Sứ mạng của khoa quản trị kinh doanh nói riêng và đại học tôn đức thắng nói chung là gì?

Kinh doanh quốc tế hiện đang là ngành gây sốt đối với các bạn trẻ hiện nay bởi cơ hội làm việc với mức thu nhập cao. Nếu bạn đang quan tâm tới ngành Kinh doanh quốc tế tại trường Đại học Tôn Đức Thắng, hãy cùng đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

Kinh doanh quốc tế hiện đang là ngành gây sốt đối với các bạn trẻ hiện nay

1. Ngành Kinh doanh Quốc tế là gì?

Kinh doanh quốc tế – một cụm từ mới nghe qua là đủ thấy độ hấp dẫn của ngành học rồi! Nhưng để hiểu kinh doanh quốc tế là gì, trước hết bạn hãy khám phá thêm về kinh doanh nhé!

Kinh doanh là một hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, là việc sản xuất và phân phối hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người mua hàng, từ đó tạo ra lợi nhuận. Còn quốc tế đề cập đến mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau

Từ đó, kinh doanh quốc tế có thể hiểu đơn giản là: Toàn bộ hoạt động kinh doanh được tiến hành giữa các quốc gia trên toàn thế giới, đáp ứng mục tiêu kinh doanh của cả người mua, người bán lẫn các tổ chức kinh tế giữa các quốc gia giao thương với nhau. Do những hoạt động kinh doanh này rất đa dạng: hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, sản xuất và phân phối sản phẩm,.. nên nội dung học của ngành Kinh doanh quốc tế cũng rất sôi động và mang tính quốc tế.

2. Học ngành Kinh doanh Quốc tế tại trường Đại học Tôn Đức Thắng như thế nào?

Trường Đại học Tôn Đức Thắng đào tạo ngành Kinh doanh Quốc tế trong thời gian 4 năm, tổng cộng khối lượng kiến thức gồm 133 tín chỉ [chưa bao gồm tín chỉ của học phần thể chất và học phần quốc phòng]

Chương trình chất lượng cao của ngành Kinh doanh quốc tế Khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Tôn Đức Thắng có chương trình đào tạo được xây dựng theo chuẩn kiến thức của Trường ĐH Monash [Úc]. Chương trình đạt chuẩn quốc tế với đội ngũ giảng viên giàu kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, các chuyên gia, học giả đến từ các cơ quan quản lý, hiệp hội, viện nghiên cứu và doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước như FIATA, Hiệp hội Logistics Việt Nam, Tân Cảng STC…

Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ ở các lĩnh vực xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường/marketing quốc tế, logistics, quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu….

Sinh viên sẽ được trang bị thêm kiến thức của nhiều lĩnh vực nhỏ như Tài chính, Logistics, Marketing,..

Ngoài những kiến thức nền tảng lý thuyết, chương trình còn chú trọng cho sinh viên tiếp cận thực tế và thực hành những kỹ năng chuyên môn cần thiết ngay từ năm đầu tiên thông qua các chương trình kiến tập tại doanh nghiệp.

Sinh viên được thực hiện các đề tài thực tế có sự hướng dẫn của các chuyên gia đang làm việc tại doanh nghiệp, sau đó thuyết trình bảo vệ trước Ban giám khảo là các chuyên gia.

Ngoài ra, các môn học thuộc nhóm môn chuyên ngành được thiết kế bao gồm học phần thực hành doanh nghiệp trong các học kỳ chính khóa và thực tập nghề nghiệp trong các học kỳ hè tại doanh nghiệp với tỷ lệ không dưới 30%.

Hiện tại, để tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, ĐH Tôn Đức Thắng đã kí hợp tác với nhiều đại học quốc tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước, giúp sinh viên có môi trường nghiên cứu, thực tập, phát triển nghề nghiệp và đào tạo chuyên môn, đặc biệt là tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Theo thống kê, tỷ lệ sinh viên theo học ngành Kinh doanh quốc tế có việc làm trong vòng 12 tháng sau tốt nghiệp ngành là 100%

Tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế chương trình tiêu chuẩn, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:

  • – Kỹ năng tin học: Chứng chỉ tin học MOS quốc tế [750 điểm]; Vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc;
  • – Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.0 [các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương]
  • – Kỹ năng mềm: Kỹ năng tự học, tiếp tục nghiên cứu độc lập, thu thập có hệ thống về khoa học quản trị; Kỹ năng đàm phán, thuyết trình, viết báo cáo, trình bày và bảo vệ kết quả nghiên cứu; Kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng tổ chức, điều hành các hoạt động nghiên cứu tại đơn vị công tác.
  • – Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp:
  • – Có kiến thức cơ bản về phương pháp luận khoa học trong quản trị nói chung và quản trị kinh doanh quốc tế nói riêng; Có khả năng ứng dụng những lý thuyết đã học đưa vào giải quyết những tình huống quản trị và kinh doanh thực tế;
  • – Khả năng thu thập, phân tích, đánh giá dữ liệu kinh doanh và sử dụng thông tin có hiệu quả;
  • – Kỹ năng quản lý nhân sự trong môi trường hội nhập toàn cầu;
  • – Có kỹ năng nghiệp vụ về giao nhận vận tải và xuất nhập khẩu;

3. Điểm chuẩn ngành Kinh doanh quốc tế trường Đại học Tôn Đức Thắng

4. Đầu ra “siêu hit hot”  của sinh viên học ngành Kinh doanh quốc tế

Các chuyên gia kinh tế dự báo trong 5 đến 10 năm tiếp theo, nhóm ngành kinh doanh quốc tế sẽ chiếm tỷ trọng cao. Dẫn đến nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành này cũng tăng cao với khoảng 15.000 việc làm/ năm. Cơ hội việc làm mở rộng, nhu cầu nguồn nhân lực cao là lợi thế vô cùng lớn cho người theo học ngành kinh doanh quốc tế.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế có thể làm việc tại: các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức nghiên cứu thị trường, các hiệp hội ngành nghề, các trung tâm xúc tiến thương mại, các trường đại học trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế….

Cụ thể, có cơ hội được nhận vào các vị trí tuyển dụng như: Chuyên viên xuất nhập khẩu; Chuyên viên Quản trị Logistics;  Chuyên viên giao nhận vận tải, chuyên viên thanh toán quốc tế…đủ điều kiện làm việc trong môi trường toàn cầu và các vị trí chức năng quan trọng khác trong môi trường kinh doanh quốc tế.

Khi ra trường, bạn có thể làm việc cho nhiều lĩnh vực khác nhau

Trên đây là những review chi tiết về ngành Kinh doanh quốc tế của trường Đại học Tôn Đức Thắng, chúc bạn thành công và có nhiều cơ hội thăng tiến trong ngành này nhé!

Thời cơ mới cho Toán học Việt Nam?

Thứ tư, 28 Tháng 7 2010 07:48 

Xin giới thiệu nguyên văn bài viết của GS. Trần Văn Nhung, Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước và GS. Lê Tuấn Hoa, Chủ tịch Hội Toán học nhận định về khả năng GS. Ngô Bảo Châu có đoạt Giải thưởng Fields và tương lai Toán học Việt Nam.

Ngô Bảo Châu - Ứng cử viên "nặng ký" cho giải thưởng Fields

GS Ngô Bảo Châu là một nhà toán học trẻ, nhưng đã đạt được nhiều kết quả nghiên cứu toán học đặc biệt xuất sắc, được thế giới ca ngợi.

Anh là học sinh Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic toán quốc tế năm 1988 [ khi mới 16 tuổi ] và 1989. Sau 15 năm gần như “ẩn dật”, dành toàn bộ thời gian miệt mài học tập và nghiên cứu toán học tại Paris, năm 2004, tên anh xuất hiện trở lại trên báo chí ngày càng dồn dập hơn, với những thành tích ngày một lớn hơn và bất ngờ hơn! Và không chỉ trên báo chí Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới!

GS Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội. Anh là người con duy nhất của GS.TSKH Ngô Huy Cẩn [ Viện Cơ học, Viện KH-CN VN ] và PGS. TS Trần Lưu Vân Hiền [ Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ].

Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố GS, Bộ trưởng Tạ Quang Bửu [ 23/7/1910-23/7/2010 ] có mời anh tham dự, nhưng rất tiếc anh không dự được vì đã có kế hoạch từ trước đi báo cáo khoa học, giảng bài và gặp gỡ các nhà khoa học tại Bắc Kinh trong một tuần.

Chúng tôi muốn nhắc đến tên GS Tạ Quang Bửu ở đây vì ông đã có những đóng góp vô cùng to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng toàn dân ta, cho sự phát triển giáo dục đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học và góp phần quan trọng đào tạo ra nhiều thế hệ các nhà khoa học xuất sắc của Việt Nam, trong đó có GS Ngô Huy Cẩn, GS Ngô Bảo Châu, …

Năm 2004 GS Ngô Bảo Châu đã được trao Giải thưởng Toán học Clay danh giá cùng với GS G. Laumon.  Năm 2006, anh được mời đọc báo cáo tiểu ban tại Đại hội Toán học thế giới tại Madrid [Tây Ban Nha].

Như vậy anh là người Việt Nam thứ ba có vinh dự này. Trước anh là hai GS người Việt Nam ở nước ngoài, đó là GS. F. Phạm và GS. Dương Hồng Phong.

Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, anh được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp [năm 2007]. Công trình của anh đã được tạp chí đại chúng có uy tín Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.

Tháng 6 vừa qua, công trình của anh mang tên “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie” [Bổ đề cơ bản cho đại số Lie], dày 169 trang, đã được chính thức công bố trên tạp chí Publications Mathématiques de L’IHÉS, do NXB Springer phát hành.

Không đầy một tháng nữa, anh được mời đọc báo cáo toàn thể tại Đại hội Toán học thế giới, tổ chức tại Ấn Độ, từ ngày 19 đến 27/8. Với hàng loạt kỳ tích nêu trên, anh là một ứng cử viên nặng kí cho Giải thưởng Fields năm nay.

Mặc dầu vậy, anh vẫn rất dè dặt và khiêm tốn khi nói về điều này: “Các Đại hội Toán học thế giới từ trước đến nay, đa số nhà khoa học dưới 40 tuổi được mời báo cáo toàn thể ở Đại hội đều được trao Giải thưởng Fields tại Đại hội đó. Lần này chỉ có hai nhà khoa học, tôi và một người Brazil, dưới 40 tuổi được báo cáo tại phiên toàn thể “.

Trong 70 năm qua [1936 – 2006], cả thế giới có tất cả 48 nhà toán học được trao Giải thưởng Fields. Năm nay, có hai người dưới 40 tuổi là Ngô Bảo Châu và một người Brazil trong tổng số 20 người được báo cáo tại phiên toàn thể của Đại hội Toán học thế giới.

Người ta thường ví Giải thưởng Fields như là Giải thưởng Nobel trong Toán học, bởi vì theo di chúc từ năm 1901 của người sáng lập Thụy Điển A. Nobel, Giải thưởng Nobel không dành cho Toán học. Thế nhưng Giải thưởng Fields lại chỉ được trao cho những thiên tài toán học phát lộ sớm, vì điều kiện tiên quyết của nó là chỉ trao cho những người không quá 40 tuổi vào năm trao giải.

Cứ bốn năm một lần, Giải thưởng được trao tại các kì Đại hội Toán học thế giới và mỗi lần có không quá 4 người được nhận. Như vậy, tính bình quân, mỗi năm có tối đa một người được nhận Giải thưởng.

Trong 70 năm qua, 1936 – 2006, cả thế giới có tất cả 48 nhà toán học được trao Giải thưởng Fields. Mới chỉ có 11 nước vinh dự có công dân của mình đạt Giải thưởng Fields. Đó là: Mỹ, Pháp, Nga, Anh, Nhật, Phần Lan, Italia, Thụy Điển, Đức, New Zealand và Úc, trong đó chỉ có 3 người có quốc tịch Châu Á, đều là người Nhật và có hai người gốc Hongkong-Trung Quốc là Shing-Tung Yau [ Quốc tịch Mỹ ] và Terence Tao [ Quốc tịch Úc ] đã được trao Giải thưởng Fields.

Năm nay Ban Giải thưởng Fields đã quyết định chọn 4 người để trao Giải thưởng, nhưng tên cụ thể còn hoàn toàn bí mật. Ngô Bảo Châu năm nay 38 tuổi.

Với những kì tích được cả giới toán học thế giới ngưỡng mộ, chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng Ngô Bảo Châu sẽ là một trong 4 cái tên danh giá sắp tới.

Và nếu vậy thì Việt Nam sẽ không chỉ nằm trong Top 10-15 Olympic Toán phổ thông quốc tế mà còn nằm trong Top 11-12 nước của thế giới được nhận Giải thưởng Fields.

Ngày 19/8/2010 sắp tới, tại phiên khai mạc Đại hội Toán học thế giới tại Hyderabad, Ấn Độ, chúng ta sẽ được biết điều bí ẩn khát khao đó.

Cuộc tiếp thân mật và cảm động

Ngô Bảo Châu về nước đầu tháng 7 vừa rồi với hai mục đích: thăm gia đình và làm việc. Thế nhưng, với lịch làm việc dày đặc, thời gian còn lại của anh dành cho bố mẹ, họ hàng, người thân và bè bạn rất ít.

Anh phải tập trung hoàn thiện bản báo cáo toàn thể tại Đại hội Toán học thế giới. Anh đã đến nói chuyện tại Trường hè sinh viên do Viện Toán học tổ chức.

Anh lại còn phải sang Bắc Kinh giảng bài và gặp gỡ các nhà khoa học một tuần. Giữa tháng 8, anh lên đường sang Ấn Độ. Vì vậy, chuyến trở về của anh được giữ khá kín, ít người được biết.

Cuộc trò chuyện thân mật giữa Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước với GS.Ngô Bảo Châu

Nhân dịp về thăm gia đình và làm việc tại Việt Nam, ngày 21/7/2010, GS. Ngô Bảo Châu đã được GS. Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước [HĐCDGSNN], tiếp và mời dự bữa cơm trưa thân mật.

Chúng ta còn nhớ, sau khi được phong GS của Trường Đại học Paris 11 năm 2004, khi 32 tuổi, một năm sau anh được HĐCDGSNN phong đặc cách GS Việt Nam. Chủ tịch HĐCDGSNN lúc đó là GS Phạm Minh Hạc. Và cho đến nay anh là người trẻ nhất được phong GS ở Việt Nam, năm 33 tuổi.

Cùng dự buổi tiếp còn có GS Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, hai thành viên thường trực của HĐCDGSNN: GS Bành Tiến Long, Phó Chủ tịch, GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư kí và PGS. Đỗ Tất  Ngọc, Chánh Văn phòng. GS. Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán học, GS. Lê Tuấn Hoa, Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và PGS. Nguyễn Vũ Lương, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội. GS. Ngô Bảo Châu nguyên là học sinh Trường Thực nghiệm Giảng Võ của GS. Hồ Ngọc Đại, Trường THCS Trưng Vương và Trường THPT chuyên Toán-Tin [ĐH KHTN, ĐHQGHN] và sinh viên École Normale Supérieure [ Pháp ].

Bắt đầu cuộc gặp gỡ thân mật, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhiệt liệt chúc mừng thành tích khoa học đã đạt được của GS Ngô Bảo Châu và hi vọng anh sẽ được trao Giải thưởng cao quí sắp tới.

Đáp lại lời chúc mừng, GS Ngô Bảo Châu bày tỏ niềm xúc động khi được HĐCDGSNN tiếp đón và làm việc. Sau khi tóm lược hai ba câu về kết quả nghiên cứu Toán học của mình, GS Ngô Bảo Châu bày tỏ nguyện vọng được cống hiến cho sự phát triển Toán học Việt Nam nói riêng và nền khoa học Việt Nam nói chung, ở một mức độ cao hơn và hiệu quả hơn, so với những hoạt động giảng dạy trực tiếp mà bấy lâu nay anh vẫn tích cực tham gia, mỗi khi có điều kiện về nước.

Phó Thủ tướng yêu cầu các  cơ quan tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GS. Châu và những nhà khoa học xuất sắc khác là người Việt Nam ở nước ngoài, như hộ chiếu đặc biệt, nhà ở, điều kiện nghiên cứu khoa học, phương tiện đi lại...

Hoan nghênh và đáp lại nhiệt tình của GS. Ngô Bảo Châu, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định rằng, thực hiện Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị về người Việt Nam ở nước ngoài, Chính phủ sẽ làm hết sức để tạo điều kiện tốt nhất cho GS. Châu và những nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đóng góp trí tuệ, sức lực và thời gian để phát triển Toán học và khoa học Việt Nam.

Như một minh chứng cho quyết tâm của Chính phủ, GS. Nguyễn Thiện Nhân nhắc tới Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội Toán học Việt Nam soạn thảo [mà ông là Trưởng ban chỉ đạo], cùng với ba thành viên khác nữa là GS. Đào Trọng Thi, GS. Hoàng Văn Phong và Ông Nguyễn Việt Hồng. Chương trình có Ban cố vấn gồm GS. Hoàng Tụy, GS. Đặng Đình Áng, GS. Nguyễn Khoa Sơn và GS. Lê Dũng Tráng [ Việt kiều tại Pháp ].

Ban soạn thảo Chương trình gồm 10 GS: Trần Văn Nhung, Lê Tuấn Hoa, Nguyễn Lê Hương, Phạm Kỳ Anh, Hoàng Ngọc Hà, Phan Quốc Khánh, Phạm Thế Long, Nguyễn Văn Mậu, Nguyễn Văn Ngữ và Ngô Việt Trung.

Sau khi đánh giá chung về thực trạng Toán học ở Việt Nam, khu vực và trên thế giới, Chương trình nêu rõ một số giải pháp mang tính chất đột phá, nhưng khả thi, nhằm đưa Toán học Việt Nam ở tất cả các cấp độ, từ trung ương đến địa phương, từ lý thuyết đến triển khai ứng dụng, phát triển lên một tầm cao mới, đáp ứng được nhu cầu phát triển của khoa học, kinh tế và an ninh, quốc phòng của nước ta.

Làm gì để phát triển Toán học Việt Nam?

Khi vào phần chính của câu chuyện, GS. Nhân, GS. Châu và những người tham dự tập trung vào các giải pháp cơ bản của dự thảo Chương trình. Một trong những điểm then chốt của Chương trình là thành lập một Viện Nghiên cứu và Đào tạo cấp cao về Toán.

Ngô Bảo Châu nhận Giải thưởng toán học Clay. Ảnh: sưu tầm

Một trong những mô hình có thể tham khảo cho viện kiểu mới này chính là Viện nghiên cứu cao cấp Princeton [IAS, Mỹ], nơi GS Ngô Bảo Châu được mời tới làm việc từ năm 2007 cho tới nay. Chính tại nơi đó, GS Ngô Bảo Châu đã tìm được ý tưởng đột phá để giải quyết thành công và sau đó hoàn thiện công trình để đời của mình: Chứng minh “Bổ đề cơ bản”.

Có điều rất thú vị là chính A. Einstein đã từng làm việc tại đây. Cũng tại IAS này, sau 7-8 năm liên tục theo đuổi, A. Wiles [ nhà toán học người Anh ] đã giải quyết hoàn toàn Bài Toán cuối cùng của Fermat, một giả thuyết vô cùng hắc búa đã thách đố loài người suốt ba thế kỷ rưỡi. IAS là viện Toán học số một thế giới. Nó là một khuôn mẫu hay để thúc đẩy phát triển Toán học. Do vậy nhiều nước sau đó đã lập những viện tương tự như IHES của Pháp, Viện Toán Max-Planck của Đức, RIMS của Nhật, KIAS của Hàn Quốc, …

Với “biên chế" và chi phí rất ít, Viện này sẽ là nơi để giảng viên toán các trường đại học, các tân tiến sĩ toán, …  thỉnh thoảng đến trong một thời gian ngắn để tập trung triển khai những ý tưởng nghiên cứu của mình. Viện sẽ là nơi giao tiếp giữa các nhà toán học Việt Nam thuộc nhiều thế hệ ở trong nước và ngoài nước, trong đó có những nhà toán học xuất sắc cao niên như GS Hoàng Tụy, trẻ trung như  GS Ngô Bảo Châu và rất nhiều tài năng khác.

Bằng hình ảnh dễ hiểu nhưng khá chính xác, GS Bộ trưởng Phạm Vũ Luận so sánh cơ chế hoạt động của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán như Trường viết văn Nguyễn Du

Bằng hình ảnh dễ hiểu nhưng khá chính xác, GS Bộ trưởng Phạm Vũ Luận so sánh cơ chế hoạt động của Viện như Trường viết văn Nguyễn Du, nơi đã góp phần đào tạo và nuôi dưỡng bao nhiêu nhân tài văn học của nước nhà.

Tuy tuổi đời còn trẻ, nhưng GS Ngô Bảo Châu đã có 17 năm học tập và làm việc tại các trường nổi tiếng của Pháp: ĐH Paris 13, ĐH Paris 11. Anh đã làm việc gần 4 năm tại IAS Princeton. Đã từng làm việc khá lâu tại IHES của Pháp, Viện Toán Max-Planck của Đức. Đã đến báo cáo khoa học tại nhiều viện và trường nổi tiếng của thế giới.

