp.

Ðiều đặc biệt, độc đáo của lụa vân là ở cách dệt, người thợ phải dệt khéo léo, hoàn toàn thủ công để tạo nên tấm lụa Vân nổi tiếng, tinh xảo khắp nơi. Khách du lịch có thể mua lụa Vân làm quà với giá tham khảo: 460.000 VNĐ/mét. Còn các sản phẩm lụa thường như: tơ tằm bóng, se tằm, vải tơ tằm hoa khác bán giá trong khoảng từ 230 – 550.000 VNĐ/mét.

Tới tham quan làng nghề lụa Vạn Phúc, du khách không thể quên được những món quà lưu niệm ở chợ Vạn Phúc. Tại đây, các mặt hàng làm từ lụa rất phong phú cho nhiều đối tượng.

Các mặt hàng làm từ lụa rất phong phú cho nhiều đối tượng. Ảnh: vietcetera

Bên cạnh lụa để may áo sơ mi, áo cánh thì giờ đây bạn có thể thấy lụa được dùng để may áo vest, váy,túi xách, khăn choàng …kết hợp với các chất liệu hiện đại để tạo nên những sản phẩm đẹp, phong phú về mẫu mã được nhiều người cũng như khách du lịch ưa thích.

Những tấm áo dài, khăn choàng, tấm lụa hay chiếc túi từ lụa thêu hoa luôn là món quà đẹp, ý nghĩa mà các chị, các em, các mẹ rất ưa thích. Hoặc những chiếc nón xinh xắn bọc lụa cũng là món quà nhiều người chọn khi tới tham quan làng nghề Vạn Phúc ở Hà Nội chọn mua.

>> Xem thêm: Tour du lịch Hà Nội giá rẻ

Bước vào làng nghề lụa Vạn Phúc, du khách như được sống trong không gian làng quê xưa đẹp, yên bình với cây đa, giếng nước, sân đình. Con đường làng ngõ cổ kính giờ đây đẹp hơn bởi những bức tường bích họa tuyệt đẹp.

Nếu đến đây vào dịp lễ hội, du khách sẽ thấy làng lụa thật khác. Ảnh: nld

Tới làng nghề lụa Vạn Phúc, bạn sẽ thấy ngôi chùa Vạn Phúc nằm gần ngay cổng làng. Chùa nổi bật với kiến trúc miền Bắc, có cây đa cổ thụ mấy người ôm không xuể, có ao sen,…có khung cảnh đẹp.

Nơi đây, tạo cho con người những cảm giác thật yên bình thoải mái mang đậm chất làng quê ta xưa. Chùa nơi cầu bình an, no ấm cho người dân trong làng.

Để chứng kiến cảnh khu phố đẹp lung linh, cảnh mọi người mua sắm nhộn nhịp bạn nên tới làng Vạn Phúc vào buổi chiều tối hoặc cuối tuần. Vào thời gian này, bạn sẽ tha hồ mà chụp hình, mua sắm rất thú vị.

Khi tới làng Vạn Phúc, giá vé gửi xe máy để vào tham quan là 5.000đ/ 1 xe. Còn ô tô là 30.000đ/ xe.

Giá vé gửi xe máy để vào tham quan là 5.000đ/ 1 xe. Ảnh: vov

Như vậy ở bài viết này, các bạn đã cùng Du lịch Việt Nam khám phá nét đẹp làng nghề lụa Vạn Phúc. Để có những trải nghiệm về văn hóa Việt, tìm hiểu về nghề dệt lụa truyền thống, cảm nhận vẻ đẹp làng quê Việt… các bạn có dịp tới Hà Nội nhớ tới tham quan làng lụa Vạn Phúc nhé. Đừng quên theo dõi những tin tức du lịch Hà Nội mới nhất của chúng tôi.

