Tại sao con người thuộc giới động vật

Các nghiên cứu gần đây cho biết quan niệm con người là loài động vật thông minh nhất có nguy cơ bị bác bỏ.

Khi động vật cũng hành xử như con người

Động vật ở thành thị “thông minh” hơn ở nông thôn

Qua hàng ngàn năm, tất cả các học giả xuất sắc thuộc các thời kì, giai đoạn lịch sử khác nhau đều lặp đi lặp lại cùng một ý tưởng, đó là con người đặc biệt bởi lẽ con người là loài thông minh nhất trong thế giới động vật.

Tại sao con người thuộc giới động vật

Các nhà nghiên cứu của Đại học Adelaide tại Úc tranh luận trong một cuốn sách sắp được xuất bản có tên The Dynamic Human, cho rằng con người thực sự không thông minh hơn các loài sinh vật khác. Thậm chí có nhiều loài động vật thông minh hơn chúng ta rất nhiều.

Tiến sĩ Maciej Henneberg - giáo sư tại một trường Đại học Y cho biết các nghiên cứu về trí thông minh và sự tiến hóa não linh trưởng vẫn tiếp tục được tiến hành và ủng hộ quan điểm con người không phải là sinh vật thông minh nhất trên Trái đất.

Các nhà nghiên cứu cho biết niềm tin vào tính ưu việt của trí tuệ con người được gây dựng từ khoảng 10.000 năm trước khi cách mạng nông nghiệp nổ ra, con người bắt đầu thuần hóa động vật. Ngoài ra sự ra đời của các tổ chức tôn giáo cũng củng cố thêm cho quan điểm con người là loài động vật có trí tuệ ưu việt hơn cả so với các sinh vật khác.

Tiến sĩ Henneberg cho biết: “Thực tế là động vật có thể không hiểu tiếng nói của chúng ta, trong khi chúng ta cũng không hiểu chúng. Trí tuệ của con người với các loại động vật khác nhau không phải ở mức độ mà khác nhau ở tính chất”.

Ví như nhiều loài động vật (cá voi, cá heo, voi, hải ly…) có những dấu hiệu riêng để giao tiếp, trong khi con người không thể hiểu được những dấu hiệu đó.

Tiến sĩ Gordon Burghardt, giáo sư khoa tâm lý và sinh học tiến hóa của Đại học Tennessee tại Knoxville chia sẻ với tờ The Huffington Post rằng ông đồng quan điểm với nhận định của các nhà nghiên cứu, cho rằng con người có nền văn hóa tích lũy, điều đó cho phép loài người có khả năng làm bất cứ điều gì mà động vật khác không làm được. Tuy nhiên điều này không hẳn là chính xác. Các loài động vật khác cũng có thể làm được những việc mà con người làm, như xây nhà, xây tổ, bắt cá… một cách tài tình.

Khánh Hà (The Huffington Post)

Martha Reiskind, một nhà sinh thái học phân tử tại Đại học Bang North Carolina, cho biết với công nghệ giải trình tự gen hiện đại và sự hiểu biết của khoa học về sự tiến hóa, việc đưa ra các dự báo ngắn hạn chỉ là ''chuyện nhỏ'', Live Science đưa tin. Ví dụ, chúng ta có thể dự đoán rằng nếu con người đột ngột tuyệt chủng vào ngày mai, biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục thúc đẩy nhiều loài hướng tới khả năng chống chịu với hạn hán để tồn tại. Các loài xứ lạnh cũng sẽ tiếp tục đấu tranh sinh tồn nhưng đáng buồn thay, với tình trạng ấm lên toàn cầu, gấu Bắc Cực và chim cánh cụt khó có thể phát triển mạnh trong nhiều thiên niên kỷ sau khi con người biến mất.

