Phủ dầy ở đâu

Hội đền Phủ Giày hàng năm diễn ra các hoạt động tâm linh tín ngưỡng, ngôi đền thu hút khách du lịch khắp mọi nơi trên cả nước. Trong mùa lễ hội, bạn sẽ được chứng kiến cảnh người dân nô nức trảy hội với không khí hoàn toàn sôi động và độc đáo.

Hướng dẫn đến phủ Giày Nam Định

Từ trung tâm Hà Nội, du khách lái xe hướng qua ra đường CT 01/ CT Pháp Vân - Cầu Giẽ. Đến đoạn giao giữa CT Hà Nội - Ninh Bình và CT Pháp Vân - Cầu Giẽ, lái xe qua vòng xuyến sang QL 21B vào Đại lộ Thiên Trường. Tại vòng xuyến Big C Nam Định, dẽ phải vào QL10/QL38B qua cầu Lộc An tới Đại Lộ Lê Đức Thọ qua cầu Nam Định dẽ phải vào ĐT490/ ĐT 490C, dẽ trái vào ĐT487 đến ngã rẽ phải thứ 5 dẽ vào và đi thẳng đến ngã dẽ thứ 4 bên trái dẽ vào đi thẳng theo đường làng Phú Hào là tới đền Phủ Giày.

Đền Phủ Giày thờ ai?

Đền là một quần thể gồm nhiều ngôi đền nhỏ ghép lại. Đặc biệt phải nói đến kiến trúc quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh [phủ chính], ngay sát chợ Viềng. Các kiến trúc còn lại là Tiên Hương, Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, lăng bà chúa Liễu Hạnh. Phủ Tiên Hương được coi là đền chính của Mẫu Liễu Hạnh và thờ bên chồng của Mẫu, còn phủ Vân Cát và Phủ Tổ là nơi thờ Mẫu và bên ngoại [bên bố mẹ đẻ] của Mẫu.

Lịch sử đền Phủ Giày

Đền Phủ Dầy có truyền thuyết kể lại rằng xưa kia vì nhớ thương chồng con trước khi về trời mà bà chúa Liễu Hạnh đã để lại chiếc giày ở trần gian. Cũng có truyền thuyết kể lại rằng vua đi qua vùng này và nghỉ đêm ở quán hàng của bà chúa Liễu Hạnh, sau đó được tặng một đôi giầy nên đã lập nơi thờ tự và gọi đó là Phủ Dầy. Khi gọi Phủ Dầy còn vì chính nơi này có món bánh dày – giò nổi tiếng, lại có người cho rằng: Kẻ Dày xuất phát từ nơi có gò đất nổi lên hình bánh dầy trước cửa phủ.

Phủ Dầy bắt nguồn từ tên một làng cổ là “Kẻ giầy”. Theo “Sự tích công chúa Liễu Hạnh” của Trọng Nội, Xuất bản năm 1959 thì: đời Vua Anh Tông [1557] làng kẻ Giầy đổi thành xã An Thái gồm: Vân Cát, Vân Cầu, Vân La [Vân Đình] và Vân Miếu. Đến đời Gia Long, Vân Cát chia thành 2 xã là Vân Cát và Kim Thái. Sang đời Tự đức [1860] xã An Thái đổi thành 2 thôn Vân Cát và Tiên Hương xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam định.

Vân Cát là nơi sinh ra, Tiên Hương là quê chồng và là nơi chôn cất Mẫu Liễu Hạnh khi Bà qua đời sau lần giáng trần thứ nhất. Phủ Dầy chính là “cái nôi” sinh ra Thánh Mẫu Liễu Hạnh và là tên gọi chung cho một quần thể các di tích của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ở huyện Vụ Bản Nam định. Tên di tích được gọi theo địa danh ở địa phương.

Kiến trúc đền Phủ Giày

Đền Phủ Giày gồm 3 quần thể chính:

Phủ Tiên Hương

Phủ Tiên Hương thuộc thôn Tiên Hương, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định; nằm cạnh đường giao thông liên xã. Đây là phủ chính trong quần thể di tích Phủ Dầy. Phủ được xây dựng từ thời Lê – Cảnh Trị [1663 – 1671], trải qua bao thăng trầm lịch sử, phủ vẫn giữ được nét cổ kính thời xưa.

