Tại sao cần sử dụng công nghệ cao trong sản xuất cơ khí

Để tồn tại và phát triển, con người phải tạo ra của cải vật chất. Lao động là quá trình con người dùng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm cần thiết. Các sản phẩm [công cụ, phương tiện, máy, thiết bị…] mà con người sử dụng hàng ngày hầu hết là do ngành sản xuất cơ khí làm ra.

Cơ khí có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống:

+ Cơ khí tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công thành lao động bằng máy và tạo năng suất cao .

+ Cơ khí giúp cho lao động và sinh hoạt của con người trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn .

+ Nhờ có cơ khí, tầm nhìn của con người được mở rộng, chinh phục được thiên nhiên.

+ Cơ khí có vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra thiết bị, máy và công cụ cho mọi ngành trong nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện để các ngành này phát triển tốt hơn.

Sản phẩm cơ khí được hình thành như thế nào?

+ Gia công cơ khí là quá trình tạo cho chi tiết có hình dạng, kích thước hoặc tính chất xác định, phù hợp với yêu cầu kĩ thuật dựa trên các nguyên lí khoa học và công nghệ.

+ Rèn, dập →Dũa, khoan → Tán đinh→ nhiệt luyện.

+ Vật liệu cơ khí [ Kim loại, phi kim ] → Gia công cơ khí [ Đúc, hàn, rèn, cắt gọt, NL] → Chi tiết → Lắp ráp → sản phẩm cơ khí

Gia công cơ khí Hải Phòng

BNEWS Đẩy mạnh sự hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp cơ khí trong nước và đặc biệt tăng cường đầu tư, ứng dụng những thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

Do vậy, chủ tịch Hiệp hội VAMI Nguyễn Văn Thụ cho rằng, cần đẩy mạnh sự hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp cơ khí trong nước, tránh đầu tư trùng lặp để chống lãng phí, và đặc biệt tăng cường đầu tư và ứng dụng những thiết bị khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp như VEAM, Trường Hải… có kế hoạch đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để đổi mới công nghệ, và nâng cao năng lực sản xuất, nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa và tiến tới xuất khẩu. Hội thảo này ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển của các doanh nghiệp lớn, thì cũng là nơi để cộng đồng doanh nghiệp cơ khí tìm hiểu máy móc, công cụ hiện đại, nhằm hợp tác, liên kết với nhau, nâng cao công nghệ, năng lực sản xuất sản phẩm và mở rộng dây chuyền sản xuất bằng các máy công cụ, công nghệ gia công kim loại mới, ông Nguyễn Văn Thụ chia sẻ thêm. Theo ông Dương Văn Hồng, Tổng Giám đốc Tổng công ty Cơ khí xây dựng – COMA, trong nhiều năm qua, tổng công ty đã luôn chú trọng áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao tính cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo kết cấu thép và thiết bị phi tiêu chuẩn. Ông Hồng cũng cho biết thêm: “Chúng tôi chú trọng vào các công nghệ hàn mới như: TIG, MIG, MAG, điện xi… và mua các thiết bị mới hiện đại như máy cắt CNC, các trung tâm gia công phục vụ chế tạo bi cầu giàn không gian, các máy hàn mới hiện đại… để phục vụ sản xuất, triển phai chế tạo các sản phẩm mới, chính xác và chất lượng”.

Nhiều doanh nghiệp tại hội thảo cho rằng, ngoài việc tự nâng cao về mặt thiết bị, công nghệ trong sản xuất thì với “bệnh tình” của ngành cơ khí như hiện nay, việc tiếp thu những công nghệ mới thông qua liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp mạnh trong và ngoài nước về thiết kế, chế tạo thiết bị cơ khí là rất cần thiết.

“Sóng” công nghệ cao vào cơ khí chế tạo

Đón những lợi thế khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế tạo đang có xu hướng tăng đầu tư dự án sản xuất công nghệ cao.

Vốn dồn vào cơ khí chế tạo

Tập đoàn Schaeffler hoạt động trong lĩnh vực phụ tùng ô tô của Đức vừa khởi công xây dựng nhà máy mới tại Đồng Nai với khoản đầu tư được công bố là 55 triệu Euro.

Nhà máy dự kiến được xây dựng trên diện tích 5 ha [giai đoạn I] với kế hoạch hoàn thành trong quý IV/2018 và năng lực sản xuất hàng năm là 15 triệu sản phẩm. Với việc đầu tư nhà máy mới, Tập đoàn Schaeffler sẽ tăng năng lực sản xuất các dòng sản phẩm cụm gối đỡ và bi cầu chèn [RIBB] để cung cấp cho các nhà sản xuất ô tô.

