Tại sao tính cách quan trọng

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Tính cách là tính chất, đặc điểm về nội tâm của mỗi con người, mà có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó. Một người có thể có nhiều tính cách[ đa nhân cách] và nhiều người có thể có cùng một tính cách.

Tính cách khác với tính tình, tính khí hay cá tính. Tính cách là yếu tố quan trọng nhất của con người. Người ta thường đánh giá hành động, lời nói, và đôi khi là suy nghĩ của một người để suy ra tính cách người đó, và cuối cùng là kết luận về bản chất người đó.

Thường thì tính cách được chia làm hai loại: tính tốt và tính xấu. Tốt và xấu là theo quan niệm của đa số người dân. Tuy nhiên đối với những tính cách mà số người cho là xấu bằng số người cho là tốt hay không ai cho tốt xấu gì cả thì chúng ta nên xem xét lại trong từng trường hợp cụ thể hoặc gắn cho nó quan niệm trung lập.

Xem thêm Danh sách tính cách

Người tốt thường có nhiều tính tốt và có đầy đủ các tính tốt chủ yếu. Tính tốt giúp cho những người xung quanh ta cảm thấy dễ chịu, hài lòng, nhiều khi mến phục và yêu quý ta. Những người có quá nhiều tính tốt thường dễ bị lợi dụng. Sau đây là một vài tính tốt quan trọng trong thời đại ngày nay:

  • Khiêm tốn
  • Vị tha, khoan dung
  • Kiên nhẫn, chịu khó
  • Hòa đồng, cởi mở, vui vẻ, hoạt bát
  • Lễ phép, chừng mực, biết kính trên nhường dưới
  • Biết nghĩ đến người khác và nhiệt tình giúp đỡ mọi người

Tính xấu là tính trái ngược với tính tốt. Có bao nhiêu tính tốt thì có bấy nhiêu tính xấu.[cần dẫn nguồn] Tính xấu thường gây ra những tai hại hay bực bội cho người khác nên bị ghét và lên án. Cũng có vài tính xấu không gây ảnh hưởng đến ai, nên không hoàn toàn bị chê trách. Mọi tính xấu trên đời này đều bắt nguồn từ sự ích kỉ... Sau đây là vài tính xấu thịnh hành ngày nay:

  • Ích kỉ: đừng nhầm lẫn từ này với nghĩa keo kiệt, người ích kỉ chỉ muốn mọi thứ đều diễn ra có lợi cho mình và không quan tâm xem người khác có lợi hay hại. Tính xấu này là động cơ chủ yếu để phát triển những tính xấu khác. Ví dụ như những người hay giận dỗi hoặc giận dai, họ chỉ nghĩ là những người xung quanh đáng ghét và phải bị mình giận, trong khi không nghĩ rằng những người bị giận đang gặp phiền toái vì hành động ngu xuẩn đó.
  • Khoe khoang, ba hoa: là người lúc nào cũng khoe khoang những thứ mình có được, thậm chí những thứ mình chưa có hoặc không hề có. Ví dụ: khoe mình từng là tỷ phú dù hiện tại rất nghèo. Hoặc như Giúp người thì tốt, nhưng giúp một mà đi khoe mười thì đúng là khoác lác. Những người này chỉ cố tạo cho mình một cái vỏ tốt bên ngoài để che đậy những cái xấu trong tâm.
  • Dựng chuyện, đặt điều, bêu xấu người khác: những điều tốt đẹp trong mắt họ đều trở thành xấu xí. Họ dùng mọi cách để bêu xấu những người tốt xung quanh mình. Đơn giản họ chỉ muốn tự nâng mình lên vị trí cao nhất. Những người này thường không hạnh phúc với chính mình, thường xuất phát từ tính ích kỷ và tính đố kỵ.
  • Vụ lợi, thích lợi dụng
  • Gian trá, lừa lọc
  • Nhẫn tâm, ác độc
  • Vô duyên, lố bịch, nhảm nhí
  • Đua đòi.
  • Đố kị, ganh ghét
  • Vô ơn: phủ nhận những điều mà người khác đã từng giúp mình bằng cách đi bêu xấu họ
  • Lười biếng
  • Hách dịch

Học tính tốt bỏ tính xấu, hai thứ sẽ bổ sung cho nhau vào tâm hồn con người, khiến nó thanh khiết, tươi đẹp và hoàn hảo hơn.