Như vậy, anh không chỉ có một vị thế và uy tín khoa học rất cao, mà còn trực tiếp học hỏi được kinh nghiệm điều hành của các trung tâm toán học thế giới. Kinh nghiệm của anh sẽ rất có giá trị trong việc triển khai hoạt động của Viện Nghiên cứu và Đào tạo cấp cao về Toán, cũng như toàn thể Chương trình phát triển Toán.

Kết thúc buổi tiếp thân mật, GS Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh trong một ngày gần đây sẽ có dịp trao trọng trách cho GS Ngô Bảo Châu và hy vọng anh sẽ đóng góp ngày một nhiều cho nền khoa học của nước nhà.

GS Nhân cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT, HĐCDGSNN phối hợp với các cơ quan hữu quan, như Bộ Ngoại giao, Bộ KH-CN, Bộ Tài chính, Văn phòng CP, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho GS Châu và những nhà khoa học xuất sắc khác là người Việt Nam ở nước ngoài, như vấn đề hộ chiếu đặc biệt, nhà ở, điều kiện nghiên cứu khoa học, phương tiện đi lại,…

Điều đáng lưu ý là nhiều nhà toán học và khoa học Việt Nam xuất sắc ở nước ngoài, trong đó có GS Ngô Bảo Châu, vẫn giữ quốc tịch và mang hộ chiếu Việt Nam.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh sẽ giao trọng trách cho GS. Ngô Bảo Châu về Toán học trong một ngày gần đây.

Sau gần 2 giờ trao đổi thân mật, mọi thành viên tham dự đều thấy buổi tiếp của GS Chủ tịch HĐCDGSNN rất thú vị, hiệu quả và tin tưởng vào một sự khởi đầu tốt đẹp.

Toán học Hàn Quốc vào những năm 70 không hơn gì Toán học Việt Nam, nhưng bây giờ đã vượt xa chúng ta, trở thành điểm tựa cho sự phát triển khoa học và công nghệ của Hàn Quốc.

Theo đánh giá bước đầu của Ban soạn thảo, nền toán học Việt Nam hiện nay vẫn đang chiếm vị trí khiêm tốn thứ 50 đến 55 trên thế giới.

Với sự quyết tâm của Chính phủ, sự cố gắng của toàn thể cộng đồng các nhà toán học Việt Nam ở trong và ngoài nước và sự đóng góp của những ngọn cờ đầu như GS Ngô Bảo Châu, chúng ta  sẽ cố gắng giảm nhanh khoảng cách với các nền Toán học như Hàn Quốc.

Chúng ta cũng không nên quá say sưa với thành tích đã đạt được ở bậc dưới là các Huy chương Olympic Toán PT quốc tế từ năm 1974 đến nay, và ở bậc trên cùng là Giải thưởng Fields [ nếu có ], mà còn phải tiếp tục phấn đấu tiến tới, vì ngay các nước trong khu vực, như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, …họ cũng rất quyết tâm và vượt lên rất nhanh. Quyền tự hào của mỗi cá nhân và dân tộc là chính đáng, nếu nó hợp lý và có cơ sở!

Các tác giả bài viết này là những người làm toán nên mới chỉ đề cập đến toán học Việt Nam. Các ngành khoa học và công nghệ khác của đất nước chúng ta, như Vật lý, Hóa học, Sinh học, Y học, …, với nhiều nhà khoa học xuất sắc ở trong và ngoài nước, khi được Chính phủ quan tâm, đầu tư, cũng sẽ phát triển nhanh chóng và có triển vọng to lớn, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

Trần Văn Nhung - Lê Tuấn Hoa/Theo VN

[nguồn "Báo Giáo dục Việt Nam" ]


                                                             

Nguyên Thứ trưởng Giáo dục từng quỳ gối vì 'thịnh soạn'

Cập nhật lúc 06:05, Thứ Ba, 17/08/2010 [GMT+7]

 - "Sau bữa cơm thịnh soạn, gia đình tôi quây quần bên gian nhà giữa. Bỗng từ ngoài ngõ vọng vào tiếng lạy ông lạy bà làm ơn, làm phước bố thí cho kẻ bần hàn bát cơm chén gạo...".Cô giáo đã yêu cầu tôi [đứa trẻ lớp 4] giải thích cụm từ "bữa cơm thịnh soạn", nếu không sẽ bị quỳ gối cả buổi. 

TIN LIÊN QUAN

  • Vân Dung mặc kín, thầy hiệu phó vẫn nhắc

Bà Đặng Huỳnh Mai, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, người gắn bó lâu năm với ngành giáo dục đã chia sẻ với VietNamNet về những kỷ niệm thời đi học của mình.

9 tuổi được dạy một bài học về "thật thà"

Năm học lớp 4, tôi không biết học Tập làm văn và rất ghét. Nhưng nhờ có tập bài mẫu của cậu tôi để lại nên tôi cứ chép theo và học thuộc nên trở thành người giỏi văn của lớp.

Tuy nhiên, hôm đó tôi chép một bài mà không có ý thức gì cả. Đó là, tả người ăn mày. Tôi còn nhớ đoạn nhập đề: "Sau bữa cơm thịnh soạn, gia đình tôi quây quần bên gian nhà giữa. Bỗng từ ngoài ngõ vọng vào tiếng lạy ông lạy bà làm ơn làm phước bố thí cho kẻ bần hàn bát cơm chén gạo. Tôi ngẩng mặt nhìn lên thì ra là ông lão ăn mày đã đến nhà tôi từ bao giờ...".

Cô giáo dạy tôi lúc đó rất nghiêm khắc và thường chỉ cho đến điểm 8 là cao nhất. Với bài này cô chấm cho tôi 8 điểm. Nhưng cô gọi tôi đứng lên và hỏi: "Em chỉ cần giải thích cho tôi 2 từ thì bài văn này cô sẽ cho em 10 điểm, còn nếu không thì phải quỳ gối".

Cô đã hỏi tôi: "Bữa cơm thịnh soạn là gì?".

Tôi đã "chào thua" và bị quỳ gối. Tâm trạng tôi lúc đó buồn vô cùng và thất vọng nữa. Cảm giác cả lớp sẽ khinh mình, không tôn trọng nữa. Ý nghĩ cô giáo đã cư xử với mình như một kẻ ăn cắp khiến tôi không còn muốn học môn này.

Rồi 2 tuần trôi qua trong buồn tẻ. Đến sáng thứ 2 tuần kế tiếp, cô giao bài: "Hãy viết về mẹ của em". Hồi đó, bố tôi đi tập kết, tôi ở nhà với mẹ và các cô. Tôi viết và nộp bài, rồi không màng đến nữa. Hôm cô giáo trả bài, tôi cũng không quan tâm.

Nhưng rồi cô đã quay xuống bảo tôi: "Hôm nay em viết bài này đúng thực là bài của em. Cô cho em 10 điểm và đề nghị cả lớp lấy đó làm bài mẫu". Từ đó, tôi trở lại là "người hùng" và tự tin hơn trong học tập.

Không còn làm lãnh đạo ngành Giáo dục nhưng nguyên Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai vẫn tích cực tham gia các chương trình, dự án liên quan đến quyền của trẻ em, hỗ trợ để trẻ được đến trường. Ảnh: Bảo Anh

Kể câu chuyện để thấy rằng, vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc dạy dỗ học trò.

Khi tôi học lớp 6 [năm 1963] cũng thế, rất sợ môn Hình học và không thể học nổi. Tôi cũng được các bạn cho chép bài nhưng không chịu chép mà "đòi" phải hiểu. Thi học kỳ 1, tôi đạt 15/20 điểm. Cảm thấy rất buồn!

Rồi lớp tôi được đổi ông thầy giáo khác. Tôi mua một cuốn sách dành cho HS trung bình và đọc cách họ giải, giải lại rồi đưa cho thầy xem. Thi học kỳ 2 thầy chỉ cho thi Hình. Lúc trả bài thầy nói: "Tôi rất là "khó", nhưng có một bài mà tôi không thể giảm được điểm nào, đành cho 20/20 điểm".  Tôi còn không nghĩ ra mình. Nhưng từ đó tôi thấy tự tin hơn, vì thầy nói "tôi rất là khó". Sau đó, thầy bảo tôi bỏ quyển sách kia mà dùng quyển sách dành cho HS giỏi về tự học, không hiểu thì hỏi thầy.

Thầy dạy lơ mơ không cho vào lớp

Còn nhớ, hồi lớp 9, chúng tôi vào năm học đến 2 tháng mới có thầy dạy Lý. Lên lớp, thầy cứ đứng trên bảng dạy ào ào. Được khoảng hơn tuần, một buổi thầy vào lớp, thấy cả lớp để hết sách vở trong hộc bàn. Thầy hỏi: "Lớp muốn gì đây?".

Tôi đại diện lớp đứng lên nói: "Chúng em đề nghị thầy dạy giải bài tập vì thầy dạy lý thuyết không chúng em không hiểu gì". Nhưng thầy bảo, không kịp chương trình thì ai chịu trách nhiệm. Tôi nói luôn, chúng em là người chịu trách nhiệm, vì học không hiểu thì học để làm gì.

Vậy là, từ hôm đó, bắt đầu vào lớp là thầy không dạy mà gọi những học trò nào có ý kiến lên bảng sửa bài tập. Sai thầy sẽ sửa lại. Cứ như vậy. Có lẽ nhờ thế mà chúng tôi giỏi lên. Sau đó, thầy quý lớp chúng tôi lắm.

Hồi đó, thầy dạy lơ mơ là chúng tôi không cho vào lớp.

Còn nợ "bạn học dốt" lời xin lỗi

Nguyên Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai trao đổi với GS.TS Phạm Tất Dong, PCT Hội Khuyến học Việt Nam tại một hội thảo diễn ra tháng 7/2010.

Hồi học lớp 8, tôi ngồi cạnh một cô bạn rất dốt, nhưng không làm bài dùm thì sẽ bị vẽ vào quần áo. Lúc đó tôi nghĩ, thôi kệ, nhà bạn giàu, mình giúp, bạn mời mình ăn sáng, còn hơn là gây gổ với nhau.

Từ đó, khi bạn lên trả bài, ngồi dưới chúng tôi phải viết chữ to vào tờ nháp để bạn nhìn thấy. Môn Tập làm văn mình soạn bài, bạn lên chấm được 18/20. Thầy "cắc cớ" gọi mình lên, vở kia có chữ của thầy rồi, mình không có vở, thầy cho mình 2 con 0 vào sổ.

Giải phóng xong, cô bạn này trở thành giáo viên, tôi làm cán bộ quản lý giáo dục của Sở. Trong thâm tâm tôi nghĩ rất coi thường vì ngày xưa bạn này học rất dốt. Nhưng cuối cùng bạn vẫn là giáo viên giỏi. Những người có con học kém, đưa cho bạn kèm đều lên trung bình.

Chính vì thế tôi không đồng tình với giáo viên dạy giỏi là dạy học sinh giỏi mà giáo viên giỏi là biết dạy đối tượng nào là đúng.

Tôi tiếc là không kịp nói lời xin lỗi với bạn vì bạn đã mất.

15 năm học phổ thông

Từ nhỏ tôi đã mơ làm bác sĩ. Vì những người giỏi đều làm bác sĩ. Cũng vì lúc đó, bà, mẹ đều ốm đau muốn làm bác sĩ để chăm sóc. Thứ nữa, hồi đó cứ ai làm bác sĩ là có ôtô riêng nên tôi mê lắm. Còn làm giáo viên chỉ có ông hiệu trưởng mới có.

Nhưng khi lớn lên, lại thích theo học hành chính quốc gia, ra trường sẽ làm Phó quận nhưng không được vì "lý lịch không rõ ràng".

Số phận đẩy đưa vào vùng giải phóng. Năm 1968, tổ chức bảo vào rừng học cấp tốc sư phạm 12+2 để giải phóng ra làm hiệu trưởng. Cứ nghĩ ăn Tết xong, mình từ đứa học trò đứng lên làm hiệu trưởng hiệu triệu từ BGH, tới giáo viên, HS. Thấy thế mê quá nên đi theo. Nhưng học xong không giải phóng nên lại xuống làm giáo viên.

Đến cuối năm 1971, tôi được bí mật đưa về Vĩnh Long, học lại 3 năm cấp 3 và 1 năm sư phạm. Đây là thời kỳ "hoạt động cách mạng", phải học lại để cùng HSSV đấu tranh.

Đến nay, sau nhiều năm gắn bó với giáo dục, nguyên Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai đã đúc rút ra một điều rằng, vấn đề cốt lõi của giáo dục vẫn là đội ngũ giáo viên... 

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Đặng Huỳnh Mai: Sinh năm 1952 ở xã An Hiệp, Châu Thành, Đồng Tháp. Từ 1958 - 1968: học phổ thông ở Đồng Tháp, sau đó, vào rừng học cấp tốc sư phạm 12+2 rồi đi làm giáo viên. Cuối năm 1971 về Vĩnh Long, học lại 3 năm cấp 3 và 1 năm sư phạm để cùng HSSV tham gia đấu tranh. Năm 1975, giải phóng trở về làm Phó Bí thư thị đoàn.

Từ năm 1977, về Ty Giáo dục Vĩnh Long vừa làm công tác tổ chức, vừa đi học. Đến năm 1984, lên làm Phó Ty Giáo dục Vĩnh Long và 5 năm sau đó, 37 tuổi, trở thành Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long. 12 năm sau đó, năm 2001, làm Thứ trưởng Bộ GD-ĐT. 54 tuổi [năm 2006] bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ.

Năm 2007, về nghỉ theo chế độ những vẫn tham gia Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và hiện làm Phó Chủ tịch Hội.

Các cơ sở giáo dục "Không cấp lại bản chính văn bằng, chứng chỉ"


Cập nhật bởi: Xuan_Daotao
  

Bộ Giaó dục và Đào tạo vừa có văn bản hướng dẫn một số nội dung về văn bằng, chứng chỉ của giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp. Theo đó, bản chính văn bằng, chứng chỉ trong bất cứ trường hợp nào cũng không được cấp lại.

Xem toàn bộ nội dung hướng dẫn

Bộ GD-ĐT cũng cho biết, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ đã cấp cho người học trong các trường hợp: Sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người học được cơ quan có thẩm quyền cải chính hộ tịch theo quy định của pháp luật về cải chính hộ tịch; Các nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ.


Bản gốc văn bằng chứng chỉ cấp một lần duy nhất. [Ảnh minh họa]

Ngoài hai trường hợp này, người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ không được phép chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ đã cấp cho người học.

Cũng theo Bộ GD-ĐT thì giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. Do đó, khi làm các thủ tục cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học, người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ có trách nhiệm xác định chính xác các nội dung liên quan đến nhân thân ghi trên văn bằng, chứng chỉ căn cứ vào giấy khai sinh của người học.

Người học có trách nhiệm cung cấp chính xác các thông tin để ghi trên văn bằng, chứng chỉ. Trước khi cấp phát văn bằng, chứng chỉ, người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ cần đưa thông tin sẽ ghi trên văn bằng, chứng chỉ cho người học để người học kiểm tra tính chính xác của thông tin.

Trong trường hợp nội dung về nhân thân của người học đã ghi trên văn bằng, chứng chỉ không khớp với bản chính giấy khai sinh do lỗi của người học như cung cấp bản sao chứng thực giấy khai sinh sai so với bản chính; mượn giấy khai sinh của người khác để đi học, có nhiều giấy khai sinh khác nhau,... thì người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ không có trách nhiệm chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ.

Về hình thức ghi văn bằng, Bộ GD-ĐT cũng nhấn mạnh: “Nếu người học theo học chương trình giáo dục chính quy thì ghi “Hình thức đào tạo” là “Chính quy”, nếu theo học chương trình giáo dục thường xuyên thì chỉ ghi một trong ba hình thức: “Vừa làm vừa học”; “Học từ xa”; “Tự học có hướng dẫn”. Người học theo học chương trình giáo dục thường xuyên theo hình thức đào tạo nào thì trên văn bằng ghi hình thức đào tạo đó”

Nguyễn Hùng - Dân Trí

Công bố cấu trúc đề thi năm 2010, Nguồn: Tuoitre]

Thứ Tư, 24/03/2010, 19:55 [GMT+7]

TTO - Bộ GD - ĐT vừa công bố cấu trúc đề thi của các môn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010 gồm toán, lý, hóa, sinh, văn, sử, địa, ngoại ngữ.

Các bạn học sinh tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp TP.HCM lần IV năm 2010 tại trường ĐH Bách khoa TP.HCM hôm 27-2 - Ảnh: Trần Tiến Dũng

Theo cấu trúc vừa công bố, đề thi bao gồm phần chung [bắt buộc] và phần riêng [tự chọn]. Tương ứng với các phần, tài liệu trên liệt kê những kiến thức cơ bản học sinh cần phải nắm vững. Thí sinh có thể căn cứ vào cấu trúc đề thi các môn để lập kế hoạch ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010.

>> Xem cấu trúc đề thi môn văn
>> Xem cấu trúc đề thi môn toán
>> Xem cấu trúc đề thi môn vật lý
>> Xem cấu trúc đề thi môn hóa học
>> Xem cấu trúc đề thi môn Anh văn
>> Xem cấu trúc đề thi môn địa lý
>> Xem cấu trúc đề thi môn lịch sử
>> Xem cấu trúc đề thi môn sinh học

Tuy nhiên, đại diện Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục - Đào tạo cho biết tài liệu vừa công bố chỉ mang tính tham khảo, về nguyên tắc học sinh vẫn phải ôn tập để nắm vừng kiến thức, kỹ năng trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12.

Theo dự kiến, ngày 31-3, Bộ Giáo dục Đào tạo sẽ công bố các môn thi tốt nghiệp gồm ba môn văn, toán, ngoại ngữ và ba môn chọn trong số các môn kể trên.

 THANH HÀ -VĨNH HÀ

6 môn thi tốt nghiệp THPT 2010

nguồn MathVn.Com

Ngày đăng: 26-03-2010 - Chủ đề: Giáo dục

Chiều ngày 25/3, Bộ GD- ĐT công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT 2010. Theo đó, Giáo dục THPT thi 6 môn là: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Hóa học, Lịch sử, Địa lý, trong đó các môn Ngoại ngữ, Hóa học thi theo hình thức trắc nghiệm.

Với môn thi Ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Đức, tiếng Nhật.Thí sinh không theo học hết chương trình THPT hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện dạy – học thì được thay thế bằng môn Vật lí [thi theo hình thức trắc nghiệm].

Đối với Giáo dục thường xuyên: Thi 6 môn: Ngữ văn, Toán, Vật lí, Hóa học, Lịch sử, Địa lí. Trong đó, các môn: Vật lí, Hóa học thi theo hình thức trắc nghiệm.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010 được tổ chức vào 3 ngày mùng 02, 03, 04 tháng 6.

Trước khi công bố môn thi tốt nghiệp THPT 2010, Bộ GD-ĐT cũng đã công bố

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp, ĐH, CĐ.

Cập nhật lúc 09:48, Thứ Bảy, 20/02/2010 [GMT+7]

 - Sau Tết, không khí tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ nóng dần lên do từ tháng 3, thí sinh sẽ có một tháng để tìm hiểu thông tin và làm hồ sơ đăng ký. Tuyển sinh 2010 có một số sửa đổi có lợi cho thí sinh như: được nộp hồ sơ và lệ phí xét tuyển nguyện vọng [NV2,3] tại trường. Ngoài ra, do có nhiều tỷ mỷ trong khâu khai, nộp hồ sơ, nên thí sinh cần lưu ý các quy định sau.

Ba đợt thi

Ảnh: Lê Anh Dũng
Các đợt thi ấn định như sau: đợt 1 thi ĐH khối A và V trong hai ngày [4 và 5/7]. Thí sinh thi khối V sau khi dự thi môn Toán, Lý sẽ thi tiếp môn năng khiếu vẽ đến 8/7.

Đợt 2 thi ĐH khối B,C,D và các môn năng khiếu trong hai ngày [9 và 10/7]. Riêng khối năng khiếu, sau khi thí sinh dự thi các môn văn hóa sẽ thi tiếp các môn năng khiếu đến hết ngày 14/7.

Đợt 3 thi CĐ trong hai ngày [15 và 16/7]. Các trường CĐ có thi các môn năng khiếu đến hết ngày 20/7.

Thời gian làm bài các môn thi tự luận là 180 phút, các môn thi trắc nghiệm là 90 phút.

Thời hạn thu nhận hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi được quy định thống nhất trên phạm vi toàn quốc qua 2 kênh như sau: Theo hệ thống của sở GD-ĐT các địa phương từ ngày 10/3 đến hết 10/4/2010. Nộp trực tiếp tại các trường có tổ chức thi từ ngày 11/4 đến hết ngày 17/4/2010.

Được nộp hồ sơ xét tuyển tại trường

Năm 2010, thí sinh được nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển NV2, NV3 qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường. Cả ba hình thức nộp hồ sơ đều có giá trị xét tuyển như nhau.

Học sinh đã tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, TCCN, trung học nghề và tương đương [HS Trung cấp nghề, hệ tốt nghiệp THCS đã học đủ khối lượng kiến thức và thi đạt các môn văn hóa THPT theo quy định của Bộ GD-ĐT] được đăng ký dự thi vào các trường ĐH, CĐ và được xét tuyển [nếu không trúng NV1] như những thí sinh khác.
Những thí sinh dự thi ĐH theo đề chung của Bộ GD-ĐT, nếu không trúng tuyển NV1, có kết quả thi ĐH bằng hoặc lớn hơn điểm sàn CĐ [đối với từng đối tượng và khu vực], trong đó không có môn nào bị điểm 0, sẽ được cấp hai giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi để tiếp tục đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH [nếu đạt từ điểm sàn ĐH trở lên] hoặc các trường CĐ và hệ CĐ trong các trường ĐH [nếu đạt từ điểm sàn CĐ trở lên].

Thí sinh dùng giấy số 1 để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2. Nếu vẫn không trúng tuyển đợt 2 thì dùng giấy số 2 để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV3. Thí sinh có kết quả thi ĐH thấp hơn điểm sàn CĐ được cấp phiếu báo điểm, nhưng không được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Những thí sinh diện này có thể đăng ký xét tuyển vào các trường TCCN hoặc hệ TCCN trong các trường ĐH, CĐ.

Thời hạn nhận hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển như sau:

- Các trường công bố điểm trúng tuyển NV1 chậm nhất là ngày 20/8/2010.

- Các trường nhận hồ sơ, lệ phí đăng ký xét tuyển NV2 từ ngày 25/8 đến 17 giờ ngày 10/9/2010.

- Các trường nhận hồ sơ, lệ phí đăng ký xét tuyển NV3 từ ngày 15/9 đến 17 giờ ngày 30/9/ 2010.

Thi cao đẳng cũng có 3 nguyện vọng

Những thí sinh dự thi CĐ theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, nếu không trúng tuyển vào trường CĐ đã dự thi nhưng có kết quả thi bằng hoặc cao hơn mức điểm tối thiểu theo quy định đối với từng đối tượng và khu vực [không có môn nào bị điểm 0] thì được trường CĐ tổ chức thi cấp hai giấy chứng nhận kết quả thi CĐ có đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi.

Thí sinh dùng giấy chứng nhận kết quả thi này để tham gia đăng ký xét tuyển NV2 hoặc NV3 vào các trường CĐ khác còn chỉ tiêu, cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định của trường. Những thí sinh dự thi đề CĐ đạt điểm dưới mức điểm tối thiểu cũng được cấp giấy chứng nhận để tham gia.

Vẫn lưu ý mục 2

Quy trình khai và nộp hồ sơ đăng ký dự thi năm 2010 sẽ được thực hiện như sau: Những thí sinh có NV1 học tại các trường ĐH, CĐ có tổ chức thi thì nộp hồ sơ đăng ký dự thi cho trường đó qua hệ thống thu nhận hồ sơ của các sở GD-ĐT. Khi hết thời hạn nộp hồ sơ theo hệ thống của Sở GD-ĐT, thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp cho các trường theo đúng thời hạn quy định nêu trên.

Học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường nào thì nộp hồ sơ đăng ký dự thi và lệ phí đăng ký dự thi tại trường đang học. Các đối tượng khác nộp hồ sơ đăng ký dự thi và lệ phí đăng ký dự thi tại các địa điểm do sở GD-ĐT quy định.

Khi khai hồ sơ đăng ký dự thi, thí sinh cần đặc biệt lưu ý: tại mục 2 của phiếu đăng ký dự thi, tất cả thí sinh có NV1 đăng ký vào học tại các trường có tổ chức thi tuyển sinh đều phải ghi đầy đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi, mã ngành của trường mà thí sinh sẽ dự thi và có NV1 vào học.

Riêng thí sinh có NV1 học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các trường ĐH phải khai hồ sơ như sau: mục 2: chỉ ghi tên trường, ký hiệu trường và khối thi của trường mà thí sinh dự thi [không ghi mã ngành]. Mục 3: ghi đầy đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi và mã ngành của trường không tổ chức thi hoặc của hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các trường ĐH mà thí sinh có NV1.

Ba cụm thi

Năm 2010, Bộ GD-ĐT tiếp tục tổ chức ba cụm thi quốc gia cho các đối tượng dự thi như sau:

- Cụm thi tại TP Vinh: dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Vinh và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại bốn tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có nguyện vọng thi vào các trường ĐH đóng tại khu vực Hà Nội.

- Cụm thi tại TP Quy Nhơn: dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Quy Nhơn và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại sáu tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam có nguyện vọng thi vào các trường ĐH đóng tại khu vực Hà Nội và TP.HCM

Mọi thắc mắc,chưa rõ về những quy định trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010, độc giả có thể gửi email đến địa chỉ . Chúng tôi sẽ kết nối với các chuyên gia tuyển sinh để có phản hồi sớm và chính xác tới độc giả.  

- Cụm thi tại TP Cần Thơ: Dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Cần Thơ và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại chín tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, TP Cần Thơ có nguyện vọng thi vào các trường ĐH đóng tại khu vực TP.HCM.

Riêng thí sinh của các tỉnh thuộc địa bàn dự thi tại các cụm thi nhưng đăng ký dự thi vào các trường ĐH khối quốc phòng và công an hoặc các trường và các ngành năng khiếu vẫn phải đến trường ĐH, CĐ để dự thi [không dự thi ở cụm]. Cụ thể là các trường/ngành đào tạo thể dục thể thao, nghệ thuật, mỹ thuật, nhạc, họa, sân khấu điện ảnh, kiến trúc, mỹ thuật công nghiệp, văn hóa quần chúng và các ngành năng khiếu của các trường sư phạm.

Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh [TP] được chỉ định dự thi tại cụm thi TP Vinh, Quy Nhơn hoặc Cần Thơ nhưng tốt nghiệp THPT tại các tỉnh [TP] khác, thí sinh tự do không bắt buộc phải dự thi tại cụm thi được chỉ định theo hộ khẩu thường trú.

  • Đỗ Thanh Duy [chuyên viên Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT]

Giảng viên đại học ngân hàng nhận lương tiền tỷ

Nguon:  VnExpress

Mỗi tháng Giám đốc trung tâm hợp tác quốc tế, ĐH Ngân hàng TP HCM nhận lương gần 90 triệu đồng, cán bộ dưới quyền cũng nhận hàng chục triệu. Ngân hàng nhà nước vừa chỉ đạo trường dừng ngay cách chi lương như trên.

Ngân hàng Nhà nước xác định, Ban giám hiệu nhà trường đã sử dụng tới 10% học phí thu được từ Trung tâm hợp tác quốc tế để trả lương cho cán bộ. Trong 10 tháng đầu năm 2009, tổng chi cho 47 người [có 15 người thuộc trung tâm] lên đến gần 3,5 tỷ đồng. Thu nhập cao nhất là bà Đinh Thị Ngọc Liên [Giám đốc trung tâm hợp tác quốc tế] nhận tới 869 triệu đồng. Cách chi này đã được trường áp dụng từ năm 2007, 2008.

Sinh viên ĐH Ngân hàng tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngày hội tuyển dụng. Ảnh: Hải Duyên.

Ngoài ra, Hiệu trưởng nhà trường còn tự quyết định tỷ lệ thưởng cho các đơn vị, gây bức xúc trong nội bộ. Theo phản ánh của cán bộ trong trường, một số giảng viên của Trung tâm hợp tác quốc tế chia nhau mức thưởng cuối năm lên đến vài trăm triệu đồng.

Trước sự việc này, ngày 18/12/2009, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu cầu ĐH Ngân hàng chấn chỉnh các quy chế quản lý tài chính của trung tâm hợp tác. Theo đó, đại học này phải dừng ngay cách chi lương nói trên, đồng thời thu hồi toàn bộ các khoản đã chi cho các cá nhân dưới hình thức chi lương dự án, chi ban cố vấn, các khoản phụ cấp ngoài lương và chi phí quản lý kể từ tháng 10/2009.

Sau đó, ĐH Ngân hàng đã có công văn giải trình. Phía nhà trường hứa sẽ thực hiện các yêu cầu của đơn vị chủ quản như: xây dựng lại các khoản chi mới cho trung tâm và các đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên, về việc trích 10% học phí của Trung tâm hợp tác quốc tế để chi trả lương, chi phí quản lý, Hiệu trưởng cho rằng, đã được Bộ Giáo dục phê chuẩn và hoàn toàn thực hiện theo kế hoạch tài chính trong hồ sơ xin cấp phép.

Ngày 12/1/2010 Ngân hàng Nhà nước gửi lại công văn nêu rõ "khoản chi quản lý và lương nhân viên là 10% đã trình và được cấp có thẩm quyền cho phép là không đúng". Tờ trình mà ĐH Ngân hàng TP HCM gửi Bộ GD&ĐT về việc thực hiện liên kết với Học viện Bolton [Anh] và ĐH Khoa học ứng dụng Tây Bắc, Thụy Sỹ chỉ liên quan đến vấn đề đạo tạo như: nội dung, hình thức, mục đích liên kết.... Còn vần đề tài chính không được đề cập.

Ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh, nếu ĐH này có gửi kèm theo bản kế hoạch tài chính thì đây cũng chỉ là tài liệu tham khảo, không có giá trị pháp lý. Do đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo ĐH Ngân hàng phải xây dựng và ban hành lại quy chế quản lý tài chính của Trung tâm hợp tác quốc tế. Việc chi lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ của trung tâm phải theo hệ số thang bảng lương quy định của Nhà nước từ tháng 10/2009, trước khi có quy chế tài chính mới.

Hải Duyên


bố dạng thức, cấu trúc đề thi và tài liệu ôn tập môn Anh văn
phục vụ thi tuyển sinh SĐH năm 2009

[cập nhật mới ngày 24/04/2009]


Căn cứ Quyết định số 1178/QĐ/ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 23/10/2008 của Giám đốc ĐHQG-HCM. Căn cứ kết luận cuộc họp ngày 24/3/2009 giữa ĐHQG-HCM và các cơ sở đào tạo về việc chuẩn bị cho kỳ thi TS SĐH đợt 2/2009 [đợt Tháng 08/2009].

Trung tâm Khảo thí & Đánh giá Chất lượng Đào tạo – ĐHQG HCM đã phát hành 02 công văn số 88/KT-ĐG ngày 14/4/2009 & số 100/KT-ĐG ngày 21/4/2009 về “dạng thức đề thi môn tiếng Anh đợt 2/2009” như sau:

  1. Hình thức thi: trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
  2. Số lượng câu hỏi là 80 câu được đánh số liên tục từ 1 – 80 trong đó:

      + Kỹ năng Nghe: dự kiến sẽ là phần đầu tiên, đánh số từ 1- 10

    • Phần Điền vào chỗ trống [Gap-filling] trong Kỹ năng Nghe: Điền bằng cách chọn các lựa chọn cho sẵn trong đề thi [tương tự Phần Cloze của Kỹ năng Đọc – Viết trong đề thi hiện nay]
    • Phần lựa chọn Đúng – Sai: Lựa chọn theo 3 phương án A,B,C theo quy ước A= Đúng [True], B = Sai [False], và C = Không có thông tin [No Information]. Điều này sẽ được nêu rõ trong phần Hướng dẫn làm bài [Instructions]

      +  Kỹ năng Đọc – Viết: 70 câu đánh số từ 11 - 80

  1. Thời gian làm bài 100 phút:

      + Phần Kỹ năng Nghe: 10 phút [mỗi phần được nghe 2 lần]

      + Phần Kỹ năng Đọc – Viết: 90 phút

-          Bài kiểm tra kỹ năng Đọc – Viết: hoàn toàn không thay đổi so với dạng thức đề thi hiện hành, sử dụng các tài liệu ôn như cũ.

-    Một số tài liệu có thể tham khảo để ôn tập cho phần kiểm tra Kỹ năng Nghe:

                  + Đối với dạng thức đề thi tuyển sinh cao học: sử dụng phần nghe trong các giáo trình tiếng Anh tổng quát ở cấp độ Intermediate, ví dụ cuốn 2 của giáo trình Know-How, hoặc các giáo trình khác ở cấp độ tương đương. [Tham khảo dạng thức đề thi cao học năm 2008]

                  + Đối với dạng thức đề thi tuyển nghiên cứu sinh: sử dụng phần nghe trong các giáo trình tiếng Anh tổng quát ở cấp độ Upper-Intermediate, ví dụ cuốn 3 của giáo trình Know-How, hoặc các giáo trình khác ở cấp độ tương đương.” [Tham khảo dạng thức đề thi nghiên cứu sinh năm 2008


Ý nghĩa sâu xa của câu chuyện Người mù sờ voi
Cập nhật lúc: 2009/11/22 14:59:50

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn 大般涅槃 do ngài Đàm Vô Sấm 昙无谶 [Dharmaraksa] pháp sư người Ấn, dịch ra Hoa ngữ và Kinh Trường A Hàm của Phật Giáo có kể truyện như sau:


Con voi và sáu người mù


 Ngày xưa có một ông vua minh triết, thấy các đại thần của mình thường bảo thủ cố chấp các hiểu biết nhỏ hẹp của mình, bèn sai người dắt đến một con voi thật lớn và một bọn người mù bẩm sinh, để cho họ sờ voi. Sau đó vua hỏi: "Các ông đã biết con voi là như thế nào chưa?"- Biết rồi! Bọn người mù đáp.- Thế voi như thế nào?- Voi xem ra như cái đòn xóc. Người sờ ngà voi bảo.- Voi như cái quạt. Người sờ tai nói.- Voi như tảng đá. Người sờ đầu voi đáp.Người sờ vòi lại bảo: "Voi giống như cái chày".- Voi giống như cái hộp gỗ. Người sờ mắt voi nói.- Không phải. Voi như cái giường. Người sờ lưng voi khẳng định.- Theo tôi con voi như cái thùng to. Người sờ bụng voi kêu lên.- Đừng cãi nhau nữa, con voi như sợi dây thừng. Người sờ đuôi xác nhận.

Nhà vua nghe bọn mù tranh cãi nhau, cảm khái nói:

Người mù đều rất đôngTranh nhau nói sự thậtVoi vốn chỉ một thân

Thị phi lại bất đồng

Chúng ta hầu như ai cũng biết câu truyện này, nhưng có lẽ ít người hiểu ý nghĩa vô cùng sâu xa về mặt triết lý của nó. Chúng ta, những nhà chính trị, nhà triết học, nhà khoa học, nhà giáo dục…và những người bình thường khác trong xã hội đều giống như những người mù đó, chúng ta mò mẫm để hiểu thế giới tự nhiên và xã hội, đưa ra kiến giải và áp dụng các mô hình để phát triển xã hội. Hầu hết chúng ta đều bị rơi vào chủ nghĩa hình thức, hay nói chính xác hơn là mắc bệnh hình thức.

Các nhà toán học như David Hilbert [1] muốn xây dựng một lâu đài toán học thông suốt, có thể dùng logic để giải quyết mọi thứ, nhưng thất bại, di lụy của nó là Tân toán học và lý thuyết tập hợp chỉ đem lại gánh nặng vô ích cho học sinh. Các nhà vật lý học như Albert Einstein muốn đưa ra một lý thuyết trường thống nhất để giải thích thông suốt mọi hiện tượng trong vũ trụ, nhưng đến cuối đời ông cũng chịu thất bại không thể hoàn tất công trình, mà cho đến nay và mãi mãi về sau, không ai có thể hoàn thành. Lý thuyết về logic được ứng dụng rộng rãi hiện nay, có thể coi là cự phách nhất, chính là hệ điều hành của các máy vi tính, nhưng cũng không thể cho là hoàn hảo, vì cũng có lúc máy không thể giải đáp được yêu cầu và bị treo, hoặc dễ thấy nhất là đưa ra thông báo không thể làm được.   

Sở dĩ tất cả mọi người đều chịu thất bại khi họ muốn dùng cái trí tuệ hiểu biết của mình để giải quyết mọi hiện tượng trong vũ trụ, đó là do sự giới hạn của tri thức. Tất cả mọi tri thức đều rơi vào chủ nghĩa hình thức, tức mắc bệnh hình thức. Người ta dùng logic suy luận để đi từ hình thức này qua hình thức kia với nhận thức là tương đương hay bằng nhau, nhưng không bao giờ đi được đến tận cùng vì hình thức là vô cùng, luôn luôn biến động trong không gian và thời gian, không thể khẳng định được và do đó không bao giờ hiểu được cái toàn thể. Điều này đã được Kurt Gödel [2] phát biểu và chứng minh thành “Định lý bất toàn” công bố năm 1931. Định lý này được phát biểu thành 2 phần :

Định lý 1 : Nếu một lý thuyết dựa trên một hệ tiên đề phi mâu thuẫn thì trong lý thuyết ấy luôn luôn tồn tại những mệnh đề không thể chứng minh cũng không thể bác bỏ.

Định lý 2 : Không tồn tại bất cứ một quy trình suy diễn nào cho phép chứng minh tính phi mâu thuẫn của một hệ tiên đề.   

Trước Kurt Gödel mấy ngàn năm, Phật Giáo cũng đã đề cập đến điều này. Kinh Bát nhã ba la mật đa nói : “Chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức , vô nhãn nhĩ tị thiệt thân ý , vô sắc thanh hương vị xúc pháp…”

Dịch nghĩa : Các pháp [vạn sự vạn vật] không có hình tướng, không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm, như vậy trong cái không, không có vật chất, không có các cảm giác như thọ [tiếp xúc], tưởng [tưởng tượng], hành [ chuyển động, hoạt động], thức [phân biệt], không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân xác, ý thức, không có các đối tượng của các giác quan là sắc [vật chất], thanh [âm thanh], hương [mùi hương], vị [ vị giác của lưỡi], xúc [ cảm giác của thân thể], pháp [ đối tượng của ý thức]…

Đức Phật đã giải thích nguồn gốc của thế giới, vũ trụ, vạn vật, là do 12 nhân duyên nhưng đó cũng chỉ là tạm bợ chứ không phải rốt ráo, đó là tương đối, giải thích cho người bình thường tạm hiểu, không thể tuyệt đối hóa. Trong Bát Nhã Tâm Kinh thì Phật phủ định nhân duyên [phi nhân duyên] qua câu trích ở trên, đồng thời cũng phủ định tự nhiên [phi tự nhiên] Trí óc con người không làm sao hiểu nổi vì cái chân lý toàn thể là phi logic, không có không gian, thời gian, số lượng, tất cả tri kiến đều vô dụng. Tri kiến chỉ có giá trị trong một bối cảnh nhỏ hẹp, tương đối, có không gian, thời gian, số lượng, còn nếu muốn tuyệt đối hóa, muốn lập nên một lý thuyết có giá trị phổ quát khắp không gian thời gian chỉ là ảo tưởng. Einstein đã theo đuổi cái ảo tưởng đó, cố xây dựng lý thuyết về Trường Thống Nhất  cho tới khi qua đời vào năm 1955, đành chịu thất bại, bởi vì ông không tin vào Định Lý Bất Toàn của Kurt Gödel công bố năm 1931.

Ý trong Tâm Kinh nói là bản thể của thế giới là không, không có gì cả, chúng ta thấy có đủ thứ như sơn hà đại địa, sinh vật, con người, nhà cửa xe cộ…đó là do bệnh hình thức. Bệnh này kinh Phật gọi là “ thế lưu bố tưởng” tức là căn bệnh tưởng tượng đã lưu truyền phổ biến ở thế gian. Thật ra thế lưu bố tưởng chưa hẳn là bệnh, đó là nhận thức tuy lầm lạc [vì vô minh] nhưng còn là tướng mạnh và vô hại, nó là cái dụng của Tâm cũng tức là của cái Chân Lý “Tâm như hư không vô sở hữu”, chỉ có thái độ chấp trước cho là nhận thức đó đúng 100%, có thật 100% không một chút nghi ngờ gì mới đích thực là tướng bệnh và có hại, kinh Phật gọi là bệnh “trước tưởng” tức là cố chấp cho là có thật. Điều này cũng giống như kẻ ngốc cho rằng những hiện tượng trên màn hình vi tính là hoàn toàn có thật, không biết đó là ảo. Với trí bát nhã, Phật thấy các hiện tượng trong thế giới đời thường cũng là ảo, chẳng khác mấy với với các hiện tượng mà ta thấy ngày nay trên máy vi tính, nó chỉ có cao cấp hơn, các cảm giác đồng bộ của lục căn [mắt tai mũi lưỡi, thân xác, ý thức] khi tiếp xúc với lục trần [sắc thanh hương vị xúc pháp] khiến con người có cảm giác tất cả đều có thật.

Chính vì bản chất của thế giới là không, không có bắt đầu, không có kết thúc, nên tất cả mọi hiện tượng đều nằm trên một vòng tròn luân hồi, không có lối ra. Phật giáo gọi vòng tròn luân hồi đó là “mở mắt chiêm bao” tức là chúng ta chiêm bao giữa ban ngày mà không hay.

Bệnh hình thức là gì ? Đó là bệnh cố chấp vào hình thức, chúng ta là những người mù sờ voi, con voi tượng trưng cho cái chân lý toàn thể, tri thức của ta là sự mò mẫm từ hình thức này qua hình thức khác của cái toàn thể đó mà không bao giờ nắm được toàn thể. Hãy khảo sát một thí dụ để thấy rõ bệnh hình thức là như thế nào. Nước là gì ?