Tiến hóa hội tụ

Theo nhà địa chất, nhà  Dougal Dixon, một nhà địa chất, nhà văn khoa học và là tác giả của cuốn sách giả tưởng về động vật của tương lai, vấn đề lớn nhất nằm ở khái niệm tiến hóa hội tụ. Đó là một quá trình tiến hóa trong đó hai sinh vật không liên quan nhưng cuối cùng phát triển các đặc điểm giống nhau để thích nghi trong một môi trường cụ thể hoặc lấp đầy một hốc sinh thái cụ thể. 

Theo nghiên cứu từ Đại học Manchester, để hoàn thành vai trò sinh thái tương tự như con người, một loài khác sẽ cần phải phát triển một năng lực tương tự để thao tác các vật thể. Nói cách khác, chúng sẽ cần có bàn tay với các ngón tay cái đối lập, linh hoạt.

Các loài linh trưởng khác, như tinh tinh và tinh tinh lùn bonobo - những họ hàng gần nhất còn sống của chúng ta - cũng có ngón cái đối lập mà chúng sử dụng để tạo ra công cụ trong tự nhiên. Như vậy nếu con người tuyệt chủng, những động vật linh trưởng này khả năng thay thế chúng ta. Có lẽ sẽ mất hàng trăm nghìn hoặc thậm chí hàng triệu năm tiến hóa để các loài vượn khác phát triển khả năng tạo ra và sử dụng các công cụ tinh vi giống như con người. 

Nhưng bất kỳ thảm họa nào đủ mạnh để quét sạch con người cũng có khả năng quét sạch động vật linh trưởng. Tình huống này đưa đến một ứng cử viên tiềm năng khác cũng biết sử dụng công cụ có thể lấp đầy chỗ trống của con người, đó là loài chim.

Tại sao con người thuộc giới động vật
 Quạ có thể bẻ cong sợi dây thành chiếc móc để lấy thức ăn. Ảnh: Đại học Oxford

Khi loài khủng long tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm, các loài động vật có vú đã vươn lên lấp đầy nhiều hốc sinh thái bỏ trống. Nếu con người biến mất, loài chim có thể đảm nhận vai trò của chúng ta như những động vật trên cạn thông minh và khéo léo nhất. 

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science vào năm 2020, các loài chim cực kỳ thông minh. Chẳng hạn như loài quạ, có trí tuệ ngang ngửa với tinh tinh. Và một số loài chim có thể sử dụng đôi chân và chiếc mỏ khéo léo của mình uốn cong một sợi dây tạo thành chiếc móc để lấy thức ăn, trong một nghiên cứu năm 2002. Trong khi đó, vẹt xám Châu Phi đã được huấn luyện có thể học tới 100 từ vựng và làm các phép toán đơn giản, hiểu được khái niệm về số 0.

Ngoài ra, các loài chim cũng có thể tụ tập thành đàn lớn, thậm chí xây dựng những tổ cộng đồng lớn như loài Philetairus socialus.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều nhóm động vật khác cực kỳ thành thạo trong điều khiển đồ vật bằng chi. 

Ứng cử viên tiềm năng khác

Jennifer Mather, một nhà nghiên cứu về trí thông minh động vật chân đầu tại Đại học Lethbridge ở Alberta, Canada, cho biết: “Trí thông minh điều chỉnh hành vi của bạn là kết quả từ môi trường sống''. Về phương diện này, bạch tuộc có lẽ là loài động vật không phải con người thông minh nhất trên Trái đất. Chúng có thể học cách phân biệt giữa các vật thể thực và ảo và thậm chí có thể sắp xếp môi trường xung quanh bằng cách loại bỏ tảo không mong muốn khỏi ổ và rào lối vào bằng vỏ sò, theo một nghiên cứu trên tạp chí Communicative and Integrative Biology. Chúng thậm chí còn được biết đến là sống thành từng cộng đồng.

Tuy nhiên, bạch tuộc hay bất cứ động vật chân đầu nào khác sẽ khó thích nghi với cuộc sống trên cạn nên không thể thay thế vị trí của con người.