Phong Lan

01 Aug 2019 - 16 min read

Ghé thăm Hà Nội phồn hoa đô thị, hãy du lịch làng lụa Vạn Phúc - nơi điểm xuyết tinh hoa văn hóa Việt còn đang được gìn giữ, vốn đã rất nổi tiếng và đã đi vào thơ ca nhạc họa. Nổi tiếng khắp cõi xưa nay về lụa, chẳng ai không biết đến lụa Vạn Phúc trứ danh từng được đánh giá là sản phẩm thủ công tinh xảo nhất xứ Đông Dương.
Những vùng tơ lụa nổi tiếng Hà Đông [nay thuộc Hà Nội], Nha Xá, Cổ Chất ở miền Bắc đến Hội An, Mã Châu ở miền Trung vào đến đất cao nguyên có lụa Bảo Lộc [Lâm Đồng] sang miền sông nước An Giang nổi danh với vùng Tân Châu, lụa Việt theo năm tháng đã đi vào huyền thoại. Người Bắc Kỳ vẫn luôn tự hào khi lụa Vạn Phúc lần đầu tham gia hội chợ quốc tế Marseille từ những năm 1931. Là một làng nghề truyền thống thế nên Vạn Phúc vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng vốn có của vùng quê Việt Nam ngay giữa thành phố đang phát triển, quá trình đô thị hóa ngày càng rõ ràng.

Làng lụa Vạn Phúc “trứ danh”.

Làng Lụa Vạn Phúc [hay có tên gọi khác là làng lụa Hà Đông] thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km. Nếu bạn di chuyển bằng xe máy thì tuyến đường dễ đi: trung tâm thành phố - Nguyễn Trãi - Lê Văn Lương - Tố Hữu.

Nơi có sản phẩm tinh xảo nhất xứ Đông Dương.

Được coi là biểu tượng của đất Hà Đông, thế nên cổng làng chào đón du khách thập phương đến với Vạn Phúc nổi bật ngay trên trục đường Tố Hữu, dễ dàng nhận diện. Cổng làng được xây theo kiến trúc giản đơn bằng gạch đỏ nhưng vẫn kiên cố, vững chãi. Từ xa xưa, cổng làng được coi như tấm chắn bảo vệ sự an lành cho người dân, là chốn đón đưa những người con trở về với cội nguồn.

Bia đá sừng sững “Làng lụa Vạn Phúc”.

Để tạo ra một tấm lụa tơ tằm truyền thống, các nghệ nhân phải trải qua rất nhiều công đoạn cũng như thời gian và công sức. Các bước thực hiện mới chỉ nghe thì khá đơn giản, thế nhưng để thực hiện một cách thành thạo cũng như tạo ra sản phẩm chất lượng thì những người thợ phải dành rất nhiều tâm huyết: kéo kén, guồng tơ, mắc cửi, nối cửi, dệt tơ, nhuộm tơ. Ở bất kì công đoạn nào người nghệ nhân cũng phải hết sức cẩn thận, túc trực theo dõi 24/24 ngay cả khi công đoạn máy móc thực hiện.

Đối với người dân Vạn Phúc “mỗi dải lụa là kết quả của quá trình trồng dâu nuôi tằm kéo kén, ươm tơ cho đến lúc dệt, là kết tinh của trời - đất, thắm đượm công sức, tài hoa của những nghệ nhân, là sản phẩm quý giá của quê hương; tặng sản vật quý nhất của làng cho các bậc cao niên đáng kính, đáng trọng còn có ý nghĩa nào bằng. Sắc thái văn hoá nghề nghiệp ở làng dệt Vạn Phúc thấm sâu trong tình cảm, trong lối ứng xử của con người Việt Nam”.

Từng công đoạn được làm rất tâm huyết.

... để cho ra sản phẩm hoàn hảo nhất.

Tham quan công trình làm lụa.

Chợ lụa Vạn Phúc là nơi giới thiệu, quảng bá và bán các sản phẩm đến du khách. Mỗi một cửa hàng lại có cách bài trí riêng, thế nhưng điểm chung tại khu chợ này đó là màu sắc luôn rực rỡ, tươi mới, các mẫu mã sản phẩm từ khăn, áo, quần, áo dài, cũng như rất nhiều sản phẩm trang trí được làm từ lụa.

