Tác dụng phụ khi uống thuốc singapore

Từ ngày 1 tháng 4 năm 2022, sẽ có các yêu cầu nhập cảnh cụ thể đối với du khách đã được tiêm chủng đầy đủ và du khách chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Đối với những du khách đã được tiêm chủng đầy đủ

Chúng tôi chào đón tất cả du khách đã được tiêm chủng đầy đủ* đến Singapore, không cần xin cấp duyệt nhập cảnh hay cách ly -  khi đến Singapore, chỉ cần xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính trước khi khởi hành. Nếu bạn nhập cảnh bằng đường bộ, bạn không cần làm xét nghiệm trước khi khởi hành mà vẫn được phép nhập cảnh vào Singapore.

*Du khách đã được tiêm chủng đầy đủ và trẻ em chưa được tiêm chủng đầy đủ từ 12 tuổi trở xuống sẽ được phép nhập cảnh vào Singapore.

Danh sách kiểm tra trước khi khởi hành:

  • Chứng nhận tiêm chủng
    • Du khách đã được tiêm chủng đầy đủ đã khỏi COVID-19 gần đây có thể sử dụng Cổng thông tin tiêm chủng-hồi phục để nộp chứng nhận khỏi COVID-19 trước khi khởi hành để được miễn tất cả các xét nghiệm.
  • Mua vé trên bất kỳ chuyến bay nào đến Singapore
  • Tải ứng dụng TraceTogether và đăng ký hồ sơ của bạn
  • 3 ngày trước khi khởi hành: Nộp Tờ khai nhập cảnh [SG Arrival Card] và khai báo y tế trực tuyến thông qua dịch vụ trực tuyến chính thức và miễn phí trên trang web của Cơ quan Xuất Nhập cảnh Singapore [ICA]
  • 2 ngày trước khi khởi hành: Nếu bạn nhập cảnh bằng đường hàng không hoặc đường biển, thực hiện xét nghiệm PCR hoặc ART tại các cơ sở chuyên môn có kết quả bằng tiếng Anh.
Đối với du khách không được tiêm chủng đầy đủ

Hiện tại, du khách ngắn hạn không được tiêm chủng đầy đủ không được phép nhập cảnh vào Singapore ngoại trừ du khách có sự chấp thuận nhập cảnh hợp lệ khác [ví dụ: vì lý do nhân đạo]

Danh sách kiểm tra trước khi khởi hành

  • Xin cấp phép nhập cảnh: Nộp hồ sơ tại đây
  • 2 ngày trước khi khởi hành: Thực hiện xét nghiệm PCR hoặc ART tại các cơ sở chuyên môn có kết quả bằng tiếng Anh.
  • Khi đến Singapore: Thực hiện cách ly tại nhà 7 ngày [SHN] tại bất kỳ địa điểm cư trú đã đặt trước
  • Sau khi hoàn thành SHN: Thực hiện xét nghiệm PCR

An tâm khám phá những trải nghiệm tuyệt vời nhất ở Singapore, với các biện pháp phòng ngừa COVID-19 mới nhất.

Đeo khẩu trang
Không bắt buộc đeo khẩu trang ngoài trời. Bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian kín, ngoại trừ khi ăn uống.
Nhóm 10 người
Được phép tối đa 10 người trong một nhóm cho các hoạt động xã hội
Dùng bữa tại chỗ
Nhóm tối đa 10 người đã tiêm chủng đầy đủ có thể dùng bữa tại các cơ sở phục vụ ăn uống, bao gồm các khu ăn uống bình dân [hawker], quán ăn nhỏ có máy lạnh. Đây là những nơi có thực hiện kiểm tra tình trạng tiêm chủng.

Bộ Y tế Singapore [MOH] đã ban hành một bộ quy trình mà bạn nên tuân theo nếu cảm thấy không khỏe, có các triệu chứng COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính khi khi đang ở Singapore.

Các biện pháp giới hạn đi lại hoặc giữ khoảng cách an toàn có thể thay đổi trong thời gian ngắn. Để cập nhật tình hình COVID-19 của Singapore, hãy tham khảo thông tin của Bộ Y tế và Gov.sg.


Tất cả các quốc gia / vùng lãnh thổ hiện được phân loại trong Danh mục Đi lại Chung. Không có quốc gia / vùng lãnh thổ nào trong Danh mục hạn chế đi lại mà có thể được áp dụng một số các yêu cầu khác nhau về quản lý xuất nhập cảnh.

