Sinh mổ bao lâu thì có thể mang thai tiếp

Sinh mổ bao lâu thì mang thai lại sẽ tốt cho mẹ?

Thứ Ba ngày 24/03/2020

  • Phụ nữ mới sinh mổ ăn tôm được không?
  • Thời gian sau sinh mổ bao lâu thì được lắc vòng?
  • Sau sinh mổ ăn khoai lang được không?

Sinh mổ bao lâu thì mang thai lại sẽ tốt cho mẹ và an toàn cho bé là câu hỏi khiến các mẹ có ý định mang thai sinh mổ quan tâm. Bài viết hôm nay sẽ giúp mẹ giải đáp vấn đề này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Mẹ có ý định mang thai sau lần sinh mổ trước đó cần phải có sự cân nhắc và tính toán kĩ càng. Bởi cơ thể mẹ sau sinh mổ cần có thời gian hồi phục cũng như hạn chế nguy cơ xả ra rủi ro cho lần mang thai kế tiếp. Vậy mẹ sinh mổ bao lâu thì mang thai lại? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Sinh mổ bao lâu thì mang thai lại sẽ tốt cho mẹ?

Sinh mổ là phương pháp phổ biến hiện nay, với phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường trên bụng của người mẹ để lấy em bé ra. Vì vậy, sau khi sinh xong thì tử cung cũng cần phải có thời gian để vết mổ liền lại và nếu muốn mang thai nữa thì mẹ cần phải đợi một khoảng thời gian.

Sinh mổ bao lâu thì có thể mang thai tiếp

Sinh mổ bao lâu thì mang thai lại sẽ tốt cho mẹ

Vậy sinh mổ bao lâu thì mang thai lại? Khoảng thời gian thích hợp nhất để mang thai sau khi sinh mổ là phải đợi ít nhất 6 tháng để vết mổ lành lại. Và thời gian lý tưởng nhất để cho lần mang thai tiếp theo sau sinh mổ là khoảng ít nhất 24 tháng sau đó để có có thể đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro cho cả mẹ lẫn con.

Đây là khoảng thời gian thích hợp để cơ thể của mẹ và các vết mổ đẻ của lần sinh trước được hoàn toàn phục hồi. Các chuyên gia khoa sản đã chỉ ra rằng, khoảng cách thời gian giữa 2 lần sinh mổ càng ngắn thì nguy cơ vết thương bị bục ra hoặc thai nhi bị bám vào sẹo mổ là rất cao.

Mặc dù vậy, thời gian sau khi sinh mổ bao lâu thì mang thai lại còn phải phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe cũng như tuổi tác của người mẹ. Vì vậy, trước khi mẹ có ý định mang thai lần 2 thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe và đưa ra lời khuyên đúng đắn nhất.

Nguy cơ tiềm ẩn nào khi vừa mới sinh mổ đã mang bầu?

Sinh mổ bao lâu thì có thể mang thai tiếp

Nguy cơ tiềm ẩn nào khi vừa mới sinh mổ đã mang bầu?

Mẹ sau khi sinh mổ thường cơ thể sẽ rất yếu, vì vậy cần phải được nghỉ ngơi nhiều hơn và có một chế độ dinh dưỡng thật tốt để mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, làm lành vết sẹo mổ một cách nhanh chóng. Vậy mẹ sinh mổ bao lâu thì sinh lại được? Nếu mẹ mới sinh mổ xong mang bầu thì sẽ có thể gặp những nguy cơ nào? Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, mẹ sau sinh mổ thụ thai sớm có thể gặp các nguy cơ sau:

– Mẹ mang thai quá sớm sau sinh mổ sẽ dễ dẫn đến tình trạng vết mổ bị bục ra trong quá trình thai nhi phát triển và lớn dần lên. Đồng thời, nguy cơ thai nhi bám vào vết sẹo mổ là rất cao.