 Một khu vực xavan nhiều tổ mối ở Châu Phi. Ảnh: Getty/AFP

Mather chuyển hướng sang các loài côn trùng có tập tính xã hội, như kiến và mối. 

Côn trùng cực kỳ thích nghi với các loại môi trường khác nhau. Chúng đã tồn tại trên Trái đất khoảng 480 triệu năm. Trong thời gian đó, chúng đã tiến hóa để lấp đầy hầu hết mọi ngóc ngách có thể, từ bay đến đào hang và bơi lội, thậm chí xây dựng các cấu trúc phức tạp giống như thành phố. Tổ chức của các đàn kiến ​​và mối có lẽ giống với nền văn minh của con người hơn bất kỳ loài không phải loài người nào khác trên Trái đất. 

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B , kiến được biết đến là biết trồng nấm. Chúng cũng có thể giao tiếp giữa các thành viên trong đàn, theo một nghiên cứu khác năm 2021. Nếu con người tuyệt chủng, có khả năng những đàn côn trùng này có thể thống trị thế giới, giả sử chúng sống sót sau biến đổi khí hậu.

Tất nhiên, tất cả những điều này chỉ là suy đoán. Con người hầu như không thể dự đoán thực sự sự tiến hóa sẽ diễn ra như thế nào trên quy mô thời gian địa chất. Có rất nhiều yếu tố tác động, bao gồm đột biến ngẫu nhiên, sự kiện tuyệt chủng đột ngột và tắc nghẽn dân số, trong đó 1 loài tự rút lui khỏi bờ vực tuyệt chủng nhưng mất đi phần lớn sự đa dạng di truyền.

Và càng khó dự đoán hơn liệu một loài khác sẽ phát triển trí thông minh cấp độ con người hay xây dựng các thành phố. Mather cho rằng điều đó có thể xảy ra dưới áp lực chọn lọc tiến hóa trong hàng triệu năm. 

Với Dixon, ông ít lạc quan hơn, nói: “Tôi không nghĩ thiên nhiên sẽ mắc sai lầm đến 2 lần''. 

Chúng ta thường cho rằng con người là thực thể cao nhất, hoặc chí ít là tách biệt, so với mọi loài vật trên hành tinh. Nhưng thực tế là mỗi loài vật đều đặc biệt và con người cũng không ngoại lệ. Vậy tại sao con người thống trị động vật? Bằng những luận cứ khoa học, Giáo sư tâm lý học Thomas Suddendorf thuộc Ðại học Queensland (Úc) đã lý giải rõ vấn đề này, thông qua cuốn sách mới nhất của ông mang tên "The Gap: The Science of What Separates Us From Other Animals" (tạm dịch: Khoa học về Sự khác biệt giữa Con người và Ðộng vật).

Những khác biệt về thể chất phân biệt con người với những "họ hàng" gần gũi nhất là gì? Theo Giáo sư Suddendorf, cũng là một học giả thuộc Hiệp hội Khoa học Tâm lý – một tổ chức quốc tế, cơ thể chúng ta có nhiều điểm khác biệt so với các loài vượn và tinh tinh.

Tại sao con người thuộc giới động vật

 Tinh tinh là loài có gần 99% ADN giống với con người. Ảnh: Getty Image

Theo đó, con người có thể duỗi thẳng đầu gối, có đôi chân dài hơn đôi tay, đặc biệt là khả năng đứng thẳng, giúp giải phóng đôi tay để làm những việc khác chứ không phải dùng nâng đỡ cơ thể như vượn và tinh tinh. Về phần mặt, răng nanh ở người bị thoái hóa nhưng có thêm bộ phận được gọi là cằm. Riêng tròng mắt con người tương đối nhỏ và bao quanh bởi vòng trắng, giúp chúng ta dễ dàng xác định hướng nhìn của người khác. Ngoài ra, cơ thể người được bao phủ bởi tuyến mồ hôi hoạt động như hệ thống làm mát hiệu quả hơn so với các loài linh trưởng khác.