Năm 1996 Phủ Tiên Hương đã được sửa chữa lớn để thờ phụ thân của Mẫu Liễu Hạnh và thờ cả đức Thánh Trần. Phủ Tiên Hương còn lưu giữ được một số sắc phong, sớm nhất là đời Lê Chính Hòa, rồi đến Lê Vĩnh Thịnh, Lê Vĩnh Khánh đầu thế kỷ XVIII.Thánh Mẫu được tôn là “Mạ vàng công chúa”, “Mẫu nghi thiên hạ”.

Cảnh quan của phủ rất rộng rãi và thoáng đãng. Mới bước vào, du khách sẽ thấy một giếng nước tròn bên trong là ụ đất để cắm cờ khi diễn ra lễ hội. Cán cờ bằng gậy gỗ, trên đầu buộc túm lá hoặc quạ đen làm thiên sứ của trời. Lá cờ thần được treo trên đỉnh. Tiếp đến là sân lớn diễn ra các trò chơi hay là nơi những sập bán hàng được bày bán trong mùa lễ hội. au sân lớn là ba phương đình với phương du ở giữa và hai bên phương đình làm nơi gác chuông, gác trống. Tiếp nối 3 phương đình là hồ bán nguyệt, xuống hồ bán nguyệt có hai cầu được lát bằng đá, đối xứng qua hồ, bên phải là nhà bia và lầu Cậu, bên trái là nhà bia và lầu Cô.

Phủ Thiên Hương, Phủ Giày

Kiến trúc các dãy nhà tại Phủ được nối liền nhau tạo thành thể thống nhất. Mỗi nhà sẽ có phòng riêng gọi là cung, có tất cả 4 cung: Cung đệ tứ thờ Tứ phủ công đồng hay còn gọi là ban Công Đồng. Đối xứng với cung Đệ Tứ bên trái là Ban Quan lớn Thủ phủ và bên phải là Ban Chầu Thủ phủ; cung đệ tam thờ Đức Vua cha Ngọc Hoàng và Hội Đồng các quan hay Ngũ vị vương quan; Cung đệ nhị thờ Tứ Vị Chầu bà và ba bộ long ngai; Cung Đệ nhất là cung thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Cung này ở trong cùng. Tuy nhiên, đa phần nơi thờ Mẫu Tứ phủ có nội cung [cung cấm].

Cung cấm có khám kính đặt tượng đồng Mẫu Liễu Hạnh cùng với hai Mẫu Quang cung Quế Anh phu nhân và Quỳnh cung Duy Tiên phu nhân đều được phong thần và sắc phong. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể vào đó được mà phải có sự cho phép của ban quản lý khu di tích mới được đặt chân vào đó.

Bên cạnh các dãy nhà thờ có 1 dãy nhà nữai là Ban Trần Triều. Trong dãy nhà này có đặt ban thờ Ban Trần Triều và Ban Đức Vương Phụ, Vương Mẫu. Đằng sau nơi thờ chính là Động Sơn Trang, nơi này thờ bà Chúa Đệ Nhị Thượng ngàn Hai Chầu và mười hai cô Sơn Trang.

Phủ Vân Cát

Phủ nằm phía bắc thôn Vân Cát xã Kim Thái, cách phủ Tiên Hương chừng 1 km. Phủ nằm giữa đền làng Vân Cát và chùa Long Vân nơi thờ Phật, vì thế tạo nên một quần thể thờ Phật – Mẫu – Thần.