– Nguy cơ sinh non: Khoảng cách sinh mổ giữa các lần mang thai dưới 1 năm có thể dẫn đến sinh non. Trong trường hợp này, bé có thể ra đời trước tuần thứ 36 -37, thường bé ra đời khi chưa đủ tháng sẽ có cân nặng dưới mức tiêu chuẩn (dưới 2.5kg).

– Nguy cơ nhau tiền đạo: Những mẹ vừa mới sinh mổ xong đã mang thai rất dễ bị tình trạng nhau tiền đạo. Đây là hiện tượng nhau thai bám vào đoạn cuối hoặc cổ tử cung. Mẹ gặp tình trạng này thường rất dễ bị chảy máu âm đạo trong hoặc sau sinh.

– Bong nhau thai: Đây là hiện tượng nhau thai không bám vào mặt trước hoặc mặt sau của tử cung mà bám vào đoạn cuối hoặc tách rời ra khỏi tử cung. Biến chứng này khá nghiêm trọng, có thể dẫn đến tình trạng vỡ tử cung gây nguy hiểm cho mẹ.

Vừa sinh mổ đã mang bầu thì phải làm sao?

Vậy mẹ sinh mổ bao lâu thì mang thai lại được? Trong trường hợp mẹ vừa sinh mổ xong đã mang bầu thì phải làm sao? Thông thường đối với các mẹ sau khi sinh mổ sẽ được người nhà hoặc bác sĩ khuyên nên đợi 2 năm mới mang thai lại. Nhưng vì nhiều lý do: vỡ kế hoạch hoặc sơ suất… khiến các mẹ phải mang thai khi vừa mới sinh mổ 3, 15 hay 17 tháng… làm các mẹ rất băn khoăn lo sợ.

Sinh mổ bao lâu thì có thể mang thai tiếp

Mẹ vừa sinh mổ xong đã mang bầu thì phải làm sao

Thường đối với các mẹ sinh mổ, bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên đợi khoảng 2 năm sau mới mang thai lại. Nhưng trong một số trường hợp không mong muốn, mẹ bị vỡ kế hoạch hoặc sơ suất để thụ thai khi mới vừa sinh mổ xong chưa được 1 năm khiến mẹ cảm thấy băn khoăn lo lắng.

Trong trường hợp này, tốt nhất mẹ nên nhờ đến sự thăm khám của các bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng của người mẹ, thời gian mang thai và vết sẹo mổ trước đó để tư vấn xem có nên giữ lại theo dõi hoặc đình chỉ thai kì. Nếu được chỉ định theo dõi thai nhi, các mẹ cần phải thực hiện những điều sau để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé:

– Thông báo với bác sĩ về vết mổ trước đó bao gồm thời gian mổ, thời gian lành sẹo mổ, có biến chứng nào trong quá trình mổ đẻ không, lý do mổ là gì?

– Trong quá trình mang thai, mẹ nên chú ý hơn xem có dấu hiệu gì bất thường không. Nếu mẹ ấn vào xương mu ngang vết mổ thấy đau thì cần phải tới bệnh viện ngay để được các bác sĩ theo dõi.

– Trong quá trình mang thai, mẹ cần phải có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt cần phải bổ sung thêm nhiều chất sắt và chú ý ăn uống để tránh vết sẹo mổ bị nứt ra.

– Trước khi sinh mổ 2 tuần, mẹ nên sắp xếp để nhập viện và làm các xét nghiệm theo dõi, đánh giá sức khỏe của cả thai nhi và mẹ để hạn chế những biến chứng trong quá trình mổ sinh.

Với những chia sẻ về vấn đề mẹ sinh mổ bao lâu thì mang thai lại được trên đây, hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích. Để từ đó, có thể cân nhắc và lên kế hoạch cho lần mang thai tiếp theo nhé!

Thủy Phan

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • sinh mổ
  • sau sinh

Có rất nhiều bà mẹ băn khoăn, sau sinh mổ bao lâu thì có thai lại được và khi mang thai như vậy thì cần lưu ý những gì để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Hỏi: “Thưa bác sĩ, năm nay tôi 26 tuổi. Gia đình tôi vừa có một cháu được 8 tháng, tôi sinh cháu bằng phương pháp mổ đẻ. Chúng tôi dự định có em bé thứ 2 sớm vì chồng tôi năm nay cũng đã 40 tuổi. Vậy sau bao lâu khi sinh em bé đầu tiên tôi có thể có thai lại được để an toàn và tốt cho cả mẹ cũng như bé ạ? Cảm ơn bác sĩ”.

(Chị Hoàng Minh Thảo, Tp Hạ Long)

BS trả lời: Sau sinh mổ, bạn nên đợi sau 2 năm đẻ mổ lần đầu tiên thì mới nên có thai lại nhé. Có rất nhiều lý do để bạn cần giữ khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần sinh là như vậy.

Đây là khoảng thời gian hợp lý để vết mổ ở tử cung trong lần mổ đầu hoàn toàn bình phục và sức khỏe của người mẹ cũng được đảm bảo trong lần Mang thai kế tiếp. Nếu không đảm bảo được khoảng thời gian này, sản phụ và thai Nhi sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến cả tính mạng.

Bục vết sẹo mổ cũ là tai biến sản khoa, thường gặp ở những thai phụ đã từng phẫu thuật lấy thai. Trên thực tế, vết sẹo Sinh mổ cũ ở trên tử cung sẽ tiếp tục được củng cố, ngày càng dày lên và có thể gây ra tình trạng bục vết mổ trong quá trình chuyển dạ tự nhiên. Bục Sẹo mổ cũ tử cung trong thai kỳ thường xảy ra khi chuyển dạ sinh, đặc biệt khi có cơn co mạnh hoặc lúc rặn sinh nên thường phải sinh bằng thủ thuật khi đủ điều kiện. Dấu hiệu để nhận biết tình trạng này là bệnh nhân sẽ thấy đau nhói ở vùng tử cung thường ở chỗ vết mổ cũ gây nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và con. Vì vậy, mẹ bầu cần phải lưu ý để theo dõi hàng ngày.

Sinh mổ bao lâu thì có thể mang thai tiếp

Kiểm tra lại vết mổ sẹo cũ xem có đảm bảo an toàn cho lần Mang thai tiếp theo không( sẹo mổ cũ là sẹo mổ trong tử cung)

Theo một nghiên cứu với gần 200 ngàn phụ nữ tại Mỹ, nếu khoảng cách dưới 1 năm nguy cơ bị bục vết mổ cũ là rất lớn vì sẹo chưa liền tốt. Những trường hợp rau tiền đạo, nhau bám thấp mặt trước ở những bệnh nhân có sẹo mổ cũ thường là mổ đẻ nhiều lần thì nguy cơ bị nhau cài răng lược là rất cao. Đối với những trường hợp này khi sinh cần phải mổ. Nguy cơ chảy máu rất nặng phải cắt tử cung toàn bộ, truyền máu rất nhiều. Đôi khi còn gây tổn thương cả những cơ quan lân cận như bàng quang, ruột, niệu quản....và cả tính mạng.

1.3. Nguy cơ thai bám vào sẹo mổ cũ

Đây được coi là một dạng mang thai ngoài tử cung và rất nguy hiểm và hiếm gặp. Có hai dạng thai bám vào vết mổ cũ.

Dạng 1: Thai làm tổ ở vết mổ cũ và phát triển ngay trên vết mổ, ở giai đoạn sớm gây chảy máu nặng và phải hủy thai. Có khi thai tiếp tục phát triển nhau thai có thể gây hiện tượng nhau bám thấp hoặc nhau cài răng lược do gai rau đan xen vào cơ tử cung.

Dạng 2: Nhau thai cấy sâu vào cơ và lớp mô sợi ở tử cung tại vết mổ cũ. Khi đó, các gai nhau sẽ ăn sâu vào cơ tử cung gây tình trạng cài răng lược thậm chí xuyên thủng tử cung xâm lấn vào hố chậu gây chảy máu dữ dội dẫn đến tử vong.

1.4. Nguy cơ cho con

Do tình trạng Nhau tiền đạo cài răng lược nguy cơ: Thai non tháng, kém phát triển, thiếu máu, tỉ lệ tử vong sơ sinh cao.

2. Để thai kỳ lần 2 sau sinh mổ an toàn, mẹ cần lưu ý

  • Ngay sau khi nghi ngờ có thai cần phải tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra, siêu âm, chẩn đoán sức khỏe thai nhi.
  • Kiểm tra lại vết mổ cũ xem có đảm bảo an toàn cho thai kỳ tiếp theo hay không.
  • Cần phải thông báo cho bác sĩ lý do tại sao phải sinh mổ lần thứ nhất, thời gian nào, những tai biến sau lần sinh mổ thứ nhất và các tiền sử bệnh án có liên quan tới vết mổ đó.
  • Trong quá trình mang thai, mẹ cần theo dõi vết mổ cũ có gây đau không? Nếu thấy xuất hiện bất kỳ những dấu hiệu bất thường ở tử cung đặc biệt là ở vị trí vết mổ cũ như đau nhói lên, đau liên tục trên xương mu thì cần phải thông báo cho bác sĩ ngay.
  • Việc khám thai định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu đe dọa đến thai nhi và sức khỏe bà mẹ từ đó kịp thời tránh được các diễn biến xấu có thể xảy ra.
  • Nên tới bệnh viện trước ngày dự sinh khoảng 10 ngày để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn tốt nhất.
  • Một việc nữa các mẹ cũng cần lưu ý là trường hợp mổ lại lần sau, ngoài những nguy cơ của phẫu thuật nói chung như các tai biến của gây tê, gây mê, nguy cơ chảy máu, nguy cơ nhiễm trùng thì còn những nguy cơ tổn thương các tạng trong ổ bụng đặc biệt là bàng quang.
Sinh mổ bao lâu thì có thể mang thai tiếp

Mẹ cần khám thai định kỳ để được theo dõi tốt nhất

  • Mẹ cần tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra.
  • Nếu thai nhi < 10 tuần tuổi thì cần cân nhắc tùy thuộc nhu cầu của bệnh nhân nên để hay nên giữ. Nếu điều kiện sức khỏe, kinh tế và gia đình cho phép, mẹ quyết định giữ lại thai cần lưu ý kiểm soát chế độ ăn uống của mình sát sao hơn. Đi khám định đều đặn để theo dõi tình trạng vết mổ cũ và sự phát triển của con, sớm phát hiện dấu hiệu nguy cơ để kịp thời can thiệp, tránh diễn biến xấu nhất có thể xảy ra. Chủ động mổ khi tuổi thai sang tuần thứ 39 để tránh những biến chứng xấu.
  • Tuy nhiên, vẫn phải theo dõi sát suốt thai kỳ vì vẫn có nguy cơ vỡ tử cung trong 3 tháng cuối còn nếu bệnh nhân muốn bỏ thai thì tuổi thai nhỏ vẫn có thể đình chỉ thai nghén.
  • Nếu thai nhi >12 tuần, thường khuyên bệnh nhân nên giữ thai vì thai đã lớn và nguy cơ Phá thai trên sẹo mổ cũ rất nguy hiểm.

Như vậy, nếu bạn có kế hoạch em bé thứ 2, sau khi mổ đẻ lần đầu, hãy đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cơ thể bạn đã hoàn toàn hồi phục và sẵn sàng cho việc mang thai lần tiếp theo hay chưa. Cuối cùng, xin chúc cho mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Mọi thắc mắc về Sinh mổ sau bao lâu nên có thai, hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa trên bcare.vn

Hãy Đặt lịch khám bác sĩ Sản phụ khoa trên bcare TẠI ĐÂY