Suy nghĩ về những tác hại và biến pháp khắc phục tình trạng nói tục chửi thề ở học sinh hiện nay

Nguyên nhân và giải pháp để hạn chế hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề khi tham gia bình luận trên mạng xã hội

Hiện nay, những tiêu chuẩn về sự trong sáng của tiếng Việt đang bị giới trẻ xô lệch, tiêu biểu là hiện tượng học sinh hiện nay thường xuyên dùng những từ viết tắt mang nghĩa nói tục, chửi thề khi tham gia bình luận trên mạng xã hội. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng này diễn ra phổ biến và để loại bỏ nó cần có những biện pháp triệt để và lâu dài.

Nói tục, chửi thề là gì?

Nói tục chửi thề là dùng những lời lẽ thô tục, thiếu tế nhị, thiếu văn hóa trong giao tiếp. Hành động này nhằm bôi nhọ, sỉ nhục hoặc xúc phạm đến người khác.

Có thể hiểu nói tục, chửi thề là dùng những từ ngữ bẩn thỉu, ngôn ngữ xấu xí, thô bạo, lời lẽ thô lỗ, lời thề, ngôn ngữ báng bổ, ngôn ngữ tục tĩu, ngôn từ dâm dục,… có tính chất xúc phạm đến danh dự nhân cách, nhân phẩm của một cá nhân, gia đình hoặc tập thể.

Biểu hiện của hiện tượng nói tục, chửi thề trong xã hội:

Trên mạng xã hội, nơi giới trẻ vẫn “sinh hoạt” hàng ngày, có nhiều cách biến tấu tiếng Việt, sử dụng những từ ngữ, cách nói chuyện lạ lẫm mà tiêu biểu là cách dùng những chữ viết tắt mang nghĩa nói tục, chửi thề khi tham gia bình luận trên mạng xã hội. Điều đặc biệt là những chữ viết tắt ấy xuất hiện với tần suất dày đặc.

Ví dụ như: ccmn [chuẩn cơm mẹ nấu], CLGT [cần lời giải thích],VL [vãi lúa], lol [Laugh out loud – cười to], ôi cái ĐM [ôi cái định mệnh]…

Không chỉ các nam thanh niên mới quen nói tục, chửi bậy trên mạng mà các nữ tú cũng bình luận bằng những từ nói tục, chửi bậy rất nhiều.

Nguyên nhân làm nảy sinh hiện tượng nói tục, chửi thề kịch cỡm trong giới trẻ ngày nay:

Nói tục, chửi thề không tự nó phát sinh và lây lan mà do những nguyên nhân nhất định. Đầu tiện, phải kể đến việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ tự xây dựng một thế giới riêng mình. Họ được thỏa sức làm điều họ muốn trong một thế giới ảo. Trong thế giới đó, nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn nữa. Vì thế, những cách dùng những chữ viết tắt mang nghĩa nói tục, chửi thề khi tham gia bình luận trên mạng xã hội trở nên phổ biến.

Các hành vi vô văn hóa được cổ động ảo gây nên sự lây lan không thể kiểm soát được, đã biến cái xấu thành cái được ủng hộ, tung hô, gây ra sự ngộ nhận. Thêm vào đó, tính tò mò, hành vi thiếu trách nhiệm của giới trẻ đã góp sức đẩy mạnh sự lây lan của cái xấu, cái thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội.

Suy nghĩ, ý thức và hành động của giới trẻ đối với tiếng mẹ đẻ chưa thực sự đúng đắn. Họ thiếu hẳn lòng tôn trọng đối với tiếng nói của dân tộc. Họ cho rằng phải chêm vào những từ viết tắt mang nghĩa nói tục, chửi thề như thế thì mới chứng tỏ mình sành điệu, hiểu biết, không “lạc hậu”, hoặc như thế cho vui, cho câu chuyện thu hút… Từ suy nghĩ đến hành động tạo ra một độ lệch lớn, hình thành thói quen ngon ngữ xấu xí, lạc lõng, vô văn hóa.

Hiện tượng nói tục, chửi thề, sử dụng ngon ngữ chát phổ biến đến nổi những học sinh nghiêm túc nhất cũng bị ảnh hưởng từ bạn bè nói, sau đó thành quen, rồi cũng nói theo. Trong tư tưởng của họ, phát ngôn những từ như vậy không phải là xấu, là hư hỏng, mà đó là ngôn ngữ giao tiếp bình thường, là lẽ thường.

