Vì sao nỗi cái buồn trong lòng nhà thơ là cái buồn thời đại

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Không gian nghệ thuật thơ Huy Cận là cả một thế giới bên trong sâu lắng, bàng bạc mông mênh cảm xúc. Lấy cảm hứng từ vũ trụ và thiên nhiên, thơ Huy Cận là cõi bao la trong nỗi buồn mênh mang, là sự cảm nhận thân phận bé nhỏ cô độc của con người trước vũ trụ, là cái hữu hạn đời người trước vô tận của đất trời…

“Nỗi sầu nhân thế” cùng thế giới ngôn từ trong thơ Huy Cận

Đi tìm những nét đặc trưng trong thi pháp nghệ thuật của Huy Cận, thế giới nội tâm sâu lắng qua hình ảnh của không gian như: Dòng sông, bầu trời, con đường, biển cả… Song tất cả cũng để toát lên nỗi buồn thiên cổ, nỗi buồn như từ thuở con người cảm nhận được kiếp người, cảm nhận cái tôi bé nhỏ của một linh hồn lạc loài chấp chới. Phải đến sau Cách mạng tháng Tám, cuộc sống mới đã thổi vào hồn thơ Huy Cận một nguồn gió mới làm thay đổi điểm nhìn, cách nhìn của nhà thơ. Vẫn bút pháp tài hoa lãng mạn, vẫn cảm hứng về vũ trụ nhưng hồn thơ thi nhân căng tràn nhựa sống, đầy ắp niềm tin “Trời mỗi ngày lại sáng”. Điểm nhìn đã thay đổi tất yếu tứ thơ cũng thay đổi, hình tượng thiên nhiên, vũ trụ cũng thay đổi và tạo nên thông điệp mới về con người, cuộc sống.

“Nỗi sầu nhân thế” cùng thế giới ngôn từ trong thơ Huy Cận

Nỗi sầu nhân thế” trong thơ Huy Cận

Theo Hoài Thanh, thơ Huy Cận luôn thấm đẫm một nỗi buồn, “cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết đến ngoại cảnh”.

Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận là tiếng lòng thiết tha chan chứa một nỗi sầu vạn kỉ. Mỹ học Thơ mới đề cao cái Đẹp, cái Tuyệt đối, cái Vô cùng, cái Cao siêu; và đã Đẹp là luôn gắn với cái Buồn. Riêng Huy Cận từng cho rằng: “Cái đẹp bao giờ cũng hơi buồn” [Kinh cầu tự]. Hồn thơ Huy Cận là cái “hồn buồn” vừa mang nét đẹp Á Đông vừa mang tinh thần dân tộc. Thơ Huy Cận khắc khoải trong những nỗi buồn nhân thế, luôn hướng đến triết luận về thế thái nhân sinh. Một bài thơ tưởng như thuần biểu hiện cảm xúc như “Tràng giang” cũng gợi lên được nhiều ý niệm sâu xa về cuộc đời của riêng cái Tôi Huy Cận, cũng phần nào của cuộc đời của mỗi con người sống trong dòng chuyển lưu sinh hóa. Không còn là hình ảnh của riêng cái Tôi trữ tình, của Huy Cận, của cả một thế hệ những nhà thơ Mới: “Cái tôi cô đơn, tội nghiệp của các nhà thơ mới dường như đã tìm thấy sự tương hợp tuyệt diệu trong cành củi khô lạc loài của Huy Cận” mà còn gợi cảm thức về cuộc sống của bất cứ ai trong mỗi chúng ta. Sống trong dòng lưu chuyển sinh hóa, con người đâu có khác chi một cành củi nhỏ bé. Dòng sinh hóa ấy chẳng qua là “bề khổ”. Cảm thương cho mình, cho thế hệ mình cũng là khi thi nhân cảm thương cho chúng sinh, cho nhân loại.

Thế giới ngôn từ trong thơ Huy Cận

Thế giới nghệ thuật và ngôn từ trong thơ Huy Cận được biết đến với nét phong phú, độc đáo riêng, nổi bật là hình tượng cái tôi trữ tình.

