Phân tích yếu to kì ảo trong truyện Thạch Sanh

Hay nhất

NHỮNG CHI TIẾT HOANG ĐƯỜNG VÀ KỲ ẢO TRONG TRUYỆN THẠCH SANH:

- Bà mẹ mang thai cậu lâu dài

- Cậu giết chằn tinh và đại bàng

- Niêu cơm thần ăn mãi không hết

- Cây đàn thần làm cho Thạch Sanh giải oan nó còn làm cho đất nước hòa bình

Phân tích ý nghĩa của những chi tiết thần thoại, kì lạ trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”

A. Hướng dẫn làm bài

- Đề bài yêu cầu chỉ ra vai trò của yếu tố thần thoại, kì lạ trong truyện cổ tích và phân tích ý nghĩa của những chi tiết thần thoại, kì lạ trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”.

- Lấy dẫn chứng từ khái niệm truyện cổ tích và truyện Thạch Sanh.

- Bài làm cần đủ những ý chính sau:

Mở bài:+ Giới thiệu thể loại truyện cổ tích - một trong những đặc điểm nổi bật của truyện cổ tích là sử dụng yếu tố thần thoại, kì ảo.+ Giới thiệu truyện cổ tích Thạch Sanh - một truyện cổ tích tiêu biểu với nhiều yếu tố thần kì độc đáo.

Thân bài:

+ Khái niệm truyện cổ tích - vai trò của yếu tố thần thoại, kì ảo đối với truyện cổ tích:• Là cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu.• Tăng sức hấp dẫn cho truyện.+ Phân tích các yếu tố thần thoại, kì ảo trong truyện cổ tích Thạch Sanh:• Nguồn gốc của Thạch Sanh, việc Thạch Sanh được tiên dạy phép: khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh• Thạch Sanh giết xà tinh, đại bàng: khẳng định sức mạnh chính nghĩa, trừ hại cho dân của Thạch Sanh.• Hồn ma xà tinh, đại bàng hãm hại Thạch Sanh: sức sống dai dẳng của cái ác.• Tiếng đàn thần: tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa• Niu cơm ăn hết lại đầy: ước mơ về cuộc ống no đủ của nhân dân lao động.

Kết bài:

+ Khẳng định vai trò của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích.+ Cảm nghĩ về truyện Thạch Sanh.

B. Bài văn mẫu


“Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú cua nhân dân, vì ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố tưởng tượng thần kì tạo nên một đặc trưng nổi bật trong phương thức phản ánh hiện thực và ước mơ”. (Chu Xuân Diên)

Chi tiết hoang đường kì ảo hay các yếu tố thần kì trong truyện dân gian thường gắn với quan niệm, tín ngưỡng của người xưa về thế giới. Chẳng hạn, quan niệm về các thế giới (trần gian, thiên phủ, âm phủ, thuỷ phủ), về sự đan xen giữa thế giới thần và thế giới người, quan niệm “vạn vật hữu linh”(vạn vật đều có linh hồn); tín ngưỡng thờ vật tổ (mỗi dân tộc sinh ra từ một loại thảo mộc hay động vật nào đó)...

Trong truyện cổ tích Việt Nam, các nhân vật thần kì luôn chia làm hai phe rõ ràng: thiện và ác. Điều này hơi khác so với chuyện cổ tích nước ngoài. Truyện cổ tích Việt Nam gần thực tế hơn, ít li kì hơn, mang tinh thần thực tế vốn là nét nổi bật, thể hiện tính dân tộc Việt Nam. Trong khi đó các vật thần kì trong truyện nước ngoài có số lượng phong phú. Chúng không hẳn đứng về phe nào và thuộc về ai. Mâm thần dọn bữa ăn cho cả người tiều phu và tên chủ quán tham lam, roi thần, áo tàng hình, đèn thần sẽ phục vụ bất cứ ai nắm được bí mật hay câu thần chú điều khiển chúng.

Khi tham gia vào truyện cổ tích, lực lượng thần kì có nhiều tác dụng khác nhau. Nhờ có nó mà cốt truyện có thể được rút ngắn hay kéo dài ra theo mong muốn của người kể chuyện chứ không theo lôgíc thông thường. Có như vậy cô Tâm chết đi mới sống lại, hoá chim, hoá cây, hoá quả rồi lại trở thành người. Nhân dân không nỡ để cô gái yếu đuối phải chết một cách oan uổng nên yếu tố thần kì đã phát huy tác dụng kì ảo của nó để thực hiện ước mơ của nhân dân.Yếu tô thần kì cũng làm cho chuyện cổ tích thêm li kì, hấp dẫn với mọi thế hệ người nghe. Nó có thế xuất hiện bất cứ lúc nào, hoạt động linh hoạt, chứa chất tất cả những điều hoang đường nhất mà con người có thể tưởng tượng ra. Nó làm cho truyện cổ tích lãng mạn, thơ mộng, trong sáng. Nó góp phần làm trong sáng thêm tầm hồn những thế hệ trẻ thơ.

Yếu tố thần kì cũng thể hiện một cách sinh động, cụ thể, mơ ước, nguyện vọng của nhân dân lao động. Những gì không thể thực hiện được ngoài đời, nhờ yếu tố kì ảo đều dễ dàng thực hiện được trong truyện cổ tích một cách nhanh chóng và hoàn hảo nhất.