Cũng phải nhìn nhận một thực tế là các nhà trường hiện nay vẫn nghiêng nhiều hơn về dạy kiến thức mà chưa chú trọng nhiều đến việc điều chỉnh hành vi, lối sống của học sinh. Việc giáo dục ngôn ngữ và đạo đức cho học sinh của nhà trường phần lớn còn nằm trên khẩu hiệu chứ chưa thực sự được tiến hành ráo riết. Nhà trường thiếu những sân chơi giáo dụ học sinh văn hóa sử dụng ngôn ngữ lành mạnh, văn minh và tiến bộ, chưa thực sự khẳng định vai trò của ngôn ngữ và văn hóa sử dụng ngôn ngữ đối với con người.

Gia đình, xã hội bỏ mặc, thờ ơ trước hiện tượng lệch lạc trong ngôn ngữ của con em mình. Thậm chí, họ cho rằng đó là một lối giao tiếp mới, có hả năng hòa hợp cá nhân và cộng đồng khi những loại ngôn ngữ ấy quá phổ biến.

Các nhà ngôn ngữ, các cấp chức năng chưa có những hành động thiết thực chấn chỉnh, điều hướng và hình thành thói quen sử dụng ngôn ngữ tốt đẹp cho xã hội. Họ thả nổi những loại ngôn ngữ xấu xí, bị lợi dụng, để cho ngôn ngữ dân tộc bị biến dạng mà chưa có bất cứ một hành động nào.

Giải pháp hạn chế hiện tượng học sinh nói tục, chửi thề khi tham gia bình luận trên mạng xã hội

Thói quen xấu ban đầu chỉ như vị khách qua đường, dần dần trở thành người bạn thân sống chung và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính. Vì vậy đê khắc phục hiện tượng dùng những chữ viết tắt mang nghĩa nói tục, chửi thề khi tham gia bình luận trên mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay, cần:

Với các bạn trẻ, để không bị những thói quen tật xấu ấy ngự trị thì phải có bản lĩnh vững vàng, trách nhiệm, không dễ dàng bị cái xấu chế ngự, cẩn trọng trước khi nói hay bình luận. Bên cạnh đó, cần tích cực tham gia trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc. Tiếp thu những yếu tố mới trên cơ sở có xem xét chọn lọc. Không cổ xúy, chạy theo những xu hướng không hay, không tốt.

Các diễn đàn và các trang mạng xã hội cần xây dựng quy chế rõ ràng và phù hợp. Hướng diễn đàn đến những nội dung giao tiếp lành mạnh. Cần xây dựng những hạt nhân tiêu biểu nhằm thu hút thành viên của diễn đàn học hỏi, noi theo. Một biểu tượng đẹp trong ngôn ngữ rất dễ thu hút người xem làm theo.

Gia đình cần sự quan tâm chia sẻ từ các bậc phụ huynh. Nên xem con em mình như những “người bạn” để hiểu được tâm tư nguyện vọng của giới trẻ hiện nay. Từ đó, đưa ra những lời khuyên một cách thiết thực nhất. Hãy giúp các em có nhiều cơ hội được tiếp xúc giao lưu học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. Đồng thời, trạng bị những hiểu biết văn hóa, ứng xử ngay từ chính những hoạt động, sinh hoạt trong gia đình.

Thầy cô là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn trẻ. Thầy cô chính là những người định hướng, giúp các em hoàn thiện vốn ngôn ngữ của mình. Bởi vậy, mỗi thầy cô cần phải là những tấm gương về sử dụng ngôn ngữ, kiến thức ngôn ngữ. Thường xuyên thiết lập các kênh đối thoại để từ đó khích lệ, nhắc nhở hay chấn chỉnh hoạt động ngôn ngôn ngữ của học sinh. Đặc biệt, là xây dựng cho mình một ngôn phong trong sáng, chuẩn mực.

Nhà trường cần định hướng cho các em những giá trị tốt đẹp của tiếng Việt. Từ đó, nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tạo thêm nhiều cơ hội, cũng như khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm theo lời hay ý đẹp. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp để chấn chỉnh những em đi ngược lại xu thế đó.

Theo các chuyên gia tâm lý, nên có sự mở rộng mô hình phòng tư vấn học đường trong trường học để giúp người lớn có thêm kiến thức để ứng xử đúng đắn cũng như kịp thời điều chỉnh những hành vi lệch chuẩn của giới trẻ hiện nay.