Ông Andreas Schick, Tổng giám đốc Schaeffler khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, nhà máy mới được trang bị công nghệ sản xuất tiên tiến của Schaeffler, sẽ thay thế cơ sở sản xuất hiện có đã được đầu tư, xây dựng cách đây hơn 10 năm.

“Việc đầu tư này củng cố cam kết lâu dài của chúng tôi vào khu vực này, đồng thời giúp phục vụ tốt hơn các khách hàng có nhu cầu về sản phẩm chất lượng cao. Đây là nhà máy thứ hai do Schaeffler sở hữu ở Đông Nam Á và là một phần trong tầm nhìn của chúng tôi để củng cố hơn nữa dấu ấn hoạt động và công nghệ”, ông Andreas Schick nói và cho biết, Tập đoàn Schaeffler sẽ chuyển toàn bộ trách nhiệm sản xuất toàn cầu sang Việt Nam đối với danh mục sản phẩm sản xuất hiện nay. Trong thời gian tới đây, nhà máy tại Việt Nam cũng sẽ đảm trách sản xuất dòng sản phẩm mới cho vòng bi kim [NRB], là sản phẩm hàng đầu của Tập đoàn Schaeffler.

Chính thức hoạt động tại Việt Nam từ năm 2001, nhưng hiện mới được xem là thời điểm thích hợp để Schaeffler tăng tốc đầu tư. “Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng to lớn của Việt Nam vì trình độ giáo dục kỹ thuật cao, đạo đức làm việc tuyệt vời của nhân viên và sự nhiệt tình trong sản xuất”, đại diện của Schaeffler lý giải về quyết định chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất mới.

Tuy nhiên, Schaeffler cũng không phải là nhà sản xuất hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô quyết định chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất mới. Hồi tháng 7 vừa qua, đại diện Tập đoàn Bosch [Đức] đã công bố thông tin về việc sẽ đầu tư thêm 47 triệu USD cho nhà máy tại Việt Nam.

Cụ thể, khoản đầu tư này là để bổ sung máy móc, dây chuyền sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu về dây đai truyền lực đang tăng của các doanh nghiệp ô tô ở thị trường ASEAN và châu Á. Trong 3 năm trở lại đây, Bosch cũng liên tục tăng vốn đầu tư cho nhà máy tại KCN Long Thành [Đồng Nai]. Tính tới cuối năm 2016, đầu tư của Bosch tại đây là 365 triệu USD.

Những khoản đầu tư liên tục này cho phép nhà máy của Bosch nội địa hóa toàn bộ quy trình sản xuất dây truyền lực. Được biết, Bosch là một trong 4 doanh nghiệp tại Đồng Nai được cấp chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và các sản phẩm làm ra từ nhà máy này đều được xuất khẩu.

Sản xuất vẫn là điểm nhấn

Trong cơ cấu thu hút vốn FDI thời gian gần đây, lĩnh vực cơ khí chế tạo luôn chiếm tỷ trọng lớn, đóng góp tích cực vào kết quả chung. Theo đánh giá của các cơ quan quản lý, lĩnh vực này sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Cơ khí chế tạo tiếp tục nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tham gia vào các hiệp định thương mại thế hệ mới.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, bà Nguyễn Thị Minh Thu, Trưởng phòng Xúc tiến đầu tư của Khu công nghệ cao TP.HCM [SHTP] cho biết, Tập đoàn Nidec của Nhật Bản đã hoàn thiện các thủ tục tăng vốn đầu tư, đưa tổng số vốn đầu tư đăng ký lên hơn 446 triệu USD.

Tại SHTP, Tập đoàn Nidec hiện có 5 công ty thành viên được cấp phép, hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chính xác - tự động hóa. Trong đó, Công ty Nidec Việt Nam Corporation, chuyên sản xuất và tiêu thụ các linh kiện chính xác mô tơ có vốn đầu tư 200 triệu USD; Công ty Nidec Copal Precision Việt Nam, chuyên thiết kế, sản xuất và kinh doanh các loại mô tơ compact có độ chính xác cao và các linh phụ kiện của mô tơ có vốn đầu tư 110 triệu USD…

Trước đó, Dự án của Công ty TNHH Tsurumi Pump Việt Nam [Nhật Bản] cũng được cấp phép vào KCN Hiệp Phước [TP.HCM]. Dự án này chuyên sản xuất các loại máy bơm và các phụ tùng, bộ phận máy bơm trên diện tích 2,3 ha, có tổng vốn đầu tư 156 tỷ đồng. Theo đại diện Tsurumi Pump Việt Nam, nhà máy có khả năng sản xuất hơn một triệu máy bơm một năm và tạo ra hơn 1.500 loại sản phẩm khác nhau. Dự kiến, nhà máy sẽ đi vào hoạt động dịp đầu năm 2019.