Xem thêm Danh sách tính xấu

Tính vừa xấu vừa tốt

  • Kiên định [hay bảo thủ], đôi lúc ta cần giữ vững lập trường, nhưng đôi lúc cũng phải biết thay đổi nếu thấy mình chưa đúng.
  • Thẳng thắn: nhiều khi có những điều cần phải bộc trực mà nói, nhưng nhiều khi không thể thẳng mặt mà nhận xét được. Nên sự thẳng thắn nên kết hợp với khéo léo và tế nhị. Có những điều chúng ta cũng nên giữ riêng cho mình vì quá thẳng thắn sẽ làm đau lòng người khác.
  • Hiền lành: trong những trường hợp bình thường thì đúng là nên nhu mì, hiền diệu, nhưng khi gặp kẻ dữ dằn, ghê gớm thì nên cứng rắn lên để tránh bị lợi dụng hay ăn hiếp.
  • Tính trung lập. Ví dụ như trầm lặng, người mang tính này chả gây rắc rối gì, mà cũng chẳng bị ai gây rắc rối cho, không xấu mà cũng không tốt.

Xem thêm Danh sách tính trung lập và tính vừa xấu vừa tốt

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tính_cách&oldid=66137378”

Câu nói “Cha mẹ sinh con trời sinh tính” có đúng không? Mọi người thường nói con chẳng giống tính ai, cũng có người thấy con giống y hệt bố hoặc y hệt mẹ, tính tình dễ chịu, dễ thương hay khó gần khó ưa…Vậy tính cách là gì? các bạn cùng Genetica tham khảo bài viết dưới đây nhé!!

1, Tính cách là gì?

Tính cách là tính chất, đặc điểm nội tâm của con người, từ đó dẫn tới suy nghĩ, cảm xúc, hành động và lời nói hay còn được định nghĩa là bao hàm tâm trạng, thái độ, ý kiến ​​và được thể hiện rõ ràng nhất trong các tương tác với người khác.

Nó bao gồm các đặc điểm hành vi, cả vốn có và có được, giúp phân biệt người này với người khác và có thể được quan sát thấy trong quan hệ của con người với môi trường và nhóm xã hội. Những đặc điểm tính cách như:

Hướng nội/hướng ngoại: Xu hướng thích ở một mình hay thích giao tiếp với mọi người mà chúng ta hay nghe mọi người nhận xét là bạn nhỏ này nhút nhát hay bạn nhỏ kia hòa đồng…

Sự tận tâm, kiên trì: có trẻ rất tuân theo các nguyên tắc được đặt ra như đúng giờ đi học, giờ làm bài tập, vệ sinh cá nhân, có trẻ lại dễ thay đổi, không theo quy tắc...

Sự nóng nảy hay điềm tĩnh: có trẻ khi bị bạn lấy mất đồ chơi thì trẻ rất ôn hòa tìm đồ chơi khác, lại có trẻ khóc hoặc la hét đòi lại...và người lớn thường dùng từ “hiền, khó tính, cáu kỉnh…” để dán nhãn trẻ.

Xu hướng thích khám phá những cái mới hay thích sự ổn định: có trẻ thích nhiều trò chơi như cầu trượt, nhảy cao, lại có trẻ sợ hãi khi tham gia những trò chơi đó. Khi lớn lên, có trẻ thích công việc ổn định, có trẻ lại thay đổi công việc rất nhiều và làm nhiều lĩnh vực khác nhau... Và còn rất rất nhiều đặc điểm tính cách khác nữa: sự thấu cảm, chia sẻ...

Thế giới có những thay đổi biến động không ngừng [xu hướng hội nhập toàn cầu hóa, mở rộng giao lưu giữa mọi người với nhau, công nghệ đổi mới hiện đại, phương thức làm việc, kết nối thay đổi…đòi hỏi sự linh hoạt thích nghi], do đó mọi khía cạnh của mỗi đặc điểm tính cách có thể hữu ích ở những thời điểm và tình huống khác nhau.

👉 Xem Thêm: Áp lực học tập ở trẻ? Bố mẹ tâm lý nên biết điều này

Do đó, phát triển nhiều đặc điểm tính cách [giao lưu kết nối bạn bè, kiểm soát cảm xúc, tăng khả năng thấu hiểu mình và người khác…] sẽ giúp con trẻ ứng phó với các tình huống linh hoạt hơn và đạt được nhiều thành công hơn là chỉ tập trung vào một đặc điểm riêng lẻ.

2, Sự hình thành tính cách ở trẻ

Để giúp trẻ có những đặc điểm tính cách giúp trẻ phát triển và đạt được các thành công trong cuộc sống, chúng ta cần hiểu “Điều gì làm nên tính cách?”

Quá trình nuôi dưỡng: Từ trong bào thai với thai giáo [tuy các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra kết luận rõ ràng] đã được nhắc đến nhiều trong các cách dạy con của người Nhật, Mỹ hay người Do Thái... Tiếp đó, khi trẻ sinh ra, phát triển và trưởng thành, nếu trẻ được sinh ra trong một gia đình có đầy đủ tình yêu thương của bố mẹ, ông bà, anh chị em thì trẻ sẽ luôn vui vẻ, mọi suy nghĩ lành mạnh.

Ngược lại, trong trường hợp trẻ cảm thấy không được yêu thương, chia sẻ, trẻ sẽ có những cảm xúc tiêu cực, dẫn dần hình thành thói quen suy nghĩ đó và có những hành vi tiêu cực.

👉 Xem Ngay: Năng khiếu sở trường là gì? Có tính di truyền không?

Môi trường xã hội: Ngoài gia đình trẻ còn chịu tác động bởi môi trường xung quanh như hàng xóm, không gian vui chơi, bạn bè thầy cô, trường lớp. Thầy cô và bạn bè khuyến khích, động viên hỗ trợ trẻ trong học tập, kết bạn, các vấn đề tâm lý tình cảm.…

Cách giáo dục của nhà trường, cách ứng xử của thầy cô, bạn bè, cách nhìn nhận đánh giá sự vật hiện tượng, cách tương tác với mọi thứ xung quanh là những tấm gương cho trẻ bắt chước.

Gen di truyền: Gen là đơn vị vật chất cơ bản, được truyền từ bố mẹ sang con cái và chứa thông tin cần thiết để xác định các tính trạng, đặc điểm [màu tóc màu da, chiều cao, các cấu trúc, đặc điểm bộ phận trong cơ thể..]. 

Mỗi người đều được thừa hưởng một nửa từ bố và một nửa từ mẹ, trong quá trình sao chép lại tạo ra các thay đổi di truyền dẫn đến sự khác biệt trong kiểu gen so với bố mẹ, từ đó trẻ sinh ra sẽ có các đặc điểm giống và khác với bố mẹ.

👉 Tìm Hiểu Ngay: Trầm cảm ở tuổi dậy thì: dấu hiệu và nguyên nhân là gì?

3, Vậy gen quy định tính cách như thế nào?

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trong cơ thể có các gen quy định về khả năng kiểm soát căng thẳng, mức độ bất ổn cảm xúc, xu hướng mạo hiểm, sự nóng tính… Hãy cùng khám phá xu hướng tính cách của trẻ qua gen.

Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng khoảng 10 phần trăm khác biệt về sự đồng cảm của từng cá nhân là do di truyền. Dựa trên các nghiên cứu về các cặp sinh đôi cùng trứng và khác trứng, có vẻ như trong tình huống một người giả vờ gặp nạn, cặp sinh đôi cùng trứng đã phản ứng giống nhau hơn so với cặp sinh đôi khác trứng, cho thấy di truyền ảnh hưởng đến sự đồng cảm ở một mức độ nào đó.

Tuy nhiên, mức độ đồng cảm của một người phụ thuộc vào di truyền cũng như các yếu tố khác. Ngoài ra, có vẻ như phụ nữ đồng cảm hơn nam giới. Từ các nghiên cứu liên quan đến các cặp song sinh, các thay đổi di truyền liên quan đến sự đồng cảm thấp có liên quan đến nguy cơ mắc hội chứng tự kỷ cao hơn.

Chẳng hạn như gen OXTR mã hóa cho thụ thể oxytocin, một trong những hoóc môn liên quan đến sự đồng cảm ở người, góp phần đáng kể vào khác biệt trong sự đồng cảm.

👉 Tìm Hiểu Ngay: Trí thông minh là gì? Có được quyết định bởi gen di truyền không?

Dopamine là hoóc môn kiểm soát cảm xúc và sự lạc quan, do đó hệ thống dopamine được cho là ảnh hưởng đến cách xử sự. Gen và những biến thể liên quan đến gen của hệ thống dopamine đóng vai trò lớn trong đặc điểm tính cách cũng như sự đa dạng tính cách trong các nghiên cứu lâm sàng và trên số đông dân số nói chung.

Tính kỷ luật đóng vai trò chính trong sức khỏe. Cụ thể, mức độ kỷ luật thấp [hoặc mức độ không kiểm soát cao] có liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng rượu. Ảnh hưởng di truyền đóng vai trò đáng kể trong nguyên nhân hình thành tính kỷ luật, khoảng một nửa sự khác biệt về tính kỷ luật giữa người với người là do sự khác biệt về di truyền. Gen ADH1A [alcohol dehydrogenase loại 1A] có liên quan đến sự phụ thuộc thuốc.

Một biến thể trong gen ADH1A có liên quan đến tính kỷ luật. Hai gen khác bao gồm 5-HTTLPR [một chất vận chuyển serotonin] và MAOA [monoamine oxidase A] cũng có liên quan đến tính kỷ luật. Mọi người thường quan niệm người có tính cách kỷ luật là một người có trách nhiệm và đáng tin cậy.

Tuy nhiên, những cá nhân có điểm kỷ luật cao trong bài kiểm tra tính cách có thể là người cầu toàn và nghiện công việc. Họ cũng có thể là người khá nhàm chán hoặc không linh hoạt. Số điểm cao về tính kỷ luật trong một bài kiểm tra nghề nghiệp là một chỉ số quan trọng của sự thành công. Nguyên nhân là do tính cách này có đặc điểm rất cần thiết để đạt được thành tựu.

Những cá nhân này đáng tin cậy, có tổ chức và kiên trì, họ thường đảm bảo hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp đã đề ra. Nghiên cứu cho thấy đặc điểm tính cách kỷ luật liên quan đến hiệu suất công việc trong các loại nghề nghiệp khác nhau…v.v.

Dưới đây là một ví dụ về kết quả giải mã gen xu hướng tính cách của trẻ:

Kết quả giải mã gen có thể giúp bạn tìm ra cách chăm sóc phù hợp nhất, phát triển cân bằng cảm xúc, giảm thiểu những phản ứng, hành động tiêu cực gây bất lợi cho trẻ, phát huy tối ưu tiềm năng của trẻ, giúp cha mẹ hiểu con và hiểu từ trong kiểu gen.

Thông qua phân tích 201 gen liên quan đến tiềm năng trí tuệ bẩm sinh của mỗi người, báo cáo G-Smart của Genetica® sẽ cung cấp cho bố mẹ các thông tin khoa học và chính xác về tiềm năng bẩm sinh của con:

️🏆 Chỉ số thông minh [IQ]: IQ có tính di truyền cao và khả năng di truyền của IQ có thể lên tới 80%. Khả năng di truyền của IQ tăng dần theo tuổi và đạt đến tiệm cận ở tuổi 18 - 20, tiếp tục ở mức độ đó cho đến khi trưởng thành.

💝 Trí tuệ cảm xúc [EQ]: EQ là chỉ số ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng học - hành - sống hạnh phúc của một người. EQ là khả năng linh hoạt có thể có được và cải thiện khi tập luyện.

👉 Tìm Hiểu Ngay: Chỉ số IQ và EQ là gì? Có được quyết định bởi gen di truyền?

️📚 Khả năng ngôn ngữ: DNA không ảnh hưởng đến ngôn ngữ mà chúng ta nói, nhưng lại có thể ảnh hưởng đến khả năng học ngôn ngữ. Một số gen đã được xác định liên quan đến rối loạn ngôn ngữ, ví dụ như gen FOXP2 có liên quan đến chứng rối loạn nói.

🎲 Khả năng toán học: một nền tảng toán học tốt ngay từ nhỏ có thể giúp tăng cường các kỹ năng toán học.

️🎼 Khả năng cảm thụ âm nhạc: con bạn có khả năng bẩm sinh trong việc cảm âm hay chơi nhạc không, có giỏi phân biệt âm sắc và nhịp điệu không?

Hiểu rõ khả năng thiên bẩm sẽ là bước đầu hỗ trợ cho việc định hướng giáo dục và nghề nghiệp của con phù hợp hơn, giúp con phát huy hết tiềm năng và sống vui vẻ với niềm đam mê của mình.

Nguồn tham khảo:

Video liên quan

Chủ Đề