Trong truyện cổ tích “Thạch Sanh” có rất nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo. Tiêu biểu nhất là tiếng đàn thần và niêu cơm thần.Chúng ta biết, âm nhạc thần kì là chi tiết phổ biến trong truyện cổ tích dân gian. Chẳng hạn như tiếng đàn - Thạch Sanh, tiếng hát - Trương Chi, tiếng sáo - Sọ Dừa... Tuỳ từng truyện, âm nhạc thần kì có những ý nghĩa khác nhau. Ở truyện Thạch Sanh, tiếng đàn thần có rất nhiều ý nghĩa.

Đó là tiếng đàn giải oan, giải thoát. Sau khi bị Lí Thông lừa gạt, cướp công, Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối. Nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà công chúa khỏi câm, nhận ra người đã cứu mình và giải thoát cho Thạch Sanh. Nhờ đó mà Lí Thông cũng bị vạch mặt. Tiếng đàn thần bởi thế cũng là tiếng đàn của công lí. Tác giả dân gian đã sử dụng khéo léo chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và ước mơ về công lí của mình.

Đó còn là tiếng đàn làm tan rã quân của mười tám nước chư hầu. Với khả năng thần kì, tiếng đàn đại điện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù.Chi tiết vật ban phát thức ăn vô tận có trong truyện cổ tích dân gian nhiều nước như cái khăn, cái túi trong truyện dân gian Nga, Pháp; cái giỏ - truyện Mông Cổ.... Ở mỗi dân tộc và mỗi truyện, vật ban phát thức ăn vô tận lại có ý nghĩa riêng, ở chuyện Thạch Sanh, niêu cơm thần kì có ba ý nghĩa chính.Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại đầy làm quân mười tám nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục.Niêu cơm thần kì với lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân mười tám nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh.Niêu cơm thần kì còn tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.

Như vậy, yếu tố thần kì có những đóng góp quan trọng vào việc thể hiện quan niệm của người dân lao động về công lí và mơ ước ở đời. Là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu, với những chi tiết và yếu tố thần kì, truyện Thạch Sanh xứng đáng là một bông hoa rực rỡ sắc hương trong vườn hoa truyện cổ Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời câu 1 trang 30 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Soạn Văn 6 KNTT – Thạch Sanh

Truyện Thạch Sanh có những con vật kì ảo nào? Chúng có đặc điểm gì khác thường?

Trong truyện “Thạch Sanh”, có những con vật kỳ ảo: Trăn tinh, đại bàng. Chúng có đặc điểm khác thường:

Quảng cáo

– Trăn tinh ở miếu thờ: trăn tinh có nanh vuốt để săn mồi, sau khi bị Thạch Sanh giết thì hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ.

– Đại bàng khổng lồ quắp công chúa vào hang. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh trên núi có nhiều phép lạ.

– Hồn trăn tinh và đại bàng lang thang, gặp nhau cùng nghĩ cách báo thù Thạch Sanh.

    Bài học:
  • BÀI 7: THẾ GIỚI CỔ TÍCH
  • Soạn bài Thạch Sanh (KNTT)

    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức
Quảng cáo

Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo và ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong truyện Thạch Sanh

- Những chi tiết kì ảo trong truyện “Thạch Sanh” là: 

   + Ngọc Hoàng sai thái tử xuống làm con nuôi cho hai vợ chồng già.

   + Bà vợ mang thai mấy năm mới đẻ.

   + Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ , chết để lại bộ cung tên bằng vàng.

   + Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục và lúc ra với quân giặc.

   + Niêu cơm của Thạch Sanh ăn mãi không hết.

- Ý nghĩa của hai chi tiết: 

+ Tiếng đàn thần kì: là quan niệm và ước mơ về công lí, đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình.

+ Niêu cơm thần:thể hiện tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

...Xem tất cả bình luận

Nhờ mn giúp em vs ạ

Câu hỏi hot cùng chủ đề
  • Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

    (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

    1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

    2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? (1 điểm)

    3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? (1 điểm)

    4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (1,5 điểm)

    II. LÀM VĂN (6 điểm)

    Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

     Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 - 2021

    I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)

1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả ( 0,5 điểm)

2. Xác định một biện pháp tu từ:

Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau: (1 điểm)

- Nhân hóa:

-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.

-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.

-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

- So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.

- Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:

Có thể trả lời 1 trong 2 ý sau:

Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. (1 điểm)Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. (0,5 điểm)Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. (0,5 điểm)

4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:

Chăn chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. (0,75 điểm)Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. (0,75 điểm)

II. LÀM VĂN (6 điểm)

*Yêu cầu hình thức:

Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn miêu tả.Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. (0,5điểm)
Thân bài: (5 điểm)

* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi

 Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.Không gian chim chóc, nắng vàng…Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơiThầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.

* Trong giờ ra chơi:

Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng…Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích…Những chú chim trên cành hót ríu rít….Những con gió….Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi…

* Sau giờ ra chơi:

Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơiCác bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.Sân trường vắng vẻ trở lại…

Kết bài: (0,5điểm)

Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.
*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của HS để cho điểm phù hợp.