Văn bia “Thánh Mẫu cố trạch linh từ bi ký” được đặt ở Ngũ Vân Lâu trước phủ do Tổng tài quốc sư quán đời Nguyễn là Cao Xuân Dục soạn năm Thành Thái Tân Sửu [1901] viết về quá trình xây dựng phủ Vân Cát: “ .. .là một lầu cổ miếu, chọn đất dựng nền từ thời Lê Cảnh Trị [1633- 1671], làm đơn giản mà đẹp, Khoảng đời Cảnh Thịnh [1794- 1800] hội nguyên Trần Gia Du, thiếu tả giám Trần Công Bản đã mở rộng ra. đến năm Kỷ Mão [1879] đời Tự đức, quan huyện Lê Kỳ đã sửa lợp lại, đến năm Thành Thái thứ 12[1900] thì hoàn thành ”.

Từ cổng bước vào, du khách sẽ gặp Ngũ Vân Lâu, gác chuông với 5 cổng lớn xây dựng từ năm Tự Đức. Phía trong là hồ bán nguyệt xây bằng đá. Giữa hồ bán nguyệt có phương du nằm ở giữa và có hai cầu đá dẫn ra ngoài. Phương du gồm có ba gian làm bằng gỗ lim, mái có góc uốn cong, xung quanh lan can được ghép bằng những tường hoa bằng đá với những mảng phù điêu trạm khắc một số loài hoa và những con voi. Phương du có bốn mặt thoáng, là nơi khách đứng xem kéo chữ vào ngày hội.

Bên trong phủ có 4 cung thờ: kết câu hai cung đệ nhất và đệ nhị đều có 3 gian, và cả 2 đều được xây từ năm Tự Đức [1879]. Cả hai cung đều bị giặc Pháp phá hủy mãi về sau mới được tôn tạo lại. Cung đệ nhất là chính cung khép kín thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, tượng bằng đồng gồm có Mẫu Thượng Thiên ngồi giữa, Mẫu Thượng Ngàn bên trái, Mẫu Thoải bên phải. Cung đệ nhị thờ Tứ vị chầu Bà và Tam tòa quan lớn, đặc biệt có hai khám hai bên thờ Ông Hoàng Mười [bên phải] và Ông Hoàng Ba [bên trái]. Tiếp là cung đệ tam, tại đây thờ Công đồng tứ Phủ, cung này có thờ Bà Chúa Bản đền. Cung đệ tứ hay còn gọi là tòa bái đường, cung này có thờ Quan Giám sát.

Trong Phủ còn dấu tích nhiều câu đối, đại tự, hoành phi có giá trị. Ngoài ra, nét độc đáo còn nằm ở văn bia cùng ngũ vân lâu ngay tại mặt chính của đền, các công trình bố trí chặt chẽ tạo thành thể thống nhất, giữ lại nét giá trị từ ngàn đời.

Lăng mộ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lăng mộ Thánh Liễu Hạnh nằm ở thôn Tiên Hương trên cồn cá chép. Ngôi mộ trước kia là bãi đất với lùm cây xanh lá, sau đó được xây thành khu nhỏ gồm gạch lát đá. Sau đó, vua Bảo Đại cầu tự được con và được thánh Mẫu báo mộng cho, năm 1938, vua Bảo Đại biết ơn mẫu và cho trùng hưng lại lăng mộ với chất liệu bằng đá xanh và 60 búp sen hồng quy mô như hiện nay.

Hướng chính của lăng là hướng Tây quay về phía núi Tiên Hương. Từ ngoài vào bước theo bậc tam cấp lên đến mộ phải qua 5 lớp tường toàn bằng đá được chạm khắc, mỗi lớp tường vuông đều có cửa, cửa được bổ trụ bằng đá vuông với ba mặt đều khắc câu đối và phía trên đặt các nụ sen bằng đá hồng nhạt tới 60 nụ sen đá.

Xung quanh lăng mộ là hàng cây 4 mùa xanh mát, 4 cột trụ chính đặt 4 góc khiến lăng mộ càng thêm long trọng và trang nghiêm. Ngôi mộ được đặt ngay chính trung tâm và ở chỗ cao nhất của cả khu lăng. Tại bốn cửa ở bậc cuối cùng đều có một bức bình phong bằng đá án ngữ. Phía sau cửa chính, nằm về hai phía góc đối diện với cửa ra vào là hai nhà bia với bốn cột vươn lên.

