Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Sáng kiến kinh nghiệm: "xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp"

Tham khảo tài liệu 'sáng kiến kinh nghiệm: "xây dựng môi trường xanh, sạch đẹp"', tài liệu phổ thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. * ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP –AN TOÀN Tháng 02/2008 I/. ĐẶT VẤN ĐỀ : Đã từ lâu, việc phát động Môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn là chủ trương của Thành phố, Quận nói chung đã đi vào nề nếp hàng năm. Đây cũng là mục tiêu của trường chuyên biệt BÌNH MINH trong nhiều năm qua, nhằm tạo điều kiện tốt để tăng cường xây dựng môi trường sư phạm khang trang sạch đẹp, đồng thời củng cố việc xây dựng “Trường ra trường – lớp ra lớp”. Và nay còn hơn thế nữa, Chúng tôi muốn xây dựng nhà trường là một môi trường văn hóa ngày càng tiện nghi hơn, mang đến cho mọi người ở đây một không khí trong lành, tăng thêm sức khỏe; tạo điều kiện cho việc giảng dạy của giáo viên , học tập của học sinh ngày càng hoàn thiện hơn và đạt hiệu quả hơn. Từ năm học 2003 – 2004, được Ban giám hiệu nhà trường phân công cho tôi là tổ trưởng tổ Bảo vệ, kiêm chăm sóc, bảo vệ cây xanh, cây kiểng, và đảm bảo an toàn cơ sở vật chất và môi trường . Lúc đ ầu, khi được giao nhiệm vụ, tôi rất lo lắng vì việc chăm sóc cây xanh, cây kiểng, tôi chưa làm bao giờ và chưa có kinh nghiệm. Nhưng có một điểm rất thuận lợi là b ản thân tôi rất thích cây cảnh. Phải làm như thế nào để nhà trường mình có được môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn như các cơ quan, trường bạn? Câu hỏi này cứ xoay quanh đầu và đốc thúc tôi trong quá trình làm nhiệm vụ. II/. Đ ẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TRƯỜNG: - Trường Chuyên biệt BÌNH MINH chúng tôi nằm trên đường Nguyễn Thái Học, thuộc phường Tân Thành, Quận Tân Phú. Trường đ ược khánh thành vào tháng 7/2001. - Trường khang trang, sân bãi vừa đủ với số học sinh trường, có số cây kiểng và cây xanh tương đối, không có cây to bóng mát, giàn leo, các hành lang trên lầu chưa có cây xanh nên sân trường và các dãy hành lang lớp học còn nắng nhiều. Giờ hoạt động ngoài trời của trẻ ở các lớp Mầm non chưa thực hiện tốt đ ược. - Cán bộ quản lý và một vài giáo viên cũng rất quan tâm đến môi trường xanh. - Học sinh trường hầu hết là các cháu chậm phát triển trí tuệ nên việc giáo dục về giữ gìn chăm sóc bảo vệ cây xanh cũng thật khó khăn. III/. NỘI DUNG – BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :  Bước 1 : Nghiên cứu, tìm hiểu đặc tính của các loại cây trường đã có. Kê xếp bày trí cho phù hợp, tạo cảnh quan đẹp, dễ chăm sóc và tiện việc giáo dục trẻ. 1/ Nghiên cứu tìm hiểu đặc tính của từng loại cây trường đã có: -1-
  2. * ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP –AN TOÀN Tháng 02/2008 Bản thân theo dõi quá trình phát triển của từng loại cây trường hiện có. Thông qua kinh nghiệm thực tế, bạn bè, sách báo – tài liệu, Tôi đã hiểu được phần nào đặc tính của các loại cây. Có cây chịu nước, phải tưới nhiều như các cây Cau, cây Vạn Thiên Thanh, Thiết Mộc Lan, cây hoa Nhài, …. Có cây không chịu nước, chịu sống khô hạn, tưới ít như cây hoa Sứ, cây Kim phát tài, Hoa Trang, …. Có cây chịu nắng như cây hoa Mai, Cây hoa Trang, cây hoa Sứ, … những cây này tôi đều bố trí ở sân có nắng như trước cổng trường, sảnh mặt tiền lầu 1, cũng có cây sống trong chỗ râm mát như cây Thủy trúc, Bạch Môn, Vạn Thiên Thanh … để nơi râm, mát, ít nắng như sân trong, các hành lang, cầu thang. Riêng đối với câu cau Sâm Banh, chúng rất chịu nắng, gió và phải tưới nước thật nhiều, nắng càng nhiều thì b ụng cây cau Sâm Banh càng lớn, càng đ ẹp. 2/. Kê xếp bày trí cho phù hợp, tạo cảnh quan đẹp, dễ chăm sóc và tiện việc giáo dục trẻ. Sau khi biết được đặc tính của từng loại cây, các cây dễ chăm sóc có chiều cao và to vừa phải như cây V ạn Thiên Thanh, Thủy trúc, Ngũ gia b ì, Lá màu, Đinh Lăng, Trầu bà Thái…. Chúng tôi xếp trên các hành lang cầu thang. Để an toàn đối với trẻ, chúng tôi dùng kẽm cột chặt vào các lan can, dưới các chậu cảnh đều có đĩa kê để giữ vệ sinh, khi tưới cây nước không rỉ chảy dơ hành lang, cầu thang. Một điều mà chúng tôi cũng phải lưu ý, những chậu cây này chỉ tưới nước vừa đủ, không để nước dư đọng ở đĩa, dễ sinh lăng quăng, muỗi, không an toàn cho sức khỏe trẻ. Các cây chịu nắng, cây ăn quả, chúng tôi xắp xếp trên sảnh lớn mặt tiền lầu 1, trước phòng Vi tính. Nơi đây là một góc Thiên nhiên. Các cây chịu râm mát, chúng tôi sắp xếp dọc hai bên sân trong và chọn những cây có dáng đẹp, phù hợp, chúng tôi xếp trước cửa trường và hồ bơi, nơi mà từ ngoài cửa trường nhìn trực diện vào trường. Khi nhìn vào trường, phụ huynh và khách thấy ngay vẻ đẹp của trường, có môi trường xanh, tươi mát, thoáng, sạch, an toàn…. Và cảm thấy hài lòng, vui vẻ, có dấu ấn về trường. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn phải kiểm tra lại các chậu cây có hiện tượng: Cây không phát triển, hoặc yếu dần, hoặc có thể mang đến nguy hiểm, không đảm bảo vệ sinh, Chúng tôi đều có kế hoạch chuyển đổi vị trí hoặc có chế độ chăm sóc đặc biệt.  Bước 2 : Tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và nhân giống cây cảnh. + H àng ngày, chúng tôi thường tưới cây 2 lần: vào buổi sáng sớm từ 5giờ30 đến 6giờ30, giúp cây tiếp xúc ánh nắng, quang hợp tốt; và buổi chiều từ 17 giờ đến 18 giờ, giúp cây hấp thụ chất đạm, phát triển rễ, nuôi cây tốt. Công việc này chúng tôi thống nhất giữa hai bảo vệ thực hiện và có được sự hỗ trợ của giáo viên đối với các chậu cảnh ở hành lang, cầu thang trước cửa hoặc gần lớp. + Hàng tuần, chúng tôi vệ sinh, hái lá vàng, cắt tỉa bỏ những cành yếu để cây mọc ra những nhánh mới khỏe và tốt hơn; lặt bỏ cỏ dại mọc quanh gốc. -2-
  3. * ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP –AN TOÀN Tháng 02/2008 + Hai tuần, chúng tôi lại bón phân đạm, bánh dầu một lần. Khi phát hiện cây bị sâu rầy thì phải phun thuốc ngay. Đối với cây Thiên Tuế, thường rất dễ bị dạng sâu ăn lá, chúng tôi phải phun thuốc ngừa khi cây mới đâm chồi thì các lá non m ới còn và có thể phát triển được. Thường khi phun thuốc trừ sâu rầy vào chiều thứ bảy để không ảnh hưởng tới sức khỏe học sinh. + Tùy theo từng loại cây: một quý, 6 tháng hoặc1 năm. Khi nhìn thấy cây phát triển chậm, nhiều lá vàng và rụng nhiều, cây x ơ xác. Lúc đó, chúng tôi phải thay toàn bộ đất, bón phân bò khô, trộn với tro chấu, bánh dầu. Ví dụ như - Các cây cau trồng trong chậu, một năm rễ mọc đầy chậu, không còn thấy đất, chúng tôi phải bỏ ra ngoài, cắt tỉa bỏ bớt rễ phụ, sau đó thay đất mới và bón phân. - Đối với cây hoa Mai, sau tết, tháng giêng, chúng tôi cắt tỉa bỏ tất cả những cuống hoa đã tàn và một số cành để giữ dáng cây Mai cho năm sau. Sau đó vét bớt một lớp đất cũ xung quanh từ 5 đến 7 cm và sâu từ 20 – 30 cm, thêm đất mới và bón phân. Kho ảng tháng bảy, tháng tám ta, chúng tôi bón thêm phân lần nữa để nuôi cây khỏe mạnh chuẩn bị cho hoa tết. Trước tết nửa tháng, chúng tôi ngắt lá và theo dõi sự phát triển của cây và có chế độ chăm sóc cho phù hợp. - Đối với các loại củ cho hoa, chúng tôi chăm sóc cây thật tốt để cho củ to. Khi muốn củ có Hoa, trước đó 2 tháng, nhổ cây lên cắt trụi lá, rễ để nơi râm mát không tiếp xúc đất 1 tháng, kế đó trồng lại vào chậu chăm sóc bình thường khoảng 20 ngày sau cây sẽ trổ nụ, cho hoa. +Nhân giống các loại cây: - Đối với các cây dễ nhân giống như cây Thủy Trúc, Thiết Mộc Lan, Kim Phát Tài, V ạn Thiên Thanh, Hoa Sứ, chỉ cần cắt nhánh già, cắm vào đất, để chỗ râm trong thời gian từ 10 – 15 ngày sẽ cho cây mới. Các loại trên hiện nay trường có mỗi loại từ 6 đến 10 chậu. -3-
  4. * ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP –AN TOÀN Tháng 02/2008 - Riêng cây hoa Nhài, để nhân giống nhanh và có cây con nhiều, chúng tôi phải moi một số nhánh rễ cây Nhài lên khỏi mặt đất, cắt đứt đoạn và từ hai đầu cắt, rễ sẽ đâm ra cây con, chúng tôi đã dùng phương pháp này nhân giống, trồng được 2 bồn hoa Nhài trước cổng trường gồm 12 cây, trong sân có 2 chậu Nhài to, đẹp, nở hoa quanh năm, và gửi tặng một số thây cô trong trường trồng ở nhà. - Mỗi cây cảnh trong trường, chúng tôi đều chú ý đến dáng dấp, nên ngay từ lúc cây còn nhỏ, chúng tôi đã uốn theo các đường cong như ý để tạo dáng đẹp cho cây. Như các cây Sung, cây hoa Mai,  Bước 3: Bổ sung thêm các loại cây cần thiết, mở rộng thêm các khu vực trồng cây xanh xung quanh trường + Để đạt được yêu cầu về môi trường xanh trường còn thiếu cây cho bóng mát, và giàn leo. Trong thời gian vừa qua, chúng tôi cũng đã trồng dây leo hoa Bìm Bịp cho lá và bông đẹp nhưng bông rụng nhiều, sân khó sạch, thân cây to cứng làm hư hàng rào, kế đó chúng tôi thay trồng dây dưa tây, cây lớn rất nhanh, dây leo rậm rạp. Các cây bên dưới chậm phát triển vì thiếu ánh nắng. Thân dây dưa tây cũng to và làm hư hàng rào. Hiện nay chúng tôi đang thay bằng loại chanh dây, phát triển của dây có chậm hơn, xong dây nhỏ không phá hàng rào và làm rác sân trường. Cây cho bóng mát, năm 2003, chúng tôi có trồng cây Trứng cá, phát triển rất nhanh cho tán lá rộng, che mát sân trường, nhưng rễ trứng cá phát triển ngang, vì sát nhà dân, nên rễ chỉ phát triển về một phía, dễ đổ và rất nguy hiểm. Cây rụng lá và trái dập nát, sân trường khó sạch. Nhà trường đã phải cưa bỏ để trồng hai cây Viết. Cây Viết tán không rộng lắm, lá lâu rụng nhưng rễ cây Viết là loại rễ trụ, cắm sâu vào lòng đất, an toàn hơn. + Được biết các cháu học sinh chậm phát triển trí tuệ của trường, tư duy trực quan, dạy các cháu cần phải có vật thật. Dựa vào chương trình giảng dạy giáo dục, ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo cho chúng tôi trồng thêm các loại cây phục vụ cho bộ môn Tự nhiên xã hội, Môi trường xung quanh. Chúng tôi đ ã trồng thêm một số các loại cây ăn quả trong chậu như cây Cam, Bưởi, Chanh, Quất, Lồng Mứt, Cóc, Sơ ri, Khế, Lựu, Đu đủ, Mận, …. Muốn cây có quả, phải cắt tỉa, loại bỏ những cành không cần thiết, như những cành yếu, những cành mang mầm bệnh, khi cắt tỉa xong, bón phân, vô đất. Từ những cành cắt tỉa đó, hoặc thân cây sẽ đâm chồi nảy lộc, ra hoa. Chúng tôi phải theo dõi từ khi ra hoa, vì khi ra hoa thường có Ong, Bướm, dễ có sâu rầy. Chúng tôi phải khử sâu rầy ngay để hoa kết trái. Tưới nước vừa phải khi trái non, nhiều nước hoặc ít nước quá trái sẽ rụng. Khi trái đã -4-
  5. * ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP –AN TOÀN Tháng 02/2008 cứng vỏ rồi, muốn trái to, đẹp thì phải hái bỏ bớt các quả không đẹp, chỉ để vừa đủ quả, bón thúc thêm phân và tưới nước nhiều hơn. + Khi mảng cây trong trường đã xanh đẹp và nhiều, chúng tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu trường, xin tiền vật tư và tự xây hai bồn hoa dọc theo mặt tiền hai bên cổng trường. Đầu tiên chúng tôi trồng cây lá xanh và cây hoa trang đỏ; cây lá xanh thì chúng tôi thành công, riêng cây hoa trang, mặc dầu chăm sóc rất kỹ, nhưng cây lại không cho hoa, và nếu có, chỉ có đ ược một hai chùm nhỏ xíu, không đẹp và màu sắc không tươi, ngày ngày chết dần đi vì không có nắng nhiều. Sau đó chúng tôi đã trồng hoa móng tay, hoa dừa. Lúc đầu, các cây hoa này cho bông cũng đẹp nhưng chỉ được một thời gian cây cỗi, hoa bớt đi và không còn đẹp nữa. Cuối cùng, chúng tôi đ ã thay bằng cây hoa nhài, lá xanh, hoa trắng, có hương thơm thoang thoảng, chăm sóc tốt, lá xanh tươi, hoa nở từng chùm rất đẹp. Cho tới nay chúng tôi mới dám khẳng dịnh là mình đã thành công với dàn xanh trước cổng trường. Đối với bồn cây xanh trước cổng thỉnh thoảng chúng tôi phải tỉa b ằng và không đề cao quá 1 mét. B ước 3: Cùng đồng nghiệp thống nhất giáo dục học sinh cùng bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc môi trường xanh. Biết trong trường có một số giáo viên cũng thích cây cảnh cũng như có hiểu biết về cây, chúng tôi thường b àn b ạc về việc chăm sóc cây và thực nghiệm, qua đó tôi cũng có nhiều bài học rất quý giá về việc chăm sóc cây. Để cho Cảnh quan trường thêm tươi mát, thêm màu xanh, ở các hành lang, cầu thang, chúng tôi có đặt để các chậu cây xanh. Việc chăm sóc của chúng tôi cũng gặp khó khăn. Bên cạnh những giáo viên quan tâm đến cây cũng còn một vài giáo viên do công việc làm vất vả, ít để ý đến môi trường xung quanh nhất là cây xanh. Các gốc cây trước cửa lớp thường có đầy rác như các vỏ giấy kẹo bánh, hộp sữa…, hoặc các thầy cô đã vô tình làm hoặc để học sinh tưới nước lau nhà, kệ, b àn ghế vào gốc cây, trong nước d ơ có hóa chất làm những chậu cây trước phòng hoặc lớp lá úa nhiều, cây yếu dần. Khi phát hiện được, tìm hiểu biết rõ nguyên nhân, chúng tôi đã giải thích và được giáo viên đồng tình hỗ trợ giáo dục học sinh biết chăm sóc cây trước lớp và tưới đúng nhu cầu của các loại cây. Ngoài cây cảnh ra, chúng tôi còn đề nghị Ban giám hiệu xây thêm Hòn Non Bộ phía bên trái cổng ra vào. Trong đó nuôi cá tai tượng Việt Nam, cá la Hán…. Tạo cảnh thiên nhiên hài hòa, đẹp mắt. Phối hợp với Chi đoàn thường xuyên nhắc nhở các em vào sau giờ Thể dục, cũng như cùng với giáo viên giáo dục các em đã trở thành thói quen tốt như không bứt lá, hoa, hái trái khi quan sát , đứng gần cây và bỏ rác đúng nơi quy định. Hàng tuần đến giờ chăm sóc cây cối, tập cho các em biết tưới cây đúng, nhặt lá vàng, vệ sinh các gốc cây…. Ngoài ra chi đoàn còn hỗ -5-
  6. * ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP –AN TOÀN Tháng 02/2008 trợ chúng tôi làm và treo bảng tên các loại cây, giúp các cháu biết tên các loại cây và đọc được chữ. Tham mưu với Ban giám hiệu trường để tuyên truyền đến giáo viên lợi ích về môi trường xanh và vận động CB, GV, CNV trường cùng tích cực tham gia xây dựng môi trường Xanh, sạch đẹp, an to àn. Đ ầu tư các phương tiện phục vụ cho việc chăm sóc cây, cũng như xin kinh phí mua phân bón, bánh dầu, đất theo kế hoạch năm, quý, tháng. III/. K ẾT QUẢ : - Giờ đây trường Chuyên biệt BÌNH MINH chúng tôi đã có môt môi trường xanh tươi-sạch-đẹp -an toàn. Cảnh quan trước cổng và trong sân trường rất tươi mát. Các khu vực phục vụ học sinh luôn được đảm bảo vệ sinh, với dãy hành lang được sắp xếp bố trí gọn gàng, ngăn nắp đạt yêu cầu thẩm mỹ với các chậu cây cảnh xanh mát. Những góc thiên nhiên xinh xắn làm tăng thêm sự hưng phấn của cơ thể trẻ. Trẻ thích đến trường - Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần lúc đầu chỉ đạt cao nhất là 81% đến nay là 94,6%, làm phụ huynh rất hài lòng khi gửi trẻ đến trường. - Trường có tất cả 132 chậu cây xanh (lớn và nhỏ). Kể cả cây trồng trong bồn bao gồm 43 loại. Tất cả các cây rất tươi tốt, cho hoa thơm và trái ngọt quanh năm. Tập thể, phụ huynh và khách tới trường tham quan thích nhất là cặp Cau Sâm Banh để trước cổng. - Cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trường đã cùng quan tâm chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ cây xanh. - Nhờ việc biết nhân giống cây, nên trường đã giảm được chi phí về phần mua cây - Trường được công nhận đạt môi trường xanh cấp quận 5 năm liền (2002- 2006) và đạt Môi trường xanh cấp Thành phố 3 năm liền (2004 – 2006). HÌNH ẢNH MINH HỌA -6-
  7. * ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP –AN TOÀN Tháng 02/2008 Đây là 2 cây cau Sâm banh và cây hoa Mai , trồng được 5 năm Chaäu moân traéng Bên hông cổng trường
  8. * ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP –AN TOÀN Tháng 02/2008 - Tham mưu tốt với Ban giám hiệu trong việc đầu tư trang bị dụng cụ, đồ dùng, phân bón… cũng như phát động phong trào như ngày hội trồng cây, bảo vệ môi trường… phục vụ cho việc thực hiện môi trường xanh, sạch, đẹp. - Bảo quản tốt các dụng cụ, đồ dùng, nguyên vật liệu được trang bị, đầu tư phục vụ cho việc chăm sóc, bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp, tránh lãng phí. - Vận động Cán bộ, giáo viên, công nhân viên cùng giáo dục học sinh trường quan tâm chăm sóc cây. - Biết phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong trường như công đoàn, chi đoàn, hỗ trợ cho việc chăm sóc cây, bảo vệ môi trường. - Học hỏi những người lớn tuổi, người có kinh nghiệm về chăm sóc cây cảnh, bạn b è, đồng nghiệp và thìm hiểu thêm về cây thông qua sách báo, tài liệu. V/. K ẾT LUẬN Sân chơi vừa là nơi nghỉ ngơi thư giãn, vừa là nơi hoạt động và học tập của trẻ, cũng là nơi giúp giáo viên cụ thể hóa các kiến thức cho trẻ, là một loại “giáo cụ trực thể” tuyệt vời cho bộ môn làm quen môi trường xung quanh. Trẻ được các thầy cô hướng dẫn chăm sóc tỉa lá vàng, bắt sâu, tưới nước trong các buổi hoạt động ngoài trời, hướng nghiệp, vừa giúp thể lực trẻ phát triển, vừa giáo dục trẻ tự chăm sóc cây kiểng. Từ đó trẻ nảy sinh tình cảm đối với môi trường, thêm yêu quý thiên nhiên, hình thành cho trẻ ý thức giữ gìn và b ảo vệ môi trường sống, trẻ hết sức tự giác trong việc giữ vệ sinh trường lớp như: không xả rác trong sân, lớp, bồn, chậu cây, biết nhặt lá rơi để giữ sân trường luôn sạch đẹp. Không đổ nước bẩn, các chất dơ vào trong các chậu cây, bồn hoa. Tân Phú ngày 25 tháng 02 năm 2008 N gười viết : TRẦN VĂN LƯNG NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SKKN TRƯỜNG : Đã thông qua xét duyệt của Hội đồng SKKN cấp trường với nhận xét và đề nghị sau : trị : - SKKN có giá …………………………………………………………………………………… …………………… - Đã tiến hành kiểm nghiệm tại : Trường TH. Chuyên Biệt bình minh. thời gian : - Vào …………………………………………………………………………………… ………………………… lại hiệu quả : - Và mang …………………………………………………………………………………… ………. -8-
  9. * ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỘI TRƯỜNG XANH – SẠCH – ĐẸP –AN TOÀN Tháng 02/2008 - Đề nghị Hội đồng SKKN Quận công nhận SKKN đạt cấp : …………………….. năm học 2007 – 2008. N gày ………tháng ……….năm 2008 Chủ tịch HĐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SKKN QUẬN : …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………. N gày ………tháng ……….năm 2008 Chủ tịch HĐ - -9-

Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng trường học xanh sạch đẹp ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.08 MB, 18 trang )






SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


ĐỀ TÀI:
"XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC XANH SẠCH ĐẸP"



A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ xưa ông cha ta đã quan tâm đến vấn đề môi trường sống qua các câu tục
ngữ, thơ ca: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”.
Trường học xanh, sạch, đẹp, an tồn đã thật sự tạo ra mơi trường học tập, vui chơi an
tồn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng thêm u q trường lớp, thầy
cơ, bạn bè. Trường học xanh, sạch, đẹp, an tồn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo
dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ mơi trường và tạo sự lan tỏa đến mơi
trường gia đình cộng đồng các em đang sinh sống, đồng thời góp phần hình thành mầm
mống nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học
đường.
Trường tiểu học Tân Hiệp được xây dựng kiên cố lầu hóa và đưa vào sử dụng năm học
2009, được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cơng nhận là trường tiểu học chuẩn quốc
gia mức độ 1 vào ngày 27/7/2010. Cơ sở vật chất của trường được xây dựng đúng qui
cách và có khá đầy đủ các phòng học cũng như các phòng chức năng, nhà vệ sinh. Cảnh
quan sư phạm thống mát, sạch đẹp. Chất lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục của
trường được ngành đánh giá tương đối cao.
Đối chiếu với Hướng dẫn số 1741/BGD&ĐT – GDTrH ngày 5/3/2009 đánh giá kết quả


phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở bậc tiểu học,
Nội dung 1 là “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an tồn” và Bảng đánh giá trường
học an tồn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường tiểu học kèm theo cơng văn số
56/SGD & ĐT ngày 15/01/2007 của Sở GD & ĐT Bình Dương về “ Cơng tác phòng
chống tai nạn thương tích và xây dựng nhà trường an tồn” trong các năm học vừa qua
nhà trường đã có nhiều nỗ lực để thực hiện các nội dung đề ra và đã đạt được kết quả khá
tốt. Kết quả này cần phải tiếp tục được phát huy thực hiện.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được Trường tiểu học Tân Hiệp cũng thấy còn có một số
tiêu chí nhà trường thực hiện còn chưa thật tốt, chưa đi vào chiều sâu do vậy cần phải tiếp
tục tăng cường cơng tác quản lý, chỉ đạo để thực hiện tốt tất cả các tiêu chí mà Bộ GD &
ĐT, Sở GD & ĐT đã đề ra.
Do vậy, trong năm học 2010 - 2011 tơi áp dụng đề tài về cơng tác quản lý, chỉ đạo thực
hiện nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an tồn” nhằm thực hiện tốt
phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại Trường tiểu học
Tân Hiệp, Phú Giáo, Bình Dương.

II. MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP, GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
1. Mục đích nghiên cứu.
Nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do
ngành giáo dục phát động. Cụ thể ở đây là xây dựng Trường tiểu học Tân Hiệp ngày một
xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn và an toàn tạo nên môi trường thân thiện đối với học sinh,
góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.
Nhằm thực hiện chủ đề năm học 2010 – 2011 do Bộ giáo dục và đào tạo phát động:
“Năm tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.
Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên trong nhà trường về sự cần thiết phải thực
hiện giáo dục môi trường cho học sinh .
Nhằm giáo dục học sinh biết vai trò vô cùng quan trọng của môi trường đối với cuộc
sống và có thái độ, kỹ năng, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường sống bằng những việc
làm thực tế hàng ngày.
Nhằm phát huy tối đa nội lực của nhà trường, tranh thủ sự đóng góp về sức người, về tài


chính của cha mẹ học sinh, của xã hội trong việc xây dựng nhà trường “ xanh, sạch, đẹp,
an toàn”.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo về giáo dục bảo
vệ môi trường, các văn bản chỉ đạo của ngành…
Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế việc giáo dục của giáo viên, việc thực hiện của
học sinh.
Phương pháp phân tích: Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ như các báo cáo tổng kết năm học
của trường; các báo cáo, bảng chấm điểm việc thực hiện phong trào xây dựng “ Trường
học thân thiện, học sinh tích cực” …
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn giáo viên, học sinh trong trường.
Phương pháp đàm thoại: Nói chuyện với cán bộ giáo viên, với cha mẹ học sinh, với các
em học sinh.
3. Giới hạn của đề tài
Đề tài được áp dụng tại Trường tiểu học Tân Hiệp, năm học 2010 – 2011.

B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
Trường Tiểu học Tân Hiệp gồm 15 lớp với 395 học sinh. Điều kiện cơ sở vật chất được
xây dựng khang trang, tương đối đầy đủ các phòng học, phòng chức năng. Nhà vệ sinh,
sân chơi bãi tập được xây dựng đúng qui cách.
Đội ngũ giáo viên đa số là người địa phương trình độ đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Đánh
giá xếp loại chuyên môn hàng năm đều đạt từ khá trở lên vì vậy thuận lợi cho công tác
giáo dục học sinh.
Học sinh học chăm, ham thích hoạt động văn nghệ thể thao, hoạt động đội,…đa số các
em có ý thức tốt trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường.
Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương
và đặc biệt là của Phòng giáo dục và đào tạo Phú Giáo. Ngoài ra nhà trường được cha mẹ
học sinh quan tâm và phối hợp nhiệt tình trong các hoạt động giáo dục, trong việc hỗ trợ


kinh phí để tổ chức các hoạt động giáo dục.
2. Khó khăn:
Đội ngũ Ban giám hiệu có ba thành viên thì hiệu trưởng và một phó hiệu trưởng mới
được bổ nhiệm, một phó hiệu trưởng mới chuyển về trường được một năm học. Vì vậy
kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo, sự bao quát, nắm bắt sâu về tình hình của
nhà trường, của địa phương cũng gặp những khó khăn nhất định.
Một số học sinh con em gia đình làm thuê, làm mướn, tạm trú trên địa bàn điều kiện kinh
tế khó khăn, gia đình chủ yếu lo làm kiếm sống cho nên ít có điều kiện qua tâm giáo dục
các em.
II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG
Để thực hiện đề tài một cách khoa học thì ngay từ đầu năm học tôi tiến hành khảo sát,
đánh giá thực trạng của trường bám theo Hướng dẫn số 1741/BGD&ĐT – GDTrH ngày
5/3/2009 đánh giá kết quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” ở bậc tiểu học, Nội dung 1 là “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”
và Bảng đánh giá trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong trường tiểu
học kèm theo công văn số 56/SGD & ĐT ngày 15/01/2007 của Sở GD & ĐT Bình
Dương về “ Công tác phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng nhà trường an toàn”.

Việc khảo sát này giúp cho tôi thấy rõ tình hình, điều kiện của trường mình khi thực hiện
nội dung “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Kết quả khảo sát là căn cứ
giúp trường đề ra kế hoạch thực hiện trong năm học này và những năm tiếp theo.
Quá trình khảo sát được thực hiện với các phương pháp chủ yếu đó là phương pháp
thống kê, quan sát, phỏng vấn, trao đổi với giáo viên và học sinh.
Nội dung tiến hành khảo sát tập trung vào những vấn đề gồm: tìm hiểu những ưu điểm,
hạn chế trong việc thực hiện nội dung trên trong năm học 2009 – 2010 thông qua các dữ
liệu lưu trữ của năm học 2009 – 2010 như báo cáo tổng kết năm học, báo cáo tổng kết
việc thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bảng điểm
chấm phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” … ; khảo sát thực
trạng cơ sở vật chất của nhà trường; quan sát thực tế việc thực hiện của giáo viên, học
sinh nội dung trên trong thời gian qua.


1. Khảo sát về cơ sở vật chất, môi trường xung quanh trường học.
Cơ sở vật chất nhà trường mới được xây dựng, khang trang, khuôn viên sạch đẹp, có
hàng rào, cổng trường kiên cố, có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, nhà vệ sinh
đúng qui cách, hệ thống nước sạch đầy đủ …
Tuy vậy cũng có nhiều điểm nhà trường cần chú ý cụ thể đó là cầu thang học sinh lên
xuống nhỏ mà lượng học sinh lên xuống nhất là giờ tan học, giờ ra chơi rất đông học sinh
có thể chen lấn xô đẩy nhau gây té ngã.
Nhà cao tầng có lan can nhưng nếu đùa giỡn, xô đẩy mạnh hoặc học sinh trèo lên lan can
để chơi thì cũng rất nguy hiểm đến tính mạng nếu bị ngã xuống sân.
Khuôn viên trường có nhiều cây cao có thể học sinh sẽ leo trèo có thể bị ngã gãy chân,
gãy tay …
Trường nằm sát ngay tuyến đường liên xã vì vậy rất dễ xảy ra tai nạn giao thông nếu các
em học sinh không chấp hành tốt luật giao thông đường bộ.
Hệ thống cây xanh của nhà trường chưa được phong phú, nhiều khu đất còn bỏ trống
chưa được trồng cây phủ xanh bóng mát, yếu tố “ xanh” trong nhà trường cần phải bổ
sung.
Khu vực xã Tân Hiệp có rất nhiều suối vì vậy có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu các
em học sinh đi tắm suối mà không biết bơi, không có người lớn biết bơi đi cùng.
2. Khảo sát về các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh trong việc thực hiện
nội dung “ Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”.

Qua việc nắm bắt tình hình thực tế tôi nhận thấy hầu hết giáo viên đã có ý thức cao trong
việc giáo dục các em thực hiện bảo vệ môi trường thông qua các bài giảng có tích hợp
giáo dục môi trường, thông qua các hoạt động thực tế như trực nhật, quét lớp, lau kiếng
….
Các hoạt động phối hợp của Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên với giáo viên chủ nhiệm để
thực hiện nội dung trên khá đa dạng. Cụ thể như giáo dục học sinh thông qua sinh hoạt
dưới cờ, tổ chức ngày “ Thứ bảy xanh, chủ nhật xanh”, qua các hoạt động lao động định
kỳ, thường xuyên, các hội thi như thi hiểu biết về an toàn giao thông dười cờ, thi vẽ tranh
với nội dung về môi trường …qua đó đa số các em học sinh thực hiện tốt việc giữ gìn


môi trường, bảo vệ, giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.
Tuy nhiên qua khảo sát kỹ năng thực hành giữ gìn, bảo vệ môi trường, phòng chống tai
nạn thương tích của học sinh trong thực tế còn có những hạn chế nhất định. Cụ thể như
hầu hết khi hỏi các em học sinh “ Để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp em phải làm gì?” thì
các em đều trả lời được là không được vứt rác bừa bãi, vẽ bậy lên tường … tuy nhiên
thực tế các em biết nhưng một số em vẫn không thực hành những nội dung các em đã trả
lời.
Ví dụ: Một số em ăn quà xong bỏ vỏ ni lông vào bồn hoa thay vì bỏ vào thùng rác, một
số em còn vẽ bậy lên tường, ăn kẹo cao su nhả bã kẹo bừa bãi…. . tương tự như vậy trong
việc thực hiện Luật giao thông đường bộ, khi hỏi các em là “ Em hãy cho biết đi bộ tham
gia giao thông như thế nào là đúng?” , các em trả lời đúng hết và rất nhanh tuy nhiên khi
ra các đường các em vẫn đi theo hàng hai, hàng ba, …
Việc giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống của giáo viên bên cạnh những ưu điểm
cũng còn có những mặt hạn chế, cụ thể là giáo viên chưa trú trọng đến giáo dục hành vi
thực tế ngoài cuộc sống cho các em học sinh mà chủ yếu là truyền đạt lý thuyết trên lớp
học. Chưa thực hiện tốt phương châm “ Học thông qua hành động”.
Trên cơ sở khảo sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong việc thực hiện nội
dung xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn” tôi đưa ra một số biện pháp trọng
tâm nhằm thúc đẩy, phát huy hết các ưu điểm mà nhà trường đã đạt được và khắc phục
các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội dung này.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Tổ chức quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện
Nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn” là một trong 5 nội dung của
phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” vì vậy ngay sau khi thành
lập Ban chỉ đạo thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”

và ban hành kế hoạch thực hiện tôi tiến hành phân công trách nhiệm từng thành viên phụ
trách từng tiêu chí cụ thể để triển khai thực hiện kế hoạch đề ra .
Trong bảng phân công trách nhiệm tôi phân công cô Lâm Thị Kim Oanh – Phó hiệu
trưởng trực tiếp phụ trách tiêu chí “ xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”. Các


lực lượng phối hợp gồm Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên. Các tổ khối trưởng
có trách nhiệm đôn đốc chỉ đạo giáo viên trong tổ thực hiện theo kế hoạch.
Tiếp theo tiến hành phổ biến, quán triệt trong hội đồng giáo viên, học sinh và trong cuộc
họp cha mẹ học sinh đầu năm về mục đích ,ý nghĩa,và vai trò của trường học “ Xanh,
sạch, đẹp, an toàn”.
Thành viên phụ trách từng tiêu chí xây dựng kế hoạch thực hiện tiêu chí và đề ra các biện
pháp thực hiện cụ thể cho tiêu chí được phân công và có báo cáo hàng tháng, học kỳ, năm
học nội dung được phân công thực hiện.
Trong các nội dung thực hiện chúng tôi tập trung vào ba nội dung nổi cộm để ráo riết chỉ
đạo thực hiện đó là:
Thứ nhất: Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ.
Thứ hai: Giữ gìn sân trường sạch đẹp, không có rác thải vứt bừa bãi.
Thứ ba: An toàn giao thông khu vực cổng trường.
Tóm lại: việc quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện là bước đi đầu tiên rất quan
trọng để thực hiện thành công kế hoạch đề ra. Vì qua việc làm này mọi thành viên có liên
quan nhận thức rõ điều mình sắp thực hiện, thấy vai trò trách nhiệm của bản thân trong
việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ nhận thức đúng sẽ đi đến hành động đúng.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của học sinh
Tuyên truyền giáo dục là một phương pháp không thể thiếu trong quà trình giáo dục, nó
có vai trò và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành công nội dung giáo dục. Trong đó
Đội thiếu niên mà trung tâm là đồng chí Tổng phụ trách đội giữ vai trò chủ chốt trong
công tác này. Vì vậy công tác này được giao trọng trách cho đồng chí Tổng phụ trách Đội
trực tiếp phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện.
Công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện phong trào xây dựng “ trường học xanh, sạch,
đẹp, an toàn” được thực hiện với các hình thức cụ thể như:
Tuyên truyền trong giờ chào cờ đầu tuần: nhận xét, đánh giá, nhắc nhở, khen thưởng,
động viên; thi hái hoa dân chủ dười cờ , tổ chức hoạt cảnh dưới cờ.
Tuyên truyền thông qua chương trình phát thanh măng non; trong sinh hoạt sao, sinh hoạt
Đội; giáo viên nhắc nhở trong sinh hoạt chi đội, sinh hoạt lớp nhi đồng.