Ngày xưa lụa chỉ may được áo cánh, áo sơ mi thì bây giờ lụa đã được dùng để may vest, các bộ váy hiện đại, hợp thời… Chất liệu chính vẫn là tơ tằm nhưng để phong phú hơn thì người thợ kết hợp với nhiều chất liệu vải khác để cho ra các dòng sản phẩm mới, có sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường. Sáng tạo thêm kiểu mẫu khác như khăn quàng, túi, chăn… với đa dạng mẫu mã, khách muốn mua gì là mình có cái đó.

Các sản phẩm về lụa rất phong phú.

Ngay bên trái cổng làng Vạn Phúc, bạn sẽ thấy ngôi chùa Vạn Phúc cổ kính, ngôi chùa mang đậm kiến trúc của chùa miền Bắc với cây đa cổ thủ, giếng sen cùng cây cầu gỗ chắc hẳn sẽ đem lại cho bạn cảm giác thư thái. Có lẽ đến với làng Vạn Phúc người ta không chỉ được chiêm ngưỡng cái vẻ đẹp hút hồn của những dải lụa mềm nơi đây mà còn tận hưởng những giây phút an yên tại chùa Vạn Phúc.
Tọa lạc trên mảnh đất lưu giữ nghề Tổ truyền thống, ngôi chùa Vạn Phúc cũng mang những kiến trúc cổ kính, lâu đời: mái đình, cầu gỗ, thác nước, đài sen Phật Bà Quan Âm… Chùa nằm bên trái cổng làng, rất dễ nhìn thấy bởi kiến trúc nổi bật, được khắc vẽ tinh vi, thế nhưng cũng đã bị phai màu dần theo năm tháng.

Không khí thanh tịnh ở chùa.

Ngôi chùa nằm ngay phía cổng làng đi vào.

Chiếc cầu gỗ bắc qua hồ sen.

Khoảng sân rộng bên trong được lát gạch đỏ đã bạc màu, gạch bê tông, được bài trí thêm những chậu cây xanh. Âm thanh yên tĩnh, lúc nào cũng nghe được tiếng nhà chùa gõ mõ, tụng kinh, cầu cho dân làng ấm no, an lành, hạnh phúc.

Tượng Bà Quan Âm giữa hồ.

Vạn Phúc mang hoài niệm của làng quê xưa: giếng nước, cây đa, mái đình, cổng làng cổ kính,...Tất cả hiện lên như một bức tranh làng quê sắc nét và chân thực. Không còn khói bụi, không có âm thanh ồn ã, tiếng còi ầm ĩ của những chiếc xe trọng tải lớn, ngôi làng lụa như một thế giới hoàn toàn tách biệt đối lập với thế giới ngoài kia, yên bình hơn, trong lành hơn.

Cây cổ thụ mấy người ôm không xuể.

“Bàn trà” thường thấy ở làng quê Việt Nam.

Con đường Bích họa là dấu ấn khó phai cho khách du lịch mỗi khi du lịch làng lụa Vạn Phúc. Bức tường làng được thay áo mới bởi bức tranh khổng lồ tái hiện lại những cảnh làng nghề xưa do người dân, các cô giáo mầm non trong làng chung tay vẽ nên.

Tường bích họa của làng lụa.

Tái hiện cảnh làng quê Việt Nam xưa.

Tường Bích họa ở giữa trung tâm làng, phía trước là sân đình rộng rãi, thoáng mát, mà còn rất yên bình. Nó bình yên đến độ bạn còn nghe được tiếng chim ríu rít gọi đàn trên tán cây cổ thụ, hay cả tiếng đọc bài của trẻ nhỏ ở trường mẫu giáo bên cạnh.

Cây đa, giếng nước, mái đình,... hiện lên sống động.

Chiều hôm ấy, chính chúng tôi cũng thấy lạ, các cụ già trong làng đều ra ngồi kín một băng ghế đá dài. Sau khi hỏi chị bán nước, tôi mới được thì ra là chiều nào cũng vậy. Cứ khoảng chiều chiều, các cụ trong làng lại cùng nhau ngồi trên chiếc ghế đá dài hàn huyên tâm sự.