Một ly nước đối với người bình thường thì đó là nước có thể dùng để giải khát, để tắm rửa giặt giũ, để sản xuất công nông nghiệp, còn đối với nhà hóa học thì đó là H2O, có thể phân tích thành hai loại khí là hydro và oxy. Nếu đi sâu hơn nữa thì cấu tạo của nguyên tử hydro gồm có 1 hạt nhân bao gồm 1 proton ở trung tâm, và 1 hạt electron quay xung quanh ở khoảng cách rất xa, như vậy nguyên tử thật ra là trống rỗng. Hydro có 2 chất đồng vị trong thiên nhiên là deutérium và tritium. Nhân của deutérium có 1 proton và 1 neutron, còn nhân của tritium có 1 proton và 2 neutron. Deutérium có thể kết hợp với oxy để thành nước nặng thường được dùng làm chất điều hòa trong các lò phản ứng nguyên tử. Tritium kết hợp với oxy thì thành nước siêu nặng.

Nguyên tử hydrogen và 2 đồng vị của nó là deutérium và tritium. Cấu tạo nguyên tử cho thấy vật chất trống rỗng chứ không phải đặc cứng như ta cảm giác.

 

Đi sâu hơn nữa vào hạt nhân nguyên tử ta thấy :

 

 Hạt proton gồm 3 hạt quark :2up+1down

                                    

 

Hạt neutron cũng gồm 3 hạt quark :1up+2down 

Kích thước của hạt quark cực kỳ nhỏ. Để hình dung, ta lấy nguyên tử carbon vốn đã rất nhỏ [0,5 nm -nano mét, 1nm= một phần tỉ mét], phóng đại bằng kích thước quả địa cầu [phóng đại cỡ 24 triệu tỉ tức 24x1015 lần] thì thấy hạt quark có kích thước chưa tới 5 ly [mm].

Nếu ta chỉ thấy nước là nước để ăn uống và sinh hoạt, đó là ta đã mắc bệnh hình thức, tức là bám chặt vào một hình thức của vật chất, giống như người mù sờ voi, không biết rằng bản thể của nước là các hạt quark và electron. Nhưng hạt quark không thể đứng một mình nghĩa là không thể độc lập tồn tại, hai hạt quark kết hợp với nhau mới thành hạt meson [gồm 1 quark và 1 phản quark, hạt này chỉ tồn tại một phần nghìn tỉ giây dưới dạng vật chất. Tương tác của các hạt quark rất phức tạp, lực kết nối chúng là lực tương tác mạnh được thực thi bởi một loại hạt trao đổi là gluon, khi tách 2 quark rời xa nhau thì lực này rất mạnh đến vô hạn nên không thể tách được gọi là hiện tượng giam hãm –confinement- còn khi chúng tiến sát nhau thì lực này bằng 0, bán kính tương tác của lực này chỉ khoảng một phần triệu tỉ mét, tức 10-15 m, ngoài khoảng cách này, lực gần như biến mất] ba hạt quark kết hợp với nhau mới thành hạt baryon, hai loại hạt baryon cơ bản nhất là hạt proton và hạt neutron, gọi chung là hadron nằm trong hạt nhân nguyên tử. Đó rõ ràng mang ý nghĩa nhân duyên hay sanh diệt. Một hạt quark đơn lẻ không thể độc lập tồn tại, phải có yếu tố nhân duyên kết hợp hai hay ba hạt quark mới sanh ra vật chất. Nếu tách rời các hạt quark thì vật chất biến mất. Khi phân tích cơ cấu nguyên tử, người ta thấy rằng phần lớn khối lượng nguyên tử nằm ở hạt nhân. Trong hạt nhân, proton có khối lượng gấp 1836 lần electron [điện tử] còn neutron có khối lượng gấp 1839 lần electron. Như vậy ta thấy khối lượng của electron rất khiêm tốn so với hạt nhân. Tuy nhiên vai trò của hạt electron trong cơ chế tạo ra cảm giác của các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể thì lại rất lớn. Tất cả những cảm nhận giác quan của chúng ta về vật chất, kể cả các hóa tính và lý tính của từng loại nguyên tố, đều do đám mây electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân tạo ra, tất nhiên đám mây đó được sắp xếp thế nào cũng tùy thuộc hạt nhân. Như vậy bản chất của cảm giác là điện [electron là điện tử mang điện tích âm] đó là một loại ảo giác rất kỳ diệu, rất rõ ràng, rất khác biệt nhau khiến cho đại đa số người và tất cả loài vật đều tưởng là thật.

Trở lại vấn đề nước là gì, ta chỉ có thể trả lời một cách hời hợt đó là chất lỏng thiết yếu cho đời sống sinh vật, dùng để uống, sinh hoạt và sản xuất. Câu trả lời đó tất nhiên là mắc bệnh hình thức. Đó là thế lưu bố tưởng, còn nếu ta tin chắc 100% là nước có thật thì đó là trước tưởng, một căn bệnh hình thức rất trầm trọng của chúng sinh nói chung và con người nói riêng. Nó sẽ dẫn tới khổ do Sinh, Lão, Bệnh, Tử, tới chiến tranh do tranh giành tài nguyên, lãnh thổ, lãnh hải, đất đai, nhà cửa, tài sản, tới đủ thứ thiên tai, nhân họa. Chứ nếu đi sâu nghiên cứu đến tận cùng bản thể thì không thể trả lời được nước thực sự là gì. Nói đó là H2O thì chỉ là một hình thức nông cạn, chưa đầy đủ. Nói đó là một kiểu tập hợp của các hạt proton, neutron và electron cũng chưa đủ. Nói đó là một kiểu tập hợp của các hạt quark và electron cũng chưa hẳn là tận cùng, bởi vì khi tách rời được các hạt quark như Trương Bảo Thắng đã từng biểu diễn khi đi xuyên qua tường của Đại Lễ Đường Nhân Dân Bắc Kinh năm 1982, thì vật chất biến mất hoàn toàn, trở thành không, thân thể anh ta và bức tường đều biến mất, anh ta có thể đi xuyên qua tường dễ dàng để xuất hiện lại bên trong. Nói tóm lại, tất cả chúng ta [chỉ trừ Đức Phật và các vị Tổ Sư Thiền đã giác ngộ như Huệ Năng, Đơn Điền, Hám Sơn, Nguyệt Khê…] đều chỉ là những người mù sờ voi, không biết con voi thực sự như thế nào, không thể xác định được. Chính vì vậy Kinh Kim Cang mới có câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” Phải không có chỗ trụ mới ngộ ra cái tâm ấy, bởi vì nếu có chỗ trụ thì mắc bệnh hình thức, bệnh trước tưởng, không phải chân lý.  

Định lý bất toàn của Kurt Gödel là sự xác nhận khoa học rằng tri thức của con người là có hạn, không thể đạt tới cái toàn thể bằng trí óc phân tích, con người có thể dùng cái đã biết, suy luận bằng logic ra cái chưa biết nhưng không bao giờ đạt tới cái biết trọn vẹn. Tuy nhiên không phải vì thế mà con người bó tay, thực nghiệm của các nhà tu hành Phật Giáo chứng tỏ rằng có thể đạt tới cái toàn thể bằng cách chấm dứt tư duy, bởi vì suy luận chính là sở tri chướng, là áng mây đen che lấp mặt trời, ngừng tư duy tức là quét sạch đám mây đó để mặt trời chân lý tự hiện ra. Giác ngộ là thoát khỏi luân hồi, thoát khỏi cái vòng tròn luẩn quẩn. Nói thoát khỏi cũng chỉ là một cách diễn tả tạm bợ, thật ra luân hồi không có thật, thế giới vũ trụ cũng chỉ là huyễn ảo không có thật. Khoa học không thể nào tách rời được các hạt quark trong hạt proton và neutron vì phải cần tới một năng lượng vô hạn, nhưng bằng phương pháp tâm linh, Đức Phật và các vị Tổ Sư Thiền làm được, một vài người có công năng đặc dị như Trương Bảo Thắng cũng làm được. Khi làm được như vậy họ mới thấu hiểu rằng vũ trụ chỉ là huyễn ảo không có thật. Các nhà khoa học, các nhà duy vật, trái lại tin chắc rằng thế giới vũ trụ là có thật, họ đều là những người mù sờ voi, mắc bệnh trước tưởng mà không tự biết. Chính vì nhận ra vũ trụ là không có thật nên  ngài Hộ Pháp [Dharmapàla], xuất phát từ ý nghĩa của bộ kinh Duy thức tam thập  tụng [zh. 唯識三十頌, sa. triśikā-vijñaptimātratāsiddhi-kārikā] của Bồ Tát Thế Thân [世親 Vasubandhu], đã viết bộ “Thành duy thức luận” mà ngài Huyền Trang đã dịch ra Hán văn trong đó có câu tổng kết  “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” [Ba cõi -dục giới, sắc giới, vô sắc giới- đều là tâm, vạn vật đều là do tâm thức biến hiện”

Vị Tổ thứ 6 của Thiền Tông Trung Quốc là Huệ Năng, sống vào đời Đường, cùng thời với nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên, là một trong những người nổi tiếng nhất đã làm được điều đó, tức là ngộ cái chân lý toàn thể mà Thiền gọi là Kiến tánh thành Phật [Phật chỉ có nghĩa là người giác ngộ]. Ông biết trước ngày viên tịch và căn dặn đệ tử cứ để y nguyên thân xác ông sau khi tịch diệt ở tư thế ngồi kiết già. Nhục thân đó trở thành bất hoại, không cần bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài, đến nay trải qua 1300 năm, nhục thân bất hoại của Huệ Năng vẫn còn nguyên vẹn, được thờ tại chùa Nam Hoa gần Quảng Châu, Trung Quốc, cùng với nhục thân bất hoại của Hám Sơn và Đơn Điền. Còn nhục thân của Nguyệt Khê [tịch năm 1965] thì thờ tại chùa Vạn Phật ở Hong Kong. Các vị Tổ Sư để lại nhục thân bất hoại nhằm mục đích làm niềm tin cho đời sau, để chứng tỏ rằng những điều họ nói là có cơ sở.

.                             .

 David Hilbert Kurt Gödel

Kurt Gödel : [1906-1978] Nhà toán học người Mỹ gốc Áo, tác giả của Định Lý Bất Toàn.

David Hilbert : [1862-1943] là người đứng đầu nhóm “Xây dựng một hệ thống siêu-toán-học [meta-mathematics] – một hệ thống toán học tuyệt đối siêu hình, tuyệt đối thoát ly khỏi thế giới hiện thực, cho phép XÁC ĐỊNH tính trắng/đen, đúng/sai của bất kỳ một mệnh đề toán học nào và chứng minh tính phi mâu thuẫn của toàn bộ toán học.”

Mục đích của Hilbert không bao giờ đạt được vì đó chỉ là ảo tưởng như Định Lý Bất Toàn của Gödel  đã chỉ ra.

Tài liệu tham khảo :

  1. “Mr Why” & Định Lý Bất Toàn của Phạm Việt Hưng- Vietsciences
  2. Wikipedia

 

Nguồn: //vietsciences.org/timhieu/trietly-giaoduc/ynghiasauxanguoimusovoi.htm


Tôi không là GS trẻ nhất

[Dân trí]- Khi Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước ghi nhận ông là GS trẻ nhất Việt Nam 2009, GS Võ Văn Hoàng chỉ tủm tỉm cười: “Tôi thấy mình không phải là Giáo sư trẻ nhất, ở nước ngoài khoảng ngoài 30 tuổi người ta đã có thể làm được phong hàm giáo sư rồi”.
Đó là tâm sự của Giáo sư Võ Văn Hoàng - trường ĐH Bách khoa TP.HCM, người vừa được phong hàm giáo sư trẻ nhất  năm 2009.

 Tôi chỉ biết lặng lẽ làm việc!

Theo GS Hoàng ở nước ngoài, việc một người trẻ tuổi được công nhận là GS,PGS rất bình thường. Vậy nên tôi  nghĩ nên coi đó làm chuyện bình thường. Việt Nam muốn có nhiều người trẻ tuổi nghiên cứu khoa học và trở thành GS, PGS thì cần thay đổi nhiều môi trường làm việc và sự nhìn nhận, đánh giá đối với họ.

Học ĐH và làm chuyển tiếp nghiên cứu sinh đều tại Học viện Công nghệ Moscow [CHLB Nga] được đào tạo bài bản nên khi về nước dù trải qua những năm tháng gian khó để ổn định cuộc sống đời thường trong nước, GS Hoàng đã quay trở lại con đường làm khoa học chuyên nghiệp.

GS Hoàng chia sẻ: “Trong bối cảnh vàng thau lẫn lộn trong nền khoa học trong nước, một nền khoa học còn thiếu những chuẩn mực và đồng nhất hoá các công bố trong nước và quốc tế. Tôi chỉ còn biết lặng lẽ làm việc và truyền đạt niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho học trò. Rồi lặng lẽ ra nước ngoài làm việc tại các trường ĐH ở các nước. Tôi chỉ có những niềm vui nho nhỏ là thấy ý tưởng khoa học do mình đưa ra được đồng nghiệp quốc tế đánh giá cao”.

“Chỉ khi làm việc ở các trường đại học ở nước ngoài, tôi mới thực sự cảm thấy được bước vào môi trường làm việc của mình. Được làm việc thoả thích và được nhìn nhận đánh giá 1 cách trân trọng nhất xứng đánh vói năng lực khoa học của mình”, GS Hoàng cho biết.

Người đưa cách làm khoa học chuyên nghiệp tới sinh viên

GS Hoàng cho biết, trong 1 -2 năm trở lại đây, ở trong nước bắt đầu đã có sự nhìn nhận trân trọng hơn với những công bố quốc tế của giới khoa học đó là niềm vui không chỉ riêng tôi mà của cả đồng nghiệp.

Theo GS Hoàng, nghiên cứu khoa học [NCKH] là phải đi vào những vấn đề mới trong khoa học. Cái mới có tính toàn cầu chứ không phải mới trong phạm vi quốc gia hay một trường ĐH. Khi nghiên cứu xong thì công bố kết quả trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, chấp nhận sự phản biện gắt gao của giới khoa học quốc tế để trưởng thành và phát triển.

Việt Nam muốn hoạt động nghiên cứu khoa học một cách chuyên nghiệp thì không thể đứng riêng rẽ với những chuẩn mực, sự nhìn nhận, đánh giá khác với quốc tế. Chỉ cần tựa lên các chuẩn mực và thông lệ quốc tế nghĩa là cách đưa nền khoa học trở lại quỹ đạo cần có, từ đó phát triển thành tựu khoa học và đội ngũ người làm khoa học ở VN. Chỉ có như vậy mới rút ngắn được khoảng cách về mọi mặt giữa VN và thế giới - GS Hoàng chia sẻ.

Với những trăn trở như vậy, bốn năm qua khi điều kiện làm việc tốt hơn, GS Hoàng đã gây dựng nhóm Vật lý tính toán [VLTT] tại ĐH Bách khoa TP.HCM nhằm đưa cách làm khoa học tới sinh viên, từng bước góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học chất lượng cao.

Theo GS Hoàng, để đào tạo người, phòng thí nghiệm VLTT hàng năm tuyển 2-3 SV đào tạo riêng với kỹ năng NCKH chuyên nghiệp. Khi SV ra trường, vừa đủ cứng cáp rồi là đưa ngay ra nước ngoài đào tạo. Sau này về nước, lực lượng cán bộ khoa học giỏi như vậy sẽ góp phần mở rộng hoạt động của ngành Vật lý, bằng cách mở rộng nhóm hình thành những nhóm mới và cứ thế nhân lên.

Được biết, phòng TN Vật lý Tính toán dưới sự chủ trì của Giáo sư Võ Văn Hoàng đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực mô phỏng vật liệu lỏng, vô định hình và nano có tầm vóc quốc tế, đã công bố 38 bài báo trên các tạp chí quốc tế trong năm 2006 - 2008. Giáo sư Hoàng đã được International Biographical Centre [Cambridge, England] trao tặng danh hiệu The Leading Scienctist of the World of 2007 và huy hiệu The Degree of Excellence in Science.

Hồng Hạnh

Theo Dantri Online

Có nhiều cách để tải sách từ Google Book. Sau đây là cách chúng tôi hay dùng.

Sử dụng trình duyệt Firefox. Tải về

ở đây.Cài đặt thêm một addon của Firefox đó là GreaseMonkey.

Có thể tải về và cài đặt GreaseMonkey:

//addons.mozilla.org/en-US/firefox/addon/748

Chọn Add to Firefox, tiếp đó chọn Install Now, rồi Restart Firefox.Cài thêm script sau cho GreaseMonkey bằng cách:

Vào

//userscripts.org/scripts/show/37933, chọn Install và không cần khởi động lại Firefox

Sau khi cài đặt xong bạn vào trang books.google.com và tìm một cuốn sách cần tải về. Chẳng hạn cuốn Semirings and their applications.


Bạn sẽ nhìn thấy phần Download This Bookphía trên bên trái và kích vào nó.
Khi xuất hiện hộp thoại Done như hình trên là bạn đã hoàn thành.

Nguồn : VnMath

Cấu trúc đề thi 2010: Không bắt buộc làm phần riêng theo ban

Thứ Ba, 01/12/2009, 05:30 [GMT+7] 

Nguồn :   Tuổi trẻ online  

TT - Hôm 30-11, Bộ GD-ĐT đã công bố cấu trúc đề thi và hình thức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010.

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT dành cho đối tượng thí sinh học ban khoa học tự nhiên, ban khoa học xã hội và nhân văn, ban khoa học cơ bản, thí sinh học trường trung học kỹ thuật và thí sinh tự do sẽ được ra theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Đối với các môn toán, vật lý, hóa học, sinh học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, đề thi mỗi môn sẽ bao gồm hai phần. Phần chung cho tất cả thí sinh sẽ được ra theo nội dung giao thoa giữa hai chương trình chuẩn và nâng cao. Phần riêng sẽ được ra theo từng chương trình: chuẩn và nâng cao.

Tuy nhiên, thí sinh không bắt buộc phải làm phần riêng phù hợp với chương trình được học mà chọn một trong hai phần riêng để làm. Nếu thí sinh làm cả hai phần riêng sẽ không được chấm phần riêng.

Đối với môn ngoại ngữ, đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đối với các môn toán, vật lý, hóa học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, sinh học, đề thi cũng bao gồm hai phần chung và riêng tương tự cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT dành cho đối tượng học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông. Môn thi ngoại ngữ chỉ có một phần chung, không có phần riêng.

Theo Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 vẫn thi theo hình thức tự luận các môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý và thi theo hình thức trắc nghiệm với các môn vật lý, hóa học, sinh học, ngoại ngữ.

VĨNH HÀ

Thiếu nữ 19 thành giáo sư trẻ nhất thế giới

Thứ bảy, 5/12/2009, 08:38 GMT+7

Thần đồng Alia Sabur, người Mỹ trở thành giáo sư trẻ tuổi nhất thế giới khi mới 19 tuổi. Trong khi các bạn khác rời trường mầm non thì cô đã học hết cấp 1.

Sinh năm 1989 tại Mỹ, Alia nổi bật trong danh sách các thần đồng có trí tuệ siêu phàm khi mà tỷ lệ thần đồng được phát hiện thường nghiêng về các bé trai.

Alia biết nói, biết đọc khi mới tròn tám tháng tuổi. Lên 2, Alia đã đọc trọn cả cuốn tiểu thuyết Chalotter’s web và viết thạo. Con số biểu thị lớp học mà Alia đã hoàn thành luôn lớn hơn số tuổi của cô bé.

Khi những bạn khác cùng tuổi rời trường mầm non thì cô đã kết thúc chương trình giáo dục dành cho học sinh tiểu học. Cô bé học xong chương trình lớp chín năm tám tuổi. Bố mẹ cô phải rất vất vả để tìm trường học phù hợp với khả năng nhận thức của con gái họ. Ngay cả những trường tư thục tốt nhất ở Manhattan cũng không đáp ứng được trước sự tiến bộ quá nhanh của cô.

Alia kể rằng giáo viên của cô thường nói: “Em tìm cái gì đó mà làm. Tôi phải dạy cả lớp”. Vậy nên, khi chẳng có gì mới để học, cô ngồi đọc sách.

10 tuổi, Alia được nhận vào trường Đại học Stony Brook của New York. Vì cô còn quá bé nên ngày nào mẹ cô cũng phải đưa con gái đi học. Cô bé còn mang theo cả những con thú nhồi bông đến khoa vật lý của trường đại học.

Mẹ cô kể, hôm diễn ra buổi thi tốt nghiệp môn toán ứng dụng, cô đến phòng thi muộn tới hai tiếng. Cô ngồi xuống bàn và làm xong bài thi trong vòng 15 phút. Mẹ cô hỏi: “Alia, chỉ 15 phút thôi ư?”, cô bé trả lời: “Tốt mẹ ạ!”.

Quả đúng như vậy, khi cô đạt điểm xuất sắc cho môn toán ứng dụng, giáo sư của cô đã gửi tin nhắn, nói đùa: “Có lẽ em nên đến muộn trong mọi buổi thi tốt nghiệp.”

Sau khi giành được bằng cử nhân ngành toán ứng dụng, Alia Sabur được nhận học bổng của chương trình đào tạo liên thông từ bậc thạc sĩ lên tiến sĩ chuyên ngành khoa học vật chất tại Đại học Drexel thuộc bang Philadelphia, Mỹ.

Alia Sabur luôn quan tâm đến các nghiên cứu vật lý ứng dụng trong y khoa. Đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của cô bé là hiện tượng gấp nếp protein. Alia hy vọng rằng nghiên cứu của cô sẽ giúp tìm ra phương thuốc chữa bệnh Alzemer và bò điên [cả 2 bệnh này đều có liên quan đến hiện tượng protein bị gấp nếp một cách bất thường]. Mục tiêu của cô nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân gấp nếp không tự nhiên đó và tìm cách khôi phục chúng trở về cấu trúc bình thường.

Cô cũng đã thực hiện một nghiên cứu có tính đột phá nhằm tiến tới phát triển các que thăm tế bào dựa trên công nghệ ống nano sử dụng trong y học. Các que thăm này sẽ cho phép khả năng đo phản ứng của các chất dạng nano được truyền vào các tế bào riêng lẻ.

Không chỉ là một thần đồng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, Alia còn là một tài năng âm nhạc. Cô bé chơi Clarinet từ khi sáu tuổi. Năm 11 tuổi cô trở thành nghệ sĩ chơi Clarinet trong dàn nhạc giao hưởng Rockland.

Alia từng học âm nhạc dưới sự hướng dẫn của những người thầy danh tiếng như Ricardo Morales, David Weber. Cô bé từng đạt các giải thưởng cao tại các cuộc thi biểu diễn âm nhạc như: giải Nhất trong cuộc thi biểu diễn Clarinet dành cho nghệ sĩ trẻ xuất sắc.

Năm 2006, Alia tốt nghiệp Nhạc viện Julliard. Ngoài ra, Alia Sabur còn là một võ sinh Taekwondo, được đeo đai đen khi chín tuổi.

Tháng 2/2008, khi chưa đầy 19 tuổi, Alia được phong làm giáo sư chính thức của đại học Konkuk [Seoul, Hàn Quốc]. Cô trở thành giáo sư chính thức trẻ tuổi nhất trên thế giới. Hiện cô đang giảng dạy tại khoa vật lý của trường đại học này.

Alia tâm sự: “Bố mẹ tôi luôn khuyến khích tôi trong bất cứ việc gì tôi muốn theo đuổi. Tôi tin rằng tôi được hưởng khả năng trời cho và một môi trường nuôi dưỡng, giáo dục tốt”.

706 người được nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư

Cập nhật  15:27 ngày 20-11-2009

Trao giấy chứng nhận cho các tân
giáo sư, phó giáo sư.

NDĐT – Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng nay, 20- 11, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội, Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư cho 65 người, phó giáo sư cho 641 người.


Báo cáo tổng kết đợt xét công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2009 do Giáo sư Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước trình bày tại buổi lễ nêu rõ: Đợt xét năm nay xét dồn của cả hai năm 2008 và 2009, vì vậy số hồ sơ của ứng viên mà 85 hội đồng chức danh giáo sư cơ sở tiếp nhận khá lớn. Tổng số có 1.167 hồ sơ, trong đó có 164 hồ sơ xin xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư và 1.003 hồ sơ xin xét đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư. Qua xét duyệt tại cơ sở, có 116 ứng viên giáo sư và 762 ứng viên phó giáo sư đạt đủ số phiếu tín nhiệm, đạt tỷ lệ chung là 75%, trong đó đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư là 70,7% và phó giáo sư là 76%.


Trong các ngày từ 13 đến ngày 15- 11, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo đồng thời trao đổi phương hướng công tác trong năm 2010. Kết quả đã có 65 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, trong đó có 57 nhà giáo thuộc biên chế của các trường đại học và các học viện, 8 nhà giáo thuộc các viện nghiên cứu và các đơn vị khác. Tỷ lệ nữ trong các giáo sư mới được công nhận là 10,7% với 10 người.


Trong số ứng viên xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, người trẻ nhất là giáo sư Võ Văn Hoàng, 45 tuổi, ngành Vật lý, trường đại học Bách Khoa, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, người cao tuổi nhất là giáo sư Lê Hồng Kế, 69 tuổi, ngành Kiến trúc, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam.



Đông đảo học trò và thân nhân đến chúc mừng
 các tân giáo sư, phó giáo sư.


Về chức danh phó giáo sư, đợt này có 641 người được công nhận đạt tiêu chuẩn, trong đó có 572 nhà giáo thuộc biên chế của các trường đại học, các học viện, 69 người thuộc các viện nghiên cứu và các đơn vị khác, 133 nhà giáo nữ, có 3 nhà giáo là người dân tộc Chăm, Tày, Mường.


Người trẻ nhất trong số các ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư năm nay là Bùi Thế Duy, 31 tuổi, ngành Tin học, Trường đại học Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Người cao tuổi nhất được phong phó giáo sư là Lương Kim Chung, 71 tuổi, ngành Thể dục- Thể thao.


Đợt xét năm nay còn có 3 ứng viên là người Việt Nam ở nước ngoài. Đó là nhà giáo Vũ Hà Văn, 39 tuổi, được bổ nhiệm chức danh giáo sư Toán học ở ĐH Rutgers, Mỹ và nhà giáo Thái Duy Bảo, 48 tuổi, đã được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư ngành Ngôn ngữ ở ĐH Nagoya, Nhật Bản đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư và phó giáo sư của Việt Nam. Nhà giáo, bác sĩ Trần Hải Anh, 39 tuổi, đã được bổ nhiệm phó giáo sư ngành Y học ở ĐH Toyama của Nhật Bản đăng ký xét bổ nhiệm chức danh phó giáo sư ở Học viện Quân y của Việt Nam. 


 
Phát biểu tại buổi lễ, Giáo sư, Tiến sĩ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạoNguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước chúc mừng các nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2009. Giáo sư nhấn mạnh: Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nhân dân ta, đất nước ta luôn thể hiệ sự tôn trọng, lòng biết ơn đối với những cống hiến to lớn của lớp lớp những nhà giáo trong việc đào tạo thế hệ trẻ, vừa phát triển được tài năng, vừa xây dựng được nhân cách, nhân cách làm người, nhân cách công dân để họ có thể tiếp bước các thế hệ cha anh, làm rạng rỡ non sông ta, Tổ quốc ta. Việc hoàn thành sứ mạng cao cả, nặng nề đó của người thầy giáo là góp phần quan trọng bảo đảm cho sự trường tồn của non sông, đất nước. Nhưng mặt khác, dân tộc ta cũng thể hiện những đòi hỏi rất cả đối với người thầy giáo. Người làm công tác giáo dục càng cần phải được giáo dục ở trình độ cao. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước càng đòi hỏi người thầy giáo phải không ngừng phấn đấu vươn lên nắm vững trí thức mới và hoàn thiện bản thân mình. Việc trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư hôm nay thể hiện sự ghi nhận của Đảng ta, nhân dân ta đối với những nỗ lực, những thành công của các thầy cô giáo.

Kết quả xét công nhận chức danh GS, PGS


Năm Giáo sư Phó Giáo sư
2005 42 312
2006 44 411
2007 54 445
2009 65 641


 [Từ đợt xét năm 1980 đến năm 2009, tổng cộng Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã phong, công nhận 1.336 giáo sư và 7.062 [lượt] phó giáo sư.]


Nguồn :   Tuổi trẻ online   

14 tuổi được đặc cách vào Đại học Bắc Kinh

Thứ Năm, 26/11/2009, 10:20 [GMT+7]

TTO - Một cô bé 14 tuổi sẽ được theo học Đại học Bắc Kinh, một trong những trường đại học nổi tiếng nhất của Trung Quốc, nhờ chương trình thí điểm nhằm cải cách việc tuyển sinh vào đại học.

Hong Xinge [học sinh Trường trung học Tianyi ở Vô Tích, tỉnh Giang Tô] là người trẻ nhất trong số 90 học sinh trên cả nước được các hiệu trưởng đề cử theo học Đại học Bắc Kinh.

Em đã nộp đơn hôm qua [25-11]. Bước tiếp theo sẽ là cuộc phỏng vấn để nhập trường. 90 học sinh được chọn vào chương trình thí điểm đến từ 10 tỉnh ở Trung Quốc cũng như các thành phố Bắc Kinh, Thiên Tân và Trùng Khánh.

Những học sinh thành công trong cuộc phỏng vấn có nhiều khả năng được theo học hơn, vì các em không cần phải đạt điểm cao như những thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học.

Đại học Bắc Kinh thí điểm tiến trình tuyển lựa này nhằm mở đường cho các sinh viên xuất sắc, dù họ không đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển. Điều này nhằm đảm bảo những sinh viên giỏi sẽ không bị gạt ra ngoài chỉ vì làm bài thi không tốt.

Thầy giáo Zhou của Hong đã giúp em làm đơn xin vào trường. Thầy cho biết Hong rất giỏi trong việc tự học. Em giỏi nhất ở môn Hoa ngữ, tiếng Anh và hiện đang viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình. Hong thi IELTS được 7,5, TOEFL được 106 [điểm tối đa là 120] và đạt điểm tối đa trong kỳ thi SAT. Em là người đa tài, giành cả các giải thưởng chạy đường dài và khiêu vũ Latin.

Ngày 16-11, Đại học Bắc Kinh công bố danh sách 39 hiệu trưởng các trường trung học trên cả nước được phép đề cử học sinh của mình. Tuy một số nhà bình luận ủng hộ dự án cải cách, nhưng họ cho rằng điều này cũng có nghĩa sẽ có ít cơ hội hơn cho các học sinh đến từ các trường trung học ít danh tiếng, vốn không được mời tham dự chương trình này.

Một cuộc thăm dò được tiến hành trên trang web hàng đầu ở Trung Quốc sina.com cho thấy có tới 10.046/ 14.227 người được hỏi phản đối ý tưởng trên, vì cho rằng việc tiến cử là không công bằng với các học sinh khác.

M.CHÂU [Theo China Daily]

Ban Giám hiệu Đại học Tân Tạo: Nhiều Giáo sư nổi tiếng trên thế giới

Ngày 12-10-2009, Tập đoàn Tân Tạo đã nhận được chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Trường Đại học Tân Tạo[TTU]. Trường sẽ chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên vào năm 2010.

TTU là mô hình đại học quốc tế đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Đây là mô hình Đô thị đại học hiện đại, đã hình thành và phát triển mạnh mẽ trên thế giới với các giảng đường lớn, nhà hát phục vụ giảng dạy văn học - nghệ thuật; khu thể thao đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế có sức chứa hàng ngàn sinh viên, thư viện, bệnh viện, bể bơi, công viên... theo quy hoạch tổng thể trong một đô thị hiện đại.

TTU sẽ được các Giáo sư hàng đầu từ Hoa Kỳ sang trực tiếp giảng dạy theo chương trình của Rice University và các đại học danh tiếng khác. Nữ doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến, người sáng lập TTU đã dành nhiều tâm huyết để xây dựng nên một ngôi trường mang đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam. Bà khẳng định: “Đại học Tân Tạo rồi đây sẽ trở thành trung tâm khoa học, nghiên cứu ứng dụng của toàn đất nước. Ngôi trường tư thục hàng đầu này sẽ cung cấp nhiều cơ hội học tập, trở thành điểm đến của nhiều sinh viên trên thế giới”.

Với đội ngũ Ban Giám hiệu TTU là Bà Đặng Thị Hoàng Yến - CT.HĐQT Tập đoàn Tân Tạo, GS Mark Scheid – Nguyên Phó Chủ tịch của Rice University sẽ là Hiệu trưởng đầu tiên cùng nhiều giáo sư có tên tuổi, từng là Hiệu trưởng hoặc giữ các chức vụ quan trọng trong các trường đại học nổi tiếng thế giới như: GS Malcolm Gillis, GS H. Levy, GS Peter Lange, GS Chuck Henry, GS Võ Tòng Xuân, chắc chắn rằng mục tiêu trở thành trường đại học có chất lượng cao của Việt Nam, nằm trong Top 100 đại học tốt nhất Châu Á sẽ sớm trở thành hiện thực.

SÁNG LẬP ĐẠI HỌC TÂN TẠO

Bà Đặng Thị Hoàng Yến:

Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo – Người sáng lập và lãnh đạo Tập đoàn Tân Tạo và là người tài trợ chính cho việc thành lập, xây dựng và phát triển Đại học Tân Tạo theo tiêu chuẩn Đại học chất lượng cao. Là người đã tham gia vào nhiều hoạt động giáo dục trên thế giới và Việt Nam.

Chức vụ trong Đại học Tân Tạo: Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Tân Tạo.

Tham khảo:

//www.globewomen.org/summit/2008/Speeches/Text/Dang%20Thi%20Hoang%20Yen_Vietnamese%20buisness%20women.htm.

//www.tantaocity.com/eng/News/News-and-Events/Experience-and-Expertise-of-the-Board-of-Management.

//en.itaexpress.com.vn/ita_news/tan_tao_today/news/the_golden_rose_of_tan_tao_group

BAN GIÁM HIỆU NHIỆM KỲ ĐẦU TIÊN

Mục tiêu đề ra: Trong vòng 05 năm sẽ trở thành 01 trong 10 trường đứng đầu khu vực. Chính vì vậy Ban sáng lập đã mời tham gia vào Ban giám hiệu nhiệm kỳ đầu tiên của Đại học Tân Tạo là các giáo sư có tên tuổi trên thế giới, cụ thể:

1.Giáo sư Mark Scheid:

Là Giáo sư sáng lập Ủy ban quan hệ giáo dục Quốc tế của Hoa Kỳ. Là Hiệu phó của trường Đại học Rice, là chuyên gia đặc biệt của Tổ chức FullBright của Chính Phủ Hoa Kỳ tham gia các chương trình trợ giúp giáo dục cho nhiều Quốc gia.
Chức vụ trong Đại học Tân Tạo: Chủ tịch Đại học Tân Tạo.

Đề nghị tham khảo : www.media.rice.edu/media/NewsBot.asp?MODE=VIEW&ID=8631

2.Giáo sư Malcolm Gillis:

Là giáo sư tên tuổi trên thế giới. Đã từng là hiệu trưởng của Trường Đại học Rice University và Duke University là trường

trong Top 10 của Hoa Kỳ. Đặc biệt GS Malcolm đã từng là Chủ tịch của Hội hữu nghị Giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ từ nhiều năm qua và đã có đóng góp nhiều vào sự nghiệp giáo dục của Việt Nam.

Chức vụ trong Đại học Tân Tạo: Thành viên ban giám hiệu, Ủy viên Hội đồng Đại học.

Đề nghị tham khảo

//www.ruf.rice.edu/~econ/faculty/gilliscv.html

3.Eugene H. Levy:

Là nhà Vật lý của Trường Đại học Rice. Ông đã phục vụ như là thành viên hoặc người sáng lập của hơn 50 quốc gia và quốc tế chủ yếu là tư vấn các Ủy ban có ảnh hưởng không gian và chính sách khoa học. Trong những năm 1980, ông đã đóng một vai trò then chốt của NASA khám phá các vệ tinh khác của hệ thống. Sự nghiệp của Ông đã gặt hái nhiều thành công , vào năm 1983, Ông nhận Huy chương Dịch vụ Cộng đồng của tổ chức NASA, các giải thưởng cao nhất một cơ quan của chính phủ liên bang có thể dành cho công dân.

Năm 1996, Ông cũng đã được giải Lãnh đạo Martin Luther King Jr. Distinguished, giải thưởng của Trường Đại học King Center "về vấn đề quyền và thay đổi xã hội."

Chức vụ trong Đại học Tân Tạo: Thành viên Ban Giám hiệu, Ủy viên Hội đồng Đại học.

Tham khảo: //report.rice.edu/FacultyDetail.cfm?DivID=1&DeptID=60&RiceID=68

4.Giáo sư - Tiến sĩ Peter Lange

Tiến sĩ Peter Lange tham gia công tác nghiên cứu Khoa Kinh tế Chính trị tại Đại học Duke năm 1981 sau khi chuyển vị trí từ Đại học Harvard. Kể từ khi đến Đại học DUKE ông đã được Phó Giáo sư [1982-1989], giáo sư toàn phần[từ 1989], và chủ nhiệm của Khoa : Kinh tế Chính trị [1996-1999]. Ông đã được bầu vào vị trí hiệu trưởng Đại học Duke vào tháng 07 năm 1999.

GSTS Lange nhận bằng B.A. từ Oberlin năm 1967 và nhận bằng tiến sỹ môn Kinh tế Chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts vào năm 1975. Lange đã nhận rất nhiều học bổng bao gồm học bổng Woodrow Wilson vào năm 1967 và nghiên cứu sinh Fulbright Scholar [Milan, Ý] năm 1986.

1993-1994 : Trợ lý đặc biệt cho ban quan hệ quốc tế và là Phó viện nghiên cứu học thuật và ban quan hệ quốc tế [1994-1996].

Năm 2000: Lange cũng đã chủ trì Ủy ban cải cách Chương trình giảng dạy cũng như giáo trình cho trường Đại học Duke
GSTS Lange tập trung nghiên cứu vào các chủ đề về kinh tế -chính trị. Trong nhiều năm gần đây Ông tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của nền dân chủ các nước công nghiệp tiên tiến và những tác động của toàn cầu hóa về các mối quan hệ kinh tế, cũng như nhận thức về rủi ro kinh tế và các chính sách quốc gia chống lại những rủi ro đó.

Thông tin tham khảo : //www.provost.duke.edu/contact/lange2.html

Peter Lange

[919] 684-2631

5.Giáo sư - Tiến sĩ Chuck Henry

Trong hai năm qua, Chuck Henry đảm nhiệm 2 chức vụ Phó chủ tịch và GĐ Thông tin [CIO] giám sát nhu cầu phát triển công nghệ thông tin học và thư viện cả hai trường đại học RICE và DUKE.

Vì những phức tạp và thời gian ràng buộc này, Henry đã quyết định từ bỏ vai trò của mình là Phó chủ tịch và GĐ Thông tin và trở về vị trí cũ của mình phụ trách thư viện các trường đại học và đảm nhiệm phó viện nghiên cứu. Ông cũng nghiên cứu , sang kiến nhiều chính sách trong việc phat triển thư viện số, các chính sách về phát triển công nghệ thông tin.

Mục tiêu của CNTT tại Rice là để đáp ứng các nhu cầu cơ sở hạ tầng cho việc giảng dạy và nghiên cứu và cải thiện các dịch vụ và các hoạt động hành chính và kinh doanh cho sinh viên.

Còn tại công tác quản lý thư viện, Henry có kế hoạch tập trung sự chú ý quan tâm trong công nghệ, dịch vụ mới và đổi mới chương trình phục vụ nghiên cứu học tập bao gồm các dịch vụ mà bị loại bỏ hoặc bổ sung, thay đổi trong chương trình học tập, đầu tư vào các tài nguyên điện tử và hỗ trợ có được trao cho các thư viện.

Chức vụ trong Đại học Tân Tạo: Thành viên Ban Giám hiệu, Ủy viên Hội đồng Đại học.

6.Giáo sư - Tiến sĩ Võ Tòng Xuân

Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, giáo sư nổi tiếng về ngành Lúa nước ở Việt Nam và trên thế giới. Là thành viên của nhiều tổ chức có uy tín trên thế giới.

Chức vụ trong Đại học Tân Tạo: Thành viên Ban Giám hiệu, Ủy viên Hội đồng Đại học.

Tham khảo: //en.wikipedia.org/wiki/Vo_Tong_Xuan

Nguồn:  ItaExpress

[Dân trí] - Có một nghịch lý rất khó lý giải: Người VN thi các giải quốc tế [toán, vật lý, cờ vua, robotcom...] đều được đánh giá rất cao, thế nhưng lại chưa thành đạt nhiều trong công việc.

Năm nào nước ta cũng có rất nhiều giải vàng, giải bạc quốc tế - điều mà nhiều nước trong khu vực phải ghen tị. Nhưng mỗi khi nói về năng lực của lao động VN thì chắc chắn chúng ta dừng ở một vị trí đáng buồn. Tại sao lại thế? Rõ ràng là có một khoảng hẫng hụt lớn giữa cái được dạy và nhu cầu xã hội, thực tế sản xuất kinh doanh.

Trong hội nghị với bộ Đại học, UNESCO đề xướng mục đích học tập: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Trường học chúng ta hiện đang nặng về học để biết, nghĩa là chỉ đạt được một trong bốn mục tiêu của UNESCO.

Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng - Skills Based Economy [//www.librarything.com/work/5395375]. Năng lực của  con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm [trí tuệ cảm xúc] chiếm 85%, kỹ năng cứng [trí tuệ logic] chỉ chiếm 15% [//www.softskillsinstitution.com/faq.htm].

Chúng ta đã bước vào thế kỷ 21 đã 10 năm, thế mà chương trình đào tạo và việc đánh giá năng lực của học sinh, sinh viên vẫn dựa chủ yếu vào kiến thức. Peter M. Senge nói “Vũ khí cạnh tranh mạnh nhất là học nhanh hơn đối thủ”. Rõ ràng muốn tăng cường năng lực cạnh tranh chúng ta không những phải học nhanh mà phải học đúng.