Trở về đầu trang

Trĩ nội sa

Bệnh trĩ, thực chất thường xuất hiện ở tất cả mọi người. Trĩ là những “gờ” mạch máu nằm trong hậu môn và phần dưới của trực tràng. Những “gờ” này có chức năng kiểm soát khả năng kìm hãm, cho phép chúng ta di chuyển mà không bị rỏ rỉ phân. Chúng ta chỉ chú ý đến chúng khi bị chảy máu, đau đớn, sa trực tràng hoặc tiết dịch.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ?

Táo bón lâu ngày và căng thẳng quá mức trong quá trình chuyển động của ruột là những nguyên nhân phổ biến của chứng bênh trĩ. Phụ nữ đang mang thai dễ có nguy cơ mắc bệnh trĩ hơn. Các mô đàn hồi hỗ trợ bệnh trĩ thông thường dần bị kéo dãn và bị rách

Kích thước búi trĩ tăng lên và sa ra ngoài; thành của chúng mỏng đi và chảy máu, gây ngứa và khó chịu. Ở giai đoạn này, trĩ được coi là trĩ triệu chứng hay đã mắc bệnh trĩ. Ở Singapore, trĩ triệu chứng khá phổ biến, khoảng một phần ba dân số mắc bệnh này.

Điều trị trĩ như thế nào? 

Mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ được chia thành 4 cấp để phụ vụ cho mục đích điều trị.

  • Trĩ cấp độ 1: Trĩ nội, không bị sa ra khỏi hậu môn, có thể chảy máu.
  • Trĩ cấp độ 2: Trĩ sa ra khỏi hậu môn trong quá trình đi đại tiện, nhưng tự co vào.
  • Trĩ cấp độ 3: Trĩ tự sa ra ngoài nhưng có thể đẩy trở lại vào hậu môn.
  • Trĩ cấp độ 4: Trĩ sa ra ngoài hậu môn và nằm bên ngoài hậu môn thường xuyên. Không thể đẩy trở vào trong.

Triệu chứng sớm của bệnh trĩ [cấp độ 1 và 2] thường có thể điều trị được mà không cần phẫu thuật. Ăn nhiều rau quả chứa nhiều chất xơ sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón cho hầu hết mọi người và tránh phải rặn quá nhiều khi đi đại tiện. Uống đủ nước cũng như ăn bột nguyên hạt hoặc ngũ cốc cũng có tác dụng.

Trị nội nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc. Thắt trĩ bằng vòng cao su là một phương thức điều trị hiệu quả cho người bị trĩ giai đoạn đầu. Phương thức này không cần gây tê và ít gây khó chịu. Có thể được thực hiện tại phòng khám chuyên khoa.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có triệu chứng trĩ chứ không nên tự ý dùng thuốc. Các triệu chứng của bệnh trĩ như chảy máu cũng có thể gây ra bởi những tình trạng nghiêm trọng như ung thư đại- trực tràng. Ung thư đại-trực tràng là căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở Singapore. Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu một chuyên gia thực hiện nội soi trực tràng để kiểm tra trongđại tràng của bạn trước khi điều trị trĩ.

Phẫu thuật trĩ 

Phẫu thuật được cân nhắc trong việc điều trị trĩ ngoại kích thước lớn [cấp độ 3 và 4] khi đã điều trị bằng thuốc mà không cải thiện được. Phẫu thuật cắt trĩ được thực hiện bằng phương pháp gây tê và thực hiện ban ngày. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp nhất đối với mức độ nghiêm trọng của trĩ.

Thủ thuật cắt trĩ thông thường

Thao tác thông thường bao gồm việc loại bỏ búi trĩ bằng cách cắt bỏ trĩ bằng dao đốt điện. Vết cắt thường mất 4 đến 6 tuần để lành lại hoàn toàn. Vết cắt chảy máu và đau đớn là thường gặp sau khi phẫu thuật cho tới khi lành hẳn.

Thủ thuật cắt trĩ bằng kẹp

Cắt trĩ bằng kẹp, cũng được gọi là phẫu thuật trĩ bằng phương thức Longo hay PPH [Phương thức điều trị trĩ và trĩ sa], là một phương pháp khác sử dụng một dụng cụ bấm chuyên dụng có hình tròn để cắt bỏ búi trĩ. Dụng cụ này loại bỏ búi trĩ và làm lành vết thương bằng một hàng kẹp nhỏ. Vết thương thường lành lại trong vòng 2 tuần và có ít bệnh nhân phàn nàn về sự đau đớn quá mức. xem video Thủ thuật cắt trĩ bằng kẹp

Điều trị trĩ bằng phương phápTHD [Transanal Haemorrhoidal Dearterialisation]