Thế giới nghệ thuật trong thơ văn thường hàm chứa và thể hiện quan niệm riêng của người nghệ sĩ về thế giới, con người, biểu hiện khát vọng chân, thiện, mĩ và khao khát sáng tạo của nhà văn. Muốn tiếp cận được thế giới nghệ thuật của thơ phải nhận diện được cái Tôi trữ tình. Cái Tôi đó được bộc lộ qua chủ thể trữ tình, giọng điệu trữ tình hay mẫu hình lí tưởng mà hồn thơ ấy tôn thờ. Bên cạnh cái Tôi trữ tình thì Thế giới – hiểu như môi trường tự nhiên và xã hội bao quanh cái Tôi [không gian, thời gian, các nhân vật trữ tình] là yếu tố không thể thiếu để xây dựng nên thế giới nghệ thuật trong thơ. Với Huy Cận, cái tôi trữ tình ấy mang đậm một nỗi sầu nhân thế và cảm thức về con người vũ trụ. Cái Tôi trữ tình đặt trong mối quan hệ với văn học xưa, là sự pha trộn hài hòa giữa màu sắc cổ điển với tinh thần của thời đại mới; đặt trong mối tương quan với vườn hoa cái Tôi cá nhân Thơ mới. Đó là một thứ hoa lạ, vừa mơn mởn “hồn buồn” của tuổi trẻ, vừa có vẻ đẹp chiều sâu, ý nhị mà thâm trầm

Đề : Phân tích đoạn thơ từ “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng… Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” để cho thấy nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả.

GỢI Ý THÂN BÀI

  1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích
  2. Phân tích [đề cương]

III.             Nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương của tác giả

–          Bao trùm khắp “Tràng giang” là nỗi buồn thăm thẳm lan tỏa khắp không gian và thấm vào từng cảnh vật. Nỗi buồn ấy hiện lên qua tâm thế lẻ loi bé nhỏ hữu hạn của con người giữa cái mênh mông rợn ngợp vô hạn của vũ trụ. Đó là cái nỗi buồn thời đại đặc trưng của Thơ mới, làm nên quan điểm thẩm mỹ của Thơ mới: đẹp tức là buồn.

–          Nhưng nếu truy tận cùng căn nguyên của nỗi buồn, sẽ thấy đó không phải là cái buồn vu vơ, vô cớ kiểu “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”, mà nỗi buồn có nguyên nhân xã hội: nỗi buồn của một thế hệ mất nước. Cho nên, các liêu vắng cô quạnh không biết đi đâu về đâu ẩn trong hình ảnh “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng” thực chất chính là một nỗi sầu nhân thế. Đó là cái buồn cuộc đời của một thế hệ lạc loài ngay trên chính quê hương của mình, loay hoay bế tắc không biết đi đâu, về đâu.

–          Trong cái liêu vắng, cô quạnh ấy, khát khao hòa nhập với cuộc đời và tình người là một khát vọng rất tự nhiên. Nhưng có thể thấy rằng nhân vật trữ tình không đạt được khát vọng đó khi tất cả những gì liên quan đến con người và cuộc đời đều đặt trong phép phủ định “không một chuyến đò ngang”, “không cầu gợi chút niềm thân mật”đầy trơ trọi, hiu quạnh.

–          Để rồi từ tất cả những khát khao, và nỗi sầu ấy, nỗi nhớ quê hương hiện lên một cách tự nhiên, là tiếng gọi tha thiết trong tâm hồn thi nhân, là sự tìm tìm kiếm hơi ấm tình người.

–          Tóm lại, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương không phải là những cảm xúc tách rời nhau, mà trái lại, chúng hòa quyện, soi chiếu vào nhauHạt nhân của khối cảm sầu mênh mang ấy chính là tình yêu quê hương, là nỗi nhớ dành cho một quê hương đã mất, của một linh hồn lạc lõng ngay trên chính quê hương mình. Cũng chính từ nỗi nhớ quê hương ấy, tình người và tình đời hiện ra như một khát khao tìm một điểm tựa tinh thần, tìm một niềm an ủi, nhưng kết quả nhận lại vẫn là sự lẻ loi, cô độc tận cùng.