Cơ quan chức năng cần xây dựng một chương trình học tiếng Việt phù hợp và khoa học. Trên tinh thần giảm tải những kiến thức về ngôn ngữ học tiếng Việt. Coi trọng kỹ năng giao tiếp và phát triển kỹ năng sống cho học sinh.

Các cơ quan thông tin truyền thông cần xây dựng cách nói, viết chuẩn mực góp phần định hướng xã hội. Cần có thái độ kiên quyết chống lại những cách diễn đạt lệch chuẩn. Kìm chế hững xu hướng không phù hợp làm mất đi sự trong sáng và chuẩn hóa của tiếng Việt. Từ đó, giúp giới trẻ có được định hướng đúng đắn

Bài học nhận thức và hành động:

Luôn rèn luyện ngôn ngữ giao tiếp. Luôn vận dụng đúng đắn các phương tiện giao tiếp để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh. Khi nhân cách chưa định hình thì cần phải rèn luyện bản thân theo những chuẩn mực tốt đẹp hơn nữa. Tránh lệch lạc nhân cách dẫn đến các hành vi sai trái.

Góp ý, điều chỉnh những hành vi lệch lạc ngôn ngữ trong giao tiếp của bạn bè. Rèn luyện ý thức trân trọng và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.

Như vậy, việc hạn chế hiện tượng dùng những chữ viết tắt mang nghĩa nói tục, chửi thề khi tham gia bình luận trên mạng xã hội trong học sinh trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội. Trong đó, bản thân giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại.