THD là một phương pháp phẫu thuật cắt trĩ mới. Nó sử dụng một dụng cụ siêu âm dẫn trực tiếp đến đường khớp cụ thể của mạch máu cung cấp máu cho búi trĩ. Phương pháp này giảm dòng máu chảy và giảm xung huyết búi trĩ. Phương pháp phẫu thuật này giảm thiểu đau đớn bởi vì không thực hiện thao tác cắt. xem video phương pháp THD

Những biến chứng cần quan sát sau khi phẫu thuật cắt búi trĩ:

Đau đớn khi đi đại tiện. Điều này có thể dẫn tới biến chứng hoặc có thể do biến chứng. Đó là một vòng luẩn quẩn. Vấn đề nàytốt nhất nên được điều trị bằng cách phòng ngừa. Bạn cần thường xuyên dùng thuốc giảm đau và thuốc nhuận tràng nhẹ sau phẫu thuật. Bạn cũng nên uống nhiều nước.

Chảy máu từ vết thương là triệu chứng bất thường và ít khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu liên tục chảy nhiều máu, bạn cần ngay lập tức hỏi ý kiến bác sĩ.

Nhiễm trùng vết thương thường rất hiếm thấy nhưng có thể xảy ra trong khoảng gần 2 tuần sau phẫu thuật. Vết nhiễm trùng thường tự lành hoặc sau khi uống thuốc kháng sinh. Có rất ít trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng.

Có một số ít trường hợp tái phát trĩ sau phẫu thuật. Nhưng chỉ có một phần nhỏ bệnh nhân cần điều trị thêm.

Phòng ngừa

Ăn đủ chất xơ trong chế độ ăn, uống nhiều nước và tránh rặn nhiều khi đi đại tiện.

13/02/2022 10:48 [GMT+7]

Singapore tiếp nhận lô thuốc Paxlovid điều trị COVID-19 đầu tiên  

Hà Nội [TTXVN 13/2]---


Singapore đã tiếp nhận lô thuốc uống Paxlovid kháng virus đầu tiên của hãng dược phẩm Mỹ Pfizer. Đây là loại thuốc uống chống virus đầu tiên được Cơ quan Khoa học y tế [HSA] Singapore phê duyệt để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 trong nước. 
 Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, ngày 12/2, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho biết loại thuốc này sẽ được kê đơn điều trị cho những bệnh nhân mắc COVID-19 trưởng thành có nguy cơ cao bệnh diễn tiến nặng nhằm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong. Thuốc được dùng hai lần/ngày trong 5 ngày và nên dùng càng sớm càng tốt kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng COVID-19.
Paxlovid đã được HSA cấp phép tạm thời vào ngày 3/2 vừa qua theo Lộ trình Tiếp cận đặc biệt của đại dịch. Các chuyên gia của HSA đã đánh giá dữ liệu lâm sàng hiện có đối với loại thuốc này và nhận thấy nó có thể giảm 88,9% tỷ lệ bệnh nhân phải nhập viện hoặc tử vong ở bệnh nhân COVID-19 khi được sử dụng trong vòng 3 ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Tỷ lệ hiệu quả là 87,8% khi được sử dụng trong vòng 5 ngày kể từ khi các triệu chứng xuất hiện.
  Bên cạnh đó, HAS cũng lưu ý các tác dụng phụ thường gặp được báo cáo từ nhẹ đến trung bình, chẳng hạn như thay đổi vị giác, tiêu chảy, nôn mửa, tăng huyết áp, đau cơ và ớn lạnh. Tuy nhiên, Paxlovid có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau, ví dự như thuốc điều trị nhịp tim không đều, đau nửa đầu và mỡ máu...dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Ngoài ra, HAS còn cho biết một số loại thuốc như thuốc điều trị động kinh cũng có thể làm giảm mức độ của Paxlovid và giảm hiệu quả kháng virus. 
  Các nước như Hàn Quốc, Anh và Israel đã bắt đầu sử dụng Paxlovid cho bệnh nhân COVID-19 từ tháng này. Trung Quốc cũng đã cấp phép khẩn cấp cho loại thuốc này. Trong khi đó, Paxlovid cũng đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ phê duyệt.
HSA hiện cũng đang xem xét một loại thuốc kháng virus khác là Molnupiravir.  Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy Molnupiravir có thể giảm 50% nguy cơ tử vong hoặc phải nhập viện đối với những người có nguy cơ mắc bệnh nặng./.  

Nguyễn Thúy

Lưu ra file

Video liên quan

Chủ Đề