Các cụ ngồi hàn huyên tâm sự.

Có nhiều cụ vẫn còn khỏe, minh mẫn thì tự đi lại được, khi đến chào hỏi thăm mọi người. Có một số cụ yếu hơn chút thì được người nhà đưa ra tận nơi. Các cụ bà thì thầm với nhau chuyện to, chuyện nhỏ. Có những cụ có khi chả buổi nói với ai câu nào, cứ ngồi trầm ngâm suy tư, thi thoảng nghe được câu chuyện vui từ những người bạn lại nở nụ cười tươi rói. Chắc hẳn các con cháu của cụ luôn mong nụ cười ấy tươi như vậy mãi.

Giữa chốn thanh bình làng quê, bạn được thưởng thức những thức quà giản đơn mà thấm đượm vị quê hương. Điều ấy còn gì thú vị và hấp dẫn hơn nữa. Một cốc chè đỗ đen, thạch dừa, 10.000 VND, thanh mát giữa ngày hè oi ả hay bánh rán giòn, vàng thơm, béo ngậy với giá chỉ 5000 VND /cái rất hợp lý. Chỉ với chiếc xe đẩy hàng nhỏ nhỏ, chị ấy đã mang ký ức tuổi thơ chở đi khắp chốn.

Bánh rán mặn, chè đỗ đen.

“Áo lụa Hà Đông” nỗi nhớ dai dẳng đã được phổ thành thơ ca, ngân nga trong lòng những người con Việt.

“ Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông” [thơ Nguyên Sa]

-

Làng Vạn Phúc đã trở thành cái nôi trong làng lụa gấm trên cả nước. Lụa Vạn Phúc đã vượt qua giá trị hàng hóa đơn thuần trở thành biểu tượng của văn hóa, của vùng đất Hà Đông, của dân tộc Việt Nam. Dù chỉ là lữ khách vãng lai nhưng mỗi du khách đều cảm thấy rất thân thuộc, tâm hồn dịu mát, yêu quê hương hơn.

Ngoài phương tiện xe máy, thì bạn có thể đến thăm làng bằng xe buýt, Các tuyến xe buýt đến Làng lụa Vạn Phúc: 03, 07, 14, 20c, 25, 26, 31,32, 36, 50, 55, 79

Thời điểm thích hợp nhất để bạn đến su lịch làng lụa Vạn Phúc Hà Đông là vào tuần lễ văn hóa diễn ra vào khoảng giữa tháng 11 cuối năm hoặc buổi chiều tối những ngày cuối tuần. Khi đó, không khí cả khu phố sẽ rộn ràng hơn, nhiều màu sắc hơn và cũng là một điểm gợi ý siêu tuyệt vời dành cho các bạn trẻ thích check-in.

Vào những ngày mồng một hay rằm hàng tháng, khi bạn đến thăm quan mua sắm thì chúng mình nên hạn chế mặc cả, vì nó mang ý nghĩa không hay với những người dân buôn bán.

Qua cổng làng vài mét có một điểm trông xe khá rộng, giá cả phải chăng 5,000 VND/ xe máy; 30,000 VND/ô tô… Các bạn có thể gửi xe, đi bộ để thăm quan mua sắm được thoải mái.

Trong làng không có nhiều quán ăn, chủ yếu có một số chị bán hàng rong, thức ngon sạch sẽ, đảm bảo, giá cả hợp lý nên các bạn yên tâm thưởng thức.

Tác giả: Dương Hải Ly

*Bài viết tham gia chương trình Traveloka Golocal

Traveloka Golocal là chương trình viết blog giới thiệu những địa điểm đẹp trên khắp đất nước Việt Nam. Đây là cơ hội tuyệt vời để quảng bá du lịch địa phương đến mọi người. Với mỗi bài viết đạt yêu cầu bạn sẽ nhận ngay 800.000 VND và cơ hội làm Cộng tác viên với Traveloka. Thông tin chi tiết về chương trình xem tại://www.traveloka.com/vi-vn/golocal

Video liên quan

Chủ Đề