Hiện tượng nói tục chửi thềMở bài:Nói tục chửi thề là một hiện tượng khá phổ biến trong trường học hiện nay. Nó gâytác hại nghiêm trọng đối với đạo đức và hành vi ứng xử của học sinh. Đó là mộtthói hư tật xấu cần phải lên án.Thân bài:Nói tục chửi thề là gì?Nói tục chửi thề là dùng những lời lẽ thô tục, thiếu tế nhị, thiếu văn hóa trong giaotiếp. Hành động này nhằm bôi nhọ, sỉ nhục hoặc xúc phạm nhân cách người khác.Biểu hiện của hiện tượng nói tục chửi thề?Nói tục chửi thề là một hiện tượng phổ biến. Nó diễn ra hầu hết ở nhiều cấp họctrong các trường học hiện nay. Học sinh thường dùng những lời lẽ tục tĩu, thô lỗ,thiếu lễ độ, thiếu chuẩn mực vi phạm. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng cácchuẩn mực đạo đức, văn hóa nhà tường trong giao tiếp. Nói tục chửi thề đang cóxu hướng ảnh hưởng tràn lan trong và ngoài trường học.Học sinh thường dùng từ ngữ thô tục khi nói chuyện. Có khi còn dùng lời lẽ thiếutế nhị để trêu chọc hoặc xúc phạm danh dự của người khác. Nhiều học sinh còndùng cả tiếng lóng, tiếng nước ngoài có hàm nghĩa xấu trong giao tiếp hằng ngày.Càng nguy hiểm hơn nữa điều bất thường ấy lại được xem là bình thường.Nguyên nhân của hiện tượng nói tục chửi thềTrước hết là do sự phát triển của kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin. Kết hợp vớisự xâm nhập tràn lan của các nền văn hóa ngoại lai thiếu chuẩn mưc. Hiện trạngnày khiến cho nhận thức của học sinh về ngôn ngữ giao tiếp, văn hóa và đạo đứctrở nên lệch lạc. Từ đó gây ra các hành vi giao tiếp thiếu chuẩn mực, thiếu trongsáng, lễ độ.Do lối sống đua đòi, thực dụng, dễ dãi của một số bạn trẻ dẫn đến sự suy thoáinhân cách và đạo đức. Từ đó ảnh hưởng đến thế hệ học sinh trong trường học. Từmột vài cá nhân, nói tục chửi thề trở thành hiện tượng tràn lan trong lứa tuổi họcsinh. Mặt khác, do bản thân học sinh thiếu nhận thức về tác hại của việc nói tụcchửi thề. Từ đó, thiếu tự điều chỉnh ngôn ngữ giao tiếp của mình.Nhà trường, gia đình buông lỏng giáo dục đạo đức nhân cách và ngôn ngữ giaotiếp chuẩn mực cho học sinh. Thực tế, nền giáo dục nước ta vẫn chưa có chươngtrình giáo dục ngôn ngữ giao tiếp cho học sinh. Việc giáo dục đạo đức vẫn cònlồng ghép trong các môn học khác. Vì thế, để giáo dục hiệu quả ngôn ngữ giao tiếpcho học sinh vẫn còn là vấn đề nan giải.Gia đình không quan tâm đến ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp của con em mình. Khinảy sinh hiện tượng nói tục, chửi thề mà không nghiêm khắc chấn chỉnh. Ngườilớn thiêu gương mẫu. Họ không chú ý đến ngôn ngữ giao tiếp khi có mặt trẻ em.Khi những giá trị văn hóa đạo đức truyền thống bị phủ nhận mà các chuẩn mực đạođức, văn hóa trong thời đại mới chưa kịp định hình. Thiếu định hướng khiến chohọc sinh mơ hồ về việc hình thành nhân cách, đạo đức. Từ đó làm nảy sinh các vấnđề lệch chuẩn.Xã hội thiếu nghiêm khắc trong vấn đề giáo dục đạo đức con người. Việc xây dựngvà rèn luyện thế hệ học sinh trong vấn đề văn hóa và hành vi ứng xử không đượcquan tâm. khiến cho việc nói tục chửi thề xảy ra tràn lan mà không được nhắc nhởhay xử lí hiệu quả. Người lớn thiếu gương mẫu, trở thành tấm gương xấu cho HSbắt chước làm theo.Hậu quả của việc nói tục chửi thề đối với nhân cách con ngườiThường xuyên nói tục chửi thề làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bịsuy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức. Người hay nói tục chửi thềbị đánh giá là vô văn hóa. Họ thường bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh.Việc nói tục chửi thề làm cho kĩ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vìnhững phát ngôn lệch chuẩn.Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhấtlà trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người khác.Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của ngườibị lăng mạ.Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức chế.Người bị xúc phạm không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thểgây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòngxảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu.Nguy hiểm hơn nữa là việc, nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần dà sẽ tạo nênmột hệ lụy khôn lường. Một người nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục… lanra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xãhội thiếu văn hóa trầm trọng.Nói tục chửi thề còn là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội và hành động viphạm pháp luật.Giải Pháp khắc phục hiện tượng nói tục chửi thềRèn luyện nhân cách, nhân phẩm; nâng cao bản lĩnh sống. Tích cực tham gia vàocác sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Trau dồi ngôn ngữ chuẩn mực. Học tập lối sốnglành mạnh, văn mình. Ăn nói lịch sự, đối xử hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt là có ýthức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.Không dùng những từ ngữ thiếu tế nhị, lịch sự. Không dùng tiếng lóng, tiếng nhại,từ ngữ địa phương tùy tiện. Hướng đến sự giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, hiện đại vàvăn minh. Không xúc phạm, lăng mạ gia đình, nhân phẩm, danh dự người khácbằng những từ ngữ miệt thị, thô tục, vô văn hóa hoặc tàn bạo, độc ác…Tôn trọng nhân cách nhân phẩm người khác. Cung kính, lễ độ với người lớn. Tăngcường thực hiện các hành vi văn hóa trong giao tiếp hằng ngày. Xây dựng lối sốngvăn hóa lành mạnh, chuẩn mực, tránh xa các thói hư tật xấu của xã hội.Phê phán: Hiện nay trong trường học, vẫn còn rất nhiều HS thường hay nói tụcchửi thề. Việc làm đó khiến các bạn không được bạn bè tôn trọng, thầy cô yêu mến.Những người như thế thật đáng chê trách.Bài học nhận thức:Nói tục chửi thề là một hành vi vô văn hóa, làm xấu đi nhân cách, nhân phẩm conngười. Không nên nói tục chửi thề.Là học sinh, phải rèn luyện nhân cách nhân phẩm, phấn đấu học tập tốt, trở thànhngười hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.Kết bài:Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môitrường sống của chúng ta. Liên tục bồi dưỡng năng lực giao tiếp, giữ gìn sự trongsáng của Tiếng Việt trong thời đại mới. Vì một môi trường học đường văn minh, tấtcả hãy nói KHÔNG với “Nói tục chửi thề”.

Video liên quan

Chủ Đề