So sánh gạch không nung với gạch truyền thống

– Không dùng đất sét, dùng các loại phế thải công nghiệp tro, xỉ nhiệt điện, đá mạt, xỉ lò cao, xỉ lò gạch, đá bazan phun trào – Dùng đất sét dẻo mất đất canh tác. – Nhiên liệu – Không dùng than – Tiêu tốn nhiều hơn 150kg than/1000 viên gạch – Sản phẩm – Đa dạng, chất lượng cao, cách âm cách nhiệt tốt, chống thấm cao, cường độ chịu lực cao, kích thước lớn bằng 5-11 lần thể tích gạch nung Trong quá trình sản xuất gạch nung người ta không cần phải sử dụng đến đất nông nghiệp, do đó mà không ảnh hưởng đến phần diện tích đất này. Ngoài ra, nó cũng không trải qua công đoạn dùng than củi để đốt, do vậy mà tiết kiệm được nguồn nhiên liệu khá lớn, hạn chế nạn chặt phá rừng bừa bãi cũng như không gây hại đến môi trường.

Các nguyên vật liệu để sản xuất nên gạch không nung khá đa dạng và phong phú, nó đều có sẵn ở trong nước như mạt đá, cát vàng, xi măng… do vậy mà tạo ra các sản phẩm gạch block, gạch bông, gạch men khá đa dạng. Về dây chuyền sản xuất của nó tương đối gọn nhẹ, đa phần đều được tự động hóa, do vậy mà không cần phải có quá nhiều nguồn công nhân.

So sánh gạch không nung với gạch truyền thống

– Ưu điểm của gạch không nung trong xây dựng nhà cao ốc, kho tàng

Vì cường độ chịu lực của gạch không nung khá tốt, vậy nên mọi yêu cầu trong lĩnh vực này đều được đáp ứng đầy đủ, đây được xem là tính năng nổi trội của gạch không nung, tuy nhiên ở những nơi có cường độ chịu lực rất cao từ 300 – 400 kg/cm2 thì nó không đáp ứng được. Khu vực yêu cầu vị trí cường độ thấp thì nó cho phép giảm lượng xi măng phối liệu để giảm giá thành, tiết kiệm chi phí.

Không thể phủ nhận được rằng, gạch không nung có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm khá tốt, điều này phù hợp với kết cấu của từng viên gạch cũng như cấp phối vữa bê tông. So với gạch nung thì những viên gạch xây dựng này có kích thước lớn hơn khá nhiều, nó gấp 2 đến 11 lần thể tích, điều này cho phép giảm đi chi phí cho nhân công, đem lại tiến độ công trình nhanh lẹ. Chưa hết, lượng vữa dùng để xây dựng bằng gạch không nung và trát giảm đến 2.5 lần so với gạch truyền thống.

Với gạch không nung, bạn có thể tiết kiệm được thời gian, nguồn tài chính và đơn giản một vài khâu quan trọng trong quá trình xây dựng. Nếu quá trình sản xuất có sử dụng chất độn như sỏi, đá, than xỉ… thì nó cũng làm giảm đi trọng lượng một cách đáng kể, đa dạng về chủng loại, màu sắc, kích thước đồng nhất và đạt được yêu cầu về độ thẩm mỹ cao.

So sánh gạch không nung với gạch truyền thống

– Ưu điểm gạch không nung lát đường

Cũng như trên, trong trường hợp này gạch không nung lát đường có cường độ chịu lực cao, nó giúp làm giảm đi thời lượng thi công, đường và hè sau khi lát xong thì có thể sử dụng ngay được. Trong quá trình thực hiện với loại gạch này thì người lao động không cần phải trát mạch, đó chính là cách giúp tiết kiệm được vật liệu, nhân công, làm giảm thời gian thi công và thoát nước cho mặt vỉa hè cực tốt.

Nếu cần bạn có thể dễ dàng thay đổi cả về hình dáng cũng như kích thước đường, vỉa hè. Sau một thời gian thi công, những viên gạch lát đã cũ, bị vỡ… thì bạn có thể tháo ra và thay bằng những viên gạch mới một cách nhanh chóng. Cả về hình dáng lẫn màu sắc của các viên gạch này đều rất đa dạng, đem lại tính thẩm mỹ cực cao, không phụ thuộc vào vấn đề thời tiết mưa nắng.

So sánh gạch không nung với gạch truyền thống

2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm ở trên thì gạch không nung cũng có một vài nhược điểm, đầu tiên là do chúng sử dụng cát, đá làm nguyên liệu khiến cho nhu cầu khai thác cát, đá tăng cao. Tuy trong quá trình sản xuất và thi công ít ô nhiễm nhưng các nguyên liệu thứ phẩm của nó cũng gây ô nhiễm cao như xi măng, bột nhôm…

Dù bất kỳ loại gạch nào cũng đều có những ưu nhược điểm riêng, nhưng gạch không nung vẫn giảm thiểu được các nhược điểm và là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.

Chọn vật liệu xây là một trong những khâu cực kì quan trọng, quyết định tới chất lượng của toàn bộ công trình. Gạch xây hiện nay cũng có rất nhiều loại trên thị trường, mỗi loại có một ưu điểm để giải quyết các nhu cầu khác nhau.

Đi theo xu hướng xây dựng xanh, VIETARCH xin phân loại gạch xây theo 2 cách thức sản xuất: gạch nung (gạch đỏ, gạch tuynel,…) & gạch không nung (gạch nhẹ, gạch bê tông, gạch AAC,…).

Có rất nhiều quan điểm và ý kiến trái chiều trong việc thay thế gạch nung bằng các loại gạch không nung, VIETARCH xin so sánh hai loại này: cụ thể là so sánh giữa gạch bê tông và gạch nung để gia chủ và các chủ đầu tư có cái nhìn rõ hơn – từ đó đưa ra quyết định sử dụng hợp lý nhất.

1. Về quá trình sản xuất

Các loại gạch bê tông, không riêng gì gạch bê tông khí chưng áp sử dụng nguyên vật liệu từ xi măng, cát, thạch cao,… Đây là những nguồn nguyên liệu tự nhiên và rất dễ kiếm, khi khai thác không gây ảnh hưởng tới tài nguyên môi trường. Đặc biệt quá trình sản xuất không gây ra các chất thải độc hại ra môi trường như: khói, bụi, khí CO2. Vì vậy nói một cách khác, đây là một loại vật liệu xanh rất thân thiện với môi trường.

So sánh gạch không nung với gạch truyền thống
Các cơ sở sản xuất gạch nung thải nhiều khí độc hại ra môi trường

Ngược lại, gạch nung thường sử dụng vật liệu từ đất sét ruộng hoặc đất sét đồi, trong khi đó đất lại là loại tài nguyên khó tái tạo. Quá trình sản xuất thải ra các loại khí có hại, bụi cũng như tiêu tốn nhiều năng lượng hơn gạch bê tông. Vì vậy, gạch nung không được khuyến khích sử dụng tại các nước phát triển cũng như tại Việt Nam thời điểm hiện tại.

So sánh gạch không nung với gạch truyền thống
Quy trình sản xuất gạch không nung không phát sinh khí thải

2. Về các thông số kỹ thuật cơ bản

VIETARCH xin đưa ra bảng so sánh một số thông số cơ bản nhất để quý khách hàng và chủ đầu tư so sánh hai loại gạch, các thông số kỹ thuật chi tiết hơn VIETARCH xin so sánh và đánh giá trong các bài viết tiếp theo.

So sánh gạch không nung với gạch truyền thống

Từ những thông số cơ bản trên, dễ dàng nhận thấy gạch nhẹ bê tông khí chưng áp vượt trội hơn so với gạch nung về các tính năng như chống cháy, cách âm, cách nhiệt.

3. Về lợi ích kinh tế

Giá thành của gạch nhẹ bê tông khí chưng áp nhìn vào tổng thể công trình không rẻ hơn gạch tuynel truyền thống, thậm chí có phần đắt hơn vì sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn.

Tuy nhiên, ở một số khia cạnh khác, sử dụng gạch bê tông AAC sẽ rút ngắn được thời gian thi công, các vật tư phụ giảm, giảm được chi phí quản lý nhân sự và công trình.

So sánh gạch không nung với gạch truyền thống
Gạch bê tông có kích thước lớn hơn, nhẹ hơn nên thi công nhanh hơn gạch đỏ truyền thống

Như vậy, tuy vào loại công trình và yêu cầu về tiến độ, chủ đầu tư có thể lựa chọn loại gạch cho phù hợp. Nhưng để hướng tới các ưu điểm vượt trội và thời gian sử dụng lâu dài, giải pháp sử dụng gạch bê tông khí chưng áp hoặc tấm panel bê tông khi chưng áp là ưu tiên số 1.

4. Về tính ứng dụng trong cuộc sống

Tại thị trường Việt Nam, xét về độ phổ biến thì gạch nung tuynel vẫn chiếm vị trí hàng đầu trong các công trình do tính chất truyền thống, ngại thay đổi của đa số người tiêu dùng.

So sánh gạch không nung với gạch truyền thống
Các công trình dân dụng vẫn ưa chuộng sử dụng gạch nung

Tính tới thời điểm hiện tại, gạch bê tông khí chưng áp hay các loại gạch không nung khác chỉ chiếm khoảng 30% thị trường. Tuy nhiên, với sự khuyến khích của Chính phủ trong việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường cũng như trong công tác truyền thông, tỉ lệ sử dụng gạch không nung ngày một tăng cao.

So sánh gạch không nung với gạch truyền thống
Các công trình cao tầng, quy mô lớn sử dụng chủ yếu là vật liệu không nung như tấm panel ALC, gạch nhẹ AAC

Với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như ở Việt Nam, đặc biệt là vùng ven biển hay các vùng thường xuyên chịu biến động từ thời tiết, gạch bê tông khí chưng áp vô cùng thích hợp và có thể phát huy được hết những ưu điểm của mình.

Trên đây là một số thông tin cơ bản để quý khách và chủ đầu tư so sánh gạch bê tông và gạch nung truyền thống. Mỗi công trình khác nhau có thể lựa chọn sử dụng khác nhau, hoặc kết hợp các giải pháp vật liệu để đạt được hiệu quả tốt nhất theo yêu cầu của chủ đầu tư và gia chủ.