Ngày xưa, nhà trường là nơi duy nhất để ta có thể tiếp cận với kiến thức. Thế giới ngày càng phẳng hơn, nhờ internet mọi người đều có thể tiếp cận được thông tin, dữ liệu một cách bình đẳng, mọi lúc, mọi nơi. Kiến thức ngày càng nhiều và từ việc có kiến thức đến thực hiện một công việc để có kết quả cụ thể không phải chỉ có kiến thức là được. Từ biết đến hiểu, đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách rất lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Kỹ năng nào là cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống?”

Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ [The U.S. Department of Labor] cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ [The American Society of Training and Development] gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được đưa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc:

1.      Kỹ năng học và tự học [learning to learn]

2.      Kỹ năng lắng nghe [Listening skills]

3.      Kỹ năng thuyết trình [Oral communication skills]

4.      Kỹ năng giải quyết vấn đề [Problem solving skills]

5.      Kỹ năng tư duy sáng tạo [Creative thinking skills]

6.      Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn [Self esteem]

7.      Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc [Goal setting/ motivation skills]

8.      Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp [Personal and career development skills]

9.      Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ [Interpersonal skills]

10.  Kỹ năng làm việc đồng đội [Teamwork]

11.  Kỹ năng đàm phán [Negotiation skills]

12.  Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả [Organizational effectiveness]

13.  Kỹ năng lãnh đạo bản thân [Leadership skills]

Năm 1989, Bộ Lao động Mỹ cũng đã thành lập một Ủy ban Thư ký về Rèn luyện các Kỹ năng Cần thiết [The Secretary’s Commission on Achieving Necessary Skills - SCANS]. Thành viên của ủy ban này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, kinh doanh, doanh nhân, người lao động, công chức… nhằm mục đích “thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao và công việc thu nhập cao”. [//wdr.doleta.gov/SCANS/]

Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc [The Business Council of Australia - BCA] và Phòng thương mại và công nghiệp Úc [the Australian Chamber of Commerce and Industry - ACCI] với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học [the Department of Education, Science and Training - DEST] và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc [the Australian National Training Authority - ANTA] đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” [năm 2002]. Cuốn sách cho thấy các kỹ năng và kiến thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có. Kỹ năng hành nghề [employability skills] là các kỹ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức. Các kỹ năng hành nghề bao gồm có 8 kỹ năng như sau:

1.      Kỹ năng giao tiếp [Communication skills]

2.      Kỹ năng làm việc đồng đội [Teamwork skills]

3.      Kỹ năng giải quyết vấn đề [Problem solving skills]

4.      Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm [Initiative and enterprise skills]

5.      Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc [Planning and organising skills]

6.      Kỹ năng quản lý bản thân [Self-management skills]

7.      Kỹ năng học tập [Learning skills]

8.      Kỹ năng công nghệ [Technology skills]

[Nguồn: //www.acci.asn.au/text_files/issues_papers/Employ_Educ/ee21.pdf]

Chính phủ Canada cũng có một bộ phụ trách về việc phát triển kỹ năng cho người lao động. Bộ Phát triển Nguồn Nhân lực và Kỹ năng Canada [Human Resources and Skills Development Canada - HRSDC] có nhiệm vụ xây dựng nguồn nhân lực mạnh và có năng lực cạnh tranh, giúp người Canada nâng cao năng lực ra quyết định và năng suất làm việc để nâng cao chất lượng cuộc sống. Bộ này cũng có những nghiên cứu để đưa ra danh sách các kỹ năng cần thiết đối với người lao động. Conference Board of Canada một tổ chức phi lợi nhuận của Canada dành riêng cho nghiên cứu và phân tích các xu hướng kinh tế, cũng như năng lực hoạt động các tổ chức và các vấn đề chính sách công cộng. Tổ chức này cũng đã có nghiên cứu và đưa ra danh sách các kỹ năng hành nghề cho thế kỷ 21 [Employability Skills 2000+] bao gồm cá kỹ năng như:

1.      Kỹ năng giao tiếp [Communication]

2.      Kỹ năng giải quyết vấn đề [Problem solving]

3.      Kỹ năng tư duy và hành vi tích cực [Positive attitudes and behaviours]

4.      Kỹ năng thích ứng [Adaptability]

5.      Kỹ năng làm việc với con người [Working with others]

6.      Kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và toán [Science, technology and mathematics skills]

[Nguồn: //www.dest.gov.au/NR/rdonlyres/4E332FD9-B268-443D-866C-621D02265C3A/2212/final_report.pdf]

Chính phủ Anh cũng có cơ quan chuyên trách về phát triển kỹ năng cho người lao động. Bộ Đổi mới, Đại học và Kỹ năng được chính chủ thành lập từ ngày 28/6/2007, đến tháng 6/2009 thì được ghép với Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Đổi mới Pháp chế để tạo nên bộ mới là Bộ Kinh tế, Đổi mới và Kỹ năng. Bộ này chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc học tập của người lớn, một phần của giáo dục nâng cao, kỹ năng, khoa học và đổi mới. [Nguồn: //www.dius.gov.uk/]. Cơ quan chứng nhận chương trình và tiêu chuẩn [Qualification and Curriculum Authority] cũng đưa ra danh sách các kỹ năng quan trọng bao gồm:

1.      Kỹ năng tính toán [Application of number]

2.      Kỹ năng giao tiếp [Communication]

3.      Kỹ năng tự học và nâng cao năng lực cá nhân [Improving own learning and performance]

4.      Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông [Information and communication technology]

5.      Kỹ năng giải quyết vấn đề [Problem solving]

6.      Kỹ năng làm việc với con người [Working with others]

Chính phủ Singapore có Cục phát triển lao động WDA [Workforce Development Agency] WDA đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề ESS [Singapore Employability Skills System] gồm 10 kỹ năng [//wsq.wda.gov.sg/GenericSkills/]:

1.      Kỹ năng công sở và tính toán [Workplace literacy & numeracy]

2.      Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông [Information & communications technology]

3.      Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định [Problem solving & decision making]

4.      Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm [Initiative & enterprise]

5.      Kỹ năng giao tiếp và quản lý quan hệ [Communication & relationship management]

6.      Kỹ năng học tập suốt đời [Lifelong learning]

7.      Kỹ năng tư duy mở toàn cầu [Global mindset]

8.      Kỹ năng tự quản lý bản thân [Self-management]

9.      Kỹ năng tổ chức công việc [Workplace-related life skills]

10.  Kỹ năng an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe [Health & workplace safety].

Trong WDA còn có Trung tâm kỹ năng hành nghề [The Centre for Employability Skills [CES]] để đánh giá hệ và hỗ trợ đào tạo kỹ năng.

Ở VN, các kỹ năng chưa được chú trọng trong hệ thống giáo dục cũng như trong cuộc sống. Hình như nền giáo dục của chúng ta đang dựa trên một giả định “người ta biết thì người ta sẽ làm được”. Và vì vậy họ cứ cố dạy cho học sinh, sinh viên thật nhiều kiến thức hòng làm được việc khi ra trường. Nhưng thực tế đâu có vậy, từ biết đến hiểu là một khoảng cách rất xa, và từ hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách còn xa hơn nữa. Điều này dẫn đến một thực trạng là sinh viên khi ra trường  biết nhiều kiến thức nhưng lại không có khả năng làm việc cụ thể. Chỉ vài năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng mới nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng” và “kỹ năng mềm”.

Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một hoàn cảnh, điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kỹ năng có thể là kỹ năng nghề nghiệp [các kỹ năng kỹ thuật cụ thể như hàn, tiện, đánh máy, lái xe, lãnh đạo, quản lý, giám sát…] và kỹ năng sống [các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, tư duy, giải quyết xung đột, hợp tác, chia sẻ…]. Mỗi người học nghề khác nhau thì có các kỹ năng khác nhau nhưng các kỹ năng sống là các kỹ năng cơ bản thì bất cứ ai làm nghề gì cũng cần phải có.

Chúng ta tự hào về nguồn lao động dồi dào. Nhưng đó mới chỉ là số lượng. Chất lượng lao động mới là vấn đề đáng bàn. Theo bà Nguyễn Thị Hằng [nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ, TB & XH, Chủ tịch hội dạy nghề VN], hiện nay, Việt Nam còn đến hơn 50% lao động trong tổng số hơn 10 triệu lao động chưa qua đào tạo cơ bản chính quy, mà chủ yếu là vừa học vừa làm hoặc làm những công việc đơn giản. Điều đó cho chúng ta thấy bức tranh tổng thể về kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng lao động không có gì là sáng sủa cho lắm và còn nhiều việc phải làm để có một bức tranh tươi sáng hơn. Điều tối thiểu phải biết [nhưng lại không phải ai cũng biết], là xã hội bây giờ sử dụng sản phẩm dùng được, chứ không sử dụng khả năng hay bằng cấp của con người. Anh không có kỹ năng đánh máy, thì có thuộc lòng 10 quyển sách về Microsoft Office cũng vô nghĩa. Anh không thiết kế nổi một cái nhà bình thường 3 tầng, thì có tốt nghiệp xuất sắc trường Kiến trúc cũng vô nghĩa.

Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế VN, 10 kỹ năng sau là căn bản và quan trọng hàng đầu cho người lao động trong thời đại ngày nay:

1.      Kỹ năng học và tự học [Learning to learn]

2.      Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân [Self leadership & Personal branding]

3.      Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm [Initiative and enterprise skills]

4.      Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc [Planning and organising skills]

5.      Kỹ năng lắng nghe [Listening skills]

6.      Kỹ năng thuyết trình [Presentation skills]

7.      Kỹ năng giao tiếp và ứng xử [Interpersonal skills]

8.      Kỹ năng giải quyết vấn đề [Problem solving skills]

9.      Kỹ năng làm việc đồng đội [Teamwork]

10.  Kỹ năng đàm phán [Negotiation skills]

Như vậy ngoài những kiến thức chuyên môn, người lao động cần phải được trang bị thêm các kỹ năng hành nghề để đảm bảo có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Lâu nay chúng ta chỉ nghĩ đến xuất khẩu lao động, nhưng một thực tế mới đang thách đố người lao động VN là trong thời kỳ khủng hoảng người nước ngoài đang đến tranh chỗ làm việc của ta. Chúng ta có thể bị thua ngay trên sân nhà.

Rõ ràng 10 kỹ năng mềm thiết yếu này không những chỉ giúp người lao động nâng cao năng suất, hiệu quả công việc mà thực chất là giúp ích rất nhiều trong mọi khía cạch cuộc sống ở gia đình ngoài xã hội tại công sở, nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống và văn hóa xã hội, góp phần thay đổi diện mạo con người VN.

Học hỏi kinh nghiệm từ các nước công nghiệp tiên tiến, nhà nước cần phải xây dựng một  chương trình quốc gia về kỹ năng mềm, thành lập một cơ quan chuyên trách xây dựng hệ thống kỹ năng, đào tạo và giám sát chất lượng năng lực của lực lượng lao động. Chúng ta đã bước vào kỷ nguyên kinh tế tri thức. Trong kỷ nguyên kinh tế tri thức thì nguồn vốn con người là quan trọng nhất. “Không thể giải quyết vấn đề mới bằng chuẩn mực cũ” Không thể ngồi hô hào về cải cách giáo dục mà phải có biện pháp cụ thể để nâng cao năng lực của mỗi người dân, nâng cao năng lực cạnh tranh của VN.

Phan Quốc Việt
Nguồn Báo Điện Tử Dân Trí


Top 10 trường Đại học nổi tiếng trên Thế giới năm 2009

Tạp chí "Times Higher Education" của Anh, chuyên về đào tạo bậc cao vừa công bố Bảng xếp hạng "World Rankings" gồm 100 trường đại học tốt bậc nhất trên thế giới, trong đó, Top 10 trường Đại học là thuộc về các trường đại học của Mỹ và Anh.


Việc bình chọn này được tiến hành hàng năm, dựa trên kết quả tham khảo ý kiến của các sinh viên và các Giám đốc Công ty, nơi những sinh viên giỏi nhất mới tốt nghiệp đang làm việc. Một số tiêu chí khác cũng được đưa vào xem xét như: số công trình nghiên cứu của các sinh viên, tỷ lệ sinh viên trên tổng số nhân viên của trường và số lượng sinh viên quốc tế theo học. Sau đây là top 10 trường Đại học đứng đầu danh sách:

1. Đại học Harvard [Harvard University], Mỹ:

Đại học Harvard là một trường đại học tư thục nằm ở thành phố Cambridge, Massachusetts, Mỹ, được thành lập năm 1636, bao gồm 10 trường thành viên. Harvard là trường đại học lâu đời nhất tại Mỹ. Hàng năm, trường có 6.678 sinh viên tốt nghiệp và chỉ có 8% số sinh viên nộp đơn vào trường được chấp nhận.

Trường Đại học Harvard được xem là Học viện lý tưởng cho những nhân tài. Nhiều nhân vật có tiếng tăm trên thế giới đã tốt nghiệp từ trường này như: các nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu của Mỹ John Hancock, John Adams, John Quincy Adams, Theodore Roosevelt, Franklin Roosevelt, John F. Kennedy, George W. Bush, Barack Obama. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, ông chủ của chương trình The Tonight Show Conan O'Brien;cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger... cũng đều tốt nghiệp Harvard.

2. Đại học Cambridge [University of Cambridge], Anh:

Đại học Cambridge, thành lập năm 1209, là một trường đại học công lập tại thành phố Cambridge [Anh] và là trường đại học cổ xưa thứ hai tại các nước nói tiếng Anh, sau Đại học Oxford. Năm 1209, do xung đột giữa các sinh viên và dân thành thị, nhiều học giả của Đại học Oxford đã đến thành phố Cambridge và lập nên Đại học Cambridge. Ngày nay, Đại học Cambridge là một trong những trường đại học danh tiếng nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen cũng như trên thế giới.

3. Đại học Yale [Yale University], Mỹ:

Trường Đại học Yale được thành lập năm 1701. Mỗi năm, trường có 5.277 sinh viên tốt nghiệp ở tất cả các ngành. Hàng năm, trường chỉ tuyển 9% trong tổng số sinh viên nộp đơn dự tuyển. Mỗi giáo viên phụ trách 6 sinh viên.

4. Đại học College London [University College London], Anh:

University College London [UCL] được thành lập năm 1826, là trường Đại học có lịch sử lâu đời và là một trong những trường đại học danh tiếng của Vương quốc Anh, trường có khoảng 19.000 sinh viên, trong đó 1/3 là sinh viên quốc tế đến từ 130 nước trên thế giới.

UCL là trường đại học đầu tiên ở Anh chấp nhận sinh viên thuộc mọi tôn giáo, chủng tộc, tầng lớp xã hội và thực hiện bình đẳng nam nữ. UCL cũng là trường có nhiều nguyên tắc trong việc đảm bảo chất lượng xuất sắc trong giảng dạy và nghiên cứu trong các ngành khoa học, kỹ thuật, y học cũng như các ngành nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn.

5. Đại học Hoàng gia London [Imperial College London], Anh:

Imperial College London, được thành lập năm 1907, nằm tại South Kensington của nước Anh. Đây là một trường có uy tín tại London chuyên về khoa học, kỹ thuật y học và kinh doanh. Trường đào tạo liên ngành nghiên cứu và cung cấp các cơ sở nghiên cứu. Hiện có khoảng 12.000 sinh viên theo học tại trường.

Tất cả các chương trình học được cung cấp bởi các khoa: Kỹ thuật, Y, Kinh doanh và Khoa học tự nhiên.

6. Đại học Oxford [University of Oxford], Anh:

Đại học Oxford, được bắt đầu giảng dạy vào năm 1096, tại thành phố Oxford, Anh. Đây là trường đại học cổ nhất trong các nước nói tiếng Anh và là một trong những trường đại học danh tiếng thế giới.

Trường có 39 học viện [college], mỗi học viện có một cấu trúc và hoạt động riêng.

Người đứng đầu chính thức của Đại học Oxford là một Hiệu trưởng danh dự và là một nhà chính trị xuất sắc được Hội đồng đại học của trường bầu suốt đời.

7. Đại học Chicago [University of Chicago], Mỹ:

Trường đại học Chicago, được thành lập năm 1890, là một trường Đại học tư nằm ở khu vực phố Hyde Park của Chicago, Illinois, Mỹ. Trường đại học Chicago là một trong những trường đại học đầu tiên của Mỹ kết hợp giữa cao đẳng nghệ thuật tự do đa ngành của Mỹ [liberal arts college] và đại học nghiên cứu của Đức.

Trường nổi tiếng với các phong trào học thuật có nhiều ảnh hưởng như: Trường phái Kinh tế học, trường phái Xã hội học, Trường phái Phê bình văn học, và Phong trào luật và kinh tế học trong phân tích pháp lý. Đại học Chicago là nơi thực hiện phản ứng hạt nhân nhân tạo tự lực đầu tiên trên thế giới. Trường có khoa Báo chí lớn nhất nước Mỹ.

8. Đại học Princeton [Princeton University], Mỹ:

Đại học Princeton, được thành lập năm 1896, là một trường Đại học tư ở Princeton, New Jersey, Mỹ và xếp thứ tư trong các trường đại học cổ xưa nhất ở Mỹ.

Princeton cung cấp các nghiên cứu sau đại học và được xếp hạng tốt nhất trong nhiều ngành: Toán, Vật lý, Thiên văn và Vật lý plasma, Kinh tế, Lịch sử và Triết học. Trường đào tạo các bậc sau đại học trong các ngành Kỹ thuật, Kiến trúc và Tài chính.

Trong tổng số sinh viên nộp đơn vào trường hằng năm, chỉ có 10% được chấp nhận. Mỗi giáo viên phụ trách 5 sinh viên.

9. Học viện công nghệ Massachusetts [Massachusetts Institute of Technology] [MIT], Mỹ:

Học viện Công nghệ Massachusetts [MIT] được thành lập năm 1861, là Học viện nghiên cứu giáo dục ở thành phố Cambridge, Massachusetts, Mỹ.

MIT nổi tiếng với khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác,như: Quản lý, Kinh tế, Ngôn ngữ, Khoa học Chính trị và Triết học. Trong các lĩnh vực tiềm năng nhất mà trường đào tạo là phòng thực hành trí tuệ nhân tạo, khoa học vi tính, phòng thực hành truyền thông, học viện Whitehead và trường quản lý Sloan.

Nhiều cựu sinh viên của trường là giáo sư và các nhà chính trị nổi tiếng, quản lý doanh nghiệp, nhà văn, nhà nghiên cứu không gian, khoa học và nhà phát minh.

10. Học viện công nghệ California [California Institute of Technology], Mỹ:

Học viện công nghệ California là ngôi trường chuyên đào tạo về lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ sư. Hàng năm, có 921 sinh viên tốt nghiệp và trường chỉ tuyển 15% trong tổng số sinh viên nộp đơn vào trường. Mỗi giáo viên phụ trách 3 sinh viên.

Hoài Nam


Ngày 22-8-2008, “US News & World Report” đã công bố bảng xếp hạng 100 trường đại học xuất sắc nhất của Mỹ và thế giới. Cũng như năm ngoái, vị trí đầu bảng lại thuộc về Đại học Harvard của Mỹ. Ðại Học Harvard là trường đại học xưa nhất, giàu thành tích nhất và kén chọn nhất của Hoa Kỳ. Trường năm nay trở lại vị trí đầu bảng trong danh sách xếp hạng các trường đại học của tạp chí U.S. News & World Report, chiếm vị trí số một lần đầu tiên trong 12 năm nay. Trường Princeton tụt xuống vị trí số 2, chấm dứt tám năm liên tiếp đứng đầu hoặc cùng đứng đầu với trường khác. Ấn bản mới nhất của tờ tạp chí sẽ được bày bán vào ngày Thứ Hai 25 Tháng Tám, nhưng được công bố hôm Thứ Sáu trên website của tờ báo. Ðại Học Yale đứng kế tiếp ở vị trí số 3. Học Viện Kỹ Thuật Massachusetts [MIT] và trường Stanford ở California đồng hạng tư. Ðại Học Berkeley ở California [UC Berkeley] là trường đại học công lập được xếp hạng cao nhất, ở vị trí 21 trong bảng danh sách tổng quát. Trong một danh sách riêng rẽ liệt kê các trường về khoa học nhân văn, trường Amherst tiến thêm một bậc để đồng hạng với trường Williams, đứng đầu danh sách. Cả hai trường đều nằm gần nhau ở Massachusetts. Công thức xếp hạng lưu ý tới các yếu tố như điểm SAT, danh tiếng, sự tuyển chọn và hiến tặng của các sinh viên đã tốt nghiệp. Trong khi những bảng xếp hạng theo truyền thống của tờ tạp chí thường bị chỉ trích, chúng vẫn được theo dõi chặt chẽ và được lưu ý nhiều nhất. Những bảng xếp hạng ít thay đổi từ năm này sang năm khác. Do đó tạp chí đã thêm các danh sách mới để vấn đề thêm hấp dẫn. Bắt đầu vào năm nay có bảng xếp hạng nhận diện những trường mới nổi - những trường mà các viên chức đại học nhận định là sẽ tiến lên trong bảng xếp hạng trong những năm tới. Ðứng đầu bảng danh sách đó là Ðại Học George Mason ở Virginia, Clemson ở Nam Carolina, Ðại Học Southern California và Arizona State. Điều mới nữa trong năm nay là những xếp hạng căn cứ vào một cuộc thăm dò các cố vấn hướng dẫn tại các trường trung học, những người thường chỉ trích công thức có tính cách toán học của tờ tạp chí.

