Nhà máy xi măng trung sơn tỉnh hoà bình

(Xây dựng) - Sau 5 năm đi vào vận hành (từ tháng 11/2014), đến nay, Nhà máy Xi măng Trung Sơn công suất 0,91 triệu tấn xi măng/năm xin nâng công suất lên 5,5 triệu tấn/năm.

Nhà máy xi măng trung sơn tỉnh hoà bình
Nguồn: Baodautu.vn

Theo Cty CP Tập đoàn xây dựng và Du lịch Bình Minh (chủ đầu tư dự án), Cty sẽ đầu tư mở rộng Dự án giai đoạn 2 gồm dây chuyền 2 và 3, có công suất 1 dây chuyền là 2,3 triệu tấn xi măng/năm. Giai đoạn đầu tư và có sản phẩm dây chuyền 2 dự kiến năm 2019 - 2022, dây chuyền 3 dự kiến sau năm 2025.

Đây là dự án 3 trong 1 vừa đầu tư đồng bộ hệ thống thiết bị tận dụng nhiệt khí thải để phát điện, nhằm tự túc được từ 20 - 30% tổng lượng điện sử dụng của nhà máy; đồng thời xây dựng hệ thống đốt rác phát điện nhằm tiết kiệm tài nguyên và năng lượng trong sản xuất, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Cty cam kết sẽ giảm giá thành xử lý rác tối thiểu 10% đơn giá TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình đang áp dụng tại thời điểm và các năm về sau, góp phần giảm thiểu tác hại môi trường.

Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 và số 1065/QĐ-TTg ngày 09/7/2010, thì dự án xi măng Trung Sơn được quy hoạch: 36 triệu tấn đá vôi tại mỏ Lộc Môn, xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình; 9 triệu tấn sét tại mỏ sét Viễn Phương, xã Tân Thành, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình và 5 triệu tấn phụ gia. Mặt khác cũng theo Quy hoạch nêu trên, mỏ đá vôi Lộc Môn xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn và xã Cao Dương, huyện Kim Bôi có trữ lượng lớn (534,961 triệu tấn), được quy hoạch cho nhu cầu sản xuất mở rộng và đầu tư mới; dự kiến cho dự án xi măng Trung Sơn mở rộng.

Việc đầu tư mở rộng, nâng công suất Nhà máy Xi măng Trung Sơn, tỉnh Hòa Bình từ 0,91 triệu tấn xi măng/năm lên thành 5,5 triệu tấn xi măng/năm và khu vực mỏ đá vôi Lộc Môn, xã Trung Sơn làm nguyên liệu phục vụ cho việc mở rộng giai đoạn 2 của nhà máy đã được UBND tỉnh Hòa Bình báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại các Văn bản số 1609/UBND-CN ngày 15/10/2010, số 135/UBND-CNXD ngày 03/02/2015 và số 1619/UBND-CNXD ngày 01/12/2016.

Đồng thời được Bộ Xây dựng lập Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2035 trình Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 69/TTr-BXD ngày 28/12/2017, theo đó có dự án xi măng Trung Sơn 2 với tổng công suất là 4,6 triệu tấn xi măng/năm dự kiến đi vào vận hành giai đoạn 2021 - 2025.

Trên cơ sở phân tích quá trình đầu tư các dự án xi măng, tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng trong giai đoạn 2011 - 2018 và dự báo cân đối cung cầu đến năm 2030 của cả nước; định hướng về đầu tư phát triển sản phẩm xi măng; năng lực sản xuất, kinh doanh của Cty; đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu đá vôi, đất sét chất lượng cao tại tỉnh Hòa Bình; đặc biệt là việc đầu tư sản xuất xi măng kết hợp xử lý rác thải của vùng Thủ đô Hà Nội là rất cần thiết. Bộ Xây dựng thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh Hòa Bình và Cty CP Tập đoàn xây dựng và Du lịch Bình Minh, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư giai đoạn 2 dự án Nhà máy Xi măng Trung Sơn, tỉnh Hòa Bình kết hợp đốt rác, phát điện “3 trong 1” với tổng công suất 2 dây chuyền 4,6 triệu tấn xi măng/năm (dây chuyền 2 và 3, mỗi dây chuyền có công suất là 2,3 triệu tấn xi măng/năm); thời gian đầu tư và có sản phẩm dây chuyền 2 dự kiến năm 2019 - 2022, dây chuyền 3 dự kiến sau năm 2025.

Liên tục bị cơ quan chức năng yêu cầu dừng khai thác, vận chuyển đất trái phép ra ngoài nhưng Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn vẫn khai thác bình thường, thách thức pháp luật.

Thời gian vừa qua, Công ty TNHH MTV xi măng Trung Sơn (xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) liên tục có những hoạt động khai thác đất vận chuyển ra ngoài, khi chưa được cơ quan chức năng cho phép. Mặc dù đã bị lập biên bản, yêu cầu tạm dừng hành vi vi phạm pháp luật, nhưng công ty này vẫn không chấp hành.

Cụ thể, tháng 1/2021, UBND huyện nhận được thông tin về tình trạng Công ty xi măng Trung Sơn có dấu hiệu khai thác, vận chuyển đất đá từ dự án mở rộng nhà máy ra ngoài.

Nhà máy xi măng trung sơn tỉnh hoà bình
Khu vực Công ty xi măng Trung Sơn khai thác vận chuyển đất trái phép.

Ngày 20/1, theo chỉ đạo của UBND huyện Lương Sơn, Phòng TN&MT đã tiến hành phối hợp với UBND xã Liên Sơn tiến hành kiểm tra, làm việc với phía Công ty xi măng Trung Sơn.

Đoàn làm việc đã tiến hành kiểm tra khu vực phía Tây (Khu B – Khu vực mở rộng nhà máy) của công ty. Tại thời điểm kiểm tra đang có hoạt động khai thác đất. Đại diện công ty cho biết, công ty khai thác đất để vận chuyển sang nhà máy xi măng làm nguyên liệu sản xuất, một phần dùng đổ vào san lấp mặt bằng khuôn viên nhà máy xi măng. Đối với đất đá thải, nhà máy cho một số cá nhân vận chuyển đi san lấp các khu vực lân cận.

Kết thúc buổi làm việc, Phòng TN&MT huyện Lương Sơn yêu cầu Công ty xi măng Trung Sơn dừng việc cho các cá nhân khai thác, vận chuyển ra ngoài (không phục vụ sản xuất). Đề nghị UBND xã Liên Sơn thực hiện việc giám sát công ty.

Trao đổi với Phóng viên, ông Bùi Viết Thường – Phó chủ tịch UBND xã Liên Sơn cho biết, phía UBND xã cũng đã có báo cáo sự việc gửi UBND huyện Lương Sơn. Sau khi lập biên bản, yêu cầu nhà máy dừng khai thác đất trái phép tại đây. Nhưng nhà máy đã nhiều lần tái phạm, cố tình khai thác đất tại khu vực này. "Mỗi lần nhận được tin báo, UBND xã cho người xuống kiểm tra thì nhà máy họ yêu cầu dừng khai thác. Mình đi rồi họ làm gì thì mình không biết được", ông Thường cho biết.

Cũng theo ông Thường, tình trạng khai thác đất trái phép của nhà máy xi măng Trung Sơn đã diễn ra từ lâu. Khi được hỏi về việc trước tình trạng cố tình vi phạm, không tuân thủ quy định pháp luật và các quyết định từ phía UBND huyện Lương Sơn của Nhà máy xi Măng Trung Sơn, ông Thường cho biết UBND xã Liên Sơn chỉ có chức năng giám sát, báo cáo sự việc cho các cơ quan chức năng huyện Lương Sơn. Việc xử lý như thế nào thì thuộc thẩm quyền của UBND huyện Lương Sơn.

Mặc dù ý kiến của cơ quan chức năng đã nêu rất rõ nhưng phía Công ty xi măng Trung Sơn không chấp hành. Việc khai thác, vận chuyển đất ra ngoài vẫn diễn ra bình thường. Ngày 1/3, sau khi nắm bắt tình hình, UBND xã Liên Sơn có báo cáo UBND huyện Lương Sơn về sự việc trên.

Nhà máy xi măng trung sơn tỉnh hoà bình
Văn bản số 305/UBND-TNMT huyện Lương Sơn, yêu cầu rất rõ ràng nhưng Công ty xi măng Trung Sơn không chấp hành nghiêm túc.

Ngày 9/3, UBND huyện Lương Sơn có Văn bản số 305/UBND-TNMT gửi Công ty xi măng Trung Sơn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh (chủ đầu tư của Công ty xi măng Trung Sơn) và UBND xã Liên Sơn.

Theo nội dung văn bản, xác định việc khai thác đất của Công ty xi măng Trung Sơn chưa được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Đồng thời tiếp tục yêu cầu Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh và Công ty xi măng Trung Sơn dừng hoạt động khai thác đất khi chưa được cấp phép. Báo cáo về việc khai thác đất tại khu vực thực hiện dự án của công ty trong thời gian qua, nêu cụ thể diện tích, khối lượng đã khai thác, mục đích của hoạt động khai thác nêu trên.

Đồng thời, tiếp tục giao UBND xã Liên Sơn thực hiện giám sát việc thực hiện của công ty, nếu để xảy ra tình trạng phía Công ty xi măng Trung Sơn và Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh khai thác đất trái phép, thì UBND xã Liên Sơn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Nhà máy xi măng trung sơn tỉnh hoà bình
Ngày 12/3, PV ghi nhận tình trạng vận chuyển đất trái phép vẫn còn diễn ra.

Tuy nhiên ngày 12/3, PV ghi nhận được tình trạng xe tải vận chuyển đất ra ngoài. Việc xe chở đất không được thực hiện phun rửa trước khi ra khỏi bãi, dẫn đến tình trạng bùn đất rơi vãi ra Quốc lộ 6, khiến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng rất lớn tới các phương tiện tham gia giao thông. Mặc dù trên đoạn đường này, có nhiều trạm chốt của lực lượng CSGT, TTGT nhưng tại thời điểm PV ghi nhận, những chiếc xe có dấu hiệu cơi nới thành thùng, chở quá tải không bị kiểm tra xử lý.

Phóng viên đã liên hệ với Công ty xi măng Trung Sơn, lực lượng CSGT, Thanh tra Giao thông tỉnh Hòa Bình để tiếp tục tìm hiểu thông tin.

Hà Điệp - Nguyễn Cường

  • Hà Tĩnh: Khai thác đá bạc rầm rộ ảnh hưởng đến môi trường (Kỳ 1)
  • Vụ khai thác đá bạc 'lậu' ở Hà Tĩnh: Giám đốc Công an tỉnh nói gì? (Kỳ 6)
  • Dự án thủy điện Hòa Bình mở rộng: Đổ thải không đúng nơi quy định tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nhà máy xi măng trung sơn tỉnh hoà bình

Nhà máy xi măng trung sơn tỉnh hoà bình

Nhà máy xi măng trung sơn tỉnh hoà bình

Nhà máy xi măng trung sơn tỉnh hoà bình

Lãi suất ngân hàng VietinBank tháng 12/2023

Tháng 12, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) không điều chỉnh lãi suất tiền gửi tại các kỳ hạn. Hiện, mức lãi suất bố tiết kiệm trong khoảng 3 - 5,3%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ.