So sánh sự giống nhau giữa làng xã Bắc Bộ và làng xã Nam Bộ

ĐỐI SÁNH LÀNG VIỆT BẮC BỘ VÀ LÀNG VIỆT NAM BỘ

Thứ ba - 25/09/2018 18:56
ThS. Nguyễn Thị Nhung
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến nay, làng luôn đóng vai trò quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Làng có vị trí đặc biệt đối với lịch sử đất nước nói chung và đối với mỗi người dân Việt Nam nói riêng. Làng là cơ sở, nền tảng của văn hóa, văn minh Việt. Đó là một đơn vị kinh tế xã hội độc lập nhưng không tách rời môi trường trồng lúa nước ở vùng nhiệt đới gió mùa. Làng Việt phát triển phong phú, đa dạng: làng Việt Bắc Bộ, Nam Bộ, Trung Bộ và mỗi vùng lại có những tiểu vùng riêng mà ở đó các làng Việt vừa chứa đựng những đặc điểm giống nhau đồng thời lại ẩn chứa nét riêng.

2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Do các điều kiện, nhân tố khác nhau nên sự hình thành các làng Việt diễn ra ở các giai đoạn lịch sử, ở các vùng, tiểu vùng là khác nhau. Trong bài nghiên cứu này, tác giả xin đề cập những đặc trưng nổi bật nhất nhằm nhận diện, khu biệt làng Việt Bắc Bộ và làng Việt Nam Bộ.
2.1. Tuổi đời của làng
Làng Việt Bắc Bộ có lịch sử tồn tại lâu đời. Cách ngày nay khoảng 4000 năm, trên đất Bắc đã diễn ra quá trình tan rã của công xã thị tộc và thay vào đó là công xã nông thôn. Đây chính là quá trình hình thành làng Việt. Mỗi làng bao gồm một số gia đình sống quây quần trong một khu vực địa lý nhất định. Và ở đây, bên cạnh quan hệ địa lý – quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống được bảo tồn và củng cố đã tạo thành kết cấu vừa làng vừa họ rất đặc trưng cho làng của người Việt ở Bắc Bộ.
So với làng Việt Bắc Bộ, tuổi đời của làng Việt Nam Bộ ít hơn rất nhiều. Làng Việt ở Nam Bộ mới chỉ khoảng ba trăm tuổi, được tạo lập từ khi người Việt tới khai phá trong quá trình Nam tiến, mở rộng biên cương, xác lập chủ quyền. Người Việt đã có mặt ở vùng đất Nam Bộ trước thế kỷ XVII, nhưng lúc đó chưa đủ điều kiện để hình thành làng. Đến giai đoạn sau, nhất là khi Nguyễn Hữu Cảnh được chúa Nguyễn cử vào thiết lập bộ máy hành chính ở Đồng Nai – Gia Định (1698) thì việc hình thành làng Việt mới có những điều kiện thuận lợi. Làng Việt Nam Bộ ra đời trong bối cảnh xã hội Việt Nam đã phong kiến hóa mạnh mẽ, do đó có khác biệt so với làng Bắc Bộ. Ở Nam Bộ, không làng Việt nào có nguồn gốc từ thời nguyên thủy. Làng Việt Nam Bộ được hình thành trong quá trình khai phá nên rất nhiều làng có nguồn gốc là các đồn điền.
Có thể thấy làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ ra đời sớm hơn làng Việt Nam Bộ rất nhiều. Một bên là lịch sử tồn tại hàng nghìn năm còn một bên là làng Việt trên mảnh đất mới Nam Bộ mới chỉ tầm 300 năm tuổi.
2.2. Nguồn gốc hình thành và cách đặt tên làng
Đi liền với tuổi làng là khác biệt về sự hình thành và cách đặt tên làng.
Trước hết là làng Việt Bắc Bộ, làng được hình thành theo 3 cách: Thứ nhất, tan rã từ xã hội nguyên thủy; thứ hai hình thành từ việc định cư của một dòng họ, thứ ba là do vai trò của nhà nước. Rât nhiều làng Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ có nguồn gốc từ thời nguyên thủy. Các làng này vẫn mang nặng những tàn dư nguyên thủy với bộ phận đất công không nhỏ. Bên cạnh đó là sự hiện diện của các làng Việt từ việc khai khẩn của một hoặc nhiều dòng họ. Dân cư của một làng thường phát triển bởi sự tăng lên của các thành viên trong dòng họ. Theo thống kê ở miền Bắc có tới 192 họ đã được đặt tên cho làng. Trong đó hầu hết các trường hợp lấy tên họ đặt tên làng, mỗi tên một dòng họ thường chỉ dùng đặt tên cho một làng. Riêng họ Nguyễn được dùng để đặt đặt tên cho gần 50 làng. Cũng có những trường hợp tên làng do hai họ kết hợp lại để hình thành... như làng Đoàn – Đào ở Hưng Yên là sự kết hợp của hai dòng họ [1]. Bộ phận làng còn lại, chiếm số lượng khiêm tốn là các làng do nhà nước giữ vai trò chủ chốt trong việc phá hoang lập ấp. Những làng thuộc loại này chủ yếu hình thành ở các vùng ven biển. Tiêu biểu là các làng mới tại hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình).
Xét về tên gọi, đa phần các làng Việt Bắc Bộ đều có tên Nôm phản ánh những đặc điểm tự nhiên, xã hội nơi cộng đồng đó cư trú. Những tên làng đó hiện nay vẫn còn tồn tại song song với những tên làng mới - tên chữ Hán – Việt được dùng trong hành chính (trong dân gian cư dân vẫn gọi tên làng theo tên cũ).
Ở Nam Bộ, không có sự hiện diện của các làng tan rã từ xã hội nguyên thủy mà làng chủ yếu hình thành theo 2 hướng: Một là do dân tự khai phá; hai là do sự hỗ trợ của chính quyền. Nhà nước tổ chức các làng đồn điền rồi huy động nhân dân, nhất là binh lính đến làm việc theo kỷ luật để duy trì quân đội với chính sách "ngụ binh ư nông". Dân cư trong làng Việt Nam Bộ được tập hợp từ nhiều nơi khác nhau, từ nhiều dòng họ khác nhau. Do vậy làng Việt Nam Bộ có thể gọi là làng khai phá. Ở Nam Bộ không có sự phân biệt chính cư và ngụ cư như trong làng Việt Bắc Bộ, tính cố kết không chặt chẽ. Những người trong cùng một làng không có quan hệ thân tộc cũng không phải là láng giềng lâu đời, sợi dây gắn bó giữa họ là tình người.
Các làng Việt Nam Bộ không có làng nào lấy tên họ đặt cho tên làng dù trong việc lập làng vai trò của cá nhân là rất quan trọng. Lí giải điều này có lẽ vì những người cùng nhau lập làng thuộc nhiều dòng họ. Người có công lập làng thì đã được nhà nước ban thưởng và vì thế không lấy tên của họ đặt tên cho làng. Tên gọi các làng Việt Nam Bộ thường là từ Hán – Việt mang ý nghĩa tốt đẹp như: an, bình, lợi, phú, lộc... Làng Việt Nam Bộ chỉ có tên chữ mà không có tên Nôm như làng Bắc Bộ.
2.3. Hình thái cư trú
Làng Việt Bắc Bộ thường bố trí theo ba hình thái: lối co cụm, từng khối, hoặc dọc theo ven sông hay ở men theo hai bờ sông trong đó tổ chức theo lối co cụm là phổ biến.[2, tr.132] Chính cách tổ chức làng như vậy đã tạo nên những ốc đảo, khu vực không gian cư trú riêng của mỗi làng. Và từ đặc điểm cư trú đó kéo theo hoạt động kinh tế khá khép kín, khác biệt văn hóa làng tại đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
Đối với làng Việt Nam Bộ có các hình thái cư trú ven sông rạch, hình thái cư trú dọc kênh đào, hình thái cư trú tập trung nhưng lại cư trú trên diện rộng. Nói một cách khác, làng Nam Bộ được phân bố theo dạng kéo dài, “dọc tia tỏa tuyến”, lấy kênh mương hay đường giao thông làm trục. Làng Nam Bộ kéo dài nên không có lũy tre bao quanh, không thành một quần thể khu biệt với các làng khác như làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Và do cư trú trong không gian mở với ưu đãi của thiên nhiên nên làng Việt Nam Bộ dễ biến đổi dân số hơn đồng thời người dân không có thói quen tích trữ, phòng cơ mà luôn gắn bó với thị trường, tạo nên nền kinh tế hàng hóa. Người Nam Bộ yêu thích buôn bán, họ mở rộng giao lưu với tất cả các vùng, trở thành đầu mối giao dịch với các nơi trên thế giới. Sự phát triển kinh tế hàng hóa tạo cho làng Việt Nam Bộ một diện mạo năng động. Đặc trưng này cùng với tính chất không khép kín khiến người nông dân trên đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện vươn ra những chân trời mới, rộng mở mà không bị bó buộc trong lũy tre làng như người dân Bắc Bộ.
2.4. Cơ cấu tổ chức làng
Trong cơ cấu tổ chức làng Việt Bắc Bộ có nét khác với làng Việt Nam Bộ đó là có sự hiện diện của cả tổ chức quan phương và cả tổ chức phi quan phương. Các tổ chức quan phương do Nhà nước đặt lên các làng, theo những quy định chung và có sự thống nhất của toàn bộ vùng đồng bắng Bắc Bộ theo tổ chức và nhiệm vụ quản lý. Thông qua các tổ chức ở mỗi làng, Nhà nước thể hiện quyền lực đến các công dân của mình. Tổ chức phi quan phương không nằm trong hệ thống của bộ máy hành chính, nó ẩn trong các làng Việt và vận hành theo những nét rất riêng của từng loại tổ chức. Làng Việt Bắc Bộ gồm đầy đủ các kiểu tập hợp theo khu vực như đường dong, ngõ xóm, theo mục tiêu văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng… hay các tập hợp theo mục tiêu kinh tế như: hội cấy, hội cày, hội buôn, phường hội thủ công… Các hội này có mục tiêu và nội dung riêng nhưng trong thực tế đã hòa quyện vào nhau, chồng xếp lên nhau tạo thành những sợi dây chằng chịt, ràng buộc người nông dân trong làng xã. Trong làng, người nông dân không chỉ tồn tại với tư cách công dân của đất nước mà còn đảm nhiệm tư cách là thành viên của một gia đình, một dòng họ, một cộng đồng làng.
Ở các làng Việt Nam Bộ, các tổ chức phi quan phương không có điều kiện phát triển, nếu có cũng thể hiện rất yếu ớt. Bởi lẽ đó là các làng khai phá, các thành viên được tập hợp từ các nơi khác nhau nên mối quan hệ thân tộc không có cơ sở thể hiện. Một thực tế là không làng Nam Bộ nào có giáp. Ở làng Nam Bộ ta có thể gặp một tổ chức là họ. Tuy nhiên sự tập hợp người theo huyết thống này không có tính cố kết chặt chẽ như ở đồng bằng sông Hồng. Nếu như ở Bắc Bộ, tổ chức họ được khẳng định bằng việc thờ phụng tổ tiên, có quy ước cho mọi thành viên, có nhà thờ họ thì ở Nam Bộ cũng hình thái thờ phụng lại chủ yếu là hoạt động trong từng gia đình nhỏ.
Điều đặc biệt tạo nên sự khác biệt lớn là làng Việt Bắc Bộ là sự vận hành của hương ước. Hầu hết các làng Việt Bắc Bộ đều có hương ước. Hương ước của từng làng tác động trực tiếp đến các thành viên của làng. Còn đối với làng Việt Nam Bộ thì không có hương ước, các làng ngay từ khi hình thành đã chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước.
Như vậy, xét trên phương diện quản lý, sự ràng buộc các thành viên ở các làng Việt Bắc Bộ chặt chẽ hơn so với các làng Việt Nam Bộ. Đồng thời làng Việt Bắc Bộ lại nhiều lệ làng, ít cởi mở, năng động so với làng Việt Bắc Bộ.

3. KẾT LUẬN
Có thể nói, làng Việt Bắc Bộ hình thành lâu đời, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, ổn định, khép kín, bền vững trên cơ sở liên kết nhiều tổ chức mà mỗi tổ chức đều có ảnh hưởng đến từng thành viên trong làng. Người nông dân sống gắn bó chặt chẽ với xóm giềng, họ tộc, gia đình, làng nước. Còn làng Việt ở Nam Bô là làng khai phá, tuổi đời còn trẻ, định cư kéo dài trên diện rộng nên thiếu chất kết dính đồng thời do sớm tiếp xúc với nền kinh tế hàng hoá nên phóng khoáng và năng động hơn.
Đặc điểm của làng Việt Bắc Bộ và Nam Bộ thể hiện cho hai vùng văn hóa lớn ở Việt Nam: vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ vốn chứa đựng những nét văn hóa độc đáo, đa dạng nhưng vẫn nằm trong thể thống nhất là văn hóa Việt Nam. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn...; cả làng Việt Bắc Bộ và Nam Bộ đều biến đổi không ngừng, mau lẹ. Đó là một quy luật tất yếu, phù hợp với sự phát triển, giao lưu, hội nhập của văn hóa Việt, đất nước và con người Việt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Văn Lệ, 2/5/2012, Làng và quan hệ dòng họ người Việt ở Nam Bộ, nguồn: http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-viet-nam/van-hoa-nam-bo/2206-ngo-van-le-lang-va-quan-he-dong-ho-cua-nguoi-viet-nam-bo.html.
2. Lê Ngọc Trà (tập hợp và giới thiệu), 2003, Văn hóa Việt Nam đặc trưng và cách tiếp cận, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
3. Nguyễn Quang Ngọc, 2009, Một số vấn đề làng xã Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. GS. TSKH Trần Ngọc Thêm, 30/11/2011, Văn hóa làng Việt Nam hôm qua và hôm nay, nguồn: http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/doi-song-van-hoa/item/13594002-.html.
Bài đăng trên Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 36 (4/2015), tr 73-78)

Làng bắc bộ

Bắc bộ là vùng đất rừng núi chiếm phần lớn diện tích, có ranh giới với Trung Quốc nên trong phần lớn lịch sử đều chịu nạn Bắc xâm, địa hình và tính chính trị buộc họ phải sống gom lại thành từng làng để tự bảo vệ, đoàn kết chống giặc và thuận lợi cho việc tập trung người, lương thảo, meeting…

Xem thêm: Mơ Thấy Số 17 Đánh Con Gì, Số Mấy❤️️Sổ Mơ Trúng 100%

Do tính cố kết cộng đồng theo mô hình làng với lũy tre bao bọc làm thành lũy, một con đường làng dẫn ra và ngoài cùng là đồng ruộng nên từ đây, những mặt trái phải của cuộc sống sinh hoạt phát sinh ra vô số đụng chạm trong sinh hoạt. Đất đai không màu mỡ, thực phẩm từ tự nhiên nghèo nàn thêm vào đó là thiên tai hạn hán, lũ lụt, đông lạnh… và thuế má, phu phen lính tráng, dường như không làm họ dư giả mấy. Những tranh chấp thường ngày giữa những người trong làng như mất đồ, gà, chó… sẽ mặc định nghi ngờ gia đình gần nhà, xâm lấn đất vườn, chặn đường chặn ngõ, chặt cây nhà bên nếu đổ qua nhà mình, khi có gì ngon hay lộc đâu tới thì thường ít chia sẻ, trai làng bên không được qua làng mình tán gái…

Có câu “Luật vua thua lệ làng” bởi lẽ vua thì xa, luật vua khó mà đến được ngóc ngách cuộc sống, trong làng các trưởng làng và người già đặt các điều lệ để thưởng phạt chế định khi có việc cần dùng tới, nổi tiếng như “cạo đầu bôi vôi”,”bỏ rọ heo thả trôi sông”,”phạt vạ”… tính quan liêu, quan quyền phát sinh một phần từ đó khi ai cũng muốn làm quan để oai, đi có kiệu đứng có lọng, để được quyền thưởng phạt, họ hàng vinh hiển và đặc biệt là không “đói”.

Làng Bắc BộLàng Bắc Bộ

Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao nam bộ và ca dao bắc bộ

  • pdf
  • 105 trang
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ PHƯƠNG THẢO

QUAN HỆ GIA ĐÌ NH
TRONG CÁI NHÌN SO SÁNH GIỮ A
CA DAO NAM BỘ VÀ CA DAO BẮC BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Văn ho ̣c dân gian

HÀ NỘI - 2013

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ PHƯƠNG THẢO

QUAN HỆ GIA ĐÌ NH
TRONG CÁI NHÌN SO SÁNH GIỮ A
CA DAO NAM BỘ VÀ CA DAO BẮC BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Văn ho ̣c dân gian
Mã số: 60 22 36

HÀ NỘI - 2013
2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG .................................... 7
1.1. Giới thuyết các khái niệm ........................................................................ 7
1.1.1. Gia đình và gia đình Việt Nam truyền thống......................................... 7
1.1.2. Ca dao và dân ca ................................................................................. 10
1.1.3. Vùng văn hóa ..................................................................................... 13
1.2. Vùng văn hóa Bắc Bộ ............................................................................ 13
1.2.1. Ranh giới địa lý, hành chính ............................................................... 13
1.2.2. Đặc điểm lịch sử, tự nhiên, xã hội....................................................... 14
1.2.3. Đặc điểm văn hóa, nghệ thuật ............................................................. 16
1.2.4. Đặc điểm tín ngưỡng, lễ hội................................................................ 17
1.3. Vùng văn hóa Nam Bộ .......................................................................... 20
1.3.1. Ranh giới địa lý, hành chính .............................................................. 20
1.3.2. Đặc điểm lịch sử, tự nhiên, xã hội....................................................... 21
1.3.3. Đặc điểm tín ngưỡng, lễ hội................................................................ 23
1.3.4. Đặc điểm văn học, nghệ thuật ............................................................. 24
Chương 2: SO SÁNH NỘI DUNG CÁC BÀI CA DAO QUAN HỆ GIA
ĐÌNH TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ .................... 27
2.1. Trình bày sự giống và khác nhau ........................................................... 27
2.1.1. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ................................................... 28
2.1.2. Mối quan hệ vợ chồng ........................................................................ 41
2.1.3. Mối quan hệ anh em ........................................................................... 54
2.2. Giải thích nguyên nhân sự giống nhau và khác nhau ............................. 58
2.2.1. Do điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội ................................................. 58
2.2.2. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa ..................................................... 60
2.2.3. Do đặc trưng thể loại .......................................................................... 61

6

Chương 3: SO SÁNH NGHỆ THUẬT CA DAO VỀ QUAN HỆ GIA
ĐÌNH TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ .................... 63
3.1. Trình bày sự giống và khác nhau ........................................................... 63
3.1.1. Về thể thơ ........................................................................................... 63
3.1.2. Về ngữ nghĩa ( văn bản tạo hình và biểu hiện) .................................... 67
3.1.3. Cách dùng phương ngữ ....................................................................... 69
3.1.4. Cách dùng từ gốc Hán và điển tích, điển cố Hán ................................ 74
3.1.5. Sử dụng lối so sánh............................................................................. 81
3.1.6. Sử dụng lối diễn đạt thậm xưng, ngoa dụ ............................................ 83
3.1.7. Cách dùng biểu tượng, hình ảnh ......................................................... 84
3.2. Giải thích sự giống nhau và khác nhau .................................................. 88
3.2.1. Do điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa ................................... 88
3.1.2. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa ..................................................... 90
3.1.3. Do đặc trưng thể loại .......................................................................... 91
KẾT LUẬN ................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 95

7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
: Giáo sư

1.

GS.

2.

KTCD: Kho tàng ca dao người Việt

3.

H

4.

LBBT : Lục bát biến thể

5.

Nxb

6.

PGS. : Phó giáo sư

7.

TS.

: Tiến sĩ

8.

tr.

: Trang

9.

VHGD : văn học dân gian

: Hà Nội
: Nhà xuất bản

5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
2.1. Bảng thống kê các mối quan hệ gia đình trong cuốn Kho tàng ca dao
người Việt [24] ............................................................................................. 27
2.2. Bảng phân loại ca dao theo chủ đề qua khảo sát cuốn Kho tàng ca dao
người Việt[24] .............................................................................................. 28
3.1.Bảng sơ đồ vị trí tiếng bắt vần của thể thơ lục bát .................................. 63

8

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ca dao là hình thức văn hóa dân gian phổ biến trong đời sống tinh thần
của người Việt. Có thể nói rằng thấu hiểu ca dao là thấu hiểu tâm hồn người
Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước, ca dao đã thay tiếng tâm tình, thay
tiếng than, thay lời vui sướng, thay lời đồng cảm để bày tỏ những xúc cảm,
nghĩ suy, tâm tư của nhân dân. Chính vì thế, ta có thể thấy người Việt đã
phản ánh trong ca dao tất cả những vấn đề của đời sống thường nhật cũng
như tất cả các sắc thái của đời sống tinh thần của mình. Cuộc sống của
người Việt là cuộc sống gắn bó với làng xóm, gia đình trong một mối quan
hệ thân tộc bền chặt và thủy chung do vậy bộ phận những bài ca dao về
quan hệ gia đình đã chiếm một số lượng lớn và đóng vai trò khá quan trọng
trong gương mặt ca dao Việt Nam.
Ca dao là một phần của văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian cũng bị
quy định bởi sự khác biệt vùng miền địa lý. Người Việt ở khắp nơi trên đất
nước đều cất giữ những câu ca riêng về quan hệ gia đình nên những câu ca
dao này vô cùng phong phú và mang sắc thái vùng miền rõ nét. Ở đây người
viết xin được xét tới dấu ấn vùng miền đó ở hai vùng đất rộng lớn ở hai đầu
đất nước là Nam Bộ và Bắc Bộ.
Nam Bộ và Bắc Bộ ngoài việc là hai vùng đất quan trọng góp phần tạo
nên lãnh thổ Việt Nam còn là hai vùng văn hóa với những màu sắc riêng biệt
do vậy giữa hai miền đất này, ca dao về quan hệ gia đình ngoài những điểm
tương đồng còn có các nét khác biệt. Tương đồng là do bản chất chung của
quá trình sáng tạo folklore của nhân dân, do nền tảng tình cảm và các giá trị
đạo đức chung của dân tộc, do sự giao lưu tiếp biến văn hóa. Khác biệt là do
sự quy định của bản sắc văn hóa riêng của từng miền, do điều kiện địa lý, lịch

1

sử tự nhiên. Thông qua việc so sánh quan hệ gia đình trong ca dao Nam Bộ và
ca dao Bắc Bộ, luận văn muốn chỉ ra màu sắc đặc trưng của ca dao hai miền,
cho thấy cái nhìn cụ thể về cách ứng xử của người Việt với các thành viên
trong gia đình. Qua đó, luận văn mong muốn góp phần vào việc nhận thức
tính thống nhất trong sự đa dạng của ca dao cũng như của văn hóa Việt Nam
truyền thống.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ gia đình trong ca dao là vấn đề đã nhận được nhiều sự quan
tâm, nghiên cứu thông qua nhiều công trình sưu tầm, biên soạn với nhiều
thành tựu đáng được ghi nhận. Tiêu biểu trong số đó phải kể tới cuốn Tục
ngữ, ca dao về quan hệ gia đình [29] của tác giả Phạm Việt Long. Đây là một
công trình nghiên cứu chuyên biệt với đối tượng là tục ngữ, ca dao về quan hệ
gia đình. Tác giả đã có những khảo sát, thống kê khách quan, thận trọng dựa
trên khối lượng tư liệu đồ sộ, phong phú và đa dạng. Đối với những chủ đề
khác nhau của quan hệ gia đình, tác giả lại có sự thống kê cụ thể và chi tiết.
Thậm chí trong cùng một chủ đề ví dụ như mối quan hệ vợ chồng, tác giả
cũng có sự thống kê riêng đối với những bài nói về vợ chồng cùng lao động,
vợ đợi chồng đi chinh chiến, lời than của người vợ .v.v. Tác giả cũng đồng
thời có những lí giải rất cặn kẽ về sự phân chia chủ đề đó dựa trên sự tìm hiểu
về nền tảng văn hóa và điều kiện lịch sử của xã hội Việt Nam. Công trình của
tác giả Phạm Việt Long đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về quan hệ gia
đình trong ca dao và đã tập hợp được nguồn tư liệu quý báu về các bài ca dao
có chủ đề trên để người đọc có thể dễ dàng tham khảo.
Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình [29] được xây dựng dựa trên việc
khảo sát một công trình dày dặn và chuyên biệt khác về ca dao là cuốn Kho
tàng ca dao người Việt [24] do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật đồng
chủ biên (tái bản năm 2001). Cuốn sách này đã tổng kết khối lượng tư liệu về

2

dân ca, ca dao của 40 cuốn sách (gồm 49 tập) đã được biên soạn từ cuối thế kỉ
XVIII đến năm 1975. Những bài ca dao về quan hệ gia đình trong công trình
này đã được Phạm Việt Long thống kê là có 1.179 đơn vị trên tổng số 11.825
đơn vị của toàn cuốn sách.
Trên đây là một số các công trình có lịch sử vấn đề nghiên cứu liên
quan đến đề tài của luận văn ở phương diện quan hệ gia đình trong ca dao.
Nhưng sự phân chia các câu ca dao về quan hệ gia đình trong ca dao hai miền
Nam Bắc thì chưa có công trình cụ thể nào đề cập tới một cách chi tiết. Chúng
ta chỉ có thể dựa trên tư liệu là những tập ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ đã được
biên soạn. Tuy nhiên, với ca dao Bắc Bộ, chúng ta cũng chưa thực sự có công
trình nào sưu tập, biên soạn đầy đủ, có hệ thống mà chủ yếu là những tập ca
dao riêng lẻ của từng địa phương như Văn học dân gian Thái Bình [11], Ca
dao tục ngữ Nam Hà [10], Ca dao ngạn ngữ Hà Nội [12]… Còn về ca dao
Nam Bộ thì cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ [16] của tác giả Bảo Định Giang,
Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị là một công trình tiêu biểu,
có thể coi là nguồn tư liệu dồi dào về ca dao, dân ca Nam Bộ. Các công trình
trên được biên soạn, sắp xếp theo chủ đề và chủ đề về quan hệ gia đình đã cho
thấy số lượng đáng kể cũng như vị trí của nó trong diện mạo ca dao của cả hai
miền. Đặc biệt, với cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ [16] ngoài việc chỉ ra được
những đặc điểm vùng miền đặc sắc cũng như tính cách Nam Bộ trong các bài
ca dao, các tác giả khi đi tìm đặc trưng của ca dao Nam Bộ đã đều có sự so
sánh, sự đối chiếu ca dao Nam Bộ với ca dao của những vùng miền khác trên
đất nước. Sự so sánh này đã phần nào mở ra được hướng tiếp cận ca dao về
quan hệ gia đình của hai miền Nam Bắc trên phương diện sắc thái địa
phương. “Khác với ca dao, dân ca các miền khác, ca dao, dân ca Nam Bộ thể
hiện niềm thương, nỗi nhớ, thể hiện tình yêu một cách bộc trực, tự nhiên
hơn.” [16, tr44]

3

Việc so sánh để tìm hiểu sắc thái riêng của ca dao các vùng miền khác
nhau đã được sử dụng trong khá nhiều công trình nghiên cứu ví dụ như luận
án Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt ba miền Bắc,
Trung, Nam [28] của Trần Thị Kim Liên hay bài nghiên cứu của Nguyên
Phương Châm là Sự khác nhau giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc
trên tạp chí Văn hóa dân gian năm 1997 [6]. Các công trình nghiên cứu trên
đều có được những tổng kết chung về tính cách của các vùng miền thể hiện
trong ca dao, đặc biệt là về phương diện hình thức thể hiện tâm tư tình cảm.
Theo đó, hai tác giả đều cho rằng tình cảm trong ca dao Bắc Bộ thường được
thể hiện bóng gió, sử dụng hình ảnh xa xôi, mượt mà, êm dịu, tế nhị. Trong
khi tình cảm trong ca dao xứ Nghệ thì được thể hiện quyết liệt, bộc trực,
thẳng thắn còn tình cảm trong ca dao Nam Bộ thì lúc dễ thương, dịu dàng khi
lại mạnh mẽ và tếu táo. Luận án Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca
dao người Việt ở ba miền Nam, Trung, Bắc [28] của Trần Thị Kim Liên là một
công trình khá đầy đủ so sánh ca dao ba miền trên phương diện nội dung và nghệ
thuật. Chủ đề tình cảm gia đình cùng với chủ đề yêu nước và tình yêu đôi lứa là
một trong ba chủ đề chính được xem xét, đối chiếu kĩ lưỡng và tỉ mỉ nhất.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích
Nam Bộ và Bắc Bộ là hai vùng văn hóa lớn của Việt Nam. Ca dao của
hai vùng đất này vừa mang những đặc điểm chung của ca dao người Việt, vừa
mang những đặc điểm văn hóa vùng miền riêng của mình. Việc so sánh quan
hệ gia đình trong ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ ở đây không thể chỉ ra sự
hơn kém mà nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt. Chúng tôi sẽ thống kê,
phân tích và so sánh để tìm ra sự tương đồng, khác biệt của ca dao về quan hệ
gia đình giữa hai miền Nam, Bắc qua những mối quan hệ gia đình chính. Qua
đó chỉ ra tính cách riêng biệt, độc đáo của người dân hai miền cũng như
những sắc thái văn hóa đặc sắc của hai vùng đất Nam Bộ và Bắc Bộ.
4

- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quan hệ gia đình với ba mối quan hệ chính là
quan hệ vợ - chồng, quan hệ cha mẹ - con cái và quan hệ anh em trong ca dao
về quan hệ gia đình của Nam Bộ và Bắc Bộ.
Với đề tài Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam
Bộ và ca dao Bắc Bộ, phạm vi nghiên cứu rất rộng với đối tượng là ba mối
quan hệ gia đình chính của người Việt ở Nam Bộ và Bắc Bộ. Tương ứng với
ba mối quan hệ này là những đặc điểm nội dung và hình thức thể hiện giống
và khác nhau với những sắc thái rất đa dạng của ca dao hai miền. Do vậy,
trong khuôn khổ của luận văn này chúng tôi xin được so sánh dựa trên một số
nội dung cơ bản và hình thức chủ yếu của những bài ca dao cổ truyền về quan
hệ gia đình của Nam Bộ và Bắc Bộ.
Phạm vi tư liệu khảo sát trong luận văn chủ yếu:
 Cuốn Kho tàng ca dao người Việt (Nguyễn Xuân Kính và Phan
Đăng Nhật đồng chủ biên [24])
 Cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ (Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát,
Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn [16])
 Cuốn Tục ngữ và ca dao về quan hệ gia đình ( Phạm Việt Long [29])
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích,
chứng minh, so sánh đồng thời có sự tiếp cận với những kiến thức về địa lý,
lịch sử, văn hóa cũng như tiếp thu những thành tựu từ các công trình của các
nhà nghiên cứu đi trước.
5. Bố cục luận văn
Mở đầu
Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung

5

Chương 2: So sánh nội dung các bài ca dao về quan hệ gia đình trong
ca dao Nam Bộ và Bắc Bộ.
Chương 3: So sánh nghệ thuật các bài ca dao về quan hệ gia đình trong
ca dao Nam Bộ và Bắc Bộ.
Kết luận
Tài liệu tham khảo

6

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Giới thuyết các khái niệm
1.1.1. Gia đình và gia đình Việt Nam truyền thống
Khái niệm gia đình: Gia đình là một tổ chức đời sống cộng đồng của
con người, một thiết chế văn hóa - xã hội đặc thù được hình thành, tồn tại và
phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, qua hệ nuôi
dưỡng và giáo dục giữa các thành viên.
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh thu nhỏ cơ bản
nhất của xã hội. Gia đình hình thành từ sớm và đã trải qua một quá trình phát
triển lâu dài đóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng nhân cách con
người, phát triển kinh tế, xã hội, phản ánh sự vận động của cộng đồng và quốc
gia trong tiến trình lịch sử.
Gia đình Việt Nam theo truyền thống có lẽ nên được hiểu theo nghĩa
rộng chứ không phải là một gia đình gồm hai thế hệ cha mẹ và con cái. Theo
cách hiểu của học giả Đào Duy Anh thì gia đình của người Việt chỉ những
người thân thuộc trong một nhà. Gia đình Việt Nam truyền thống là gia đình
của ông bà, cha mẹ, con cái, của anh chị em và thậm chí còn được mở rộng ra
với những người trong cùng họ tộc. Những người có quan hệ huyết thống
trong xã hội xưa cũng thường có khuynh hướng tụ tập sống chung với nhau
trong cùng một khu vực để nương tựa và chia sẻ với nhau. Có lẽ vì vậy, mối
quan hệ anh em thân tộc cũng quan trọng không kém bất kì mối quan hệ gia
đình nào khác. Tục ngữ Việt Nam có câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
cũng là để phản ánh sự tôn trọng, sự đề cao mối quan hệ gia đình mang nghĩa
“rộng”, mang tính huyết thống này. Tác giả Toan Ánh trong cuốn Tìm hiểu
phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình đã giới thiệu tóm tắt về thành phần

7

gia đình Việt Nam như sau “Qua các thành phần trên cho thấy rằng gia đình
Việt Nam bao quát rất rộng và mọi người đều có tình thân thuộc với nhau qua
mọi thế hệ không kể bởi nội, ngoại, nhiều khi là cả hai bên nội ngoại”
Người Việt luôn luôn nhìn nhận gia đình với một giá trị rất cao trong
đời sống tinh thần của mình do vậy tất cả mọi vấn đề của người Việt đều liên
quan tới gia đình kể cả là danh dự của một cá nhân thành viên trong gia đình
đó. Bởi lẽ hành vi và danh dự của cá nhân đó cũng được coi là mang lại sự
vinh dự hay mối nhục cho gia đình. Các cá nhân trong gia đình luôn hi sinh để
bảo vệ và xây đắp cho gia đình mình. Có thể vì thế mà người Việt luôn trung
thành với gia đình mình, gắn bó với gia đình mình, lo lắng cho hạnh phúc của
gia đình hơn là hạnh phúc của cá nhân. Từ đó hình thành nên trong mối quan
hệ gia đình những quy định đạo đức, bổn phận và tình cảm mà các thành viên
luôn tâm niệm như lòng hiếu nghĩa, sự thủy chung, sự sẻ chia… Có thể nói
với người Việt gia đình hầu như là tất cả vì đó là trung tâm đời sống của cá
nhân, là nơi cá nhân nương tựa để phát triển.
Xã hội Việt nam cổ truyền được chia thành 4 thành phần chính là sĩ,
nông, công thương nhưng tiêu biểu nhất là hai thành phần nông và sĩ. Do vậy,
trong xã hội cũng tồn tại hai loại gia đình chính là gia đình nhà Nho và gia
đình nông dân hay gia đình quan hộ và dân hộ. Trong khi gia đình nông dân là
kiểu gia đình sản xuất tự túc, đóng góp cho xã hội bằng thành quả lao động thì
gia đình nhà Nho là kiểu gia đình hướng các thành viên theo đuổi con đường
khoa cử, đóng góp cho xã hội bằng cách xây dựng nền nếp trong nhà cũng
như trong xã hội. Sự phân chia này dựa trên một đặc điểm tiêu biểu của văn
hóa gia đình Việt Nam cổ truyền là việc chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho
giáo. Sự ảnh hưởng này kéo dài và liên tục trong lịch sử cho tới tận khi Việt
Nam trở thành thuộc địa của Pháp và bắt đầu quá trình Âu hóa. Song như
PGS. Trần Đình Hượu đã đề cập tới trong Gia đình truyền thống Việt Nam với

8

ảnh hưởng Nho giáo thì khi tìm hiểu ảnh hưởng của Nho giáo với gia đình
truyền thống Việt Nam “không nên chỉ căn cứ vào lý thuyết Nho giáo mà
nên nhìn gia đình trong thể chế chính trị- kinh tế- xã hội tổ chức và quản lý
theo Nho giáo, bị điều kiện hóa trong thể chế đó mà vận động, phát triển”.
Ảnh hưởng đó cũng khác đi tùy thời kỳ, tùy từng vùng và từng loại gia
đình khác nhau.
Đi sâu vào tính chất của gia đình Việt cổ truyền có thể thấy một đặc
điểm tiêu biểu nữa là tính chất phụ quyền của gia tộc Việt. Tính chất phụ
quyền này nhấn mạnh quyền uy tối cao của người cha với con cái, của người
chồng đối với người vợ, của người con trai với toàn gia đình đặc biệt là người
con trai trưởng. Người đàn ông có vai trò quan trọng và là người duy nhất có
quyền quyết định trong gia đình cũng như đại diện cho gia đình trong mối
quan hệ với cộng đồng, làng xã. Trong nhiều năm, dưới nền giáo dục Nho
giáo, tính chất phụ quyền này càng được đề cao và tô đậm. Song nói như vậy
không có nghĩa là với ảnh hưởng của Nho giáo, mẫu hình gia đình Việt Nam
truyền thống là mẫu hình “sao chép” của gia đình Trung Quốc. Bên cạnh một
số tư tưởng Nho giáo như “xuất giá tòng phu”, “tam tòng tứ đức”… đã trở
thành những quy chuẩn đạo đức mà các thành viên trong gia đình phải tuân
thủ chặt chẽ đặc biệt là với các gia đình truyền thống ở Bắc Bộ thì với điều
kiện kinh tế và xã hội khác biệt, gia đình Việt Nam truyền thống đã phát triển
những đặc điểm của riêng mình, phân biệt hoàn toàn với gia đình truyền
thống của Trung Quốc. Gia đình truyền thống Việt Nam thường có quy mô
nhỏ hơn, không coi trọng vấn đề đại tộc như một yếu tố so sánh, phân biệt
đẳng cấp với các gia đình khác, gìn giữ cách xưng hô thân mật, nhấn mạnh
tính cộng đồng hơn là nhấn mạnh tuyệt đối họ tộc như gia đình Trung Quốc.
Những đặc điểm trên là những đặc điểm chung của gia đình Việt Nam
cổ truyền mà giá trị của nó rất nhiều các thế hệ người Việt đã cùng nhau gìn

9

giữ. Với hai vùng văn hóa Bắc Bộ và Nam Bộ thì những đặc điểm này đã có
những thay đổi để phù hợp với tính cách của người dân cũng như phù hợp
với điều kiện lịch sử, địa lý riêng của hai vùng đất. Thông qua việc tìm
hiểu về tổ chức và tính chất gia đình Việt Nam truyền thống, chúng ta có
thể có sự đối chiếu, so sánh với các hình mẫu gia đình mà ca dao Nam Bộ
và Bắc Bộ phản ánh.
1.1.2. Ca dao và dân ca
Ca dao là một thể loại văn học dân gian, có tính trữ tình, có vần điệu
(phần lớn là thể lục bát hoặc lục bát biến thể) do nhân dân sáng tạo và lưu
truyền qua nhiều thế hệ, dùng để miêu tả, tự sự, ngụ ý và chủ yếu diễn đạt tình
cảm. Nhiều câu ca dao vốn là lời của những bài dân ca. Vào giai đoạn muộn
về sau, ca dao cũng được sáng tác độc lập.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong sách Thi pháp ca dao [26] thì
sinh hoạt ca hát của người Việt có từ rất sớm. Người Việt xưa chưa có
những tên gọi có tính chất khái quát cao mà thường dùng những từ chỉ
những hiện tượng ca hát cụ thể như ví, hò, hát, hát trống quân, hát xoan,
hát ghẹo, hát phường vải, hát ru, hò giã gạo, hò mái đẩy, lí tương tư, lí
ngựa ô, lí chim quyên…
Cách gọi “phong dao”, “ca dao” đã được biết đến từ đầu thế kỉ XIX
đến đầu thế kỉ XX trong các sách quốc ngữ được xuất bản đầu thế kỷ XX. Tên
gọi “phong dao” xuất hiện lần đầu tiên bằng chữ quốc ngữ năm 1928 trong
cuốn Tục ngữ phong dao do Nguyễn Văn Ngọc biên soạn, Nxb Vĩnh Hưng
Long. Từ “ca dao” xuất hiện lần đầu bằng chữ quốc ngữ năm 1931 với bài Ca
dao cổ trên tạp chí Nam phong số 167. “Ca dao” và “phong dao” được cho là
có cùng một phạm vi phản ánh. Sở dĩ “ca dao” được gọi là “phong dao” là do
có một số bài “ca dao” đã phản ánh phong tục của địa phương, của thời đại.
Lâu dần tên gọi “phong dao” phai nhạt dần nhường chỗ cho từ “ca dao”. Cho

10

đến những năm 50 của thế kỷ XX thì từ “phong dao” hầu như không còn
được sử dụng nữa, “ca dao” trở thành từ duy nhất chỉ một thứ thơ dân gian.
So với “ca dao”, thuật ngữ “dân ca” xuất hiện ở Việt Nam muộn hơn.
Mãi cho đến năm 1956, qua cuốn sách Tục ngữ và dân ca Việt Nam của Vũ
Ngọc Phan, từ “dân ca” mới trở nên quen thuộc. Nói đến “dân ca” là nói đến
cả làn điệu và những thể thức biểu hiện nhất định. Các nhà nghiên cứu văn
học dân gian hiện nay cho rằng “dân ca” bao gồm phần lời (câu hoặc bài),
phần giai điệu ( giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn xướng và cả môi
trường, khung cảnh ca hát.
“Ca dao” và “dân ca” có một mối quan hệ đặc biệt. Theo các soạn giả
của bộ sách Kho tàng ca dao người Việt [24] thì thuật ngữ ca dao được hiểu
theo ba nghĩa khác nhau và đều có mối liên hệ chặt chẽ với “dân ca”
1. Ca dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ những bài hát lưu hành
phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu, trong trường hợp này ca
dao đồng nghĩa với dân ca.
2. Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca) của dân ca
(không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi)
3. Không phải tất cả những câu hát của một loại dân ca nào đó tước bỏ
tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi… thì sẽ đều là ca dao. Ca dao là những
sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ
mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách và ca dao đã trở
thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian.
Theo cách hiểu thứ ba, là một thể thơ dân gian, ca dao cổ truyền có thể
được thưởng thức như văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt). Khuynh
hướng này được khởi xướng và phát triển bởi các nhà Nho. Từ thế kỷ XV trở
đi, số Nho sĩ ngày càng nhiều. Trong các cuộc thi hương có tới hàng vạn Nho
sĩ dự thi. Do vậy số Nho sĩ không hiển đạt cũng ngày càng nhiều thêm. Một
11

số người cáo quan lui về ở ẩn. Chính lớp Nho sĩ không đỗ đạt và ở ẩn này đã
sưu tầm thơ dân gian và thưởng thức ca dao như thưởng thức thơ ca bác học.
Thuật ngữ “ca dao” theo cách hiểu thứ nhất và thứ hai có thể tìm thấy
trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi chủ biên. Cách hiểu thứ ba ở trên cũng được sự đồng tình của nhiều học
giả khác, như Vũ Ngọc Phan: “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm
được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca. Dân ca
là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngả về nhạc nhiều hơn là về mặt
hình thức. Hầu hết các loại dân ca đều được xây dựng dựa trên cơ sở những
câu ca dao, tục ngữ có sẵn. Tùy theo từng loại dân ca mà người ta thêm vào
những tiếng đệm, lót như tình bằng, tang tình, ấy mấy, v.v… Tiếng đệm nghĩa
như ấy ai, em nhớ, v.v… những tiếng đưa hơi như ì ì, i ới a, hì hi v.v… Chính
đặc điểm của những tiếng đệm ấy tạo nên những giai điệu riêng biệt của từng
loại dân ca”
Trong luận văn này, chúng tôi hiểu ca dao theo nghĩa thứ hai và thứ ba.
Chúng tôi cũng đồng ý với quan niệm rằng ca dao cổ truyền là những lời ca
dao được lưu hành từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ca dao hiện đại
là những sáng tác thơ ca dân gian được lưu hành từ sau Cách mạng tháng Tám
đến nay.
Giống như tất cả các thể loại văn học, ca dao cũng hướng đến đối tượng
trung tâm là con người, khám phá và phát hiện ra những vẻ đẹp của con người
thể hiện trong cuộc sống. Với đời sống tinh thần của người bình dân có thể
nói tình và nghĩa luôn luôn là hai điều cốt lõi, được đề cao. Tình và nghĩa đó
được thể hiện ở mọi phương diện của cuộc sống, thể hiện trong cuộc sống lao
động, sản xuất, sinh hoạt và đặc biệt là trong các mối quan hệ tình cảm.

12

1.1.3. Vùng văn hóa
Vùng văn hóa là khái niệm đặc trưng cho bản sắc riêng của từng vùng
dưới sự thống nhất do cùng nguồn cội tạo ra bản sắc chung. Nó làm nên tính
đa dạng cho bức tranh văn hóa dân tộc. Vùng văn hóa do đó chỉ sự khác nhau
của đặc trưng văn hóa tộc người theo không gian địa lý trên một lãnh thổ.
Những nhóm tộc người khác nhau ở những chỗ khác nhau tạo nên sự phân
hóa vùng văn hóa.
Từ ngàn xưa, việc phân biệt văn hóa vùng miền đã được tồn tại trong ý
thức của ông cha ta và ngày càng được chú trọng trong giới nghiên cứu ngày
nay. Tuy nhiên hiện còn nhiều ý kiến không đồng nhất theo từng khuynh
hướng, từng tác giả.
Trong số này, quan điểm phân chia vùng văn hóa của nhà nghiên cứu
Trần Quốc Vượng có nhiều cơ sở hợp lí. Theo đó, về tổng quát lãnh thổ Việt
Nam được chia thành 6 vùng văn hóa bao gồm: vùng văn hóa Tây Bắc, vùng
văn hóa Việt Bắc, vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, vùng văn hóa Trung Bộ,
vùng văn hóa Trường Sơn- Tây Nguyên và vùng văn hóa Nam Bộ.
1.2. Vùng văn hóa Bắc Bộ
1.2.1. Ranh giới địa lý, hành chính
Theo khu vực địa lý- hành chính thì Bắc Kỳ đã có từ thời Nguyễn.
Cuộc cải cách hành chính năm 1831-1832 dưới triều Minh Mệnh đã bãi bỏ
Bắc Thành và Gia Định Thành, đổi trấn thành tỉnh, chia cả nước thành 31 đơn
vị hành chính trực thuộc triều đình trung ương trong đó Hà Nội, Nam Định,
Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương thuộc Bắc Kỳ. Đến thời Pháp thuộc Bắc Kỳ
có địa giới tính từ phía nam tỉnh Ninh Bình trở tới biên giới Việt Trung. Cho
tới năm 1946, trong Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cách
gọi Bắc Bộ mới chính thức xuất hiện lần đầu tiên. Ở Bắc Bộ, ngoài thành phố
Hà Nội và Hải Phòng còn có 27 tỉnh khác ví dụ như: Bắc Giang, Bắc Cạn,

13

Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Đông, Hà Giang, Hà Nam, Hải Dương… Tới năm
1959 thì sự phân chia này lại có sự thay đổi và cấp bộ không còn nữa.
Cho tới hiện nay thì vùng lãnh thổ gần với ranh giới Bắc Bộ được gọi là
vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh
Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định,
Thái Bình, Ninh Bình.
Bắc Bộ là vùng đất cổ, là vùng văn hóa, là cái nôi hình thành dân tộc
Việt. Vùng văn hóa Bắc Bộ là một hình tam giác bao gồm vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã với cư dân Việt (Kinh) sống
quần tụ thành làng xã. Đây là vùng đất đai trù phú bởi vậy nó từng là cái nôi
văn hóa Đông Sơn thời thượng cổ, văn hóa Đại Việt thời trung cổ… với
những thành tựu rất phong phú về mọi mặt. Nó cũng là cội nguồn của văn hóa
Việt ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ sau này.
Văn hóa châu thổ Bắc Bộ vừa có những nét đặc trưng của văn hóa Việt
lại vừa mang những nét riêng đặc sắc về văn hóa của vùng. Ngoài ra văn hóa
Bắc Bộ còn là sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, phát triển dựa trên
sự kế thừa và sự phát huy bản sắc dân tộc kết hợp tiếp thu có chọn lọc tinh
hoa văn hóa khu vực và nhân loại. PGS.TS Ngô Đức Thịnh đã từng nhận xét:
“Trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam, đồng bằng
Bắc Bộ là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc.”
1.2.2. Đặc điểm lịch sử, tự nhiên, xã hội
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực các con sông: sông
Hồng, sông Thái Bình, sông Mã. Khi nói tới vùng văn hóa Bắc Bộ là nói tới
vùng văn hóa thuộc địa phận các tỉnh Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Hưng
Yên, Hải Dương, Thái Bình, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, phần
đồng bằng của tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

14

Tải về bản full