Ra đời trong phong trào thơ mới, Tràng Giang là một trong những bài thơ tiêu biểu đặc sắc nhất. Đặc điểm chính của Thơ Mới là cái mới, lạ, chất phương Đông kết hợp với phương Tây, hòa quyện làm nên một phong trào thơ ca với những tác phẩm và những nhà thơ tiêu biểu. Xôn xao bởi nó có nhiều cái mới, cái lạ. Và "buồn" bởi cái thế sự lúc bấy giờ và tâm sự của những nhà thơ mới, họ của nhạy cảm, với bản thân mình và với xã hội đương thời - thơ ơ, dửng dưng. Đó là lí do vì sao ta có thể nói, “Tràng giang” mang âm hưởng sâu sắc của thời đại mà nó ra đời vì nó diễn tả được nỗi buồn của cả một thời đại.

Mở đầu bài thơ, một nỗi buồn đậm đặc đã chiếm trọn toàn bộ, như thể định hướng cho cảm xúc chính trong bài thơ:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

Cái hay nhất trong khổ thơ này là cách gieo vần. Nhà thơ đã viết “tràng giang” thay vì “trường giang” vì vần “ang” tạo cảm giác kéo dài, vừa cả trong không gian lẫn thời gian để có thể diễn tả trọn vẹn hình ảnh của một con sông vừa dài vừa rộng, tạo cảm giác buồn hiu hắt, “buồn điệp điệp” – nỗi buồn chồng chất không thể nào tháo gỡ. Nhà thơ chỉ lựa chọn một vài hình ảnh để miêu tả con sông. Đó là sóng, thuyền, và củi khô. Những hình ảnh đứng độc lập riêng lẻ để diễn tả mức độ cao nhất của sự cô đơn. Thuyền và nước tách đôi, củi lạc lõng trôi một mình. Nhà thơ sử dụng các tính từ diễn tả sự cô đơn : “sầu trăm ngả”, “lạc” một cách rất tài tình và sáng tạo. Tứ thơ “Tràng giang” mang nét cổ điển như thơ xưa: Nhà thơ thường ẩn đằng sau cái mênh mông sóng nước, không như các nhà thơ mới thường thể hiện cái tôi của mình. Nhưng nếu các thi nhân xưa tìm đến thiên nhiên để mong hoà nhập, giao cảm, Huy cận lại tìm về thiên nhiên để thể hiện nổi ưu tư, buồn bã về kiếp người cô đơn, nhỏ bé trước vũ trụ bao la. Hàn Mặc Tử cũng đã từng có những câu thơ:

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Đặc biệt cách sử dụng đảo ngữ khi đưa số từ “một” ra sau hình ảnh củi càng làm tăng thêm nỗi hiu hắt của lòng người. Nhấn mạnh sự khô héo thiếu sức sống của tự  nhiên. Có thể nói đây là cảm hứng chung của thời đại, khi các nhà thơ như bị “đánh lưới” trước hàng trăm con đường:

Tôi là con nai bị chiều đánh lưới,

Không biết đi đâu, đứng sầu bóng tối

Mà “Tràng giang” là bài thơ thể hiện rõ nhất nỗi buồn thời đại đó.

Khổ thơ thứ hai tiếp tục nối dài cảm xúc ấy:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

Trong khổ thơ này có xuất hiện dấu hiệu của sự sống “chợ chiều” song chỉ là một nét thoáng qua trong chốc lát. Những hình ảnh “hồn nhỏ”, “làng xa”, “sông dài”, “trời rộng” diễn tả không gian đang càng được mở rộng ra tuyệt đối. Nhịp thơ vẫn vô cùng chậm rãi, diễn tả sự buồn chán của tác giả. Huy Cận thật khéo léo khi sử dụng hai từ láy trong cùng một câu thơ để miêu tả cảnh hoang vu, vắng vẻ hai bên bờ sông: "Lơ thơ" - thưa thớt, ít ỏi, " đìu hiu" - vắng lặng, ít người. Trên "cồn nhỏ" làn gió phảng phất không khí buồn, ảm đạm của chốn ít người, thiếu sức sống. Nó u sầu đến nỗi không nghe thấy tiếng ồn ào của phiên chợ chiều. "Đâu" diễn tả cảm giác mơ hồ, không xác định được điểm tựa để bám víu.

Đỉnh cao của ngôn từ được thể hiện ở từ “sâu chót vót”, tính từ chót vót là từ sử dụng cho độ cao lại đặt cạnh tính từ “sâu”. Chính sự sáng tạo này đã mở ra một không gian thăm thẳm, nơi mà chính lòng của ông cũng đang chán nản và bế tắc. Các cặp từ đối nhau “nắng xuống” – “trời lên”, “sông dài”- “trời rộng” đã diễn tả sự chuyển động của cảnh vật, đồng thời giúp vẽ nên cảnh vật đa chiều, đa hướng. Khổ thơ đã vẽ lên một bức tranh thiếu sức sống, lạc lõng và cô đơn của thiên nhiên rộng lớn. Hoài Thanh – tác giả Thi nhân Việt Nam – viết: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh...”. Điều này được thể hiện rất rõ trong bài thơ “Tràng Giang”.

Nỗi buồn trong “Tràng giang” không phải là nỗi buồn cá nhân, mà là nỗi sầu của thế hệ, sầu thời thế, tự thấy mình như bơ vơ, không lối thoát:

Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.

Không cầu gợi chút niềm thân mật,

Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng thiên nhiên đã đáp trả sự khao khát ấy bằng những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu. Hình ảnh cánh bèo là một hình ảnh cổ điển của thi ca Việt Nam, thường xuyên diễn tả sự bơ vơ. Cánh bèo của Huy Cận, không xuất hiện nhỏ lẻ mà xuất hiện theo “hàng nối hàng”, song chính hình ảnh chỉ toàn là bèo đấy đã tạo cảm giác nhàm chán, bất định trong cuộc sống. Sông vắng đò, vắng cả những chiếc cầu. Cầu và đò là những hình ảnh gợi nhắc về sự kết nối, nhưng nhà thơ lại loại bỏ hoàn toàn, như thể chính nhà thơ đang bị ngăn cách với thế giới loài người, hoặc tư tưởng của nhà thơ đã không thể tìm được sự đồng điệu với mọi người, nên đành gửi tâm tư vào thiên nhiên rộng lớn.  Với câu thơ cuối của khổ tác giả sử dụng nhiều màu sắc để chấm phá cho bức tranh. "Bờ xanh tiếp bãi vàng" - sắc tranh tươi sáng, nổi bật nhưng đi kèm với từ láy "lặng lẽ" làm chìm màu sắc này xuống. Giờ đây hai hình ảnh này không còn được tươi tắn như màu sắc ban đầu của nó. Từ láy này cũng làm cho không khí đìu hiu "lây lan" từ vật này sang vật khác. Tất cả sự vật đều nhấn chìm trong cô độc. Sầu nhân thế làm nảy sinh tâm lý về sự vô nghĩa của kiếp người. Tư tưởng hư vô nảy sinh, con người thấy chẳng có gì là bền vững, không có gì là nghĩa lý cả:

Trời hỡi trời hôm nay ta chán hết

Những sắc màu hình ảnh của trần gian

Đó chính là nỗi lòng của Huy Cận, một nhà thơ đang mất phương hướng.

Khổ thơ cuối, cảnh vật vẫn ảm đạm đìu hiu:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

Lòng quê dợn dợn vời con nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Từ láy “lớp lớp” diễn tả sự lặp lại, vừa tả cảnh thiên nhiên chỉ toàn mây và núi, vừa tả sự nhàm chán, buồn tẻ trong tâm hồn người nghệ sĩ. Một cánh chim nghiêng đổ cả hoàng hôn xuống vạn vật, dấu hai chấm diễn tả sự nhảy bước của thời gian. Nhà thơ có cái nhìn rất tinh tế khi miêu tả thiên nhiên đầy tráng lệ, hùng vĩ, vận động rất đẹp và thơ. Từng lớp mây vốn nhẹ nhàng trôi giờ tiếp nhau tạo thành những hình núi đẹp đẽ, lớn lao, từng áng mây mang nội lực, mang sức sống bất diệt, trường tồn. Hai câu thơ cuối hé mở về tâm trạng của nhà thơ. Từ láy “dợn dợn” thể hiện nỗi bâng khuâng cô đơn trào dâng trong lòng. Tất cả cảm xúc dồn lại đem đến nỗi “nhớ nhà”. Câu thơ có mượn ý thơ của Thôi Hiệu:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?

Để diễn tả trọn vẹn nỗi nhớ nhà của nhà thơ.

Tràng giang là một bài thơ của sầu vạn cổ, thể hiện rất rõ phong cách nghệ thuật của Huy Cận. Bài thơ mang đậm màu sắc cổ điển cũng như tấm lòng tha thiết đối với quê hương đất nước của nhà thơ.

Thảo Nguyên

Video liên quan

Chủ Đề