Phương pháp định giá thương hiệu Vinamilk

Thứ tư, 08/09/2021 - 12:02 PM

Phương pháp định giá thương hiệu Vinamilk
Vinamilk được đánh giá với thứ hạng cao trong 4 bảng xếp hạng toàn cầu về giá trị và sức mạnh thương hiệu.

Cụ thể, theo báo cáo thường niên của Brand Finance về Thương hiệu giá trị nhất và Thương hiệu mạnh nhất trong ngành thực phẩm & đồ uống năm 2021, Vinamilk đứng thứ 8 trong top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu năm 2021. Giá trị thương hiệu của Vinamilk được định giá gần 2,4 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2020.

Ngoài ra, Vinamilk cũng là 1 trong 3 thương hiệu tiềm năng nhất của ngành sữa thế giới với số điểm đánh giá cao thứ 2. Đây là một kết quả rất có ý nghĩa khi cho thấy được tiềm năng phát triển của Vinamilk trong bối cảnh nhiều thách thức do đại dịch gây ra cho các doanh nghiệp và cả ngành sữa trên toàn cầu.

Không chỉ đạt thứ hạng cao ở ngành sữa, cũng theo báo cáo của Brand Finance, Vinamilk đã chinh phục 2 bảng xếp hạng là Top 5 thương hiệu thực phẩm mạnh nhất toàn cầu và nằm trong top 30 của 100 thương hiệu thực phẩm giá trị nhất toàn cầu với vị trí thứ 27, tăng mạnh 9 bậc so với năm 2020.

Brand Finance là tổ chức định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, được thành lập từ năm 1996, có trụ sở chính tại Anh và văn phòng đại diện tại 20 quốc gia. Hàng năm, Brand Finance thực hiện nghiên cứu trên 5.000 thương hiệu lớn nhất thế giới để công bố các báo cáo uy tín về giá trị và sức mạnh của các thương hiệu trên toàn cầu, thuộc 23 lĩnh vực khác nhau.

Báo cáo năm 2021 được công bố trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tạo ra nhiều thách thức chưa từng có với nền kinh tế thế giới nói chung và áp lực lớn không kém lên ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống trên toàn cầu, do chuỗi cung ứng gián đoạn, sức mua sụt giảm nghiêm trọng và thói quen tiêu dùng thay đổi. Điều này cho thấy sự bền vững của Vinamilk trong việc nỗ lực đưa thương hiệu lọt vào các vị trí cao trong các bảng xếp hạng toàn cầu và khẳng định vị thế khi là thương hiệu duy nhất của Việt Nam và khu vực được ghi tên trên bảng xếp hạng của ngành sữa thế giới.

Phương pháp định giá thương hiệu Vinamilk
Sản phẩm Vinamilk đã có mặt tại 56 thị trường, đưa thương hiệu dần trở nên phổ biến với người tiêu dùng thế giới.

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất Nhập Khẩu, Bộ Công Thương cho biết: “Sữa tuy chưa phải là mặt hàng lợi thế của Việt Nam, cũng không phải là mặt hàng nông sản truyền thống, nhưng với sự đóng góp tích cực và nỗ lực của doanh nghiệp, chúng ta đã nâng cao sản lượng xuất khẩu, ghi nhận được các kết quả khả quan. Bên cạnh việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm để xuất khẩu ra thị trường thế giới, thì việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp mà cũng là mang tính đại diện cho quốc gia, có ý nghĩa rất quan trọng, cho thấy sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và ngành sữa Việt Nam nói chung”.

Trước đó, Vinamilk cũng đã nhiều lần góp mặt trong nhiều bảng xếp hạng uy tín của thế giới với các thứ hạng cao. Gần đây nhất, Vinamilk được xếp hạng 36 trong top 50 các công ty sữa hàng đầu thế giới về doanh thu.

“Từ xuất phát điểm là quốc gia không có lợi thế về sản xuất sữa, phải nhập khẩu sữa, chúng tôi rất tự hào khi giờ đây, sau 45 năm nỗ lực và phát triển, Vinamilk đã đứng ở các vị trí cao trên bảng xếp hạng của toàn cầu về cả quy mô doanh thu lẫn giá trị thương hiệu. Những kết quả này sẽ là động lực cho ban lãnh đạo và tập thể người lao động của Vinamilk nỗ lực hơn nữa, để mang lại những sản phẩm dinh dưỡng tốt nhất cho người tiêu dùng trong nước và quốc tế, đưa sữa Việt tiến xa hơn nữa trên chặng đường vươn tầm thế giới”, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamilk chia sẻ.

Vinamilk hiện có hệ thống 13 nhà máy, 13 trang trại bò sữa trong nước, 3 nhà máy tại nước ngoài và 1 dự án tổ hợp bò sữa quy mô lớn tại Lào, với năng lực sản xuất và cung ứng gần 250 loại sản phẩm dinh dưỡng. Mặc dù gặp các thách thức do đại dịch trong gần 2 năm qua, Vinamilk vẫn duy trì sản xuất, kinh doanh ổn định, đặc biệt, kết quả từ hoạt động xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng.

Phương pháp định giá thương hiệu Vinamilk
Vinamilk sở hữu hệ thống nhà máy quy mô lớn với công nghệ hiện đại, vận hành theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Năm 2020, doanh thu xuất khẩu đạt 5.561 tỷ đồng, tăng trưởng 7,5% so với 2019. Sáu tháng đầu năm 2021, hoạt động xuất khẩu của Vinamilk ghi nhận tăng trưởng hai con số về doanh thu, đạt 2.772 tỷ đồng, tăng 13,1% so với 2020. Tính từ khi bắt đầu xuất khẩu đến nay, sản phẩm Vinamilk đã được xuất khẩu đến 56 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng doanh thu xuất khẩu lũy kế đạt 2,5 tỷ USD.

Bên cạnh đẩy mạnh kinh doanh quốc tế, hướng đến mục tiêu chiến lược là vào top 30 Công ty sữa hàng đầu thế giới, Vinamilk không ngừng đầu tư mở rộng quy mô cả trong và ngoài nước. Hiện Vinamilk đang có các công ty con, công ty liên kết tại Mỹ, New Zealand, Campuchia, Lào và gần đây nhất là liên doanh tại Philippines với đối tác Del-Monte, công ty thực phẩm đồ uống hàng đầu tại đây và dự kiến sẽ ra mắt sản phẩm thương mại vào tháng 9/2021.

Phương pháp định giá thương hiệu Vinamilk
Toàn cảnh “resort” bò sữa Vinamilk Tây Ninh, một trong 13 trang trại của Vinamilk tại Việt Nam.

Thương hiệu đóng vai trò quan trọng với doanh nghiệp trong thời buổi thị trường cạnh tranh hiện nay. Chúng không chỉ là một thông điệp hay hình ảnh mà còn là giá trị, niềm tin và lời hứa với khách hàng. Vậy làm thế nào để định giá trị của thương hiệu?

1. Giá trị của thương hiệu là gì?

Giá trị của thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp và được thể hiện qua số tiền tài chính. Số tiền tài chính này thu được từ việc khách hàng bỏ tiền ra mua thương hiệu hoặc sản phẩm. Thương hiệu càng lớn thì giá trị càng cao, doanh nghiệp càng phát triển.

Ví dụ tiêu biểu phải kể đến Vinamilk, thương hiệu này không ngừng nâng cao dịch vụ và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chính vì thế mà doanh thu tăng lên cao đến 2239 USD và đứng trong TOP thương hiệu có giá trị cao nhất Việt Nam.

Vậy giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì?

Giá trị cốt lõi của thương hiệu là đặc điểm nổi bật tạo sự khác biệt của mỗi doanh nghiệp. Chúng đóng vai trò như kim chỉ nam dẫn đường cho mọi hoạt động của thương hiệu. Khi có giá trị cốt lõi này, chúng sẽ liên tục nhắc nhở bạn làm những gì tốt nhất và đưa ra quyết định đúng đắn để đạt được mục tiêu.

Như giá trị cốt lõi của tập đoàn Vingroup là “Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân”. Hay của thương hiệu Vinamilk “Chính trực – Tôn trọng – Công bằng – Đạo đức – Tuân thủ”, …

Giá trị hữu hình của thương hiệu là những thứ có thể đong đếm và nhìn thấy được như tiền tệ, tài chính, lợi nhuận, được biểu thị dưới dạng con số.

Phương pháp định giá thương hiệu Vinamilk
Phương pháp định giá thương hiệu Vinamilk
Giá trị thương hiệu là tài sản doanh nghiệp được thể hiện qua số tiền tài chính

2. 5 phương pháp định giá trị của thương hiệu được dùng nhiều nhất

Định giá thương hiệu là cách tính và đo lường giá trị thương hiệu tại thời điểm bây giờ và tương lai. Hay nói cách khác là công cụ tính toán giá trị kinh tế để doanh nghiệp ước tính chiến lược. Hiện nay có rất nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá, cụ thể cách tính giá trị thương hiệu như sau:

2.1. Định giá trị của thương hiệu dựa vào chi phí xây dựng

Để xây dựng được một thương hiệu phát triển như hiện tại, các chủ doanh nghiệp bỏ ra không ít kinh phí. Vì vậy hãy tổng hợp lại tất cả các khoản như quảng cáo, truyền thông, sản xuất, khuyến mãi, … Tất cả các phí này đều nằm trong mục định giá thương hiệu.

Tuy nhiên, phương pháp này theo các chuyên gia tính nhanh thì không hiệu quả bởi vì tổng giá trị đầu vào tỉ lệ nghịch với giá trị gia tăng thương hiệu.

2.2. Định giá dựa vào giá cổ phiếu

Hầu hết các doanh nghiệp phát triển đều tham gia thị trường chứng khoán. Vì vậy thiết lập công thức tính như sau:

Giá trị thương hiệu = Tổng giá trị thị trường – Giá trị chi phí đầu tư

Trong đó:

– Tổng giá trị thị trường được tính trên giá cổ phiếu

– Giá trị chi phí đầu tư: Là những khoản phí được ghi trong sổ sách

Phương pháp này có một số khó khăn nhất định, bởi giá cổ phiếu sẽ không đứng yên tại chỗ mà nó lên xuống theo từng ngày. Chính vì thế giá trị thương hiệu vẫn phụ thuộc chủ yếu vào chiến lược và cách tiếp thị của công ty.

Phương pháp định giá thương hiệu Vinamilk
Phương pháp định giá thương hiệu Vinamilk
Định giá dựa trên giá cổ phiếu trên thị trường

2.3. Định giá bằng phương pháp đối chiếu

Phân tích đối thủ cạnh tranh có cùng sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường. Sau khi có dữ liệu hãy đối chiếu, bạn sẽ xác định được vị trí và giá trị thương hiệu của bạn ở đâu. Giá trị thương hiệu trong trường hợp này không phục vụ cho lĩnh vực tài chính mà giúp các nhà tiếp thị đưa ra được các phương án để xây dựng thương hiệu. Chính vì thế, trên thực thế thì phương pháp này không đạt kết quả cao bởi mỗi một thương hiệu hiệu đều có cái riêng biệt rất khó so sánh và đưa ra đáp án chính xác nhất.

2.4. Định giá dựa trên lợi nhuận ròng

Giá trị thương hiệu là giá trị ròng được thể hiện quá mức chênh lệch giá trong tương lai giữa một sản phẩm có thương hiệu với những sản phẩm chung chung và không có thương hiệu. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp mục đích chính của họ không phải bán hàng với giá cao hơn mà họ hướng tới việc sản phẩm của họ thu hút được mức cầu cao nhất trong tương lai.

2.5. Định giá dựa vào phân tích nhu cầu

Công thức được tính như sau:

Giá trị thương hiệu = nhu cầu của doanh nghiệp x thu nhập vô hình

Trong đó:

– Thu nhập vô hình chính là quy trình xây dựng thương hiệu.

– Nhu cầu của doanh nghiệp được tính bằng cách xác định mục tiêu kinh doanh cuối cùng của thương hiệu và sau đó đo lường mức độ ảnh hưởng.

Phương pháp định giá thương hiệu Vinamilk
Phương pháp định giá thương hiệu Vinamilk
Định giá dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp

Trên đây là những giải pháp đơn giản để đo lường giá trị thương hiệu được dùng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên để phù hợp với mọi thời đại thì doanh nghiệp cần phải liên tục cập nhật các kỹ thuật và tùy thuộc vào điều kiện của doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp định giá thương hiệu chính xác nhất.

Giá trị của thương hiệu là nền tảng giúp doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chiến lược. Chính vì thế, để giá trị của chúng ngày càng được nâng cao và bền vững trên thị trường cạnh tranh như hiện nay thì cần phải lưu ý đến việc quảng bá hình ảnh thương hiệu.

–>

Nguồn: https://blog.abit.vn/5-phuong-phap-dinh-gia-tri-cua-thuong-hieu-duoc-dung-nhieu-nhat/