Bên cạnh khu lăng mộ còn có một gian nhà thờ tự với kết cấu sau: Ban thờ Mẫu nằm chính giữa, từ ngoài bước vào thì bên phải ngay cạnh ban thờ Mẫu là ban thờ Bà Cai Bản mệnh, tiếp là ban thờ đức Thánh Trần. Bên trái của Ban thờ Mẫu là ban thờ quan lớn đệ nhất và ban thờ Nhị Vị Cô Nương.

Hàng năm vào mùa lễ hội, đền đón hàng ngàn khách du lịch về trẩy hội. Hòa chung không khí tấp nập của mùa lễ hội, dân làng và du khách càng thấy hứng khởi đón chào một năm mới đầy thắng lợi.

Với những kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định đầy đủ dưới đây sẽ giúp bạn có chuyến đi khám phá di tích lịch sử nổi tiếng và linh thiêng bậc nhất vùng đất Thành Nam. 

Di tích Phủ Giầy có địa chỉ ở đâu? Phủ Giầy có địa chỉ thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định là quần thể kiến trúc tín ngưỡng gồm 20 di tích gắn liền với sự nghiệp và cuộc đời của Chúa Liễu Hạnh. Địa điểm du lịch tâm linh ở Phú Thọ này tọa lạc trên vùng núi non và có phong cảnh thiên nhiên rộng lớn.   

Di tích Phủ Giầy Nam Định gắn liền với nhiều giai thoại và có bề dày lịch sử cùng những giá trị văn hóa đặc sắc. Truyền thuyết kể lại rằng, vì quá thương nhớ gia đình nên Chúa Liễu Hạnh đã quên một chiếc giày trước khi về thiên đình nên được gọi là Phủ Giầy.   


Di tích Phủ Giầy Nam Định


Tìm hiểu lịch sử và kiến trúc của di tích Phủ Giầy 

Kinh nghiệm đi Phủ Giầy cho thấy, vào năm 1557 dưới triều vua Lê Anh Tông làng Kẻ Giày được chia thành 4 thôn. Trong đó xã An Thái được chia thành hai xã nhỏ hơn và mỗi xã đều thờ thờ Bà Chúa Liễu Mẫu Hạnh bao gồm Phủ Giầy.   


Kiến trúc của di tích Phủ Giầy Nam Định

Phủ Giầy có kiến trúc gồm: Phủ Vân Cát, phủ Tiên Hương và lăng Chúa Liễu. Trong đó, phủ Tiên Hương gồm ba tòa ngang là nhà trống, nhà bia và nhà chiêng. Phía trước phủ là khoảng sân rộng lớn được nối liền với hệ thống nghi môn trụ, chạm khắc rồng phượng và có sân cột cờ hình bán nguyệt. Khu vực chính điện thơ hệ thống Mẫu Tứ Phủ và Phủ Vân Cát ấn tượng với phía trước là hồ bán nguyệt, khu điện chính thờ Chúa Mẫu Liễu Hạnh. Khu vực bên trái thờ Phật và bên phải thờ Lý Nam Đế. Phần lăng Chúa Liễu tọa lạc trên góc hình chữ nhật và có phía trước là lăng mộ hình bát giác, công trình được xây dựng hoàn toàn bằng đá được chạm trổ vô cùng khéo léo.    


Phủ Giầy Nam Định là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng

Lễ hội Phủ Giầy độc đáo và đặc sắc 

Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định, nếu du khách đi vào tầm từ ngày mùng 1 đến mùng 10/3 Âm Lịch sẽ được tham dự lễ hội với nhiều hoạt động đặc sắc. Lễ hội Phủ Giầy mang đậm nét văn hóa tín ngưỡng đạo Mẫu gồm múa thiêng, hát văn, hầu đồng, dâng hương tại cung Đệ nhất thờ Mẫu... Có thể thấy những điệu múa thiêng mô phỏng lại các hoạt động hàng ngày của con người. Bên cạnh đó, còn có những nghi thứ quan trọng trong buổi lễ như rước kiệu Mẫu Liễu là nghi thức rất quan trọng của lễ hội Phủ Giầy. 


Lễ hội Phủ Giầy độc đáo và đặc sắc 

Phần hội của lễ hội Phủ Giầy gồm nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như hát chầu văn, múa sư tử, múa rồng, múa lân, cờ người... Đây đều là những hoạt động văn hóa đặc sắc thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Bên cạnh đó, du khách có thể kết hợp tham quan lễ hội chùa Lương ở Hải Hậu Nam Định


Lễ hội Phủ Giầy thu hút du khách tham gia

Chuẩn bị lễ đi hội Phủ Giầy bên cạnh xôi, chè, hương hoa thì bạn cần phải chuẩn bị thêm thịt luộc chín, giò, chả, bánh chưng. Bên cạnh đó, còn có các loại lễ đồ sống như: Gạo, trứng, muối, thịt sống để thờ Thanh, Bạch xà và Ngũ Hổ đặt tại ban Công Đồng Tứ Phủ. Trong đó, lễ chay để thờ ban Thánh Mẫu và lễ mặn đặt bàn thờ Ngũ vị gọi là ban công đồng. Kinh nghiệm đi lễ hội Phủ Giầy nếu Hầu đồng bạn cần chuẩn bị lễ cẩn thận hơn và không được lấy lộc tại ban thờ.


Cách di chuyển tới Phủ Giầy Nam Định

Để di chuyển tới Phủ Giầy Nam Định từ Hà Nội, với khoảng cách 90km bạn có thể đi bằng xe khách hoặc phương tiện cá nhân:

Xe máy

Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân là xe máy sẽ giúp bạn chủ động về thời gian đi lại, cụ thể gồm hai hướng như sau:

- Thứ nhất: Đi theo hướng QL1A thẳng theo hướng về Phủ Lý [Hà Nam] -> tới trạm thu phí rẽ trái đi tiếp 10km tới chợ Lợn Nam Định -> rẽ phải đi theo Cầu Họ giao quốc lộ 21 -> đi tiếp tới trạm thu phí Mỹ Lộc cũ -> ngã ba đầu đường 56 tới xã Kim Thái tới Phủ Giầy. 

- Thứ hai: Bạn di chuyển hướng QL1A cũ Hà Nội -> tới ngã tư cầu Hồng Phú -> đi thẳng tới quốc lộ 21 -> tới đoạn giao quốc lộ 21 và 56 -> từ đoạn đầu đường 56 bạn đi tiếp 10km là tới Phủ Giầy.


Cách di chuyển tới Phủ Giầy Nam Định


Xe khách 

Nếu đi xe khách bạn có thể bắt xe tới Vụ Bản, Nam Định từ bến xe Nước Ngầm, Mỹ Đình và Giáp Bát của nhà xe Thành Tín, Khôi Anh, Quảng Đông, Cát Lợi... Giá vé dao động từ 80.000đ - 100.000đ/lượt. 


Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định: Những lưu ý cần thiết

Kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định bạn cũng nên nắm rõ những lưu ý dưới đây:

- Nên book vé tàu xe sớm, nhất là dịp nghỉ lễ Tết để tránh tình trạng hết xe. 

- Mang theo hành lý gồm các loại mũ nón, ô dù tránh trường hợp  mưa nắng. 

- Khi tới lễ hội Phủ Giầy nên chuẩn bị đầy đủ lễ và ăn mặc trang nghiêm. 

- Bảo quản tư trang cẩn thận tránh trường hợp mất cắp vì lễ hội rất đông người. 

- Tránh sờ vào các hiện vật trong chùa và không nên chụp hình. 

- Có thể mua đặc sản kẹo sìu châu hoặc bánh nhãn làm quà cho chuyến đi.


Nắm rõ những kinh nghiệm đi Phủ Giầy Nam Định đầy đủ ở trên sẽ giúp bạn có chuyến đi khám phá những nét độc đáo về lịch sử, kiến trúc và những nét đặc sắc về văn hóa. 

Bảo Bình [tổng hợp] - luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Video liên quan

Chủ Đề