Sự khác biệt về thể chất nói trên tính ra không có gì đột phá so với việc loài chim tiến hóa thêm đôi cánh để thích nghi với cuộc sống. Vì vậy, người ta nghĩ rằng lý do chúng ta thống lĩnh hành tinh là vì có bộ não lớn hơn.

Phải chăng loài người sở hữu bộ não lớn nhất? Câu trả lời là không. Bộ não chúng ta trung bình nặng từ 1,25-1,45 kg, trong khi não của voi nặng 4 kg và não cá voi nặng khoảng 9 kg. Xét về tỷ lệ, não người chiếm 2% trọng lượng cơ thể (dù tiêu thụ tới 25% nguồn năng lượng), trong khi não của voi và cá voi chiếm chưa tới 1% thể trọng. Tuy nhiên, nếu dựa vào kích thước não tương đối (tỷ lệ não so với thể trọng) để đánh giá con người ưu việt hơn động vật cũng không đúng, bởi chuột chù và chuột có kích thước não tương đối lớn gấp 5 lần chúng ta. Điều này chứng tỏ kích thước não không quyết định.

Vậy những khác biệt nào cho phép chúng ta trở thành sinh vật làm chủ Trái đất? Trong cuốn sách, Giáo sư Suddendorf cho biết ông tiến hành xem xét các đề xuất phổ biến nhất cho thấy chúng ta nổi trội hơn động vật, gồm: ngôn ngữ, khả năng dự đoán, trực giác và trí tuệ, văn hóa và đạo đức. Mặc dù nhiều loài vật, đặc biệt là những động vật có họ hàng với chúng ta, cũng có một số khả năng đặc biệt trong các lĩnh vực này nhưng ông nhận thấy khả năng của con người là đặc biệt hơn cả khi xét trong từng bối cảnh và trên một số khía cạnh.

Cụ thể hơn, ở người xuất hiện hai tính năng rất quan trọng: mong muốn trao đổi suy nghĩ lẫn nhau và khả năng suy xét, chọn lựa giữa những tình huống có lợi nhất. Mặt khác, con người dựa vào phương thức linh hoạt để kiểm soát hành vi thông qua tư duy thông minh. Chúng ta vừa có khả năng hồi tưởng lại vừa tưởng tượng, suy xét về những gì đã xảy ra hoặc dự báo diễn biến trong tương lai, từ đó tìm ra phương thức tối ưu nhất, khiến chúng ta có lợi thế hơn so với những sinh vật khác kém về khả năng dự báo.

Nhưng tại sao chỉ có loài người thống trị thế giới?

Nếu những đặc điểm trên hữu ích như vậy, bạn có thể tự hỏi tại sao các sinh vật khác không phát triển như loài người. Theo tác giả, khác biệt giữa con người và các sinh vật khác trước đây không quá cách xa như ngày nay. Chẳng hạn cách đây 40.000 năm, chúng ta cùng chia sẻ hành tinh này với nhiều loại người tiền sử thông minh, có dáng đi thẳng và biết sử dụng công cụ bằng đá như người Neanderthal, Denisovan và người lùn ở đảo Flore (Indonesia). Nhưng chính quyền hạn đặc biệt không bắt nguồn từ cơ bắp mà xuất phát từ tinh thần tập thể và trí tuệ, bao gồm phát triển khả năng ngôn ngữ và trí khôn sinh tồn, đã giúp con người tồn tại và tiến hóa. Trong khi các loài vật khác thường đối mặt với nguy cơ diệt vong (một phần do tổ tiên chúng ta gây ra), con người vẫn phát triển, tạo ra nền văn minh và những công nghệ mà dựa vào đó, chúng ta đã cùng nhau thay đổi bộ mặt của Trái đất.

ÐƯỜNG THẤT (Theo CNN, Discovery-zone)