Tổ chức Ngày hội vệ sinh trường học, thi vẽ tranh về chủ đề môi trường, an toàn giao
thông.
Phát động cho học sinh trồng cây xanh trong lớp và tự trang trí lớp học.
Nhà trường treo các khẩu hiệu tuyên truyền : “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”, “ không vứt rác là văn minh” , “ Cổng trường em sạch đẹp, an toàn” ,“ An
toàn là bạn, tai nạn là thù”, vv … và Tổng phụ trách Đội là người trực tiếp tuyên truyền
cho các em hiểu ý nghĩa của các khẩu hiệu và hướng dẫn các em thực hiện theo.












Tóm lại: Tuyên truyền là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao vì nó tác động
vào ý thức giữ gìn môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ lớp học, … của từng em học sinh.
Đa số các em học sinh thông qua tuyên truyền giáo dục ý thức các em sẽ thực hiện theo
nội dung tuyên truyền một cách nghiêm túc.
3. Tổ chức, chỉ đạo các phong trào
Kết hợp với công tác tuyên truyền nhà trường phối hợp thêm nhiều các biện pháp giáo
dục khác để thực hiện nội dung đã đề ra.
a) Phong trào “ Sân trường em không có rác”
Sân trường có thể nói là bộ mặt của nhà trường, sân trường sạch hay bẩn nó phản ánh một
phần nội dung giáo dục môi trường của trường đó đã đạt hiệu quả hay chưa.
Kh


ẩu hiệu tuy
ên truy
ền

“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

Nội dung này nhà trường giao cho Đội thiếu niên và giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thực
hiện.
Để thực hiện phong trào này nhà trường bố trí hợp lý các giỏ, thùng đựng rác tại sân
trường, trên các phòng học, hành lang. Ở từng thùng đựng rác được dán các khẩu hiệu
tuyên truyền như “ Hãy bỏ rác đúng nơi qui định”, “Bỏ rác vào thùng”, “ Hãy bảo vệ môi
trường” …


Liên đội tổ chức cho đội viên đăng ký không vứt rác bừa bãi với phụ trách chi; các em
nhi đồng đăng ký với anh chị phụ trách của từng sao.
Đội sao đỏ làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát, theo dõi tình hình thực hiện của các bạn
mình. Kịp thời phát hiện, nhắc nhở những bạn thực hiện chưa tốt, tổng hợp báo cáo báo
cáo tổng phụ trách, báo cáo giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm.
Hàng ngày giao cho đội sao đỏ có nhiệm vụ kiểm tra và thúc nhắc các lớp làm vệ sinh
đúng thời gian, đúng khu vực quy định, nếu ngày nào sân trường dơ bẩn liên đội sẽ trừ
điểm thi đua của lớp chịu trách nhiệm khu vực được giao.
Qua việc thực hiện phong trào đã mang lại hiệu quả thiết thực, các em học sinh bỏ rác
đúng nơi qui định, sân trường luôn được giữ gìn sạch đẹp.
b) Phong trào “ Trường em không có tai nạn thương tích”
Thùng rác dán khẩu hiệu tuyên truyền.

Phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh là nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà trường
đối với các em học sinh và cha mẹ của các em.
Trường tiểu học Tân Hiệp nằm ngay cạnh tuyến đường liên xã do đó tôi xác định nội


dung quan trọng hàng đầu để thực hiện tốt phong trào đó là thực hiện an toàn khu vực
cổng trường. Vì vậy tôi tập trung thực hiện các biện pháp cụ thể sau:
Thứ nhất: Tham mưu Đảng ủy, ủy ban nhân dân xã hỗ trợ san ủi mặt bằng khu vực hai
bên của cổng trường, tạo nên bãi đậu xe bằng phẳng để phụ huynh học sinh đưa rước các
em. Tránh tình trạng lấn ra lòng lề đường để đợi học sinh khi tan học.
Thứ hai: Treo bảng “khu vực đón học sinh”, “ cấm đậu xe trước cổng trường” để phụ
huynh học sinh thực hiện. Đảm bảo cổng trường thông thoáng không ách tắc giao thông
khi tan học.
Thứ ba: Qui định tất cả học sinh đi xe đạp khi ra khu vực cổng trường giờ tan học không
được chạy xe mà phải dắt xe qua khu vực đông người mới được phép lên xe đi. Không đi
bộ tràn ra lòng lề đường khi tan học. Giao cho tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm
triển khai thực hiện.
Thứ tư: Giao cho bảo vệ trực tiếp thường trực và thực hiện công tác ổn định trật tự giao
thông khu vực cổng trường vào giờ đưa, rước học sinh.
Nhờ thực hiện các biện pháp trên mà trong năm học khu vực cổng trường an toàn, không
có tai nạn giao thông xảy ra.
Ngoài việc chú trọng thực hiện nội dung trên thì nhà trường cũng thường xuyên hướng
dẫn các em kỹ năng vui chơi, sinh hoạt đúng cách để không để xảy ra tai nạn. Công việc
này được giao cho Tổng phụ trách Đội, nhân viên y tế và giáo viên chủ nhiệm phối hợp
tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở các em thực hiện.
Ví dụ: Nhắc nhở học sinh không sờ tay vào lỗ ổ cắm điện; không leo lên lan can của nhà
cao tầng; không xô đẩy nhau khi đi lên xuống cầu thang; không chơi dao, kéo và các đồ
vật sắc nhọn …
Ví dụ: Giáo dục học sinh một số tình huống thường gặp trong trường như kỹ năng xử lý
tình huống khi thấy bạn bị té chảy máu chẳng hạn. Gặp tình huống trên thì thứ nhất các
em phải báo ngay cho thầy cô biết, thứ hai là phải khẩn trương đưa bạn vào phòng y tế.
Như vậy khi gặp các tình huống này xảy ra vì các em đã học nên các em có thể xử lý
được ngay.
Việc thực hiện phong trào “ Trường em không có tai nạn thương tích” đã giúp giảm
thiểu các tai nạn xảy ra trong nhà trường. Trong năm học nhà trường không có học sinh



bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong
trường.
c) Phong trào “ Xanh hóa sân trường”
Một trường học, lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, để mỗi ngày đến lớp,
các em học sinh có cảm giác như mình đang vào công viên. Quả là tâm trạng tuyệt vời.
Nhìn ở phương diện khoa học: cây cỏ, lá hoa được ví như lá phổi thanh lọc những khí
chất độc hại cho cơ thể. Ở góc độ đời sống tinh thần, màu xanh thiên nhiên có tác dụng
giúp tâm hồn thư giãn, sảng khoái …
Để thực hiện phong trào nhà trường giao cho mỗi lớp phụ trách một bồn hoa. Các em
cùng chung tay góp sức vào việc chăm sóc, nhặt cỏ, bảo vệ bồn hoa.












Giao cho bảo vệ thực hiện việc tưới cây hàng ngày, bón phân chăm sóc cây nhất là vào
mùa nắng đảm bảo các bồn hoa luôn xanh tốt.
Tổ chức trồng cây nhân dịp xuân về theo tấm gương của Bác Hồ.
Phong trào đã giúp cho hệ thống cây kiểng, cây xanh của nhà trường luôn được bảo vệ,
chăm sóc xanh tốt. Tạo nên khuôn viên nhà trường mát mẻ, sảng khoái.
d) Phong trào “ Lớp em gọn gàng, sạch đẹp”
H


ọc sinh c
ùng nhau nh
ặt cỏ bồn hoa.


Không chỉ chú trọng phát triển mảng xanh trong khuôn viên trường, xây dựng môi trường
học tập hiệu quả còn được đặt ra ở từng lớp học. Và nhiệm vụ này do chính giáo viên,
học sinh đảm nhận.
Nhà trường phát động các lớp trồng cây xanh, trang trí trong lớp học. Giáo viên, học sinh
tìm cây xanh, hoa lá trang trí trong lớp học. Tạo lập, rèn luyện cho học sinh thói quen
quan tâm đến tập thể, môi trường, thiên nhiên. Đến lúc các em có thể cảm nhận : có thêm
chậu cây, lớp học như thêm bạn. Hoa lá trong lớp dần trở thành góc khám phá vô tận:
hình như, có thêm một mầm non, một chiếc lá sắp nhú; hình như, có chiếc lá đã già cỗi,
bắt đầu ngả vàng; hình như thân cây đã dài thêm được một đoạn … Chan hòa cùng sắc
màu thiên nhiên, căng thẳng, mệt mỏi trong học tập vì thế giãn ra rất nhiều.
Các lớp thực hiện sắp xếp bàn ghế thẳng lối, thẳng hàng hàng ngày. Thứ sáu hàng tuần
thực hiện lau sạch sẽ bàn ghế, định kỳ lau cửa kiếng …










Giao cho Liên đội, tổ giáo dục sức khỏe kiểm tra việc thực hiện của các lớp.
Phong trào đã rèn luyện tinh thần vì tập thể của học sinh, cùng nhau xây dựng lớp học
gọn gàng, sạch đẹp như chính ngôi nhà của các em.


e) Phong trào “ Nhà vệ sinh của em sạch sẽ”
Vấn đề nhà vệ sinh trường học là một vấn đề nổi cộm của trường học trong thời gian vừa
qua. Các báo, đài cũng thường xuyên đề cập tới vấn đề này. Sở giáo dục đào tạo, Phòng
giáo dục đào tạo cũng đã có các văn bản chỉ đạo thực hiện việc không được để nhà vệ
sinh học sinh dơ bẩn.
Học sinh chăm sóc cây kiểng

trong lớp.

Học sinh cùng nhau lau kiếng lớp học.


Vì vậy nhà trường đặc biệt chú ý kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo thực hiện ráo riết nội dung
này.
Việc làm đầu tiên là xây dựng nội qui sử dụng công trình vệ sinh của học sinh với các nội
dung cụ thể như học sinh đi đúng nơi vệ sinh dành cho nam, nữ. Đi tiểu: đúng nơi qui
định, tiểu xong múc nước dội sạch, rửa tay sạch sẽ; đi đại tiện: vào khu vực qui định và
đóng cánh cửa, đi đại tiện đúng lỗ, sử dụng giấy vệ sinh phải bỏ vảo sọt đựng, xả nước
khi đi đại tiện, rửa tay sạch sẽ … Bảng nội qui được dán ngay trước các khu vệ sinh của
học sinh.
Thứ hai là chỉ đạo giáo viên tăng cường giáo dục ý thức chấp hành nội qui sử dụng công
trình vệ sinh, tạo thành thói quen có văn hóa khi đi vệ sinh.













Thứ ba là kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên việc quét dọn nhà vệ sinh của nhân viên phục
vụ, đảm bảo không để nhà vệ sinh dơ bẩn. Ít nhất một ngày phải thực hiện ba lượt vệ
sinh, cụ thể là sau giờ ra chơi buổi sáng, sau giờ ra chơi buổi chiều và khi học sinh tan
học.
Qua việc thực hiện phong trào thì nhà vệ sinh của nhà trường luôn được vệ sinh sạch sẽ.
4. Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ.
Ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch lao động. Phân công trách nhiệm cụ
thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà
trường về nhiệm vụ được giao.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách xả nước khi đi tiểu xong.

Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng ngày, đồng
thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sinh khu vực của mình. Kịp thời phát hiện và báo
cáo sao đỏ, tổng phụ trách Đội nếu có học sinh lớp khác làm mất vệ sinh khu vực của lớp
mình quản lý.
Ngoài ra 1 tháng/lần các lớp thực hiện vệ sinh toàn bộ lớp học như lau bàn, lau kiếng, lau
tủ và tất cả học sinh thực hiện tổng vệ sinh chung toàn trường. Giao cho khối 3 tới khối 5
thực hiện dãy cỏ, quét dọn toàn bộ khuôn viên trường, khối 1&2 thực hiện nhặt cỏ trong
các bồn hoa.



Các phòng hành chính và các phòng chức năng của nhà trường cũng được chỉ đạo vệ
sinh, bố trí sắp xếp hợp lý tủ, bàn, trang trí hoa lá để tạo môi trường thoải mái, sạch đẹp
cho cán bộ, giáo viên, học sinh học tập, làm việc.
Tóm lại: Việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho khuôn viên trường,


phòng học, phòng chức năng và các phòng hành chính luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ
hàng ngày.
5. Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học
Hiện nay việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong
một số tiết học là bắt buộc. Nếu các thầy cô giáo biết cách lồng ghép thường xuyên vấn
đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ. Sở dĩ như
Quang cảnh một buổi lao động .

vậy vì thầy cô giáo vừa là những tấm gương rất thuyết phục, vừa là những người có sức
lay động, cảm hóa sâu sắc. Một lời nói của thầy cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao
hơn cả những chương trình truyền thông khô cứng.
Để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung trên thì nhà trường tổ chức tập huấn
các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường
nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học
chính khóa.
Tổ chức giảng mẫu cho giáo viên toàn trường rút kinh nghiệm. Tổ chức thao
giảng theo các tổ khối để giáo viên trong tổ cùng bàn bạc để đưa ra những phương pháp
giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh từng khối.
Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ và góp ý cho giáo viên cách thực thực hiện
để đạt mục tiêu đề ra. Đặc biệt chú ý giáo viên đến việc giáo dục bằng những tình huống
cụ thể tránh nói lý thuyết suông.
Tóm lại: Qua các tiết học có giáo dục môi trường thì giáo viên cung cấp cho học
sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về môi trường tự nhiên,
sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường. Đặc biệt qua các tiết học này
giúp cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và các kỹ năng bảo vệ môi
trường.
6. Phối hợp với phụ huynh học sinh xây dựng nhà trường “ Xanh, sạch, đẹp, an
toàn”
Phụ huynh học sinh là một thành tố không thể thiếu trong ba thành tố để thực
hiện công tác giáo dục học sinh đó là Nhà trường – Gia đình – Xã hội.


Vì vậy ngay từ đầu năm học trong các cuộc họp phụ huynh học sinh lớp, họp phụ
huynh học sinh trường cùng với việc triển khai các nội dung khác thì nhà trường đặc biệt
chú ý đến vấn đề xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực mà nội dung phụ
huynh học sinh có thể tham gia phối hợp nhiều nhất cõ lẽ là xây dựng “Trường học xanh,
sạch, đẹp, an toàn” . Ở đây nhà trường đặc biệt trú trọng đến việc huy động sức lực, kinh
phí xã hội hóa để thực hiện tốt phong trào.
Ví dụ: Vấn đề dọn dẹp nhà vệ sinh, để đảm bảo nhà vệ sinh luôn được sạch sẽ
nhà trường đề xuất hỗ trợ thêm kinh phí cho người làm công tác vệ sinh và nhận được sự
đồng tình ủng hộ của phụ huynh học sinh trong cuộc họp phụ huynh học sinh. Tất cả đều
đồng ý hỗ trợ thêm nhân viên phục vụ 400.000 đ/tháng.
Ví dụ : Các buổi lao động định kỳ, hoặc nhân các ngày thứ bảy xanh, chủ nhật
xanh do Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên phát động thì giáo viên, phụ huynh, học sinh

cùng được huy động góp sức lao động vệ sinh các khu vực của nhà trường, lau kiếng,
trồng cây xanh …










Trong công tác phối hợp với phụ huynh học sinh nhà trường đặc biệt chú ý chỉ
đạo giáo viên phát huy cao công tác chủ nhiệm lớp. Chủ động phối hợp với cha mẹ học
sinh của lớp mình trong việc giáo dục học sinh bảo vệ môi trường; chấp hành nội qui, qui
định của nhà trường để đảm bảo an toàn trong vui chơi;chấp hành luật khi tham gia giao
thông … đồng thời để tranh thủ sự đóng góp về kinh phí, về nhân lực để thực hiện các


nội dung xây dựng “Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn”.
Tóm lại: Trong bất cứ một hoạt động giáo dục nào nếu giáo viên, nhà trường
tranh thủ được sự phối hợp của cha mẹ học sinh thì sẽ góp một phần quan trọng giúp cho
hoạt động giáo dục đó đạt kết quả cao.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Nhà trường đã tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, hướng dẫn của Ngành về phong
trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực với những bước đi thích
hợp, bằng những việc làm cụ thể, có tính sáng tạo, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của
Trường, của địa phương.
Khuôn viên của nhà trường ngày càng “ Xanh – sạch – đẹp” và an toàn, thoáng mát, đã
góp phần tạo nên môi trường học tập, vui chơi thoải mái cho học sinh.
Đội ngũ giáo viên nắm bắt khá đầy đủ nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, vận dụng
các phương pháp thích hợp để hình thành cho học sinh thái độ và hành động bảo vệ môi
trường.
Phụ huynh học sinh và giáo viên đang cùng lấy đất đổ vào bồn hoa.

Về phía học sinh thông qua các biện pháp giáo dục các em biết chăm sóc giữ gìn sức khỏe
cho bản thân, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường, đi vệ sinh
đúng cách … góp phần làm cho khuôn viên trường, lớp học luôn sạch, đẹp, thoáng mát.
Học sinh có thói quen tốt bảo vệ môi trường như ăn singum xong biết lấy giấy gói bọc bó
singum vào thùng rác, không khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi qui định, tham gia
giao thông đúng luật, vui chơi đúng cách không để xảy ra tai nạn …
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua việc thực hiện đề tài trên tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý
chỉ đạo xây dựng trường học “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn”:
Thứ nhất: Phải có một bộ phận chuyên trách,theo dõi và thường xuyên kiểm tra đôn đốc
việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Thứ hai: Phải có sự đồng thuận cao và sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các thành viên
trong nhà trường và của cha mẹ học sinh .
Thứ ba: Bảo vệ môi trường. Không chỉ trên bài giảng, trong cuộc sống hàng ngày, các


thầy cô phải đi tiên phong trong việc tiết kiệm năng lượng, nước, giấy… thì hiệu quả sẽ
tăng lên gấp đôi.
Thứ tư: Các thầy cô nên khuyến khích học trò tự giám sát việc bảo vệ môi trường của
nhau. Chỉ bằng những hành động nhỏ như nhắc nhở, tuyên dương cũng đã góp phần hình
thành ý thức môi trường ở những công dân trẻ.
Thứ năm: Phải tạo được phong trào xã hội hóa để huy động được nguồn tài chính ,thông
thường là nhờ chính quyền, phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương.
Thứ sáu: Cán bộ quản lý nhà trường phải thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát việc
thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường, coi đó như một hoạt động chuyên môn
của trường.
E. KẾT LUẬN
Tôi tin chắc rằng nếu ý thức bảo vệ môi trường trở nên thường trực trong trường học thì
không chỉ các giáo viên, học sinh được hưởng một môi trường học đường trong lành hơn,
mà về lâu dài, thế hệ tương lai sẽ làm tốt việc chung tay bảo vệ môi trường.
ĐỀ tài: Một số kinh nghiệm của hiệu trưởng trong công tác quản lý chỉ đạo thực hiện
nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh, sạch, đẹp, an toàn” nhằm thực hiện tốt phong trào
xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường tiểu học Tân Hiệp, Phú
Giáo, Bình Dương được thực hiện tại Trường tiểu học Tân Hiệp năm học 2010 – 2011,

với những hiệu quả đạt được, tôi tự thấy là có thể vận dụng những biện pháp này để thực
hiện đối với các trường tiểu học trong huyện, trong tỉnh.
Qua thực tế quá trình quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh,
sạch, đẹp, an toàn” cùng với những kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu học hỏi
đồng nghiệp, tôi nhận thấy phần trình bày trên còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy
tôi rất mong sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo để cho đề tài của tôi ngày càng
hoàn thiện hơn.

Skkn một số biện pháp xây dựng môi trường xanh – sạch đẹp trong trường mầm non

  • pdf
  • 17 trang

1 .Tên đề tài
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG
XANH- SẠCH - ĐẸP TRONG TRƯỜNG MẦM NON
2. Đặt vấn đề
Bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ sống còn của mỗi chúng ta. Giáo dục
môi trường là nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ ở các trường học và
càng được quan tâm ngay từ tuổi ấu thơ nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng, thói quen
tốt bảo vệ môi trường, đặc biệt trong cấp học giáo dục mầm non đó là những yêu
cầu cấp thiết nhằm đáp ứng cho sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Để xây dựng môi trường trong trường mầm non ngày càng xanh- sạch – đẹp
đó là điều không dễ. Cùng với gia đình, ngôi trường là ngôi nhà thứ hai của trẻ, là
nơi giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho thế hệ trẻ. Nhưng không phải ai cũng
nhận thức một cách đầy đủ, thấu đáo về vai trò, vị trí đó của môi trường giáo dục
thân thiện. Mỗi nhà trường phải xây dựng cho được một môi trường sư phạm bảo
đảm đạt được các yêu cầu về giáo dục
Với tầm quan trọng như vậy, đối với trường mẫu giáo Hoa Mai Thành phố
Tam Kỳ, nhiều năm qua đã cố gắng rất nhiều để tạo cảnh quan môi trường, tổ chức
thực hiện một số nội dung giáo dục để đảm bảo môi trường học “Xanh - Sạch - Đẹp
- An toàn” tạo hứng thú, tâm lý thỏa mái cho cả cô giáo và trẻ.
Tuy nhiên đối với cảnh quan của nhà trường tương đối xanh- sạch nhưng vẫn
chưa đủ mà phải là một ngôi trường phải thật sự xanh- phải đẹp, phải sạch – phải
an toàn để cháu được vui chơi, hít thở không khí trong lành dưới những bóng cây và
có cả sắc hoa, có đồ chơi an toàn, ngoài ra để đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên, phụ huynh....luôn có bầu không khí thân ái, không gian thân thiện, góp
phần rất lớn trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ tốt nhất trong điều kiện và hoàn
cảnh của nhà trường, tạo cho mỗi trẻ, mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở
trường "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui"..
Để thực hiện được điều đó, với quyết tâm xây dựng môi trường học “Xanh Sạch - Đẹp - An toàn” của nhà trường được chú ý cao, tạo một môi trường giáo dục
tốt nhất cho trẻ, nhằm đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học - chăm sóc
trẻ. Tôi luôn luôn suy nghĩ và làm thế nào để tạo cảnh quan môi trường thật sự
“Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “ Một số biện
pháp xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp trong trường mầm non ”
3. Cơ sở lý luận
Các chương trình “Giáo dục môi trường” được Đài truyền hình VTV3 thực
hiện, luôn được mọi người quan tâm và yêu mến như :“ Hành trình xanh ”. Các hoạt
động nghệ thuật như phim ảnh, báo chí... luôn quan tâm đến vấn đề môi trường, các
bộ phim khoa học, những chương trình quảng cáo... Những thông tin và văn bản
“Giáo dục bảo vệ môi trường” luôn được cập nhật trên mạng internet, thông tin
truyền thanh, truyền hình, báo, đài, chuyên mục “ Chuyện không chỉ riêng ai”... có
1

sự quan tâm và kết hợp giáo dục của các đoàn thể, tổ chức xã hội, nhà trường và
cộng đồng.
Ngày 17/01/2001 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án "Đưa các nội dung
bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân", trong thời gian qua ngành giáo
dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng đã có nhiều cố gắng nhằm thực hiện
hiệu quả nhiệm vụ này.
Trong các tiêu chí xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 ban
hành kèm theo thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 08/02/2014
và Thông tư 36/ 2013/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ngày 6/11/2013 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình công nhận phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi ban hành kèm theo Thông tư số
32/2010/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo cũng phải đạt yêu cầu về trường học có môi trường xanh- sạch- đẹp.
Căn cứ công văn số 1041/SGDĐT-GDMN ngày 21/8/2014 của Sở GD&ĐT
về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2014-2015.
Căn cứ công văn số 632/PGDĐT-GDMN, ngày 03 tháng 09 năm 2014 của
phòng GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2014-2015.
4. Cơ sở thực tiễn
Trường mầm non chính là ngôi nhà thứ hai của trẻ, ở đó trẻ được học, được
chơi, được chăm sóc yêu thương bằng tình yêu của các cô giáo. Trẻ được tham gia
vào tất cả các hoạt động như: hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc…,
trẻ được đảm bảo an toàn ở mọi lúc, mọi nơi, tinh thần thoải mái, trẻ tham gia tích
cực vào các hoạt động của lớp, của trường trong môi trường tươi đẹp.
Nội dung giáo dục môi trường được lồng ghép vào nội dung các hoạt động
theo sự chỉ đạo của ngành giáo dục đến với các trường trên địa bàn thành phố trong
đó có trường Mẫu giáo Hoa Mai phát động phong trào “xây dựng trường học thân
thiện- Học sinh tích cực” mà nội dung quan trọng của trường học thân thiện là môi
trường xanh- sạch- đẹp- an toàn.
Năm học 2014-2015 trường MG Hoa Mai quyết tâm xây dựng ngôi trường
thân thiện xanh – sạch – đẹp tuy nhiên gặp không ít thuận lợi khó khăn sau:
Thuận lợi:
Được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương hỗ trợ cơ sở vật chất,
khuôn viên nhà trường ngày càng khang.
Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ.
Sự quan tâm hỗ trợ một phần trang thiết bị của phụ huynh.
Sự tham mưu tích cực của lãnh đạo nhà trường về cải tiến xây dựng cảnh
quan môi trường.
Khó khăn:
Khuôn viên nhà trường hẹp, cây xanh ít.
2

Công tác xã hội hóa tuy có nhưng không đáng kể.
Trang trí, tạo môi trường của một số lớp chưa được đẹp, chưa sáng tạo.
Sân chơi chưa được lát gạch, nhiều chỗ hơi gập gềnh nên cảnh quan chưa
được đẹp, chưa an toàn.
Là cán bộ quản lý tôi suy nghĩ nhiều biện pháp để xây dựng môi trường xanhsach- đẹp trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển toàn diện
cho trẻ.
5. Nội dung nghiên cứu
Nhằm thực hiện tốt việc xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp tôi triển khai
một số biện pháp như sau:
5. 1 Biện pháp 1: Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động
a) Hoạt động học:
Nội dung “Giáo dục môi trường” được thể hiện thông qua các hoạt động học
như: khám phá khoa học, hoạt động tạo hình, hoạt động âm nhạc, làm quen văn
học...và gắn vào từng đề tài cụ thể và tùy theo chủ đề. Mỗi chủ đề có đều có thể
lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào đó. Ví dụ: ở chủ đề bản thân tôi làm rõ
cho trẻ hiểu để có một cơ thể khoẻ mạnh ta cần hít thở không khí trong lành, ăn
uống đảm bảo chất và không bị ngộ độc…chủ đề trường mầm non thì lớp học phải
sạch sẽ, gọn gàng và có bóng mát để cho các cháu ăn ngon- ngủ ngon- khoẻ mạnh,
chẳng hạn chủ đề thế giới thực vật: trong hoạt động khám phá khoa học trẻ biết ích
lợi của cây xanh và trẻ có ý thức bảo vệ , cũng như trồng cây để bảo vệ môi trường;
Chủ đề : Quê hương- đất nước- Bác Hồ trẻ sẽ khám phá và bảo vệ môi trường
quanh mình xanh- sạch - đẹp để quê hương luôn tươi đẹp trong mắt bé. Những kiến
thức đó được giáo dục như thế nào, trong từng hoạt động có nội dung giáo dục bảo
vệ môi trường? Tôi đã chỉ đạo giáo viên tổ chức nhiều hoạt động dạy học lồng ghép
kiến thức cho trẻ và coi đó là một phần mục tiêu của hoạt động .
Thông qua hoạt động tạo hình ở các chủ đề, tôi cho trẻ vẽ tranh về đề tài bảo
vệ môi trường. Để có một bức tranh về môi trường phong phú trẻ cần phải biết
không chỉ có rác thải mới làm ô nhiễm môi trường mà các dạng ô nhiễm môi trường
là: ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường
nước, ô nhiễm môi trường tiếng ồn. Với những dạng ô nhiễm đó, cần có những biện
pháp nào để bảo vệ và giữ gìn môi trường một cách hợp lý. Tổ chức các hoạt động
sử dụng nguyên vật liệu phế thải để làm đồ chơi, tạo tranh, tổ chức hội thi làm đồ
dùng đồ chơi bằng nguyên vật liệu phế thải nhằm gây nhận thức cao về bảo vệ môi
trường, tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm một phần kinh phí, rèn kỹ năng, sự khéo
léo của giáo viên trong trường.( Hình 1, hình 2, hình 3, hình 4 )
b) Hoạt động vui chơi:
Tôi chỉ đạo giáo viên tổ chức các trò chơi, hát, đọc thơ, kể chuyện, ca dao,
đồng dao… về bảo vệ môi trường để khắc sâu những hành vi tốt và tránh những
hành vi xấu ảnh hưởng đến môi trường.

3

“Ví dụ: Ở chủ đề thế giới thực vật, tôi chỉ đạo các cô cho các bé quan sát các
cây xanh trong sân trường và trò chuyện về những lợi ích của cây xanh đối với môi
trường sống và nếu như chặt phá cây thì sẽ ảnh hưởng như thế nào hoặc tổ chức cho
các bé nhặt những lá cây quanh trường để làm đồ chơi và những lá cây nào không
thể chơi được thì các bé cũng tự biết bỏ vào thùng rác để làm sạch sân trường, các
bé cũng biết bảo vệ vườn hoa của trường như không hái hoa, bẻ cành và trong khi
chơi thì không dẫm đạp lên cỏ”
Để giúp trẻ có một số hành vi và thái độ bảo vệ môi trường, giáo viên có thể
tổ chức cho trẻ các hoạt động như sau: Nhặt lá làm sạch sân trường, chăm sóc cây –
hoa, theo dõi sự phát triển của cây, lau chùi đồ dùng, đồ chơi, không xả rác bừa bãi
nơi công cộng.
Trong buổi họp chuyên môn tôi cho các cô nghiên cứu kỹ chương trình chăm
sóc, giáo dục trẻ mầm non, nội dung giáo dục gắn với bảo vệ môi trường cho trẻ
được tích hợp theo từng chủ để, từng hoạt động cụ thể. Căn cứ vào nội dung từng
chủ đề và các hoạt động trong ngày, giáo viên có thể lựa chọn nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường và phương pháp tích hợp phù hợp thông qua các hoạt động một
ngày của trẻ. ( hình 5, hình 6, hình 7, hình 8)
c) Hoạt động lao động, vệ sinh:
Trước hết với trẻ môi trường gần gũi nhất là môi trường lớp học, nhà ở.
Trong mọi hoạt động cô giáo là tấm gương để trẻ noi theo, nên với việc dọn dẹp cho
môi trường trong, ngoài lớp sạch sẽ -gọn gàng -đẹp là điều giúp trẻ nhận thấy mình
cũng cần có ý thức bảo vệ và giữ gìn cho lớp học luôn là môi trường xanh-sạchđẹp.
Ngoài ra giáo viên luôn nhắc nhở trẻ phải có thói quen vứt rác vào sọt rác, khi
thấy một vỏ nilon hay rác ở trong và ngoài lớp học, trên sân trường, cần có ý thức tự
giác đem bỏ vào thùng rác. ( Hình 9)
d) Hoạt động ăn, ngủ:
Trong giờ ăn trẻ phải có thói quen ăn uống sạch sẽ, không rơi vãi và có hành
vi văn minh trong ăn uống như không nói chuyện trong khi ăn. Sau khi ăn có thói
quen dọn dẹp gọn gàng ghế vào nơi quy định. Đó là những thói quen rất đỗi bình
thường nhưng đó chính là ý thức bảo vệ môi trường mình sống luôn sạch sẽ, gọn
gàng. Có như vậy mới mong trẻ có ý thức bảo vệ môi trường ở phạm vi rộng hơn.
Mỗi tuần có kế hoạch cụ thể thực hiện việc dọn vệ sinh lớp học, lau chùi kệ đồ chơi,
đồ dùng, đồ chơi của trẻ. ( Hình 10 )
Ngoài ra để kiểm tra cũng như khắc sâu thêm ý thức về bảo vệ môi trường
của mỗi trẻ trong lớp. Tôi nghiên cứu xây dựng góc thư viện để giáo viên chọn
truyện và kể cho trẻ nghe những câu chuyện về bảo vệ môi trường và tổ chức cho
trẻ xem tranh truyện về môi trường, đó là những câu chuyện về một việc làm tốt
hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của trẻ hoặc những người xung
quanh. Có những câu chuyện rất bình thường như quét dọn nhà cửa, trường lớp,
xóm làng sạch sẽ, không xả rác bừa bãi, giữ gìn nguồn nước.
4

5.2 Biện pháp 2: Cải tạo cảnh quan sân trường xanh - sạch- đẹp- an toàn.
Một trong những yếu tố để xây dựng môi trường “Xanh - sạch - đẹp- an
toàn” phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm sinh lý của trẻ. Ngay từ đầu năm học,
bản thân tôi đã thống nhất trong BGH, Ban đại diện Cha mẹ học sinh có kế hoạch
trồng cây xanh, hoa, tiểu cảnh xung quanh sân trường, cầu thang, khu vui chơi tôi
treo và vẽ những hình ảnh đẹp, gần gũi với trẻ. Môi trường trong lớp và ngoài lớp
được chỉ đạo thay đổi thường xuyên theo tháng, theo từng chủ đề.
Tôi suy nghĩ tìm những nguyên vật liệu tận dụng để tạo môi trường ở sân
trường đẹp, thu hút sự yêu thích của trẻ như bánh xe tôi sơn màu làm xích đu, bàn
hàng rào với nhiều màu sắc, những chai nước tôi pha màu tạo không gian nhiều
màu sắc tăng thêm cảnh quan đẹp trong nhà trường..( Hình 11)
Ngoài ra, tôi đã chỉ đạo các lớp xây dựng môi trường lớp học với màu sắc
nhẹ nhàng, hài hoà, các đồ dùng, đồ chơi trong lớp vừa tầm với trẻ, trẻ có thể tự lấy
và cất gọn gàng, ngăn nắp mà không xa cách tạo cho trẻ sự gần gũi và một tâm thế
vui vẻ, hứng thú tham gia các hoạt động trong lớp theo hứng thú, nhu cầu của trẻ.
Trang trí môi trường bằng chính sản phẩm của trẻ, hình ảnh trong các góc
chơi được thay đổi theo các chủ điểm tạo cho trẻ sự thích thú với điều mới lạ.
Chỉ đạo từng lớp tạo góc thiên nhiên để trẻ chăm sóc cây bên cạnh đó tạo
không gian xanh- đẹp ở góc lớp.
Tôi tham mưu và vận dụng các nguồn xã hội hóa cùng với phụ huynh nâng
cấp hành lang và lát gạch sân trường.( Hình 12, hình 13, hình 14, hình 15, hình 16)
5.3 Biện pháp 3: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh và các đoàn thể
Để cảnh quan của nhà trường mỗi ngày càng xanh- sạch- đẹp, tôi đã chỉ đạo
chi đoàn xây dựng công trình thanh niên, phối hợp vận động đoàn thanh niên trong
phường trồng cây xanh, hoa trong các bồn hoa trong sân trường.
Các tổ công đoàn thi đua xây dựng môi trường cho tổ của mình cụ thể tạo
khu vực vui chơi cho trẻ với tiêu chí xanh- sạch- đẹp- an toàn.
Tuyên truyền vận động phụ huynh hỗ trợ cây xanh, chậu kiểng, trang trí lớp
với nhiều hình thức đẹp, sáng tạo cho các lớp học và tổ chức hội thi để phụ huynh
cùng thực hiện.
Tôi giao cho chi đoàn thực hiện kế hoạch nhỏ hai tuần một lần cho từng khối
các lớp ra sân tổ chức chuyên đề về môi trường và giáo dục trẻ việc bảo vệ môi
trường.
Ví dụ: Giúp trẻ hiểu và phân biệt được đâu là môi trường sạch, môi trường
bẩn.
Hình thành các thói quen lao động tự phục vụ: Lau dọn, sắp xếp gọn gàng đồ
dùng, đồ chơi, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi. Đi vệ sinh đúng nơi quy định,
biết rữa tay sau khi đi vệ sinh xong. Biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt hằng ngày.
Hướng dẫn trẻ cách gieo hạt , trồng cây để tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho
lớp. Giúp cho trẻ hiểu cây xanh rất có ích cho con người, làm giảm ô nhiễm môi

5

trường, giảm bụi, giảm tiếng ồn, cây kiểng để trang trí tạo ra cảnh đẹp.( Hình 17,
hình 18, hình 19, hình 20)
6. Kết quả nghiên cứu
Sau một thời gian thực hiện, được sự chỉ đạo chặt chẽ của phòng Giáo dục và
Đào tạo thành phố Tam Kỳ, UBND phường Tân Thạnh, Ban đại diện cha mẹ học
sinh đã hỗ trợ rất nhiều và sự đồng thuận của tập thể, sự nổ lưc và tinh thần trách
nhiệm của bản thân. Do vậy trường Mẫu giáo Hoa Mai đã đạt được một số kết quả
đáng kể cụ thể như sau:
- Trường luôn sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát, đẹp, an toàn, phòng học của
trẻ thoáng mát, các lớp học được bố trí, trang trí đẹp, phù hợp với chủ điểm.
- Trang trí trong và ngoài lớp học đẹp, phù hợp với chủ đề, nhiều đơn vị bạn
đến tham quan học tập.
- 100% lớp học thường xuyên thay đổi nội dung, hình thức tuyên truyền để
tạo sự mới lạ thu hút sự chú ý của phụ huynh và của trẻ.
- Sân trường có vườn cổ tích đẹp, có hoa, có đồ chơi, vườn cổ tích thiết kế
đẹp tạo sự yêu thích cho trẻ.
- Ý thức bảo vệ môi trường của cán bộ, giáo viên, nhân viên ngày càng cao.
- 100% trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định và sắp xếp đồ chơi gọn gàng, ngăn
nắp.
7. Kết luận
7.1 Bài học kinh nghiệm
Để giúp trẻ có những kiến thức và kỹ năng thực hành bảo vệ môi trường phù
hợp với khả năng của trẻ, điều quan trọng, cán bộ giáo viên, nhân viên phải luôn
gương mẫu cho trẻ làm theo, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực
hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó giáo
dục trẻ biết yêu quí, gần gũi với môi trường và đánh giá các hành vi tốt, xấu của con
người trong việc chăm sóc bảo vệ môi trường.
Để làm tốt công tác giáo dục môi trường trong trường mầm non chúng ta
không những phải nắm chắc nội dung giáo dục môi trường và vận dụng một cách
linh hoạt mà đòi hỏi chúng ta phải thực hiện nghiêm túc, phải giáo dục trẻ một một
cách thường xuyên, tạo cơ hội để trẻ được tham gia các hoạt động bảo vệ môi
trường.
Mỗi người phải nâng cao ý thức trách nhiệm, thật sự tâm huyết với nghề, phải
biết tham mưu tốt và tận dụng mọi cơ hội để mọi người, cơ quan, đoàn thể ủng hộ.
7.2 Kết luận
Là một cán bộ quản lý tôi nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng
của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường là một việc làm hết sức cấp bách không những chỉ cho thế hệ trẻ hôm nay
mà còn cho cả thế hệ trẻ ngày mai, chính vì vậy, bản thân tôi và giáo viên phải là
6

người làm gương cho trẻ, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực
hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ biết
yêu quý, gần gũi, thân thiện với môi trường. trong mỗi buổi họp tôi luôn nhấn mạnh
vai trò của giáo viên là mỗi một giáo viên trong nhà trường là một tuyên truyền viên
về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường, các bậc phụ huynh và cộng đồng.
Trên đây là một số biện pháp xây dựng môi trường Xanh- sach- đẹp của bản
thân tôi. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong Hội đồng khoa học các cấp bổ sung, góp ý để đề tài của tôi
được hoàn thiện, được áp dụng có hiệu quả trong nhà trường.
8. Đề nghị
- Tuy nhà trường có cơ sở vật chất đảm bảo đủ điều kiện chăm sóc nuôi dạy trẻ
an toàn, môi trường xanh- sạch -đẹp nhưng vẫn chưa đáp ứng với nhu cầu hiện nay,
kính đề nghị các cấp quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất mở rộng khuôn viên cho nhà
trường để trường MG Hoa Mai khang trang hơn, cảnh quan ngày càng đẹp hơn.

7

PHỤ LỤC

Tổ chức cho trẻ hội thi vẽ chủ đề " Bé với môi trường xanh"( hình 1)

Sản phẩm vẽ của trẻ ( Hình 2)

8

Sản phẩm xé dán của trẻ ( Hình 3)

Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động học ( Hình 4)

9

Tổ chức cho trẻ sinh hoạt giao lưu ( Hình 5)

( Hình 6)

10

Các cháu chăm sóc cây xanh ( Hình 7)

Tổ chức ra quân dọn vệ sinh môi trường ( Hình 8)

11

Sắp xếp đồ dùng đồ chơi ( Hình 9)

Giờ ăn của trẻ ( Hình 10)

12

Trang trí vườn cổ tích (Hình 11)

Trang trí lớp học ( Hình 12)

13

Trang trí lớp ( Hình 13)

Trang trí lớp ( Hình 14)
14

Vận động phụ huynh ủng hộ cây xanh( Hình 15)

Phụ huynh ủng hộ cây xanh ( Hình 16)

15

Hình 17

Quang cảnh trường mẫu giáo Hoa Mai ( Hình 18)

16

Trang trí pa nô tuyên truyền( Hình 19)

Tổ chức các ngày hội ngày lễ ( Hình 20)

17

Tải về bản full

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS NAM THẮNG ĐẠT CHUẨN XANH-SẠCH-ĐẸP-AN TOÀN


MỤC LỤC

A. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN……………………………3

I. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………..3
II. Mục đích, phương pháp, giới hạn……………. ………………………………4
1. Mục đích nghiên cứu …………………………………………………………42. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………5

3. Giới hạn nghiên cứu ………………………………………………………….5

B. NỘI DUNG……………………………………………………………………………………6

I. Đặc điểm tình hình ……………………………………………………………61. Thuận lợi …………………………………………………………………………6

2. Khó khăn …………………………………………………………………………7

II. Khảo sát thực trạng ………………………………………………………….8

III. Các giải pháp và Biện pháp thực hiện………………………………………………11

IV. Những công việc đã làm và kết quả đạt được ………………………………….24

1. Những công việc đã làm …………………………………………………………………24

2. Kết quả đạt được …………………………………………………………………………..30

C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM …………………………………………………52

D. KẾT LUẬN …………………………………………………………………53

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………..54

PHỤ LỤC ………………………………………………………………………………………55

BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐDCMHS

BHYT

BGH

CB-GV-CNV

CTCĐ

GD&ĐT

GV

GVCN

KHXH

NGLL

SKKN

TDTT

THCS

TNCS HCM

TNTP HCM

TNXH

TPT

TT

TTND

UBND

Ban đại diện cha mẹ học sinhBảo hiểm y tế

Ban giám hiệu

Cán bộ – Giáo viên – Công nhân viên

Chủ tịch công đoàn

Giáo dục và Đào tạo

Giáo viên

Giáo viên chủ nhiệm

Khoa học xã hội

Ngoài giờ lên lớp

Sáng kiến kinh nghiệm

Thể dục thể thao

Trung học cơ sở

Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Tệ nạn xã hội

Tổng phụ trách

Tổ trưởng

Thanh tra nhân dân

Ủy ban nhân dân

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ
  2. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Môi trường sống có ảnh hưởng tích cực tới việc hình thành nhân cách con người. Với Giáo dục, điều này càng có ý nghĩa quan trọng khi mà đến trường, các em không những chỉ trau dồi tri thức, kiến thức mà còn hình thành nhân cách, kỹ năng sống trong tương lại. Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có việc xây dựng “Trường học Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn đã thật sự tạo ra môi trường học tập, vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng thêm gắn bó với trường lớp, thầy cô, bạn bè; được thụ hưởng không gian giải trí sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Trường học xanh- sạch- đẹp- an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình cộng đồng các em đang sinh sống, đồng thời góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường; đồng thời kéo được cả gia đình, xã hội cùng vào với nhà trường góp phần quan trọng trong công tác xã hội hóa giáo dục.

Trường THCS Nam Thắng có bề dày hơn 50 năm trưởng thành và phát triển, song trường lại xa trung tâm, kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn. Do vậy trong nhiều năm qua từ cơ sở vật chất đến chất lượng dạy học đều chưa có sự đầu tư thỏa đáng. Tuy nhiên từ năm học 2012 đến nay, được UBND huyện Nam Trực, Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực, UBND xã Nam Thắng quan tâm và đặc biệt là sự nỗ lực của BGH, tập thể CB-GV-CNV, nhà trường có sự bứt phá ngoạn mục. Tháng 01 năm 2013, trường được Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định ra quyết định công nhận là trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất của trường được xây dựng bổ sung với đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, các phòng học bộ môn. Cảnh quan sư phạm thoáng mát, sạch đẹp. Chất lượng giảng dạy và các hoạt động giáo dục của trường được ngành đánh giá tương đối cao.

Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT –BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ GD&ĐT và kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Căn cứ quyết định số 1391/SGDĐT- GDTrH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định và nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của Sở GD&ĐT về việc xây dựng trường học “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” trong trường học. Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, trong các năm học vừa qua nhà trường đã có nhiều nỗ lực để thực hiện các nội dung đề ra và đã đạt được kết quả khá tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được Trường THCS Nam Thắng nhận thấy vẫn còn có một số tiêu chí nhà trường thực hiện còn chưa thật tốt, chưa đi vào chiều sâu do vậy cần phải tiếp tục tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo để thực hiện tốt tất cả các tiêu chí mà Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã đề ra.

Chính vì thế, trong năm học 2014 – 2015, tôi cùng BGH mạnh dạn đề nghị với chính quyền địa phương, BĐD Cha mẹ học sinh, Phòng GD&ĐT huyện quyết tâm xây dựng Trường THCS Nam Thắng đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Kết quả đạt được: ngày 13 tháng 10 năm 2015, Trường THCS Nam Thắng-xã Nam Thắng-huyện Nam Trực-tỉnh Nam Định được đón đoàn công tác của Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định kiểm tra, đề nghị công nhận trường THCS Nam Thắng đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn. Ngày 23 tháng 01năm 2016, nhà trường đã long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận và sơ kết học kỳ I năm học 2015-2016.

Từ thực tế công tác xây dựng trường học Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn ở trường THCS nam Thắng, tôi mạnh dạn đúc kết “Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo xây dựng trườngTHCS đạt chuẩn “Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn” ở trường THCS Nam Thắng” nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực.

  1. MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP, GIỚI HẠN CỦA SÁNG KIẾN
  2. Mục đích nghiên cứu.

Nhằm thực hiện tốt phong trào hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do ngành giáo dục phát động cụ thể ở đây là xây dựng Trường THCS Nam Thắng ngày một xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn và an toàn hơn tạo nên môi trường thân thiện đối với học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện.

Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên trong nhà trường về sự cần thiết phải thực hiện việc lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh. Từ đó góp phần giáo dục học sinh về vai trò vô cùng quan trọng của môi trường đối với cuộc sống và có thái độ, kỹ năng, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường sống bằng những việc làm thực tế hàng ngày.

Nhằm tăng cường các hoạt động ngoại khóa, tăng cường khả năng thực hành, giáo dục thói quen lao động, gắn học với hành của học sinh trong nhà trường.

Nhằm phát huy tối đa nội lực của nhà trường, tranh thủ sự đóng góp về sức người, về tài chính của cha mẹ học sinh, của xã hội trong việc xây dựng nhà trường “xanh- sạch- đẹp- an toàn”, đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc sách, đọc các tài liệu tham khảo về giáo dục bảo vệ môi trường, các văn bản chỉ đạo của ngành…

Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế việc giáo dục của giáo viên, việc thực hiện của học sinh; quan sát học hỏi kinh nghiệm xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn của các đơn vị bạn.

Phương pháp phân tích: Từ tình hình thực tế, phân tích các số liệu, cách thức thực hiện, xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện.

Phương pháp đàm thoại: Nói chuyện với cán bộ giáo viên, với cha mẹ học sinh, với các em học sinh.

  1. Giới hạn nghiên cứu

SKKN được đúc rút từ thực tiễn áp dụng tại trường THCS Nam Thắng, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định bắt đầu từ năm học 2014-2015.

  1. NỘI DUNG
  2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
  3. Thuận lợi:

Trường THCS Nam Thắng, trong những năm gần đây luôn được đón nhận sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, của ngành GD&ĐT Nam Trực cũng như sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ học sinh.

Tháng 01 năm 2013, trường THCS Nam Thắng được UBND tỉnh ra quyết định và cấp Bằng công nhận trường THCS đạt chuẩn Quốc gia. Trường được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đặc biệt là các phòng học bộ môn.

Năm học 2014-2015, Trường THCS Nam Thắng gồm 13 lớp với 437 học sinh. Điều kiện cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, tương đối đầy đủ các phòng học, phòng chức năng.

Đội ngũ giáo viên đa số là trẻ, trình độ 100% đạt chuẩn và 50% trên chuẩn. Đánh giá xếp loại chuyên môn hàng năm đều đạt từ khá trở lên vì vậy thuận lợi cho công tác giáo dục học sinh.

Học sinh đa số các em có ý thức tốt trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường. Không có học sinh mắc các tai, TNXH.

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp
Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Quang cảnh trường THCS Nam Thắng

  1. Khó khăn:

Xã Nam Thắng là xã thuần nông (gồm 2 thôn Dương A và Đại An), kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn nên vệc đầu tư, chăm lo cho giáo dục chưa nhiều. Tính đến trước 2013, ngành giáo dục xã mới chỉ có trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Địa bàn xã rộng, hầu hết phụ huynh (đặc biệt là thôn Đại An) đi làm ăn xa quanh năm, hiều gia đình phó mặc con cái cho ông bà nên chưa thực sự chăm lo, chú ý việc học cho con.

Đội ngũ Ban giám hiệu có hai thành viên thì đồng chí Hiệu trưởng (là nữ) bổ nhiệm năm 2011, đồng chí Phó hiệu trưởng mới được bổ nhiệm, lại chuyển từ nơi khác về. Vì vậy kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo, sự bao quát, nắm bắt sâu về tình hình của nhà trường, của địa phương cũng gặp những khó khăn nhất định.

Đội ngũ giáo viên của nhà trường phần lớn là trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, không có mũi nhọn vì vậy mà hoạt động phong trào còn nhiều hạn chế; chất lượng giáo dục toàn diện đặc biệt là chất lượng trí dục chưa thật sự cao và ổn định nên cũng chưa thuyết phục được địa phương và phụ huynh học sinh

Học sinh tuy tương đối thuần nhưng sức học chưa tốt, nhiều gia đình không quan tâm đến việc học của con em, ý thức tự giác chưa cao. Trường lại đóng ở xa khu dân cư, giữa cánh đồng vì vậy công tác giáo dục cũng như xây dựng, giữ gìn cơ sở vật chất còn nhiều bất cập.

  1. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG

Để thực hiện thành công việc xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn, ngay từ đầu năm học 2014-2015, tôi tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của trường bám sát theo Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về việc đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở bậc THCS.

Việc khảo sát này giúp cho tôi thấy rõ tình hình, điều kiện của trường mình khi thực hiện nội dung “Xây dựng trường lớp xanh- sạch- đẹp- an toàn”. Kết quả khảo sát là căn cứ giúp BGH, nhà trường đề ra kế hoạch thực hiện trong năm học này và những năm tiếp theo.

Quá trình khảo sát được thực hiện với các phương pháp chủ yếu đó là phương pháp thống kê, quan sát, phỏng vấn, trao đổi với giáo viên và học sinh.

Nội dung tiến hành khảo sát tập trung vào những vấn đề gồm: tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện nội dung trên trong những năm học trước thông qua các dữ liệu lưu trữ như báo cáo tổng kết năm học, báo cáo tổng kết việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bảng điểm chấm phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Báo cáo đánh giá việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” theo các tiêu chí nộp về Phòng GD&ĐT … ; khảo sát thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường; quan sát thực tế việc thực hiện của giáo viên, học sinh nội dung trên trong thời gian qua.

  1. Khảo sát về cơ sở vật chất, môi trường xung quanh trường học.

Cơ sở vật chất nhà trường tuy đã được bổ sung, xây mới được 7 phòng chức năng, 5 phòng học bộ môn, khuôn viên sạch đẹp, có hàng rào, cổng trường kiên cố, có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng nhưng vẫn còn nhiều bất cập.

Hai ao trước trường rộng, tạo cảnh quan hài hòa nhưng toàn bộ phía trong trường (giáp sân thể dục) chưa được xây kè kiên cố, khu vực lối đi chưa có lan can rất mất an toàn khi học sinh chen lấn có thể ngã xuống ao.

Khuôn viên trường có nhiều cây nhưng bất hợp lý. Cụ thể sân chính có tới 3 cây phượng già, gần như mất hết sự sống. Một số cây khác quy hoạch lộn xộn không ra hàng lối. Ngay sân chính cũng đã xuống cấp bởi xưa chỉ đổ xỉ vôi, úng ngập nước khi có mưa.

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Sân chơi xuống cấp, cây, hoa quy hoạch còn nhiều bất cập

Hệ thống cây xanh của nhà trường chưa được phong phú, nhiều khu đất còn bỏ trống chưa được trồng cây phủ xanh bóng mát; khu vực sân thể dục còn trống trải, yếu tố “ xanh” trong nhà trường cần phải bổ sung.

Trường có vườn cây cảnh nhưng chưa được xén tỉa thường xuyên, đất trống nhiều, đơn điệu. Trong hành lang nhà trường không có bóng dáng bất kỳ một ghế đá nào để học sinh có thể nghỉ ngơi, thư giãn sau giờ học.

Toàn bộ hành lang trong khuôn viên trường, các phòng chức năng, phòng học không có bất kỳ một chậu cây, chậu hoa. Trong lớp học ngoài bàn ghế học sinh, giáo viên, bảng khẩu hiệu Dạy tốt, Học tốt còn lại không có bất kỳ hình thức trang trí nào khác. Hệ thống điện, bóng đèn chưa đáp ứng được yêu cầu cho vệc dạy và học.

Trường chưa có hệ thống nước sạch đảm bảo vệ sinh môi trường. Nước uống cho học sinh vẫn phải phụ thuộc vào việc thuê bảo vệ đun. Hệ thống nhà để xe, nhà vệ sinh học sinh đã xuống cấp trầm trọng cần phải được nâng cấp đảm bảo vệ sinh và an toàn cho học sinh.

Trường nằm giữa cánh đồng bởi vậy đường vào trường cũng là một vấn đề. Đường làm từ hơn 10 năm trước, đổ bê tông song rất nhỏ, đã xuống cấp gây không ít khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Năm 2013 đã đổ được hơn 300m bê tông từ đê xuống nhưng còn hơn 300m nối từ đường trục xã vào vẫn chưa đổ được.

Công tác phòng chống cháy nổ, tai nạn thương tích còn nhiều hạn chế. Chưa có nội quy hướng dẫn sử dụng điện, chưa có hệ thống bình chữa cháy… việc tập huấn công tác an toàn trường học ít được triển khai.

Địa thế trường khá đẹp song toàn bộ khuôn viên trường thô và cứng, không có bất kỳ khẩu hiệu, pa-nô, áp phích tuyên truyền nào. Trường có giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật song chưa bao giờ phát huy được vai trò và khả năng.

  1. Khảo sát về các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh trong việc thực hiện nội dung “ Xây dựng trường lớp xanh- sạch- đẹp- an toàn”.

Từ thực tế giảng dạy và làm công tác quản lý tại trường THCS Nam Thắng, qua việc nắm bắt tình hình thực tế, tôi nhận thấy hầu hết giáo viên mới chỉ chú ý tới việc dạy kiến thức văn hóa là chính, chưa có ý thức tự giác cao trong việc giáo dục các em thực hiện bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn. Đơn thuần giáo viên mới chỉ dừng lại ở các buổi lao động theo quy định, thông qua các hoạt động thực tế như trực nhật, quét lớp, lau chùi cánh cửa, bàn ghế…..

Các hoạt động phối hợp của Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM với giáo viên chủ nhiệm để thực hiện nội dung tuy đã có triển khai nhưng còn nhiều hạn chế. Cụ thể mới chỉ giáo dục học sinh thông qua sinh hoạt dưới cờ, thu gom giấy vụn, qua các hoạt động lao động định kỳ, thường xuyên, các hội thi như thi hiểu biết về an toàn giao thông dười cờ, thi vẽ tranh với nội dung về môi trường.

Cũng qua khảo sát kỹ năng thực hành giữ gìn, bảo vệ môi trường, phòng chống tai nạn thương tích của học sinh trong thực tế còn có những hạn chế nhất định. Cụ thể như hầu hết khi hỏi các em học sinh “Để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp em phải làm gì?” thì các em đều trả lời được là không được vứt rác bừa bãi, vẽ bậy lên tường … tuy nhiên thực tế các em biết nhưng một số em vẫn không thực hành những nội dung các em đã trả lời.

Ví dụ: Một số em ăn kẹo, bánh bỏ vỏ ni lông vào bồn hoa thay vì bỏ vào thùng rác, một số em còn vẽ bậy lên tường, ăn kẹo cao su nhả bã kẹo bừa bãi, xé và vất giấy vụn lung tung…. . tương tự như vậy trong việc thực hiện Luật giao thông đường bộ, khi hỏi các em là “ Em hãy cho biết đi bộ tham gia giao thông như thế nào là đúng?” các em trả lời tương đối đúng và rất nhanh tuy nhiên khi ra các đường các em chưa có ý thức tự giác, vẫn đi theo hàng hai, hàng ba, …

Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thu dọn, làm sạch môi trường tuy đã được tổ chức (kết hợp cùng với Đoàn xã) song giáo viên chưa trú trọng đến giáo dục hành vi thực tế ngoài cuộc sống cho các em học sinh mà chủ yếu là truyền đạt lý thuyết trên lớp học. Chưa thực hiện tốt phương châm “Học thông qua hành động”.

Trên cơ sở khảo sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong việc thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh- sạch- đẹp- an toàn” tôi đưa ra một số biện pháp, giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy, phát huy hết các ưu điểm mà nhà trường đã đạt được và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội dung này.

III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Bản thân tôi nhận thấy: Việc xây dựng trường đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp- An toàn là cả một quá trình không phải là một sớm một chiều. Để có thể xây dựng thành công phải huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng chứ không riêng gì thầy trò nhà trường. Xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn nhưng còn phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đơn vị. Bởi thế, ngoài việc xem xét, học hỏi từ các mô hình ở các nơi khác, tôi tư vấn với đồng chí Hiệu trưởng, cùng bàn bạc thống nhất cách thức làm việc và tiến hành theo đúng trình tự như trong kế hoạch chiến lược đề ra.

  1. Nghiên cứu thật kỹ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên

Trước hết, BGH nhà trường cần phải quán triệt thật tốt Chỉ thị số 40/2008/CT –BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ GDĐT và kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Nghiên cứu kỹ lưỡng, so sánh, đối chiếu các nội dung tiêu chí trong nhà trường với Quyết định số 1391/SGDĐT- GDTrH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định và nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 của Sở GD&ĐT về việc xây dựng trường học “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” trong trường học đặc biệt là các tiêu chí quy định trường trung học Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn (Phụ lục 1).

  1. Chủ động xây dựng đề án, tranh thủ ý kiến của Đảng bộ, chính quyền địa phương, của Ban đại diện cha mẹ học sinh và của ngành GD&ĐT huyện Nam Trực. (Đề án-Phụ lục 2)

Bám sát vào tình hình thực tế, do hoàn cảnh địa phương cũng như nhà trường còn nhiều khó khăn, chúng tôi xác định phát huy nguồn nội lực là chính, tận dụng tất cả những gì nhà trường đã và đang có (kể cả về con người và cơ sở vật chất).

Dự thảo đề án một cách cơ bản, toàn diện, cụ thể với tính khả thi cao nhất.

Xác định trong đề án tất cả các nội dung ứng với từng tiêu chí theo quy định của Sở GD&ĐT: xác định thực trạng, hướng giải quyết, phần kinh phí cho từng hạng mục.

Thống nhất trong BGH về quy trình làm việc, phân công trách nhiệm trong BGH về việc tranh thủ ý kiến tư vấn, góp ý của Địa phương, của Phòng GD&ĐT Nam Trực. Từ đó bổ sung, hoàn chỉnh đề án.

  1. Trên cơ sở Đề án, tranh thủ ý kiến các ban ngành, thông qua chi bộ nhà trường, Hội đồng trường để bàn bạc một cách dân chủ, thống nhất

Quán triệt nguyên tắc Đảng lãnh đạo, trước hết đồng chí Bí thư, cấp ủy, BGH tổ chức họp chi bộ, thông qua chủ trương, đề án xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn.

Lấy ý kiến dân chủ của tất cả các đảng viên trong chi bộ đóng góp ý kiến về từng công việc.

Ra nghị quyết của chi bộ thông qua Đề án cũng như quyết tâm thực hiện và hoàn thiện công việc trong năm 2014-2015, phấn đấu đến năm 2015-2016 đón đoàn kiểm tra công nhận của Sở GD&ĐT.

Họp Hội đồng trường, Hội đồng Sư phạm nhà trường để thống nhất nội dung, tranh thủ ý kiến của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, tạo sự đồng thuận nhất trí trong tập thể. Trên cơ sở đó phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân.

Tổ chức cuộc họp mời đại diện cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh để thông qua đề án, kế hoạch; tranh thủ sự ủng hộ và tiếng nói của địa phương trong quá trình thực hiện.

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp
Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Đ/c Nguyễn Văn Khương-BT Đảng ủy xã cùng lãnh đạo Đảng,

chính quyền địa phương; thường trực Ban đại diện CMHS; BGH

họp bàn kế hoạch xây dựng Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn.

Trên quan điểm bàn bạc thấu đáo, thống nhất từ địa phương, Ban đại diện CMHS; BGH nhà trường có tờ trình và kế hoạch xây dựng trường THCS Nam Thắng đạt chuẩn xanh – sạch – đẹp – an toàn đồng thời mời lãnh đạo phòng, chuyên viên thuộc tổ phổ thông Phòng GD&ĐT huyện về kiểm tra, rà soát các điều kiện đồng thời tư vấn với nhà trường về cách thức triển khai các hoạt động

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp
Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Đ/c Trần Văn Hinh cùng các đồng chí trong đoàn công tác của

Phòng GD&ĐT huyện về kiểm tra, tư vấn với nhà trường

  1. Lên kế hoạch cho từng năm học. Trước hết là năm học 2014-2015 (kế hoach chung cho cả năm và kế hoạch riêng, cụ thể trong từng tháng, từng thời điểm)-Phụ lục 3.

Xác định được thành bại, thực hiện công việc như thế nào là ở kế hoạch. Bản thân tôi nghiên cứu, so sánh, đối chiếu từng tiêu chí, căn cứ vào từng công việc, từng con người để xây dựng một kế hoạch chi tiết, cụ thể.

Từ kế hoạch chung cho cả năm học, tôi lại xây dựng riêng kế hoạch của từng tháng,từng giai đoạn.

  1. Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn và phân công các thành viên phụ trách cụ thể các công việc:

Đ/c Lưu Thị Xuân – Hiệu trưởng – Trưởng ban

– Đ/c Nguyễn Văn Đạt – P. Hiệu trưởng – P. Trưởng ban

– Đ/c Vũ Thị Đào – CTCĐ – Ủy viên

– Đ/c Lâm Thị Vân Anh – Nhân viên y tế – Ủy viên

– Đ/c Nguyễn Cao Cường – TPT Đội TNTP – Ủy viên

– Đ/c Lê Ngọc Trung – Bí thư Đoàn – Ủy viên

– 13 đồng chí giáo viên chủ nhiêm các lớp là các ủy viên:

+ Đ/c Vũ Thị Hương – Lớp 6A

+ Đ/c Hoàng Thị Tuyết – Lớp 6B

+ Đ/c Tống Thị Hường-lớp 6C

+ Đ/c Nguyễn Thị Mai – Lớp 7A

+ Đ/c Pham Thị Nhung – Lớp 7B

+ Đ/c Vũ Thị Đào-lớp 7C

+ Đ/c Nguyễn Thị Tuyết – Lớp 8A

+ Đ/c Vũ Thị Hanh – Lớp 8B

+ Đ/c Phạm Thị Mai-lớp 8C

+ Đ/c Đỗ Thị Minh Thu – Lớp 9A

+ Đ/c Đặng thị Thu Hà– Lớp 9B

+ Đ/c Nguyễn Thị Ngọc-lớp 9C

+ Đ/c Hoàng Thị Việt Hà-lớp 9D

– Đ/c Hiệu trưởng – Trưởng ban : Chỉ đạo chung.

– Đ/c Phó Hiệu trưởng: Rà soát các tiêu chí, lập kế hoạch mua sắm, và trang thiết bị cơ sở vật chất cảnh quan nhà trường. Cùng các giáo viên giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.

– Chủ tịch công đoàn cơ sở : Phát động phong trào thi đua trong CB-GV-CNV trong nhà trường.

– Bí thư Chi đoàn, tổng phụ trách Đội: Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên chi đoàn và các đội viên các lớp.

  1. Thành lập Ban tư vấn

Trên cơ sở đề án và kế hoạch đã được phê duyệt, nhất trí, Ban giám hiệu phối hợp với đại diện chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, thành lập Ban tư vấn xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn.

– Ông Phạm Văn Yêm – Chủ tịch UBND xã – Trưởng ban

– Ông Nguyễn Văn Đạt – P.Hiệu trưởng – P.trưởng ban

– Ông Bùi Sỹ Tình – CT BĐDCMHS – Ủy viên

– Ông Phùng Văn Sơn – PCT BĐDCMHS – Ủy viên

– Ông Bùi Sỹ HIệp – Kế toán BĐDCMHS – Ủy viên

Ban tư vấn có nhiệm vụ xem xét, tư vấn các công việc, cách bố trí, sắp xếp, bài trí cảnh quan cho hợp lý.

Ban tư vấn còn có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ nhà trường trong việc huy động các nguồn xã hội hóa trong quá trình xây dựng trường xanh-sạch-đẹp-an toàn.

  1. Thành lập Ban kiểm tra, giám sát

Song song với việc kiện toàn Ban chỉ đạo, đồng chí Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn.

– Đ/c Đặng Thị Lộc-Trưởng ban TTND- Trưởng ban

– Đ/c Đinh Thị Bích Đào-TT Tổ Vă phòng-P. Trưởng ban

– Đ/c Phí Thị Liên Minh-TT Tổ KHXH -ủy viên

– Đ/c Phạm Thị Tiện – phụ trách nữ công-ủy viên

Ban giám sát có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường lớp xanh-sạch-đẹp-an toàn của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các lớp. Từ đó có sự đánh giá, nhận xét thể hàng tuần trong buổi chào cờ đầu tuần để nhắc nhở đội ngũ thực hiện.

  1. Tổ chức quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện

Xây dựng trường lớp “ Xanh- sạch- đẹp- an toàn” là một trong 5 nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” vì vậy ngay sau khi thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng Đề án và ban hành kế hoạch chi tiết để thực hiện, tôi tiến hành phân công trách nhiệm từng thành viên làm nhóm trưởng phụ trách từng tiêu chí cụ thể để triển khai thực hiện kế hoạch đề ra.

– Tiêu chí 1: Xanh – đ/c Lê Ngọc Trung

– Tiêu chí 2: Sạch – đ/c Phạm Thị Nhung

– Tiêu chí 3: Đẹp – đ/c Đỗ Duy Dũng

– Tiêu chí 4: An toàn – đ/c Nguyễn Cao Cường

(Các đ/c nhóm trưởng có trách nhiệm nghiên cứu kỹ nội dung từng tiêu chí theo quy định của Sở GD&ĐT, xây dựng kế hoạch, phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm, tư vấn ngược lại cho BGH trong quá trình thực hiện).

Tổ chức họp Ban thường trực, Ban chấp hành đại diện CMHS, họp phụ huynh học sinh toàn trường để phổ biến và thông qua kế hoạch. Qua các cuộc họp xin ý kiến đóng góp xây dựng của cha mẹ học sinh. Từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong toàn thể phụ huynh học sinh nhà trường.

Tiếp theo tiến hành phổ biến, quán triệt trong hội đồng giáo viên, tuyên truyền tới học sinh trong các giờ chào cờ, giờ sinh hoạt lớp (thông qua GVCN) về mục đích, ý nghĩa,và vai trò của trường học “Xanh- sạch- đẹp- an toàn”.

Trong các nội dung thực hiện chúng tôi tập trung vào ba nội dung nổi cộm để ráo riết chỉ đạo thực hiện đó là:

Thứ nhất: Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ; nguồn nước sinh hoạt, nước uống hợp vệ sinh.

Thứ hai: Giữ gìn sân trường sạch đẹp, không có rác thải vứt bừa bãi.

Thứ ba: Lên quy hoạch trồng cây xanh và bổ sung cơ sở vật chất.

Tóm lại: việc quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện là bước đi đầu tiên rất quan trọng để thực hiện thành công kế hoạch đề ra. Vì qua việc làm này mọi thành viên có liên quan nhận thức rõ điều mình sắp thực hiện, thấy vai trò trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ nhận thức đúng sẽ đi đến hành động đúng.

  1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của học sinh

Xác định được tuyên truyền giáo dục là một phương pháp không thể thiếu, có vai trò và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành công nội dung giáo dục (trong đó Đoàn TNCS và Đội TNTP HCM mà trung tâm là đồng chí Bí thư Đoàn và Tổng phụ trách đội giữ vai trò chủ chốt trong công tác này). Vì vậy công tác này được giao trọng trách cho đồng chí bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội trực tiếp phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện.

Công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện phong trào xây dựng “ Trường học xanh- sạch- đẹp- an toàn” được thực hiện với các hình thức cụ thể như:

Tuyên truyền trong giờ chào cờ đầu tuần: nhận xét, đánh giá, nhắc nhở, khen thưởng, động viên

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Một buổi chào cờ đầu tuần của học sinh nhà trường ngoài các nội dung

truyền thống là giao lưu văn hóa và tuyên truyền các hoạt động.

Tổ chức Ngày hội vệ sinh trường học, thi vẽ tranh về chủ đề môi trường, an toàn giao thông (phụ trách chính là đ/c Hà Thị Hương-GV Mỹ thuật).

Phát động cho học sinh nhận chăm sóc cây xanh và tự trang trí lớp học, phát huy tinh thần tự giác “Vườn cây em chăm”…..

Phát động phong trào kế hoạch nhỏ, thu gom giấy vụn gây quỹ Đội.

Tóm lại: Tuyên truyền là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao vì nó tác động vào ý thức giữ gìn môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ lớp học, … của từng em học sinh. Đa số các em học sinh thông qua tuyên truyền giáo dục ý thức các em sẽ thực hiện theo nội dung tuyên truyền một cách nghiêm túc.

  1. Tổ chức, chỉ đạo các phong trào

Kết hợp với công tác tuyên truyền nhà trường phối hợp thêm nhiều các biện pháp giáo dục khác để thực hiện nội dung đã đề ra.

  1. Phong trào “Sân trường, lớp học không có rác”

Nội dung này nhà trường giao cho Đội thiếu niên và giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thực hiện.

Để thực hiện phong trào này nhà trường bố trí hợp lý các thùng đựng rác tại các vị trí cố định trên sân trường, trên các phòng học, hành lang.

Ở từng lớp học, nhà trường bố trí 1 tủ sắt để đựng toàn bộ chổi, rễ, xô, chậu. Mỗi lớp học có một hộp các tông … đựng giấy vụn. Cuối mỗi tuần, TPT Đội sẽ thu gom chung toàn trường.

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Trên sân trường, các dãy hành lang đều bố trí các thùng rác có nắp đậy

Liên đội tổ chức cho các chi đội đăng ký không vứt rác bừa bãi, thu giấy vụn hàng ngày, hàng tuần với đ/c Tổng phụ trách.

Đội sao đỏ làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát, theo dõi tình hình thực hiện của các bạn mình. Kịp thời phát hiện, nhắc nhở những bạn thực hiện chưa tốt, tổng hợp báo cáo báo cáo tổng phụ trách, báo cáo giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm.

Hàng ngày, ngay từ sáng sớm giao cho đội sao đỏ có nhiệm vụ kiểm tra và nhắc nhở các lớp làm vệ sinh đúng thời gian, đúng khu vực quy định. Nếu sân trường bẩn ở khu vực nào, liên đội sẽ trừ điểm thi đua của lớp chịu trách nhiệm khu vực được giao.

Định kỳ, hàng tháng, nhà trường phối hợp với UBND xã cho xe chở rác ra khu vực tiêu hủy chung của cả xã tránh hiện tượng ô nhiễm môi trường

Qua việc thực hiện phong trào đã mang lại hiệu quả thiết thực, các em học sinh bỏ rác đúng nơi qui định, sân trường luôn được giữ gìn sạch đẹp.

  1. Phong trào “An toàn trường học”

Phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh là nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà trường đối với các em học sinh và cha mẹ của các em.

Trường THCS Nam Thắng nằm giữa cánh đồng, xa khu dân cư, có nhiều ao hồ; do đó tôi xác định nội dung quan trọng hàng đầu để thực hiện tốt phong trào đó là thực hiện an toàn xung quanh trường đồng thời hoàn thiện thêm một số kỹ năng ứng phó với cuộc sống cho các em. Vì vậy tôi tập trung thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất: Tham mưu với ủy ban nhân dân xã, Ban công an xã hỗ trợ định kỳ tuyên truyền, giáo dục về an ninh trật tự: không đốt pháo nổ, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy…

Thứ hai: Giao Đoàn TNCS, Đội TNTP, các đ/c giáo viên TD định kỳ tổ chức dạy bơi cho học sinh, huấn luyện cách đối phó với tai nạn thương tích

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Hoạt động thường kỳ: dạy bơi của Đoàn TNCS, Đội TNTP nhà trường

Thứ ba: Quy định tất cả học sinh đi xe đạp đến cổng trường là phải xuống xe dắt bộ. Giờ tan học phải dắt xe qua cổng mới được phép lên xe đi. Không đi hàng đôi, hàng ba. Giao cho tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm triển khai thực hiện.

Thứ tư: Ở các lớp học treo nội quy trường học, nghiêm cấm các hành vi nguy hiểm, không mang những vật sắc nhọn vào trường học….

Thứ năm: duy trì tốt hoạt động của công tác Y tế học đường với tủ thuốc cứu thương. Đ/c nhân viên y tế cũng kiêm luôn công tác quản lý vệ sinh nước uống cho học sinh.

Nhờ thực hiện các biện pháp trên mà trong năm học an toàn, không có tai nạn giao thông xảy ra. Ngoài việc chú trọng thực hiện nội dung trên thì nhà trường cũng thường xuyên hướng dẫn các em kỹ năng vui chơi, sinh hoạt đúng cách để không để xảy ra tai nạn. Công việc này được giao cho Tổng phụ trách Đội, nhân viên y tế và giáo viên chủ nhiệm phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở các em thực hiện.

  1. Phong trào “Xanh hóa trường, lớp”

Để thực hiện phong trào, nhà trường giao cho mỗi lớp phụ trách một bồn hoa, mỗi lớp tự giác đăng ký chăm sóc một khu vườn, hàng cây. Các em cùng chung tay góp sức vào việc chăm sóc, nhặt cỏ, bảo vệ bồn hoa.

Giao cho Đoàn TNCS HCM việc cắt tỉa cây cảnh, bón phân chăm sóc cây nhất là vào mùa nắng đảm bảo các bồn hoa luôn xanh tốt.

Lên kế hoạch trồng bổ sung cây xanh, cây bóng mát, các loại chậu hoa cây cảnh trang trí trên sân trường, hành lang và trong lớp học.

Xã hội hóa công tác xây dựng trường xanh-sạch-đẹp-an toàn. Huy động, kêu gọi các nhà tài trợ, các mạnh thường quân, hội cựu học sinh tặng cây xanh cho nhà trường.

Phong trào đã giúp cho hệ thống cây cảnh, cây xanh của nhà trường được bổ sung, luôn được bảo vệ, chăm sóc xanh tốt. Tạo nên khuôn viên nhà trường mát mẻ, sảng khoái.

  1. d) Phong trào “Lớp học là nhà”

Ban chỉ đạo phối kết hợp với BĐD CMHS, học sinh các lớp lên kế hoạch đầu tư trang trí theo tinh thần chung, mô hình chuẩn các phòng học. Mỗi phòng học đều có bảng nội quy, 10 điều giao tiếp có văn hóa của học sinh, bảng 5 điều Bác Hồ dạy, Chủ đề năm học, Tủ sách lớp học, dây hoa trang trí.

Giao cho GVCN lớp lập kế hoạch xanh hóa lớp học, lớp học thân thiện bằng chậu cây, hoa, khăn trải bàn, bát hoa…

Mỗi lớp học đều được chú ý giữ gìn vệ sinh chung trước, trong và sau mỗi buổi học; không xả rác bừa bãi, không ăn quà vặt trên lớp

  1. Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ.

Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch lao động cụ thể. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao.

Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng ngày, đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sinh khu vực của mình. Kịp thời phát hiện và báo cáo sao đỏ, tổng phụ trách Đội nếu có học sinh lớp khác làm mất vệ sinh khu vực của lớp mình quản lý.

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Học sinh thường xuyên lao động vệ sinh khu vực được phân công

Ngoài ra, định kỳ 1 tháng 1lần các lớp thực hiện vệ sinh toàn bộ khu vực trong và ngoài lớp học như lau bàn, lau cửa, lau tủ, quét mạng nhện trong lớp cũng như khu vực hành lang. Tất cả học sinh thực hiện tổng vệ sinh chung toàn trường: đường vào, sân tập TDTT, nhà xe, sau trường…..

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Học sinh làm cỏ, chăm sóc “Vườn cây em chăm”

Các phòng hành chính và các phòng chức năng, phòng học bộ môn của nhà trường cũng được chỉ đạo vệ sinh, bố trí sắp xếp hợp lý tủ, bàn, trang trí hoa lá để tạo môi trường thoải mái, sạch đẹp cho cán bộ, giáo viên, học sinh học tập, làm việc.

Tóm lại: Việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho khuôn viên trường, phòng học, phòng chức năng và các phòng hành chính luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ hàng ngày.

12 Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học

Hiện nay việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong một số tiết học là bắt buộc. Nếu các thầy cô giáo biết cách lồng ghép thường xuyên vấn đề này trong các bài giảng của mình thì hiệu quả chắc chắn không phải là nhỏ. Sở dĩ như vậy vì thầy cô giáo vừa là những tấm gương rất thuyết phục, vừa là những người có sức lay động, cảm hóa sâu sắc. Một lời nói của thầy cô có thể tác động trực tiếp và lớn lao hơn cả những chương trình truyền thông khô cứng.

Để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung trên thì nhà trường tổ chức tập huấn các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính khóa.

Tổ chức giảng mẫu cho giáo viên toàn trường rút kinh nghiệm. Tổ chức thao giảng theo các tổ khối để giáo viên trong tổ cùng bàn bạc để đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh từng khối.

Ban Giám hiệu thường xuyên dự giờ và góp ý cho giáo viên cách thực thực hiện để đạt mục tiêu đề ra. Đặc biệt chú ý giáo viên đến việc giáo dục bằng những tình huống cụ thể tránh nói lý thuyết suông.

Tóm lại: Qua các tiết học có giáo dục môi trường thì giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về môi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường. Đặc biệt qua các tiết học này giúp cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và các kỹ năng bảo vệ môi trường.

  1. NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

* Những việc đã làm

  1. Công tác chuẩn bị :

– Nghiên cứu kỹ những tiêu chuẩn, tiêu chí quy định về trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn của Sở Giáo dục và Đào tạo.

– Lĩnh hội ý kiến, sự chỉ đạo, tư vấn của Phòng giáo dục và Đào tạo cũng như chính quyền địa phương trong công tác xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.

– Họp chi bộ, phổ biến các nội dung, xây dựng thành nghị quyết.

– Thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

– Tham khảo ý kiến của Hội đồng sư phạm, học tập kinh nghiệm ở nhiều đơn vị giáo dục trong, ngoài huyện, qua báo chí, mạng Internet.

– Tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm thực tế của địa phương, lựa chọn tìm những loại cây thích hợp và các biện pháp trồng, chăm sóc, bảo quản có hiệu quả thiết thực nhất.

– Ban chỉ đạo xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn xây dựng đề án, lập kế hoạch tu bổ cơ sở vật chất, trồng cây xanh bóng mát và trồng cây cảnh, trang trí phòng học, vệ sinh môi trường cảnh quan sư phạm…Tổ chức hội nghị lấy ý kiến thống nhất với các tổ chức đoàn thể trong trường để hoàn thiện kế hoạch.

– Họp với thường trực Ban đại diện phụ huynh học sinh, thống nhất những việc làm cụ thể để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ.

* Triển khai và chỉ đạo thực hiện kế hoạch:

– Phổ biến kế hoạch trong cuộc họp Hội đồng sư­ phạm; tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân và học sinh.

– Phân công cụ thể trách nhiệm cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách.

– Tổ chức kiểm tra, tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện đúng kế hoạch.

  1. Tổ chức thực hiện:

2.1. Đối với học sinh :

– Trong các giờ chào cờ đầu tuần, các hoạt động ngoại khóa, các giờ sinh hoạt lớp tuyên truyền kế hoạch và biện pháp xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn

– Giáo dục học sinh luôn có ý thức và hành động tự giác giữ gìn, bảo vệ môi trường và thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện đẹp người – đẹp lớp – đẹp trường.

– Các lớp trực tiếp tham gia các việc làm cụ thể hàng ngày, hàng tuần về xây dựng lớp học, trường học: vệ sinh trường lớp, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, trồng cây, làm cỏ, chăm sóc cây; tham gia giữ gìn an toàn trường học…

– Đội tự quản, đội sao đỏ thực hiện đúng luật An toàn giao thông; phòng chống tai, tệ nạn… các em tích cực tham gia một số hoạt động ngoại khóa của trường, lớp để có kỹ năng tự bảo vệ với tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông, tai nạn điện, thảm họa thiên nhiên…

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Ngay từ cổng trường học sinh đã được tiếp xúc và biết các quy định,

biển báo giao thông đường bộ

– Cuối học kỳ, cuối năm học, các em được tham gia nhận xét, đánh giá về việc làm tốt, việc làm chưa tốt, đề xuất ý kiến của mình với chương trình xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.

2.2. Đối với giáo viên :

– Thực hiện kế hoạch trồng cây mùa xuân, nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia ủng hộ, trồng các loại cây, hoa phù hợp cảnh quan.

– Ban chỉ đạo phân công cán bộ, giáo viên tuyên truyền về các tiêu chí trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh hiểu rõ yêu cầu từng tiêu chí, hiểu rõ mục đích ý nghĩa và trách nhiệm của mỗi người trước môi trường sống và học tập.

– Thực hiện có hiệu quả việc khai thác nội dung kiến thức giáo dục môi trường, tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học trong chương trình giảng dạy. Giáo viên chủ động thực hiện các hoạt động Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn của lớp phụ trách; gương mẫu trước học sinh về hành động bảo vệ môi trường.

2.3. Đối với cán bộ quản lý nhà trường :

– Làm tốt công tác tư tưởng đối với phụ huynh, học sinh và giáo viên.

– Vận động cán bộ, giáo viên, phụ huynh tặng cây cảnh, cây bóng mát; tuyên truyền, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

– Triển khai cụ thể tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nội dung yêu cầu, tiêu chí trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn đồng thời cũng đưa vào biểu điểm thi đua để đánh giá nhận xét theo học kỳ, năm học.

– Tổ chức một số hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ…theo từng chủ đề cho học sinh.

– Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp về việc giữ gìn và chăm sóc cây xanh, bồn hoa, khuôn viên trường lớp.

– Thực hiện những cách đánh giá: ảnh chụp, nhật ký để làm rõ sự thay đổi cảnh quan môi trường của nhà trường qua mỗi năm học.

3 Bổ sung cơ sở vật chất:

– Để tạo môi trường sạch đẹp, thoáng đãng, nhà trường tư vấn với chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh tu bổ và xây mới các công trình: đổ đường bê tông từ đường trục xã vào trường, xây mới các công trình vệ sinh cho học sinh, xây tường rào sau trường, thiết kế sân chơi, sân thể dục phù hợp với các tiêu chuẩn theo quy định.

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp
Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Ban đại diện CMHS nhà trường triển khai việc nâng cấp sân chính

nhà trường bằng gạch Giếng đáy Hạ Long

– Bổ sung và mua mới nhiều bàn, ghế đá đặt tại các vị trí thích hợp trong khuôn viên nhà trường để thầy và trò nghỉ ngơi, thư giãn trước và sau giờ lên lớp.

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Trong khuôn viên nhà trường, đặt nhiều bàn, ghế đá

để thầy và trò thư giãn sau giờ lên lớp

  1. Tổ chức mua cây trồng bổ sung:

– Bố trí lại vườn cây, khuôn viên hợp lí, trồng thêm các loại cây hoa, cây cảnh tạo màu sắc hài hòa

– Để tăng độ che phủ của màu xanh trên sân trường đồng thời tạo bóng mát, giá trị sử dụng, nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa cũng như chi một phần kinh phí mua thêm cây ở các cơ sở ươm bán cây giống, cây cảnh không có ở địa phương như: cây osaka, xoài, sấu, bằng lăng; cắt sân làm các thảm cỏ…

– Bước đầu bố trí trồng và ươm vườn cây thuốc nam

  1. Bố trí lắp đặt hệ thống nước sạch, trang trí lại các lớp học, xây dựng cơ bản hệ thống thoát nước:

– Năm 2014, khi địa phương có dự án xây dựng nhà máy nước sạch phục vụ sinh hoạt, nhà trường bỏ kinh phí cùng phụ huynh đề nghị lắp đặt hệ thống nước sạch phục vụ nhu cầu của giáo viên và học sinh.

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp
Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Hệ thống bồn rửa tay cho học sinh trước khi vào lớp

– Nhà trường thiết kế trang trí đồng bộ cho các lớp học theo đúng quy định đảm bảo thẩm mỹ và có tính giáo dục cao, học sinh tham gia các hoạt động “Xanh hoá trường học” với chủ đề: Hành động nhỏ – Ý nghĩa lớn: tự giác nhận trồng, chăm sóc cây, nhặt rác thải…

– Kè toàn bộ bờ ao chạy dọc trước sân trường vừa để đảm bảo an toàn về con người vừa tránh xói mòn mặt bằng.

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp
Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Xung quanh bốn phía bờ ao đều kè kiên cố với hàng rào lưới thép.

Ao trường được thả sen, súng tạo sự hài hòa, đẹp mắt

– Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cống rãnh thoát nước, có nắp đậy tạo đường đi sạch sẽ.

– Bố trí các thùng đựng rác, để dụng cụ vệ sinh trong mỗi phòng học cho sạch đẹp, gọn. Từng vị trí trong khu vực sinh hoạt chung đều bố trí thêm các thùng rác lớn có nắp đậy. Tổ chức việc quét dọn vệ sinh, thu gom giấy rác hàng ngày chuyển vào vị trí bãi đựng rác chung quy định và xử lý đốt thường xuyên.

  1. Biện pháp:

Mỗi tuần tổ chức một buổi lao động với tinh thần Ngày xanh – sạch – đẹp, học sinh tổ chức làm cỏ, chăm sóc cây hoa ở khu vực của lớp mình nhận, lau chùi, vệ sinh toàn bộ lớp học. Biến việc chăm sóc cây, vệ sinh môi trường thành việc làm tự giác, thường xuyên hàng ngày, hàng tuần.

– Việc cắt tỉa cây xanh bóng mát, cây cảnh, phun thuốc trừ sâu bệnh, bón phân, tưới cây… được chi đoàn, ban xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn tự giác đảm nhiệm.

* Kết quả đạt được:

  1. Đối với việc tạo cảnh quan môi trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn

Mỗi năm học, bên cạnh việc tập trung xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác dạy – học và từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường lập kế hoạch trồng cây xanh bóng mát, cây cảnh xây dựng cảnh quan nhà trường, tạo môi trường giáo dục Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn. Bằng sự nỗ lực của thầy và trò nhà trường, đến nay trường THCS Nam Thắng đã đạt được những kết quả cụ thể như sau :

– Huy động từ giáo viên, phụ huynh, học sinh cũng như trích quỹ của nhà trường bổ sung thêm được 15 cây lộc vừng bóng mát, 1 vườn cây lá màu các loại cắt tỉa theo các hình thoi, hình thang…, 15 cây bóng mát trên sân trường, sân thể dục; 85 chậu cây, chậu hoa, cây xanh trang trí trong các phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, hành lang, sân trường…

– Vườn cây, các gốc cây, bồn hoa trước lớp học trồng thảm cỏ lạc hoa, các loại hoa đẹp, nở hoa quanh năm, cây chuỗi ngọc cắt tỉa thành các chữ Dạy tốt, Học tốt .

– Bố trí một mảnh vườn nhỏ trồng một số loại cây thuốc nam phổ biến và thông dụng trong đời sống: gừng, ngải cứu, tía tô, kinh giới, mã đề, đinh lăng…

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Vườn cây thuốc nam

Thường xuyên khơi thông rãnh thoát nước, không để sảy ra tình trạng ứ đọng nước sau mưa; sử dụng hệ thống thùng đựng rác, phối hợp với địa phương để xử lý rác thải, tẩy rửa nhà vệ sinh thường xuyên, trồng cây xanh quanh khu vực nhà vệ sinh để khử mùi.

– Vệ sinh toàn trường hàng ngày; trang trí đồng bộ các phòng học, phòng học tập bộ môn, các phòng chức năng, phòng làm việc đảm bảo quy định, đẹp mắt, an toàn, tạo môi trường thoải mái sinh hoạt, học tập, làm việc.

Kết quả trên đã góp phần đáng kể vào sự chuyển biến mạnh mẽ cảnh quan của nhà trường theo tiêu chí Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.

  1. Đối với việc giáo dục học sinh:

– Hoạt động xây dựng môi trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn đã tạo điều kiện cho các em được đóng góp công sức của mình làm cho cảnh quan ngôi trường mình học tập ngày càng đẹp hơn. Ngoài ra hoạt động này còn có tác động đến ý thức trách nhiệm đối với tập thể để các em ngày càng gắn bó hơn, tự hào hơn đối với mái trường. Đồng thời tạo không khí học tập vui tươi, thoải mái, nhẹ nhàng, thân thiện giúp học sinh có tình thần học tập tốt hơn.

– Việc trực tiếp được tham gia trồng, chăm sóc cây xanh bóng mát, cây cảnh, vườn hoa trong nhà trường còn giáo dục cho các em một số trí thức, kỹ năng lao động phù hợp với mục đích yêu cầu giáo dục toàn diện, học đi đôi với hành, tri thức gắn liền với thực tế, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tạo hiệu quả cao trong việc“Xanh hoá trường học”.

Một vài hình ảnh xanh hóa trường học của thầy và trò nhà trường

  1. Kết quả việc huy động các nguồn lực:

Kinh phí xây dựng trường học Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn khoảng gần 600.000.000 (sáu trăm triệu đồng). Trong đó:

Xã hội hóa khoảng: 500.000.000 (năm trăm triệu đồng).

Ngân sách: 50 triệu đồng.

Cán bộ, giáo viên, nhân viên ủng hộ (cả vật chất và tiền) khoảng: 50.000.000 (năm mươi triệu đồng).

3.1. Nguồn lực từ phụ huynh học sinh , nhân dân và ngân sách, tài trợ:

– Xây dựng 2 nhà vệ sinh học sinh kiên cố, tự hoại, lợp mái tôn: 180.000.000 ( một trăm tám mươi triệu đồng).

– Lát sân chính bằng gạch giếng đáy Hạ Long, xây tường rào sau trường: 200.00.000 (hai trăm triệu đồng).

– Đổ đường bê-tông vào trường (350 m): 150.000.000 (một trăm năm mươi triệu đồng).

– Xây dựng sân chơi, hệ thống thoát nước, bồn hoa ghế đá: 40.000.000 (năm mươi triệu đồng).

– Mua trồng cây bóng mát, cây cảnh, chậu cây trang trí, cây ăn quả…: 30 triệu đồng.

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp
Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Cây Osaka vàng của đồng chí thiếu tướng Bùi Tiến Cam –

Phó tư lệnh cảnh sát cơ động – Bộ công an tặng nhà trường

Cây sấu của Hội cựu học sinh khóa 1993-1997 tặng nhà trường

3.2. Nguồn lực từ giáo viên và học sinh :

– Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia nhiều ngày công trồng cây phục vụ học tập, trồng và chăm sóc chậu hoa, cây cảnh, cây xanh, cây bóng mát,

– Cán bộ, giáo viên, nhân viên tặng đôi sanh thế trực (trị giá 15.000.000) trồng trên chậu trước lễ đài .

  1. Kết quả của từng tiêu chí đạt được:

Tiêu chí 1: Xanh

– Nhà trường có hệ thống tường xây bảo vệ quanh khuôn viên, khuôn viên được trồng nhiều cây xanh, cây bóng mát, trồng hoa, trồng cỏ, cây cảnh hài hòa và phù hợp với tổng thể kiến trúc nhà trường, phủ xanh các khoảng đất trống;

– Trên sân trường và trong khuôn viên trồng được nhiều cây xanh cây bóng mát, cây hoa tạo cảnh quan phong phú, đa dạng: hoa sữa, sấu, osaka, phượng vỹ, bàng, xoài, lộc vừng…

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Ngay từ cổng trường ngập tràn sắc xanh

– Vườn cảnh ngoài sanh thế, sanh tán, tùng, ngâu… tầng dưới là các loại cây lá màu được trồng và cắt tỉa theo các hình thang, hình tam giác…; tầng mặt đất được phủ bằng thảm cây cỏ lạc hoa.

– Các vườn cây, vườn cảnh được thiết kế hài hòa, cân đối trước khuôn viên, trồng đa dạng các loại cây và hoa. Trước mỗi lớp đều có bố trí một bồn hoa nhỏ để các em học sinh tự thiết kế theo ý tưởng và sở thích.

– Trên sân chính trồng 4 ô cỏ với tổng diện tích gần 200m2. Các vồng cây bóng mát trước các lớp học (khối lớp 9) đều được phủ thảm cỏ, thảm hoa. Trên các bồn hoa (trước khối lớp 6, 7, 8) đều trồng các loại cây hoa, cây chuỗi ngọc cắt tỉa hình, cắt chữ Dạy Tốt, Học Tốt rất sinh động. Sân tập thể dục thể thao, sân chơi được bố trí ở khu vực riêng có hệ thống cây xanh bao quanh.

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp
Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Bồn hoa, cây cối được chăm sóc, xén tỉa công phu

– Trích kinh phí mua và huy động ủng hộ nhiều chậu cây cảnh, cây hoa (85 chậu) được đặt tại những vị trí thích hợp trên sân trường, hành lang đi lại, trong khuôn viên trường, trong các phòng chức năng, phòng làm việc, trong lớp học đảm bảo đẹp mắt.

– Xây dựng bồn hoa, vườn trường được thiết kế khoa học hợp lý và đã trồng được nhiều loại hoa nở quanh năm, bước đầu trồng và ươm giống, chăm sóc vườn cây thuốc nam phục vụ cho việc đổi mới các hoạt động giáo dục.

– Toàn bộ hệ thống cây xanh, cây bóng mát, chậu hoa cây cảnh, thảm cỏ được định kỳ, thường xuyên chăm sóc, bổ sung xanh mát quanh năm, được bố trí hợp lý có tính mỹ thuật phục vụ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh học tập, vui chơi và thụ hưởng sau giờ lên lớp.

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia lao động

Tiêu chí 2: Sạch

– Xử lý rác thải: Nhà trường có khu vực xử lí rác thải riêng xa khu vực học tập và làm việc. Trên sân trường, trong khuôn viên trang bị hệ thống thùng rác có nắp đậy, được đặt tại các vị trí hợp lý thuận tiện đảm bảo mỹ quan, rác được phân loại theo hai nhóm (nhựa ni lông, giấy vụn) và định kỳ phối hợp với bộ phận thu gom rác của địa phương (1 lần/tháng) để vận chuyển về khu đổ rác tập trung của địa phương.

– Xử lý hệ thống cống rãnh, nước thải: Hệ thống thoát nước của nhà trường được xây dựng khoa học ứng với từng khu vực; sân TDTT cũng được thiết kế hệ thống thoát nước đổ bê tông có nắp đậy an toàn đảm bảo thoát nước tốt, không có hố nước đọng gây ô nhiễm môi trường và muỗi sinh sản, định kỳ nạo vét (1 tháng/ lần) đảm bảo lưu thông nước, không có mùi hôi.

– Nguồn nước sạch: Nhà trường lắp đặt hệ thống nước sạch ở các vị trí thuận tiện để học sinh rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi vào lớp. Tìm hiểu và liên hệ với doanh nghiệp Tuyết Thanh tại khu công nghiệp Hòa Xá đảm bảo đủ nước uống sạch cho học sinh hàng ngày. Nhà trường có nguồn nước mưa, nước máy để sử dụng thường xuyên.

– Vệ sinh môi trường: Có đầy đủ 2 nhà vệ sinh tự hoại riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; có đủ hai khu vệ sinh tự hoại riêng cho học sinh với diện tích sử dụng theo quy định. Công trình vệ sinh thoáng mát, đủ ánh sáng, xung quanh khu vực vệ sinh trồng cây xanh với mục tiêu tạo cảm giác thoải mái, chống ô nhiễm khử mùi hôi, nâng cao ý thức sử dụng bảo quản, đi vệ sinh đúng nơi quy định cho học sinh. Các khu nhà vệ sinh thường xuyên được tẩy rửa thường xuyên. Khuôn viên trường, lớp học các phòng chức năng, phòng làm việc vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp
Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

2 nhà vệ sinh tự hoại của học sinh (riêng nam và nữ).

– Công tác y tế học đường: Học sinh được giáo dục cách sống khoẻ mạnh và có sự hỗ trợ về y tế, về tâm lý, cán bộ y tế thường xuyên theo dõi tuyên truyền các dịch bệnh diễn ra, hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cách phòng chống, phối hợp với trạm y tế xã tổ chức tiêm chủng, khám nha mắt cho học sinh, kiểm tra theo dõi sức khỏe cho học sinh. Nhà trường có phòng y tế riêng, có tủ thuốc với một số loại thuốc thông dụng, bông, băng, gạc… đủ điều kiện đảm bảo sơ cứu ban đầu cho học sinh

– Xử lý tiếng ồn: Vị trí sân chơi bãi tập được bố trí riêng, cách tương đối xa lớp học, ngăn cách hẳn, không để học sinh trong lớp nhìn ra được dẫn đến mất tập trung.

Tiêu chí 3: Đẹp.

– Khuôn viên trường khép kín hình chữ U, ngay phía trước là 2 ao có hàng rào bao quanh, phía bờ ao ngoài đường là 1 hàng lộc vừng 14 cây chạy dọc tạo sự hài hòa, mát mẻ

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Hai ao trước trường được thả hoa sen, hoa súng

– Xây dựng được môi trường xanh, sạch, có tính thẩm mỹ trong mô hình kiến trúc tổng thể, quy hoạch hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất cảnh quan môi trường.

– Trong khuôn viên, ở các tường lớp có bố trí các bức tranh cổ động, tuyên truyền về xây dựng và bảo vệ môi trường sống, ý thức chấp hành luật lệ giao thông… do chính giáo viên trong trường thể hiện.

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp
Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Tận dụng mọi khoảng trống cho công tác tuyên truyền, cổ động

– Trên các hàng cột trụ trong trường đều có thiết kế và treo các pa-nô, áp phích mang tính giáo dục về nhân cách, con người (14 tấm)

– Xây dựng những quy định về nếp sống văn hóa, thiết kế các bảng biểu áp phích và được bố trí, sắp xếp hợp lý đảm bảo tính tiện dụng và mỹ quan thường xuyên nhắc nhở học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, biết sống hài hòa thân thiện với thiên nhiên, đảm bảo nhà trường thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện học sinh về lý tưởng, nhân cách, lối sống.

– Thực hiện nghiêm túc những quy định chuẩn mực nhà giáo và học sinh về trang phục đảm bảo gọn gàng, sạch đẹp, cần giản dị. Xây dựng môi trường thân thiện giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với cán bộ, giáo viên, nhân viên, giữa học sinh với khách, giữa học sinh với cây xanh thảm cỏ bồn hoa, bàn ghế, lớp học, sân trường.

Tiêu chí 4: An toàn.

– Toàn bộ khuôn viên nhà trường được khép kín, ngăn cách hẳn với dân cư và bên ngoài bằng hệ thống tường bao, tường rào. Hai ao lớn được xây bờ kè, rào lưới thép B40 đảm bảo an toàn. Hàng năm, nhà trường đều cho tuyên truyền và tập huấn về bơi lội cho học sinh…

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Dạy bơi, phòng chống đuối nước là hoạt động thường xuyên của nhà trường

– Cơ sở vật chất đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh giảng dạy, học tập và làm việc, độ cao bàn ghế phù hợp và lắp đặt phòng học chuẩn ánh sáng để giảm thiểu bệnh cong vẹo cột sống và cận thị trong học sinh, các khu vực có thể bị xói mòn được trồng cỏ và trồng các loại cây giữ đất.

– Ở các khu vực: phòng học bộ môn, phòng chức năng đều có lắp đặt các bảng biểu hướng dẫn sử dụng và tuyên truyền về phòng chống cháy nổ cũng như các bình chữa cháy; liên hệ với bên công an để tập huấn cho cán bộ, giáo viên và học sinh .

– Hàng năm 100% học sinh ký cam kết phòng chống các tệ nạn xã hội, cam kết không tàng trữ, vận chuyển và buôn bán các loại pháo, chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông.

– Thường xuyên tuyên truyền và giáo dục về An toàn giao thông, đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi đi xe đạp điện, mô tô, xe gắn máy

– Xây dựng rèn luyện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có ý thức tự giác thực hiện an toàn trường học, thành lập đội tự quản, đội sao đỏ trong học sinh, ban tư vấn tâm lý sức khỏe, ban phòng chống cháy nổ có nhiệm vụ đảm bảo an toàn trường học, tiết kiệm điện năng, phòng tránh tai nạn thương tích, giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, đuối nước, nâng cao ý thức tự phòng, tự bảo vệ, đảm bảo không có các tệ nạn xã hội, không có hiện tượng bạo lực trong nhà trường.

– Nhà trường đã có các giải pháp trong giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh và đảm bảo quản lý an toàn trường học thông qua các giờ học ngoại khóa, tích hợp trong các môn học và trong các hoạt động NGLL lớp.

– Xấp xỉ 100% học sinh trong trường tham gia BHYT; nhà tr­ường đã phối hợp Trạm y tế xã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HS: tiêm vắc-xin, tiêm chủng, khám chữa bệnh, cấp thuốc theo thẻ BHYT…

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Không gian thân thiện- giờ đọc sách ở thư viện của học sinh

  1. Kết quả chung

Sau một thời gian tập trung công sức của cả thầy và trò nhà trường, sự tư vấn, giúp đỡ, ủng hộ của Phòng GD&ĐT huyện Nam Trực, Đảng bộ, chính quyền địa phương, BĐD CMHS nhà trường, về cơ bản đã hoàn thành mô hình trường THCS Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn. Do đó BGH nhà trường đã tự tin làm tờ trình với PGD&ĐT huyện Nam Trực đề nghị Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định thành lập đoàn kiểm tra công nhận trường THCS Nam Thắng đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn.

Ngày 13 tháng 10 năm 2015, Sở GD&ĐT tỉnh Nam Định chính thức thành lập đoàn kiểm tra về công tác xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn của đơn vị THCS Nam Thắng. Đoàn do đồng chí Đỗ Anh Xô-Phó giám đốc Sở GD&ĐT làm trưởng đoàn.

Tại đơn vị, đoàn đã nghe báo cáo về công tác xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn; kiểm tra các loại hồ sơ và đặc biệt là kiểm tra thực tế về cơ sở vật chất nhà trường. Sau một buổi làm việc, đoàn công tác đã đi vào kết luận: Trường THCS Nam Thắng đảm bảo các tiêu chí công nhận trường THCS đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn theo quy định của Sở GD&ĐT. Đoàn cũng kiến nghị nhà trường cần tiếp tục duy trì tốt thành tích đã đạt được

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp
Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Một số hình ảnh đoàn công tác của Sở GD&ĐT kiểm tra công nhận

trường xanh-sạch-đẹp-an toàn tại trường THCS Nam Thắng ngày 13/10/2015

Như vậy, trường THCS Nam Thắng là một trong 3 đơn vị THCS đầu tiên của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực xây dựng thành công trường đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn. Ngày 23 tháng 01 năm 2016, được sự nhất trí của Phòng GD&ĐT huyện, Đảng bộ và chính quyền địa phương, trường THCS Nam Thắng đã long trọng tổ chức “Lễ đón Bằng công nhận Trường THCS Nam Thắng đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn và sơ kết Học kỳ I năm học 2015-2016”.

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp
Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Một số hình ảnh lễ đón bằng công nhận chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn

Sáng kiến kinh nghiệm vệ môi trường xanh -- sạch -- đẹp

Đồng chí Đỗ văn Lạc-Chủ tịch UBND xã Nam Thắng đọc báo cáo quá trình xây dựng trường THCS Nam Thắng đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn

BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Qua thực tiễn công tác ở trường THCS Nam Thắng, qua quá trình trực tiếp bắt tay xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn, tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo xây dựng trường học “Xanh- sạch- đẹp- an toàn”:

Thứ nhất: Xác định xây dựng Trường đạt chuẩn Xanh-sạch-đẹp-an toàn phải là cả một quá trình, có sự chuẩn bị chu đáo từng bước một chứ không thể nóng vội nay làm mai bỏ, phải có quy hoạch tổng thể, có kế hoạch cho từng giai đoạn. Làm được đã khó nhưng làm thế nào để giữ được còn khó khăn hơn.

Thứ hai: BGH phải là những người đứng mũi chịu sào, nghiên cứu thật kỹ các văn bản hướng dẫn, nội dung các tiêu chí quy định … thật cụ thể. Từ đó có sự phân công công việc cho đội ngũ cốt cán, CB, GV thật chính xác.

Thứ ba: Phải có một bộ phận chuyên trách, theo dõi và thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình thực hiện thường xuyên cập nhật tình hình, sẵn sàng thay đổi nếu thấy cần thiết (như trường THCS Nam Thắng sẵn sàng đổi từ bê tông hóa sân chơi sang lát gạch Giếng đáy Hạ Long).

Thứ tư: Phải có sự đồng thuận cao và sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các thành viên trong nhà trường và của cha mẹ học sinh.

Thứ năm: Bảo vệ môi trường không chỉ trên bài giảng, lý thuyết. Trong cuộc sống hàng ngày, các thầy cô phải đi tiên phong trong việc tiết kiệm điện, nước, giấy… thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp đôi. Muốn giáo dục được học sinh, trước hết mỗi thầy cô giáo phải thực sự gương mẫu, không chỉ giáo dục bằng lời nói mà còn phải qua hành động, việc làm (lao động cùng học sinh, nhặt giấy, rác trên sân trường nếu bắt gặp…).

Thứ sáu: Các thầy cô nên khuyến khích học trò phát huy tinh thần tự giác trong mọi hoạt động để tất cả trở thành thói quen: tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau, tự nhắc nhở nhau chăm sóc, bảo vệ cây xanh… . Chỉ bằng những hành động nhỏ như nhắc nhở, tuyên dương cũng đã góp phần hình thành ý thức môi trường ở những công dân trẻ.

Thứ bảy: Muốn làm được việc gì lớn trong nhà trường cũng cần phải tạo được phong trào xã hội hóa sâu rộng để huy động được nguồn tài chính, thông thường là nhờ chính quyền, phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương.

Thứ tám: Cán bộ quản lý nhà trường phải thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường, coi đó như một hoạt động chuyên môn của trường; đưa việc xây dựng xanh-sạch-đẹp-an toàn vào thành một nội dung thi đua. Có như vậy mới thúc đẩy được sự chăm lo của toàn bộ đội ngũ

  1. KẾT LUẬN

Tôi tin chắc rằng nếu ý thức bảo vệ môi trường trở nên thường trực trong trường học thì không chỉ các giáo viên, học sinh được thụ hưởng một môi trường học đường trong lành hơn, mà về lâu dài, thế hệ tương lai sẽ làm tốt việc chung tay bảo vệ môi trường.

Đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo xây dựng trườngTHCS đạt chuẩn “Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn” ở trường THCS Nam Thắng” nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” được thực hiện tại Trường THCS Nam Thắng bắt đầu từ năm học 2014-2015, với những hiệu quả đạt được, tôi tự thấy là có thể vận dụng những biện pháp này để thực hiện đối với các trường THCS trong toàn huyện, trong tỉnh.

Qua thực tế quá trình quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh- sạch- đẹp- an toàn” cùng với những kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy phần trình bày trên còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo để cho đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.

Nam Thắng, ngày 20 tháng 05 năm 2016

Người viết SKKN

NGUYỄN VĂN ĐẠT