So sánh cố ý hay vô ý năm 2024

Lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (Khoản 2 Điều 10). Còn lỗi vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (Khoản 1 Điều 11).

Những trường hợp thường xảy ra nhầm lẫn trong phân biệt lỗi để định tội danh trong hoạt động tố tụng như tội Giết người (với lỗi cố ý gián tiếp) với tội Vô ý làm chết người; tội Giết người với tội Cố ý gây thương tích (trường hợp dẫn đến chết người); tội Giết người với tội Cản trở giao thông đường bộ (hành vi rải đinh, đặt vật cản trên đường bộ dẫn đến hậu quả chết người), giữa việc định tội danh về xâm phạm sở hữu và tội giết người hay chỉ định tội về tội xâm phạm sở hữu với tình tiết định khung “làm chết người”?…

Điểm khác biệt lớn nhất và qua đó có thể phân biệt được nằm ở lý trí của người phạm tội thông qua việc trả lời câu hỏi người phạm tội “bỏ mặc, chấp nhận hậu quả nếu nó xảy ra” hay chỉ là “tin rằng hậu quả không xảy ra”. Chính bởi yếu tố quyết định để có thể nhận định lại nằm trong ý thức chủ quan nên cách phân biệt chính xác nhất không chỉ dựa vào lời khai của người phạm tội trong quá trình tố tụng, vào các biểu hiện khách quan như vị trí bị tấn công trên cơ thể người bị hại, mức độ của hành vi tấn công… mà còn phải kiểm chứng thông qua các biểu hiện ra bên ngoài (biểu hiện tâm lý) của người phạm tội.

Dưới góc độ tâm lý, chúng ta có thể thấy diễn biến trong ý thức của người phạm tội trong suốt quá trình thực hiện tội phạm như sau:

So sánh cố ý hay vô ý năm 2024

Trường hợp 1: Vô ý vì quá tự tin

Trong trường hợp này, trước khi bắt tay vào thực hiện tội phạm, người phạm tội hình dung được cả hai khả năng, đó là (1) khả năng sẽ không xảy ra hậu quả và (2) khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm. Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở chỗ, thời điểm chính thức thực hiện hành vi, người phạm tội đã tự loại trừ khả năng xảy ra hậu quả (khả năng 2), và trong ý thức chủ quan lúc này chỉ còn lại khả năng sẽ không để lại hậu quả (khả năng 1), việc loại trừ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có thể về chủ quan do người phạm tội tin tưởng vào khả năng, kinh nghiệm của mình, cũng có thể do đánh giá các yếu tố khách quan như thời gian, địa điểm, thời tiết, thậm chí tin tưởng vào chính “xử sự” của nạn nhân… Chính bởi sự loại trừ này nên người đó mới quyết định thực hiện hành vi nguy hiểm. Vì vậy, về biểu hiện tâm lý, nếu hậu quả thực tế xảy ra thật thì người phạm tội sẽ bị bất ngờ do nằm ngoài tính toán của mình.

So sánh cố ý hay vô ý năm 2024

Trường hợp 2: Cố ý gián tiếp

Trong trường hợp này, trước khi bắt tay vào thực hiện tội phạm, người phạm tội cũng hình dung được cả hai khả năng, đó là (1) khả năng sẽ không xảy ra hậu quả và (2) khả năng xảy ra hậu quả nguy hiểm. Tuy nhiên, điểm khác biệt so với vô ý vì quá tự tin ở chỗ, thời điểm chính thức thực hiện hành vi và kể cả sau đó, người phạm tội vẫn hình dung trong ý thức của mình cả hai khả năng đều có thể xảy ra và sẵn sàng chấp nhận cả hai khả năng nếu thực tế nó xảy ra. Do đó về biểu hiện tâm lý, nếu hậu quả thực tế xảy ra thật thì cũng đã nằm trong tính toán và người phạm tội hoàn toàn không bị bất ngờ.

Do vậy, việc phân biệt chính xác được hai loại lỗi này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, là cơ sở để xác định tội danh đúng và qua đó đảm bảo việc quyết định hình phạt có căn cứ và đúng quy định của pháp luật./.

[VOV2] - Cùng là hành vi gây ra hậu quả làm chết người nhưng pháp luật hình sự lại quy định tội "giết người" và "vô ý làm chết người" ở hai điều luật khác nhau.

Luật sư Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Công ty luật Phúc Khánh Hưng cho biết, theo quy định của pháp luật hình sự, tội giết người và vô ý giết người đều xâm phạm đến quyền được sống, quyền được Nhà nước bảo hộ về tính mạng của con người và người phạm tội cũng phải đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên hai tội này có những điểm khác nhau cơ bản:

Thứ nhất, về mặt chủ quan của tội phạm, tức là về nhận thức của người phạm tội: Người phạm tội giết người là người thực hiện hành vi với lỗi cố ý, có nghĩa là cố ý thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác, nhìn thấy hậu quả xảy ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Còn người phạm tội vô ý làm chết người là do lỗi vô ý, do cẩu thả hoặc quá tự tin mà không nghĩ rằng sẽ xảy ra hậu quả chết người.

Thứ hai, về hậu quả của hành vi phạm tội, với tội giết người, hậu quả chết người không phải là căn cứ bắt buộc để định tội mà còn có trường hợp phạm tội chưa đạt còn với tội vô ý làm chết người, hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc để định tội danh.

Theo luật sư Nguyễn Văn Hưng, tội vô ý làm chết người thường xảy ra trong 1 số trường hợp đặc thù như: người đi săn tưởng người là thú nên đã bắn nhầm làm chết người; bác sĩ do quá cẩu thả đã sai sót trong quá trình cấp cứu, khiến người bệnh tử vong...

So sánh cố ý hay vô ý năm 2024

Luật sư Nguyễn Văn Hưng - Giám đốc Công ty luật Phúc Khánh Hưng

Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội giết người có thể phải chịu khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (áp dụng đối với trường hợp người phạm tội giết người thể hiện mức độ và tính nguy hiểm cao của tội phạm); phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (áp dụng đối với người phạm tội giết người nhưng không thuộc các tình tiết tăng nặng ở khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự); phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (áp dụng trong trường hợp chuẩn bị phạm tội). Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 có 2 mức phạt đối với tội vô ý làm chết người tùy theo hậu quả của tội phạm: Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.