Bản thăm dò đã được gởi tới các cố vấn tại khoảng 1,600 trường trung học, và có khoảng một phần tư đã trả lời. Những người trả lời đã đặt các trường Harvard, MIT, Princeton và Yale đồng hạng nhất trong cuộc thăm dò. Nhưng một số trường được xếp hạng khá hơn trong cuộc thăm dò của các cố vấn so với cách xếp hạng truyền thống. Chẳng hạn, các trường đại học Cornell và Brown lần lượt được xếp hạng 14 và 15 trong bảng xếp hạng chính, nhưng đồng hạng 5 trong sự đánh giá của các cố vấn.

1. Harvard University [Cambridge, MA]

2. Princeton University [Princeton, NJ]

3. Yale University [New Haven, CT]

4. Massachusetts Institute of Technology
[Cambridge, MA]

4. Stanford University [Stanford, CA]

6. University of Pennsylvania [Philadelphia, PA]

6. California Institute of Technology
[Pasadena, CA]

8. Columbia University [New York, NY]

8. Duke University [Durham, NC]

8. University of Chicago [Chicago, IL]

11. Dartmouth College [Hanover, NH]

12. Northwestern University [Evanston, IL]

12. Washington University [St. Louis, MO]

14. Cornell University [Ithaca, NY]

15. Johns Hopkins University [Baltimore, MD]

16. Brown University [Providence, RI]

17. Rice University [Houston, TX]

18. Emory University [Atlanta, GA]

18. University of Notre Dame [Notre Dame, IN]

18. Vanderbilt University [Nashville, TN]

21. University of California at Berkeley [Berkeley, CA]

22. Carnegie Mellon University [Pittsburgh, PA]

23. Georgetown University [Washington, D.C.]

23. University of Virginia [Charlottesville, VA]

25. University of California at Los Angeles [Los Angeles, CA]


Top 100 trường đại học thế giới

Theo bảng xếp hạng năm nay của tờ “U.S. News & World Report”, cũng như năm ngoái, vị trí đầu bảng lại thuộc về Đại học Harvard của Mỹ, hai trường đại học lừng danh của Anh là Cambridge và Oxford lần lượt chiếm vị trí thứ hai và thứ ba. Như vậy, hai trường đại học này đã tiến thêm một bậc so với năm ngoái và do đó đẩy Viện Công nghệ Massachusetts của Mỹ xuống vị trí thứ 4. Điều đáng chú ý là tuy Đại học Harvard vẫn chiếm vị trí số một nhưng khoảng cách giữa Harvard và Cambridge đã thu hẹp lại từ 13% xuống còn 3%. Tiếp đấy, từ vị trí thứ 5 đến vị trí thứ 10 lần lượt là: Đại học Yale [Mỹ], Đại học Stanford [Mỹ], Viện Công nghệ California [Mỹ], Đại học California [Mỹ], Đại học Hoàng gia London [Anh] và Đại học Princeton [Mỹ]. Như vậy 10 trường đại học xuất sắc nhất thế giới đều là của Mỹ [7 trường] và của Anh [3 trường]. Trường đại học thứ ba của Anh trong “top ten” - Đại học Hoàng gia London – cũng có bước tiến bộ vượt bậc - từ vị trí thứ 13 năm ngoái tiến lên vị trí thứ 9 năm nay. Trong số 100 trường đại học xuất sắc nhất thế giới thì Mỹ có 33 trường, Anh có 15 trường, Australia và New Zealand mỗi nước có 7 trường, Thụy Sĩ và Pháp mỗi nước có 5 trường, Hồng Kông, Nhật Bản, Canada và Đức mỗi nước có 3 trường. Hai nước đông dân nhất thế giới Trung Quốc và Ấn Độ mỗi nước có 2 trường, Đan Mạch, Hàn Quốc, Mehico, Ierland, Áo và Nga mỗi nước có một trường v..v.. Tính tổng cộng có tất cả 19 nước hiện diện trong bảng xếp hạng 100 trường đại học xuất sắc nhất năm nay. Điểm đặc biệt là trong số 2 trường đại học của Trung Quốc có mặt trong bảng xếp hạng thì trường Đại học Bắc Kinh chiếm vị trí thứ 14, chỉ thua các trường đại học của Mỹ và Anh và xếp trên các trường đại học của tất cả các nước còn lại. Trường Đại học Bắc Kinh cũng là một trong 3 trường đại học của châu Á [cùng với trường Đại học Quốc gia Singgapore và trường Đại học Tokyo của Nhật] nằm trong tốp 25 trường hàng đầu thế giới. Nga chỉ có một trường đại học duy nhất trong bảng xếp hạng – đó là trường Đại học Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov [gọi tắt là MGU]. Nhưng MGU đứng gần cuối bảng [vị trí thứ 93] và hơn nữa đã lùi một bước khá xa so với vị trí thứ 79 vào năm ngoái. Lý do là sự sút giảm về chất lượng lên lớp và về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc học tập - giảng dạy. Cũng nên biết thêm là để có được bảng xếp hạng nói trên, những người soạn thảo đã gửi thư đến 3.703 nhà khoa học trên khắp thế giới, đề nghị mỗi nhà khoa học nêu tên 30 trường đại học ưu tú nhất thuộc lĩnh vực nghiên cứu của mình. Đồng thời, những người soạn thảo cũng hỏi ý kiến 736 nhà quản lý các hãng và công ty chuyên thuê mướn các chuyên gia có trình độ đại học. Tạp chí Newsweek vừa công bố xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới dựa trên sự cởi mở, đa dạng và những thành tựu xuất sắc trong nghiên cứu. Trong top 10 vẫn là các gương mặt quen thuộc như Harvard, Yale, Massachusetts, Cambridge…Nét mới của bảng xếp hạng này là chú trọng nhiều hơn vào tính chất toàn cầu của các trường. Bởi các trường đại học trên thế giới ngày càng có ý thức trong việc hòa nhập vào môi trường toàn cầu hóa. Các trường thu hút sinh viên đại diện cho những nền văn hóa khác nhau từ khắp nơi trên thế giới; gửi sinh viên của mình tới các trường đại học ở nước ngoài để trang bị cho sinh viên một nghề đa năng, đồng thời mở các khóa học để đáp ứng những đòi hỏi của một thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Các trường còn xây dựng các chương trình nghiên cứu hợp tác nhằm hướng tới lợi ích chung. Đại học Harvard [Mỹ] lần thứ 10 liên tiếp dẫn đầu trong bảng xếp hạng. Trong top 10 vẫn là các gương mặt quen thuộc như Đại học Yale, Học viện Kỹ thuật Massachusetts, Đại học Cambridge… Newsweek đánh giá các trường dựa trên một số tiêu chí xếp hạng phổ biến của Đại học Giao thông và Cục Khảo sát Giáo dục London.

50% kết quả được dựa trên ba tiêu chí: số lượng các nhà nghiên cứu cao cấp trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, số lượng bài viết xuất bản trên tạp chí Khoa học và Tự nhiên và số bài viết được xếp hạng theo chỉ số Khoa học xã hội và Nhân văn. 40% dựa theo các tiêu chí: phần trăm các khoa quốc tế và sinh viên quốc tế, sự đánh giá của các thành viên trong khoa và tỉ lệ khoa trên sinh viên. 10% còn lại là số lượng đầu sách trong thư viện.

1. Harvard University

2. Stanford University

3. Yale University

4. California Institute of Technology

5. University of California at Berkeley

6. University of Cambridge

7. Massachusetts Institute Technology

8. Oxford University

9. University of California at San Francisco

10. Columbia University

11. University of Michigan at Ann Arbor

12. University of California at Los Angeles

13. University of Pennsylvania

14. Duke University

15. Princeton Universitty

16. Tokyo University

17. Imperial College London

18. University of Toronto

19. Cornell University

20. University of Chicago

21. Swiss Federal Institute of Technology in Zurich

22. University of Washington at Seattle

23. University of California at San Diego

24. Johns Hopkins University

25. University College London

26. Swiss Federal Institute of Technology in Lausanne

27. University Texas at Austin

28. University of Wisconsin at Madison

29. Kyoto University

30. University of Minnesota Twin Cities
31. University of British Columbia

32. University of Geneva

33. Washington University in St. Louis

34. London School of Economics

35. Northwestern University

36. National University of Singapore

37. University of Pittsburgh

38. Australian National University

39. New York University

40. Pennsylvania State University,

41. University of North Carolina at Chapel Hill

42. McGill University

43. Ecole Polytechnique

44. University of Basel

45. University of Maryland

46. University of Zurich

47. University of Edinburgh

48. University of Illinois at Urbana Champaign

49. University of Bristol

50. University of Sydney

51. University of Colorado at Boulder

52. Utrecht University

53. University of Melbourne

54. University of Southern California

55. University of Alberta

56. Brown University

57. Osaka University

58. University of Manchester

59. University of California at Santa Barbara

60. Hong Kong University of Science and Technology
61. Wageningen University

62. Michigan State University

63. University of Munich

64. University of New South Wales

65. Boston University

66. Vanderbilt University

67. University of Rochester

68. Tohoku University

69. University of Hong Kong

70. University of Sheffield

71. Nanyang Technological University

72. University of Vienna

73. Monash University

74. University of Nottingham

75. Carnegie Mellon University

76. Lund University

77. Texas A&M University

78. University of Western Australia

79. Ecole Normale Super Paris

80. University of Virginia
81. Technical University of Munich

82. Hebrew University of Jerusalem

83. Leiden University

84. University of Waterloo

85. King's College London

86. Purdue University

87. University of Birmingham

88. Uppsala University

89. University of Amsterdam

90. University of Heidelberg
91. University of Queensland

92. University of Leuven

93. Emory University

94. Nagoya University

95. Case Western Reserve University

96. Chinese University of Hong Kong

97. University of Newcastle

98. Innsbruck University

99. University of Massachusetts at Amherst.

100. Sussex University

 

Các trường đại học hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương

Trường ĐH Shanghai Jiao Tong, Trung Quốc vừa công bố bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu khu vực Châu Á, Thái Bình Dương. - Tiêu chí xếp hạng : 1. Số cựu sinh viên của trường đoạt giải Nobel hoặc thành tích đặc biệt trong ngành 2. Số nhà nghiên cứu tại trường có chỉ số trích dẫn [citation index] cao nhất 3. Số bài nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí Nature và Science 4. Số bài nghiên cứu trong chỉ số trích dẫn của khoa học tự nhiên 5. Số bài nghiên cứu trong chỉ số trích dẫn của khoa học xã hội và nhân văn 6. Và chỉ số trung bình của năm yếu tố trên với số lượng giảng viên toàn thời gian của trường - Kết quả như sau: [Hạng/Trường/Quốc gia]

1- Tokyo University [Japan]

2- Kyoto University [Japan]

3- Australian Natl University [Australia]

4- Osaka University [Japan]

5- Tohoku University [Japan]

6- Hebrew University Jerusalem [Israel]

7- University Melbourne [Australia]

8- Tokyo Inst Tech [Japan]

9- Hokkaido University [Japan]

9-10 Kyushu University [Japan]

9-11 Nagoya University [Japan]

9-12 Natl University Singapore [Singapore]

9-13 Seoul Natl University [Korea]

9-14 Technion Israel Inst Tech [Israel]

9-15 Tel Aviv University [Israel]

9-16 Tsukuba University [Japan]

9-17 University Queensland [Australia]

9-18 University Sydney [Australia]

19- Weizmann Inst Sci [Israel ]

20-20 Natl Taiwan University [Taiwan]

20-21 Tsing Hua University [China]

20-22 University New South Wales [Australia]

20-23 University Western Australia [Australia]

24-24 Chinese University Hong Kong [HongKong]

24-25 Hiroshima University [Japan]

24-26 Hong Kong University Sci & Tech [HongKong]

24-27 Keio University [Japan]

24-28 Kobe University [Japan]

24-29 Macquarie University [Australia]

24-30 Monash University [Australia]

24-31 Okayama University [Japan]

24-32 Peking University [China]

24-33 University Adelaide [Australia]

24-34 University Auckland [New Zealand]

24-35 University Hong Kong [HongKong]

24-36 Yonsei University [Korea]

37- Bar Ilan University [Israel]

37-38 Ben Gurion University [Israel]

37-39 Chiba University [Japan]

37-40 City University Hong Kong [HongKong]

37-41 Fudan University [China]

37-42 Gunma University [Japan]

37-43 Hong Kong Polytechnic University [HongKong]

37-44 Indian Inst Sci [India]

37-45 Kanazawa University [Japan]

37-46 Korea Advanced Inst Sci & Tech [Korea]

37-47 Nagasaki University [Japan]

37-48 Nanjing University [China]

37-49 Nanyang Tech University [Singapore]

37-50 Natl Cheng Kung University [Taiwan]

37-51 Natl Tsing Hua University [Taiwan]

37-52 Nihon University [Japan]

37-53 Niigata University [Japan]

37-54 Pohang University Sci & Tech [Korea]

37-55 Shanghai Jiao Tong University [China]

37-56 Sungkyunkwan University [Korea]

37-57 Tokyo Med & Dent University [Japan]

37-58 Tokyo University Agr & Tech [Japan]

37-59 University Newcastle [Australia]

37-60 University Otago [New Zealand]

37-61 University Sci & Tech China [China]

37-62 University Tokushima [Japan]

37-63 Waseda University [Japan]

37-64 Yamaguchi University [Japan]

37-65 Zhejiang University [China]

66- Ehime University [Japan]

66-67 Flinders University South Australia [Australia]

66-68 Gifu University [Japan]

66-69 Graduate University for Advanced Studies [Japan]

66-70 Hacettepe University [Turkey]

66-71 Hanyang University [Korea]

66-72 Indian Inst Tech - Kharagpur [India]

66-73 Jilin University [China]

66-74 Juntendo University [Japan]

66-75 Kagoshima University [Japan]

66-76 Korea University [Korea]

66-77 Kumamoto University [Japan]

66-78 Kyungpook Natl University [Korea]

66-79 La Trobe University [Australia]

66-80 Massey University [New Zealand]

66-81 Murdoch University [Australia]

66-82 Nara Inst Sci & Tech [Japan]

66-83 Natl Chiao Tung University [Taiwan]

66-84 Natl Yang Ming University [Taiwan]

66-85 Osaka City University [Japan]

66-86 Osaka Prefecture University [Japan]

66-87 Tokyo Metropolitan University [Japan]

66-88 University Calcutta [India]

66-89 University Canterbury [New Zealand]

66-90 University Haifa [Israel]

66-91 University Istanbul [Turkey]

66-92 University Tasmania [Australia]

66-93 Victoria University Wellington [New Zealand]


- Điều đáng buồn là không có một trường đại học Việt Nam nào có tên trong bảng xếp hạng trên !  

Nguồn :   Tuổi trẻ online   

Thay đổi cho đại học thế kỷ 21

Thứ Bảy, 17/10/2009, 08:12 [GMT+7] 

TT - Những thay đổi của xã hội hiện đại đòi hỏi cách tiếp cận mới đối với đại học [ĐH] thế kỷ 21. Cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề “ĐH nào cho thế kỷ 21?” do Trung tâm giáo dục Trí Việt tổ chức trong hai ngày 16 và17-10 tại TP.HCM đi tìm câu trả lời...

“ĐH thế kỷ 21 nên tập trung vào con người, có trách nhiệm với xã hội và thể hiện sự gắn kết với cộng đồng”. Đó là quan điểm của ông Pierre Calame, giám đốc Quỹ Charles Leopold Mayer vì sự phát triển của nhân loại [FPH], về mô hình ĐH thế kỷ 21 trong bài phát biểu qua truyền hình tại hội thảo. Theo ông, mô hình ĐH ngày nay [vốn có từ thế kỷ 19] đã lạc hậu so với thực tế của thế kỷ 21 và cần có cách tiếp cận mới với xã hội phức hợp ngày nay.

Xã hội phức hợp

Đồng ý quan điểm này, TS Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, cho rằng ĐH thế kỷ 21 phải dạy sinh viên quản lý được một xã hội ngày càng phức hợp, bản thân các trường ĐH phải nhận thức được thực tế của xã hội phức hợp đó.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh - giám đốc Trung tâm Trí Việt, đơn vị tổ chức hội nghị - cho rằng chúng ta đang ở trong một xã hội phức hợp mà thách thức chính là sự biến đổi. “Điều sợ nhất chính là sự biến đổi đang diễn ra quá nhanh và ĐH phải có trách nhiệm giúp sinh viên khả năng thích nghi với những biến đổi đó”. Theo bà Ninh, dù VN đề cập nhiều đến hội nhập và quốc tế hóa nhưng chính trong các trường ĐH lại ít suy nghĩ tới vấn đề này.

Với sự tham gia của trên 70 khách mời từ hơn mười nước như Mỹ, Chile, Colombia, Brazil, Canada, Campuchia, VN... các học giả lần lượt đưa ra những góc độ tiếp cận khác nhau từ xã hội của mình.

Ông Hector Zuniga Salinas, phó hiệu trưởng ĐH Universidad del Mar [Chile], cho rằng ĐH mới cần vừa đảm bảo cải thiện chất lượng cuộc sống vừa là cách tạo phúc lợi xã hội, dân chủ và công bằng thông qua việc học khoa học, công nghệ, giáo dục và văn hóa. Ông Kristali, hiệu trưởng ĐH luật Trường Tirana [Albania], cho rằng trong bối cảnh mới, các chức năng của ĐH cũng cần được thay đổi.

ĐH thế kỷ 21: giáo dục đa ngành

Trước những thay đổi mới, các học giả đều đồng ý rằng giáo dục ĐH hiện đại không thể tiếp tục chỉ là đơn ngành mà cần mang yếu tố đa ngành để sinh viên ra trường có khả năng xoay xở trong cuộc sống hiện đại.

Nhấn mạnh khả năng làm việc với những môi trường khác biệt, ông Brian Murphy - hiệu trưởng Trường ĐH cộng đồng De Anza [Mỹ] - nói: “Sinh viên tốt nghiệp giờ phải thông hiểu rộng, có khả năng phân tích và tư duy phản biện, đủ khả năng làm việc hiệu quả với những người khác biệt với mình”.

Theo ông, các trường phải đào tạo được các sinh viên có “khả năng tự học lại các kỹ năng cơ bản, có thể nhanh chóng nắm bắt các kiến thức học mới... và thực hiện các nhiệm vụ phức tạp đa ngành”. “Sinh viên cần có khả năng phân tích, phản biện, sức mạnh về cảm xúc và trí tuệ để tư duy vượt những gì mình học”.

Nói như ông Calame của Quỹ Charles Leopold Mayer thì “cần một nền giáo dục có tính đa ngành, một cách tiếp cận phức hợp... Chúng ta dành quá nhiều thời gian cho những tài liệu học tập khô khan, đưa ra những lập luận cứng nhắc thay vì tìm cách kết nối các vấn đề lại thành một tổng thể”.

Chia sẻ những thay đổi của các ĐH lớn trên thế giới, bà Susan Hoffman của ĐH California Berkeley cho biết hiện những ĐH lớn như MIT, Yale... đã cho ghi hình bài giảng thành các video clip tải lên mạng để sinh viên có thể coi miễn phí.

Về định hướng một ĐH mới, ông Richard Petris - giám đốc chương trình Trường học vì hòa bình của FPH - cho rằng “giáo dục và đào tạo phải phục vụ những con người sẽ góp phần đặt con người trở lại vào trọng tâm của xã hội”. Ông Trần Thượng Tuấn, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, nói ĐH mới “cần phải mở rộng ra thế giới bên ngoài” và “tìm kiếm một mô hình quản trị mới dựa trên các công dân”. Với thực tế VN, ông Tuấn cho rằng ĐH phải có “tầm nhìn hướng đến tương lai chứ không phải theo nếp nghĩ của ngày hôm qua”.

Hội thảo về “ĐH nào cho thế kỷ 21?” sẽ tiếp tục trong ngày hôm nay với phần định hướng về các mô hình ĐH mới.

Trong khoảng hai thập niên qua, giáo dục ĐH VN đã phát triển rất nhanh về quy mô nhưng vẫn trong tình trạng yếu kém so với nền giáo dục của khu vực và thế giới, cũng như so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại toàn cầu hóa. Sự gia tăng quá nhanh về quy mô cùng với sự ra đời của hàng loạt trường ĐH, dù còn xa mới đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu về đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, làm chất lượng đào tạo của cả hệ thống càng giảm sút.

Tư duy xơ cứng về cấu trúc chương trình đào tạo ĐH mà VN theo đuổi từ nửa thế kỷ qua ngày càng tỏ rõ nhiều bất cập do thiên về chuyên ngành hẹp, ít gắn kết với thực tế xã hội, vừa nặng [với số giờ lên lớp nhiều hơn khoảng 1,5 lần so với chương trình của các nước phát triển], nhưng lại thiếu rất nhiều kiến thức và kỹ năng thiết yếu, tính nhân văn và nhất là năng lực tự học để không ngừng tự bổ túc cho mình những kiến thức mà nhà trường không dạy hoặc không thể dạy khi tham gia thị trường lao động.

Chương trình đào tạo quá nặng và tĩnh cản trở việc đưa thêm các môn học mới nhằm đáp ứng yêu cầu của một thế giới động.

[Trích bài phát biểu “Quản trị ĐH trước yêu cầu phát triển bền vững” của TS TRẦN THƯỢNG TUẤN, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ]

THANH TUẤN

Ông Obama cổ vũ học sinh Mỹ

Ông Obama đã kêu gọi học sinh Mỹ nỗ lực không ngừng để đạt được thành công - Ảnh: Reuters

Tổng thống Barack Obama đã lấy câu chuyện của chính bản thân mình cùng những ví dụ sinh động khác để khích lệ học sinh trên toàn nước Mỹ.

"Xin chào tất cả các bạn, hôm nay mọi người thế nào?".

Bài diễn văn gửi tới học sinh Mỹ trong ngày đầu năm học mới, 8.9, do Tổng thống Obama đọc đã được Nhà Trắng công bố hôm qua. Trong bối cảnh kinh tế lao đao, ngân sách cho giáo dục có thể bị ảnh hưởng, thông điệp của ông Obama hầu như không đề cập tới cam kết của chính phủ mà chủ yếu tâm sự, động viên, cổ vũ tinh thần.

"Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi sống ở Indonesia vài năm, mẹ tôi không có tiền để gửi tôi tới những ngôi trường mà tất cả trẻ em Mỹ được học. Bà tự dạy tôi, từ thứ hai tới thứ sáu, vào lúc 4 giờ 30 sáng. Tôi chẳng vui gì khi phải dậy sớm. Nhiều lần tôi ngủ gục trên bàn ăn. Nhưng mỗi khi tôi phàn nàn, mẹ lại nhìn tôi và nói: Mẹ cũng đâu có sung sướng gì khi dậy sớm chứ, chàng trai".

Câu chuyện của chính ông Obama, một đứa trẻ sống với mẹ từ nhỏ sau khi người cha bỏ đi, là ví dụ sinh động cho nỗ lực vươn lên không ngừng. Câu chuyện hẳn có sức cổ vũ lớn đối với học sinh Mỹ.

Tiếp đến, ông Obama kích thích những khả năng tiềm ẩn: "Có thể bạn là một cây bút tốt - có thể bạn đủ giỏi để viết một cuốn sách hoặc bài báo - nhưng bạn sẽ không biết điều đó cho đến khi bạn viết bài cho lớp học tiếng Anh. Có thể bạn là một nhà sáng chế - có thể bạn đủ giỏi để tạo ra iPhone mới, thuốc hoặc vắc-xin mới - nhưng bạn sẽ không biết điều đó cho đến khi bạn làm một dự án trong lớp khoa học. Có thể bạn có khả năng làm thị trưởng, nghị sĩ hoặc thẩm phán tòa án tối cao...".

Khó khăn không thể vượt qua ư? Thì đây, ông Obama đã có chính câu chuyện của mình: "Cha tôi rời gia đình khi tôi mới hai tuổi. Tôi được mẹ nuôi nấng. Mẹ tôi đôi khi không đủ tiền để trả hóa đơn và luôn thiếu tiền để sắm cho tôi những thứ mà những đứa trẻ khác có...". Nhưng ông đã vượt qua, đã tiến bộ trong học tập, đã tốt nghiệp trường Harvard, và đã trở thành tổng thống.

Diễn văn của ông Obama, không phải là lời cổ vũ chung chung với những ngôn từ màu mè, mà là những câu chuyện cụ thể, đi thẳng vào lòng đối tượng chính, là học sinh.

"Những người trẻ như Jazmin Perez ở Roma, Texas. Jazmin không nói được tiếng Anh khi mới đi học... Nhưng cô ấy chăm chỉ, đạt điểm tốt, giành học bổng Đại học Brown, tốt nghiệp phổ thông, học y và đang trên đường trở thành tiến sĩ Jazmin Perez".

"Tôi đang nghĩ về Andoni Schultz, ở Los Altos, California, người đã chiến đấu với ung thư não từ lúc lên ba. Cậu ấy đã trải qua tất cả các thứ phẫu thuật và điều trị, vốn rất ảnh hưởng tới trí não... Nhưng cậu ấy không sụp đổ, và cậu ấy đang bước vào trường đại học trong mùa thu này".

Thất bại là mẹ thành công, ví dụ ở đây: "Cuốn Harry Potter đầu tiên của JK Rowling bị từ chối mười hai lần trước khi được xuất bản. Michael Jordan bị loại khỏi đội bóng rổ ở trường trung học và anh ấy mất điểm, mất bóng hàng ngàn lần trong sự nghiệp. Nhưng có lần anh ấy nói: Tôi đã thất bại và thất bại vô số lần trong đời. Đó là nguyên nhân vì sao tôi thành công".

Rồi ông "đánh" tiếp vào tâm lý học sinh: "Đừng e ngại khi đặt câu hỏi. Đừng e sợ khi yêu cầu giúp đỡ. Tôi làm việc đó hằng ngày. Yêu cầu giúp đỡ không phải là biểu hiện của yếu đuối, đó là dấu hiệu của sức mạnh".

"Câu chuyện của nước Mỹ không phải về những người thấy khó thì nản... Đó là câu chuyện của những người cách đây 250 năm đã ngồi nơi các bạn đang ngồi và sau đó đứng lên làm cách mạng để lập ra đất nước. Những sinh viên cách đây 75 năm từng ngồi nơi các bạn đang ngồi đã vượt qua Đại suy thoái... Những sinh viên cách đây 20 năm từng ngồi nơi các bạn đang ngồi đã lập ra Google, Twitter, Facebook để thay đổi cách thức chúng ta liên lạc với nhau".

"Vì thế, hôm nay tôi muốn hỏi rằng các bạn có thể đóng góp được gì? Các bạn sẽ giải quyết được vấn đề nào? Các bạn sẽ khám phá ra điều gì? Một vị tổng thống tới đây sau 20 hoặc 50 năm nữa sẽ nói gì về tất cả những điều mà các bạn làm cho đất nước?".

Những lớp ngôn từ hùng hồn, sinh động của ông Obama chắc hẳn có sức cổ vũ lớn lao đối với những học sinh Mỹ.

Đỗ Hùng

Thầy giáo Trần Phương

“Chúng ta đã từng có nhiều học sinh đạt Huy chương vàng Toán quốc tế. Theo tôi, với khả năng của họ, nếu được đào tạo ở trong môi trường giáo dục công nghệ cao, họ sẽ tỏa sáng gấp nhiều lần”.

Thầy giáo Trần Phương

Ông Phương cho biết: Tôi đã thử tính một phép tính đơn giản. Nếu chúng ta đào tạo được 100 người trẻ đạt được những tố chất đặc biệt, từ 100 người này sẽ tạo thêm được 1.000 người tài giỏi. Từ 1.000 người tài giỏi này sẽ tạo ra được hàng chục ngàn người khá giỏi... Cứ vậy, chúng ta sẽ có một thế hệ giỏi, đủ sức làm thay đổi xã hội.

Từ trước đến nay chúng ta vẫn có hệ thống trường chuyên để đào tạo tài năng. Nhưng theo tôi, mô hình của trường chuyên của ta đã lỗi thời và cần phải nhìn nhận lại. Chúng ta có nhiều học sinh [HS] đạt huy chương vàng Toán quốc tế nhưng đến nay có bao người trong đó thực sự thành đạt?

Với trí thông minh họ có, với thói quen làm việc cường độ cao được rèn luyện từ nhỏ, họ có thể tỏa sáng lên gấp nhiều lần nếu được lớn lên trong một môi trường công nghệ giáo dục cao.

Mô hình đào tạo của ông khác các trường chuyên hiện nay thế nào?

Từ trước đến nay, chúng ta dạy cho HS theo cách “con kiến bò ngang trên mặt phẳng”. Còn quan điểm của tôi là phải trang bị cho các em những công cụ mạnh để đẩy nhanh các em phát triển theo trục thẳng đứng.

Các môn khoa học cơ bản, Tin học, tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý... đều rất quan trọng. Nhưng chỉ cần dạy những kiến thức cốt lõi của các môn học đó. Cần phải xác định cái gì nên bỏ bớt đi, cái gì thêm vào. Sau khi thống nhất về nội dung chương trình rồi thì cần phải tính đến yếu tố tương thích với nó là công nghệ giảng dạy.

Đích mà tôi nhắm tới không phải là HCV quốc tế. Tôi muốn trên một đơn vị thời gian, các em học được nhiều kiến thức nhất. Muốn như vậy, các em sẽ được trang bị kỹ thuật đọc thông tin trong thời gian nhanh nhất.

Khi vào đời, các em sẽ không phải là người chỉ giỏi một chuyên môn mà các em sẽ là người có khả năng tương thích cao, đủ năng lực để làm ở bất cứ Cty nào với sự thách thức lớn đến đâu.

Khởi đầu của mô hình đó là 5 học sinh “lớp học đặc biệt” hiện nay?

Đồng ý cho 5 học sinh lớp 6 làm bài thi ĐH môn Toán

Ngày 8/6, GS-VS Vũ Tuyên Hoàng - Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam - đã ký văn bản đồng ý cho CENSIP tổ chức 1 phòng thi cách ly độc lập tại Liên hiệp hội cho 5 HS lớp 6 tham dự thi thử theo đề thi tuyển sinh ĐH môn Toán năm 2007.

Cuộc thi sẽ được tổ chức ngay sau khi kết thúc cuộc thi tuyển sinh ĐH môn Toán năm 2007 do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Trung tâm CENSIP mời Cục Khảo thí & kiểm định chất lượng [Bộ GD&ĐT] đến dự và giám sát cuộc thi.

Việc mở lớp học này là một cách để bước đầu người ta tin tôi. Đối tượng HS mà tôi muốn áp dụng công nghệ đào tạo của mình không phải là những em quá xuất sắc.

HS lớp 6 năm nay có khoảng 1 triệu em thì 10.000 em trong số đó đủ điều kiện theo học mô hình mà tôi muốn thử nghiệm. Tuy nhiên, vì đang là bước khởi đầu nên tôi chọn những em thông minh nhất trong số những HS mà tôi biết.

Với công nghệ giảng dạy của mình, mỗi tuần tôi chỉ dạy các em 1 buổi nhưng chỉ trong 9 tháng các em đã học xong chương trình Toán lớp 12. Thoạt tiên tôi không quan tâm lắm tới kỳ thi tốt nghiệp phổ thông nên cũng không định lấy kỳ thi này ra làm thước đo thành quả của các em. Nhưng rồi tôi nhận thấy, kỳ thi đó sẽ là căn cứ để các em có thể tham dự được kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới [môn Toán].

Nếu sắp tới, các em được thi môn Toán kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ nhưng kết quả không cao thì ông nghĩ sao?

[Cười] Thì tôi phá sản trong kế hoạch định quảng bá cho mô hình công nghệ đào tạo của mình. Theo tôi, nếu các em đạt được từ 6 điểm trở lên đã là một kết quả tốt.

Còn nếu kết quả cao?

Tôi sẽ tiếp tục dạy 5 HS hiện nay các phân môn thiết thực của Toán học như: Toán ứng dụng trong kinh tế, Xác suất thống kê, Toán ứng dụng trong công nghệ thông tin…

Nhưng việc quan trọng là tôi sẽ xin ý kiến Liên hiệp hội và bàn với các doanh nghiệp mở CLB Thần đồng Đất Việt. Xa hơn nữa là mở trường chuyên thuộc Liên hiệp các hội khoa học Việt Nam để đào tạo HS tài năng.

Cảm ơn ông!

Thầy giáo Trần Phương sinh năm 1966, cựu HS chuyên Toán ĐH Tổng hợp Hà Nội [Nay là ĐHKHTN - ĐHQG Hà Nội], tốt nghiệp khoa Toán ĐH Sư phạm Hà Nội I năm 1988. Sau đó ông là GV tự do, chuyên luyện thi đại học.

Năm 2003, ông thành lập Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu & phát triển các sản phẩm trí tuệ [CENSIP] thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.

Trần Phương là tác giả bản quyền gameshow truyền hình Thần đồng Đất Việt [phát trên truyền hình VTC] - công trình được giải thưởng Tinh hoa Việt Nam trong dịp triển lãm diễn đàn APEC và hội nhập 12/2006.

Ông còn là tác giả 10 đầu sách về Toán học.

Quý Hiên
Thực hiện

Việt Báo [Theo_Tien_Phong]

Ba câu chuyện liên quan đến “nhân cách thầy cô”

TTCT - Báo chí vừa qua có bàn về “Nhân cách thầy cô”. Xin được kể ba “câu chuyện” có liên quan sau đây với hi vọng may ra có thể có gợi ý cho chúng ta một cách giải quyết nào đó bằng cách nhìn thẳng vào sự thật với những giải pháp, chính sách cụ thể chứ không chỉ là những lời báo động và kêu gọi đối với cái lỗi... “của toàn xã hội” đó.

Câu chuyện thứ nhất. Từ năm 1931, ông Phan Khôi có viết bài: Thầy trò đời nay với thầy trò đời xưa, đăng trên Phụ Nữ Tân Văn Sài Gòn. Đại ý của bài báo như sau:

“Thầy trò đời xưa là “tương trí tương đắc với nhau ở chỗ đạo lý, ở chỗ học vấn”, thầy “lấy chính mình làm khuôn phép cho học trò noi theo”, “thầy coi trò như con”, “trò coi thầy như cha”, như “Khổng Tử với Nhan Uyên”.

Nhưng sau đức Khổng, “trong cõi học bị văn chương khoa cử choán mất rồi”, “thầy chỉ dạy cho trò làm văn hay để thi đậu ra làm quan mà thôi, so với bên kia vì nghĩa, bên này vì lợi, không thể đồng nhau”, “thì đạo thầy trò cũng kém xưa”.

“Thầy trò đời nay phần nhiều là tuổi tác xấp xỉ nhau, sự từng trải, nết na một chín một mười với nhau, cho đến sự tri thức cũng không hơn không kém nhau là mấy”, “đời nay, một người, kể từ ấu học đến đại học, có thể trải qua đến một trăm ông thầy”... Vì vậy, thầy “như hồi còn khoa cử cũng không kiếm đâu ra”, “chỉ có cái danh mà mất hẳn cái thiệt, tuy vậy trong xưng hô vẫn kêu là thầy trò”. “Làm sao cho có thứ thầy trò tương tri, tương đắc về đạo lý, học vấn?”.

Thêm nữa ông viết: “Thầy trò đời nay phần nhiều là tuổi tác xấp xỉ nhau, sự từng trải, nết na một chín một mười với nhau, cho đến sự tri thức cũng không hơn không kém nhau là mấy”, “đời nay, một người, kể từ ấu học đến đại học, có thể trải qua đến một trăm ông thầy”... Vì vậy, thầy “như hồi còn khoa cử cũng không kiếm đâu ra”, “Thiệt ra thì trong sự học đời nay không còn có thầy trò nữa”, “chỉ có cái danh mà mất hẳn cái thiệt, tuy vậy trong xưng hô vẫn kêu là thầy trò”.

Rồi ông bình luận: “Đã vậy thì sự không tốt xảy ra giữa hai người mà người ta kêu là thầy trò đó, kỳ thiệt không phải thầy trò đâu, mà chỉ là hai người thường thôi vậy”. Thế nhưng ông vẫn ước ao: “Làm sao cho có thứ thầy trò tương tri, tương đắc về đạo lý, học vấn?”. Và: “Rày về sau, chúng ta nên treo cái nghĩa thầy trò ấy lên làm mục đích rồi ai nấy hăm hở sốt sắng mà bươn theo”, “kỳ vọng ở nơi rất cao như vậy rồi nó hạ xuống thấp là vừa”.

Câu chuyện nghe có vẻ trần trui quá và chắc là nhiều người còn chưa chia sẻ được cách nhìn của ông Phan Khôi, nhưng thiết nghĩ không phải là không có ích theo cách nhìn thẳng vào sự thật như vậy.

Câu chuyện thứ hai. Nền giáo dục phổ thông công lập của Mỹ hiện chiếm khoảng 90% tổng số học sinh, được chia thành gần 15.000 khu giáo dục, không nhất thiết phù hợp với khu hành chính, quy mô mỗi khu thường có 2.500-25.000 học sinh, có lẽ tương đương với quy mô số học sinh ở một xã đến một huyện ở Việt Nam.

Mỗi khu sẽ bầu ra, cách bầu gần giống như bầu hội đồng nhân dân ở Việt Nam, hoặc thông qua các tiến trình dân chủ, một “hội đồng trường học”. Hội đồng này có quyền trực tiếp chi phối và quản lý hầu như tất cả các trường công trong khu giáo dục. Các công đoàn giáo viên có thể sẽ “thương lượng tập thể” với các hội đồng này về rất nhiều vấn đề, trong đó có cả vấn đề lương bổng và sa thải giáo viên. Cách tổ chức này phù hợp với “nguyên tắc cơ bản” quan trọng nhất trong giáo dục phổ thông của Mỹ là sự “kiểm soát của địa phương”, theo nghĩa chẳng những là chính quyền địa phương mà còn là cộng đồng ở địa phương, cha mẹ học sinh.

Chính vì vậy, ở Mỹ trong cải cách giáo dục theo hướng chuyển đổi các hoạt động, các trách nhiệm từ các tổ chức công sang cộng đồng, thì một trong những “nhóm lợi ích” chống đối chủ yếu lại là các nghiệp đoàn giáo viên. Vì họ cho rằng như vậy sẽ đe dọa việc làm của họ và “chuyển sự cân bằng quyền lực” từ các nhà chuyên môn sang cộng đồng và cha mẹ học sinh.

Tất nhiên, Việt Nam không phải là Mỹ. Nhưng chẳng lẽ câu chuyện này lại không thể có một gợi ý nào đó về giải pháp chính sách trước cái lỗi “của toàn xã hội” đó?

Câu chuyện thứ ba. Trong cải cách giáo dục trên thế giới khoảng 20 năm qua, nhiều nước [như Chile, Colombia...] đã áp dụng chính sách: Hệ thống “phiếu trợ cấp giáo dục” [Education vouchers]. Trước đây việc trợ cấp giáo dục cho học sinh bằng tiền thuế của dân chúng, được chuyển từ ngân sách nhà nước sang những tổ chức “trung gian” là các trường học. Nay, mỗi khi học sinh đi học sẽ nhận được trực tiếp từ nhà nước “phiếu trợ cấp giáo dục” và dùng phiếu này để nhập học vào bất kỳ cơ sở giáo dục nào, kể cả một số trường tư thục trong hệ thống.

Nhà nước sẽ cấp ngân sách cho các cơ sở giáo dục theo số học sinh nhập học. Ít học sinh thì trường sẽ có thu nhập ít. Như vậy, một mặt cha mẹ học sinh cũng như chính học sinh có thêm quyền lựa chọn trường học và thêm trách nhiệm cá nhân cũng như việc chăm lo cho cơ sở giáo dục đó, mặt khác các trường học cũng phải biết cạnh tranh bằng cách chăm lo đến chất lượng hơn, chăm lo đến nhân cách của thầy cô hơn và cả biết “đem lại sự thỏa mãn” cho người học hơn.

Cũng có nghĩa, nếu trường nào “có vấn đề” về chất lượng hoặc nhân cách thầy cô thì học sinh và cha mẹ họ có thể lại nộp phiếu để vào học ở một trường học khác. Nếu có nhiều học sinh chuyển trường thì thậm chí trường phải đóng cửa, thầy cô giáo có thể bị mất việc và trường được tổ chức lại.

Người ta cũng coi đây là một giải pháp chính sách trong cải cách giáo dục để tăng thêm trách nhiệm của nhà trường cũng như chính thầy cô, trong đó có nhân cách thầy cô.

GS PHẠM PHỤ

Download Low-res [200KB]
Download Hi-res [1MB]

Barack H. Obama is the 44th President of the United States.

His story is the American story — values from the heartland, a middle-class upbringing in a strong family, hard work and education as the means of getting ahead, and the conviction that a life so blessed should be lived in service to others.

With a father from Kenya and a mother from Kansas, President Obama was born in Hawaii on August 4, 1961. He was raised with help from his grandfather, who served in Patton's army, and his grandmother, who worked her way up from the secretarial pool to middle management at a bank.

After working his way through college with the help of scholarships and student loans, President Obama moved to Chicago, where he worked with a group of churches to help rebuild communities devastated by the closure of local steel plants.

He went on to attend law school, where he became the first African—American president of the Harvard Law Review. Upon graduation, he returned to Chicago to help lead a voter registration drive, teach constitutional law at the University of Chicago, and remain active in his community.

President Obama's years of public service are based around his unwavering belief in the ability to unite people around a politics of purpose. In the Illinois State Senate, he passed the first major ethics reform in 25 years, cut taxes for working families, and expanded health care for children and their parents. As a United States Senator, he reached across the aisle to pass groundbreaking lobbying reform, lock up the world's most dangerous weapons, and bring transparency to government by putting federal spending online.

He was elected the 44th President of the United States on November 4, 2008, and sworn in on January 20, 2009. He and his wife, Michelle, are the proud parents of two daughters, Malia, 10, and Sasha, 7.

Video liên quan

Chủ Đề