Tập đoàn Tsurumi là một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới về các sản phẩm ngành nước và cũng là một trong những hãng tiên phong trong việc sản xuất và phát triển các chủng loại bơm.

Công nghệ cơ khí là một trong những ngành hình thành sớm nhất trong lịch sử phát triển loài người.

Công nghệ cơ khí là một trong những ngành hình thành sớm nhất trong lịch sử phát triển loài người. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển qua mọi thời đại, ngành công nghệ cơ khí luôn đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển trong mọi lĩnh vực của mọi nền kinh tế - xã hội trên toàn thế giới. Công nghệ cơ khí là ngành tham gia trực tiếp chế tạo, sản xuất các thiết bị sản phẩm cơ khí.

Trước đây để gia công cơ khí, người thợ phải lấy nguyên liệu, gia công bằng tay trên các máy móc nửa thủ công như máy tiện, máy phay, máy bào, máy hàn... Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, nên ngành này cũng được chuyên môn hóa,hầu hết các công việc gia công đã được tự động hóa bằng các máy gia công hiện đại [máy CNC], công việc của người thợ chỉ còn là đứng máy nhấn nút, lập trình gia công... các công việc trước đây như lấy vật liệu [phôi], tiện, phay…. đều phải thực hiện bằng tay, thì hiện nay  được máy tự động thực hiện một cách chính xác theo chương trình đã được lập trình. Các công việc thiết kế trước đây phải thực hiện bằng việc vẽ các bản vẽ bằng tay, ngày nay đã có sự hỗ trợ của máy tính với các chương trình chuyên hỗ trợ cho việc thiết kế cơ khí của phần mềm được gọi là CAD, CAD cho phép xây dựng được những bản vẽ có độ phức tạp cao. Người tham gia vào lĩnh vực cơ khí hiện nay luôn phải biết về CAD. Một bước tiến cao hơn trong ngành cơ khí là công nghệ CAD/CAM/CNC, tạo thành một quy trình khép kín từ khâu thiết kế đến khâu chế tạo sản phẩm bằng các máy móc gia công hiện đại.

Với những công nghệ như trên, ngành cơ khí ngày càng đóng góp tích cực để sản xuất ra các thiết bị, máy móc, sản phẩm cơ khí có độ chính xác cực cao, độ bền tốt.

Ngày nay, tất cả máy móc vận hành trong các dây chuyền sản xuất, hoạt động ở mọi nơi [trên và dưới mặt đất, trên mặt biển, dưới đáy biển, trên trời, ngoài vũ trụ...] đều có sự đóng góp lớn của các nhà khoa học, các tổng công trình, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân cơ khí.

Đặc biệt, hiện nay chúng ta đang nỗ lực thúc đẩy chiến lược phát triển Công nghiệp hoá - hiện đại hoá để hội nhập với nền kinh tế thế giới nên sau khi gia nhập WTO và sắp tới  những người công nhân có tay nghề cao, có đủ điều kiện về năng lực và trình độ ngoại ngữ có thể tham gia làm việc tại các nước trong cộng đồng Asian, nên cơ hội làm việc trong ngành cơ khí càng trở nên phong phú và rộng mở hơn bao giờ hết.

Sau hơn 20 năm mở cửa, hội nhập quốc tế, chào đón các nhà đầu tư nước ngoài, ngày nay hầu hết các lĩnh vực xây dựng, sản xuất, vận hành, bảo dưỡng tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể theo tiêu tiêu chuẩn quốc tế. Hiện các công ty cơ khí trong và ngoài nước luôn cần  đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề trong các ngành cơ khí chế tạo máy. Do vậy cơ hội việc làm và có thu nhập cao càng trở nên hấp dẫn đối với những người theo học nghề ngành Công nghệ cơ khí trong hiện tại cũng như trong tương lai.

Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề