Sách vì sao con tôi không thích đến trường

    THÔNG TIN CHI TIẾT

    Tác giả: Richard David Precht

    Ngày xuất bản: 01-2017

    Kích thước: 14 x 20.5 cm

    Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Tri Thức

    Loại bìa: Bìa mềm

    Số trang: 393

    GIỚI THIỆU SÁCH

    Vì Sao Con Tôi Không Thích Đến Trường?

    "Vì sao con tôi không thích đến trường? của Precht là một cơ xưởng chất đầy những luận cứ vững chãi có thể làm mới lại khoa sư phạm của chúng ta."

    [Tuần báo FOCUS]

    Vì sao con tôi không thích đến trường? - mở đầu là phê phán kịch liệt, gọi đích danh “thảm họa giáo dục”, và có lẽ đã khiêu khích không chỉ nền giáo dục hiện thời của nước Đức, mà cả những nền giáo dục khác theo mô hình truyền thống đang có nhiều bất cập.

    Vì sao con tôi không thích đến trường? tuy viết về giáo dục Đức, nhưng là thông điệp và gợi ý hữu ích cho cả các học sinh, thầy cô, cha mẹ, những người quản lý giáo dục ở ngoài nước Đức. Vừa xuất bản vào năm 2013, cuốn sách sinh động, cuốn hút và có tầm vóc trí tuệ về giáo dục của triết gia Richard David Precht đã trở thành bestseller, khuấy động một cuộc tranh luận sôi sục, như ngọn gió hứng khởi lay chuyển cả cánh rừng xưa cũ, nhen hy vọng về một nền giáo dục ưu việt hơn.

    Đối với người đọc Việt Nam, trong tình trạng giáo dục vẫn đang điều chỉnh để hoàn thiện, qua cuốn sách và những tranh cãi của người Đức, chúng ta có thể thu nhận không ít kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề của chính mình, với nhiều điểm khá tương đồng với nước Đức ở các cấp độ khác nhau.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Tuy nhiên tuỳ vào từng loại sản phẩm hoặc phương thức, địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, .....

Facebook

WhatsApp

Email

Viber

    CON ĐƯỜNG NÀO CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM CỦA NƯỚC ĐỨC?

    [giới thiệu cuốn sách “Vì sao con tôi không thích đến trường” của Richard David Precht- Nhã Nam 2017]

    Có 1/5 học sinh tiểu học và 1/4 học sinh trung học phải học phụ đạo với tiền công gia sư khoảng 10-20 EUR/giờ; 1/4 trên tổng số 800 ngàn giáo viên không đủ năng lực giảng dạy; 250 ngàn học sinh ở lại lớp mỗi năm [2013]- trong khi ở Phầnlan là không bao giờ, ở Anh là rất hãn hữu và ngay cả Việt nam thì cũng không kinh hoàng đến như vậy; học sinh xếp vào hạng bét trong số 34 nước kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới thuộc khối Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD [Organization for Economic Cooperation and Development] theo kết quả đánh giá PISA…là một vài con số có thể khiến nhiều người sửng sốt khi biết đó thực trạng của nền giáo dục Đức, một cường quốc công nghiệp và xuất khẩu với GDP trên 3,356 nghìn tỷ USD, bình quân đầu người 41.219 USD [số liệu 2015] và ngân sách giáo dục hàng năm là trên 100 tỷ EUR [2013]!

    Đức là một ví dụ sinh động cho thấy chất lượng giáo dục và trình độ của hệ thống giáo dục không tỉ lệ thuận với sự giàu có về tiền bạc, mức độ đầu tư, trình độ phát triển xã hội hay dân trí cao… mà phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp hay cách làm và đây là tin tốt cho những quốc gia nghèo đang phát triển như Việt nam.

    Có nhiều thứ để đọc và suy ngẫm từ gần 400 trang của cuốn sách “VÌ SAO CON TÔI KHÔNG THÍCH ĐẾN TRƯỜNG?“ của Richard David Precht dành cho những người làm công tác giáo dục và những ai quan tâm, trăn trở về hướng đi cho nền giáo dục nước nhà.

    Cải cách giáo dục không phải là điều dễ dàng và không phải là nước Đức chưa từng làm cải cách [nghe quen quen phải không?]. Có vô vàn khó khăn trở ngại và trớ trêu thay, một trong những lực cản lớn nhất lại chính là từ đội ngũ giáo viên! [tôi chọn vấn đề này bởi sự kiện bỏ biên chế giáo viên đang nóng lên trên báo chí và mạng xã hội Việt nam]. Khảo sát ban lãnh đạo nhà trường của chương trình PISA cho thấy có 2 vấn nạn lớn nhất về đội ngũ giáo viên và bạn có tưởng tượng nổi không, đứng đầu bảng là thái độ thờ ở, không quan tâm đến những gì thiết thân với học sinh và đứng thứ nhì là thái độ từ chối mọi cải cách!!!

    Không dễ để chọn ra được một triết lý, mô hình, phương pháp giáo dục thuyết phục được chính phủ, ngành giáo dục và toàn xã hội ủng hộ. Precht hiểu điều này. Thay vì áp đặt suy nghĩ của mình, ông mô tả mô hình trường học ưu việt và 10 nguyên tắc mà giáo dục cần tính tới cho bất kì sự cải cách giáo dục nào và đó là những gì mà cuốn sách này hướng tới [xem phụ lục trong comment dưới đây].

    Thường thì tôi sẽ đọc qua dăm mười trang trước khi quyết định mua một cuốn sách nhưng tôi đã phá lệ khi không hề xem trước “Vì sao con tôi không thích đến trường”. Đơn giản là tôi đã bị Richard David Precht thuyết phục hoàn toàn bởi cuốn sách trước đó của ông- “Tôi là ai – và nếu vậy thì bao nhiêu?”. Tôi tin chắc là ông sẽ không viết ra bất kì điều gì mà lại không nghiên cứu một cách cặn kẽ, thấu đáo, với đầy đủ căn cứ và lập luận vững chắc- một thói quen vốn có của một nhà triết học.

    Nguyễn Đông-6/2017

    Phụ lục

    Trường học ưu việt

    Mục tiêu không phải là một nhà trường tối ưu, Nhưng với tất cả những gì biết đượ từ khoa nghiên cứu não, tâm lý học về phát triển nhân cách và tâm lý học đường, ta có thể thừa nhận có một cách học “thích hợp với sự vận hành của não bộ” và một cách học không nhằm lưu giữ kiến thức dài lâu. Vì bộ não con người không giống nhau nên không có công thức thích hợp cho tất cả mọi người. Tuy nhiên có một số khuynh hướng khá rõ nét.

    Thế nào là một nhà trường hoàn hảo? Và chúng ta cần làm gì để cải tiến nhà trường? Nâng cao năng suất trước tiên có nghĩa là: không học nhanh và nhiều bài vở hơn, mà phải học chậm lại, chuyên sâu, hiểu thấu đáo và học theo cách riêng của từng cá nhân, ở những lĩnh vực nào thích hợp cho cách này.

    Thay vì học những mảng rời rạc và những câu chữ vô hồn, học sinh thực sự ghi nhớ những sự kiện được hiểu trong tương quan với một tổng thể, và lưu giữ trong ký ức ít nhất 10% của một nửa nội dung đã học, nên nhà trường trở thành một phần tiểu sử con đường học vấn của mỗi người. Cái chính là đạt chất lượng cao dù số lượng ít, và gây tác động dài lâu thay vì ngắn hạn. Nói tóm lại: vấn đề là đạt mức văn hóa cao hơn.

    Nhưng bằng cách nào đây? Có hay không mô hình, hay ít ra những nhận thức được kiểm nghiệm, những ý niệm và phường pháp nào từng thành công, hay đã thất bại? có dữ kiện lấy từ thực tế không,hay chỉ toàn ý kiến và quan điểm chịu ảnh hưởng ý thức hệ ở đây?

    Mọi ý tưởng hay ho về một cách học mới “thích hợp với hoạt động não bộ” chỉ phát huy tác dụng nếu các thầy giáo được đào tạo theo một phương pháp khác, có đầu óc khoáng đạt và tư duy sáng tạo, có uy tín vì học sinh tin tưởng ở nhân cách của họ. Để thành nhà trường chất cao cần có những đièu kiện vật chất tốt hơn và đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ khá hơn ngày nay. Nếu không nhiều ý tưởng và ý niệm hay ho về cách học :hợp với hoạt động não bộ” cũng không có tác dụng gì.

    Sau đây là những đề nghị và gợi ý, cũ có mới có, cho một cơ cấu khác theo hướng vừa nói. Một số đã được thực hiện ở các quốc gia khác, và ở một vài trường tại Đức, số khác chưa được đưa vào ứng dụng. Dĩ nhiên đây không phải một chương trình mẫu mực, mà đúng hơn là một mô hình đến từ sự kết hợp những ý tưởng có tính thuyết phục nhất.Một kho chứa những đề xuất được kết nối với nhau.

    Mười nguyên tắc

    Có những thứ dù ta cứ cố gán ghép cũng chẳng làm ai vừa lòng được. Một số biện pháp cải tổ ta không thể đem ra thực hiện một nửa hay một phần tư. Lập một phòng máy tính trong trường không phải là áp dụng cách học cá thể hóa,….

    Ta phải cải tổ toàn diệnm nếu không các cột đỡ sẽ kêu kẽo kẹt. Việc cải tổ dù ở quy mô lớn cũng không phải một thách thức thuần túy kỹ thuật, nó đòi hỏi một ý thức cải cách đặt cơ sở trên những nguyên tắc rõ ràng.

    Từ khi xuất hiện quan niệm của Maria Montessori về đứa trẻ như “kiến trúc sư của chính nó” thì người ta hiểu không nên “phán dạy” trẻ mà nên giúp chúng tự học.

    *** Nguyên tắc đầu tiên là không được phá hủy,mà phải vun bồi động cơ nội tại của đứa trẻ. Vun bồi hẳn nhiên không phải là đổ ra hàng núi món đồ để chúng chọn lựa….

    *** Nguyên tắc thứ hai là để đứa trẻ học theo nhịp độ riêng của nó. Những gì hàm chứa trong cách học cá thể hóa của Washburne, và được các nhà kinh tài giáo dục như Khan đưa vào phần mềm học liệu, chính là một hình thức mới mẻ cho một yêu sách cũ, đó là cung cấp nội dung giảng dạy hợp với nhu cầu, năng khiếu và tốc độ học của một thiếu niên, giúp cậu ta biết tự điều chỉnh tốc độ học của mình. Dù vào thư viện lựa sách hay lang thang trên mạng, thì cũng là tìm hiểu tư liệu thôi.

    *** Nguyên tắc thứ ba là không nên đơn giảm xem kiến thức như một loại soff- chất liệu-hay như môn chuyên, rồi chỉ học trong khuôn khổ chật hẹp đó. Nhà sư phạm Reinhard Kahl có lần nói: “Soff” nên nhường cho dân buôn thuốc lắc”. Vấn đề không phải là hấp thụ “chất liệu” mà là hiểu ý nghĩa và cảm nhận sự vật trong tương quan với thế giới này.

    Những nhận thức có được qua cách học cá thể hóa có thể quy kết về một mối, khêu gợi óc hiếu kỳ về nhiều điểm mới khác. Nhiều lĩnh vực của ngành địa lý, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế và chính trị trở thành dễ hiểu hơn khi nằm trong những dự án, sau cùng có thể dẫn đến việc lập những dự án của riêng cá nhân.

    *** Nguyên tắc thứ tư là xây dựng quan hệ gắn bó. Ngành tâm lý học nghiên cứu việc học chứng minh được rằng trẻ em và thiếu niên càng cảm thấy được một cộng đồng bảo bọc thì càng học dễ dàng hơn , và học với nhiều hứng thú. vấn đề là có cần phải xếp lớp theo tuổi học sinh hay không.

    *** Nguyên tắc thứ năm là xây dựng một văn hóa đề cao quan hệ kết nối và ý thức trách nhiệm-ở nhà trường, không chỉ trong diễn văn mà cả trong cơ cấu tổ chức.

    *** Nguyên tắc thứ sáu là gìn giữ và tôn vinh các giá trị. Để học sinh thấy mình là thành viên của nhà trường và của nhóm học chung, cần có những dấu hiệu và cơ cấu tạo cho nhà trường và học sảnh có tính “đặc thù” không lẫn vào đâu được. Người nào thích và thấy hãnh diện về việc mình là học sinh một trường nào đó sẽ có một cách hành xử khác đối với thầy cô và bạn hữu.

    *** Nguyên tắc thứ bảy là hỗ trợ việc học bằng kiến trúc cơ sở. Đa số nhà trường truyền thống với những lối đi dài nằm giữa hau dãy phòng làm ta liên tưởng đến bệnh viện, sở thuế hay trại lính.

    Một nhà trường hiện đại không phải là đơn vị hành chính, nó cần thể hiện được qua lối kiến trúc hình ảnh về xã hội tri thức, là một mạng lưới gồm những mối kết nối

    *** Nguyên tắc thứ tám là việc trau dồi khả năng tập trung tâm trí. Ngày càng rền vang đủ loại “tiếng chuông và báo hiệu tin khẩn, nhắn trả lời gấp, hối thúc cho ý kiến, hoặc khen hoặc chê”…

    Gia đình càng thúc thủ hay bỏ cuộc thì nhà trường càng có trách nhiệm hơn trong việc giúp chúng tập trung và bình tâm lại. Từ lớp Một cho đến hết học trình cần có phần luyện cho trẻ khả năng suy tư, tĩnh tâm, tư vấn về hành vi của mình, tự tìm hiểu bản thân. Ta muốn gọi cách tập luyện này là “hạnh phúc”. “nghệ thuật sống” hay “triết học” cũng được.

    *** Nguyên tắc thứ chín là cá nhân hóa việc thẩm định năng lực học sinh. Như đã nói ,hệ thống điểm số xếp hạng không biểu thị được nhân cách của học sinh.Ra đời vào thời buổi con người chưa hiểu biết về tâm lý và sư phạm, hệ thống đã gây không ít tai ương, và đến thế kỷ 21 đã trở thành lỗi thời. Đã đến lúc đã phải thay nó bằng những cách thẩm định của thời hiện tại-thay thế chứ không phải bổ sung. Ở các phương pháp này, tính cá biệt của đứa trẻ được đặc biệt quan tâm.

    *** Nguyên tắc thứ mười là tổ chức trường dạy nguyên ngày. Học sinh rời trường lúc bốn giờ chiều không học nhiều giờ hơn so với học sinh học ở trường dạy một buổi,vì bài tập được làm xong ở trường, không phải đem về nhà làm thêm. Khi rời trường về nhà, đứa trẻ quả tình được “tự do”. Thầy cô cũng thế.

    Cơ cấu tổ chứ của nhà trường tương lai theo hướng đó là sẽ là: vườn trẻ cho trẻ em từ hai tuổi trở lên trên toàn nước Đức. Từ ba tuổi, trẻ em bắt buộc phải đi vườn trẻ. Chỉ có một loại trường chung cho mọi học sinh học đến lớp Mười. Sau lớp Bốn, hoặc lớp Sáu, không còn mô hình lớp học xếp theo lứa tuổi nữa.Năm thứ tám là năm dành cho dự án phiêu lưu khám phá. Sau năm thứ mười, học sinh tách ra học cấp ba trung học phổ thông, hay chọn lọc song song văn hóa và thực tập trong xí nghiệp. Học sinh nào không theo nổi lớp Mười sẽ và trường huấn nghệ, từ đó chuẩn bị thi lấy bằng tốt nghiệp tương đương tú tài.

    Video liên quan

    Chủ Đề