Quy hoạch môi trường là gì năm 2024

Qui hoạch sinh thái (tiếng Anh: Ecological Planning) là phương pháp tiếp cận sinh thái học trong qui hoạch môi trường.

Quy hoạch môi trường là gì năm 2024

Qui hoạch sinh thái (Ecological Planning) (Nguồn: SFEI)

Qui hoạch sinh thái (Ecological Planning)

Qui hoạch sinh thái - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Ecological Planning.

Qui hoạch sinh thái là phương pháp tiếp cận sinh thái học trong qui hoạch môi trường. Tuy chưa xuất hiện lâu, nhưng phương pháp này đã trở thành một trong các kĩ thuật có giá trị của lĩnh vực qui hoạch môi trường khu vực. (Theo Môi trường trong qui hoạch xây dựng, NXB Xây dựng)

Theo quan điểm sinh thái học, thì "môi trường khu vực là một hay nhiều tập hợp của các hệ sinh thái, có quan hệ mật thiết với nhau".

  1. D. Odum (1983) người đi đầu trong quan điểm nghiên cứu này, đã phân chia lãnh thổ dựa trên các vai trò sinh thái cơ bản. Theo ông có bốn kiểu hệ sinh thái cơ bản, đó là:

- Các hệ thống sản xuất: ở đó diễn thể sinh thái được con người kiểm soát liên tục nhằm duy trì mức năng suất cao.

- Các hệ thống bảo tồn hay hệ thống tự nhiên: nơi cho phép quá trình diễn thể sinh thái tiến tới trạng thái "trưởng thành", do đó có thể bền vững.

- Các hệ thống liên hợp, trong đó có sự kết hợp của cả hai kiểu trạng thái trên cùng tồn tại.

- Hệ thống đô thị và khu công nghiệp: là những khu vực không thật quan trọng về sinh học.

Qui hoạch sinh thái đối với môi trường

Để có một môi trường khu vực bền vững, thì phải đảm bảo hai điều kiện:

Thứ nhất, tính đa dạng hệ sinh thái trong khu vực càng lớn càng tốt, tối thiểu phải đạt một tỉ lệ thích hợp nào đó, có như vậy mới đáp ứng được các yêu cầu sinh thái nhất định của khu vực.

Thứ hai, cần có những hệ sinh thái trẻ phối hợp cùng các hệ sinh thái trưởng thành, nghĩa là phải kết hợp độ tuổi của các hệ sinh thái theo một tỉ lệ thích ứng nào đấy.

Ý nghĩa thực tiễn của qui hoạch sinh thái trong không gian môi trường là việc đề xuất các phương án tổ chức và sắp xếp các kiểu hệ sinh thái.

Việc tổ chức và sắp xếp này đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc về mức độ phù hợp sinh thái cao nhất mà Odum đưa ra, cũng như việc sắp xếp các lô đất cận kề phải là tương thích. Các mục tiêu môi trường phải luôn đặt lên hàng đầu và được quan tâm đưa vào trong suốt quá trình qui hoạch kinh tế - xã hội cũng như qui hoạch xây dựng.

Như vậy, thiết kế qui hoạch môi trường sử dụng phương pháp qui hoạch sinh thái đã thổi một luồng gió mới vào qui hoạch xây dựng. Trước hết là làm thay đổi quan niệm sử dụng đất đai truyền thống cũng như việc lựa chọn bố trí không gian chức năng. Đặc biệt trong qui hoạch xây dựng đô thị, tỉ lệ cân bằng đất đai phải đáp ứng nhiều yêu cầu hơn, chí ít cũng là các yêu cầu sinh thái.

Ngoài ra, nó còn chỉ ra mối tương quan sinh thái hợp lí giữa đô thị với các vùng nông thôn, để từ đó hoạch định biên giới hành chính hợp lí cho từng khu vực đô thị. (Theo Môi trường trong qui hoạch xây dựng, NXB Xây dựng)

Việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được thực hiện theo tiêu chí nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 quy định như sau:

Quy định chung về phân vùng môi trường
1. Việc phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác được thực hiện theo tiêu chí về yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường nhằm mục tiêu giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường đến sự sống và phát triển bình thường của con người và sinh vật.
2. Vùng bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm:
a) Khu dân cư tập trung ở đô thị bao gồm: nội thành, nội thị của các đô thị đặc biệt, loại I, loại II, loại III theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị;
b) Nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
c) Khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản;
d) Khu vực bảo vệ 1 của di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
đ) Vùng lõi của di sản thiên nhiên (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Vùng hạn chế phát thải bao gồm:
a) Vùng đệm của các vùng bảo vệ nghiêm ngặt quy định tại khoản 2 Điều này (nếu có);
b) Vùng đất ngập nước quan trọng đã được xác định theo quy định của pháp luật;
c) Hành lang bảo vệ nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;
d) Khu dân cư tập trung là nội thành, nội thị của các đô thị loại IV, loại V theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị;
đ) Khu vui chơi giải trí dưới nước theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
e) Khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường khác cần được bảo vệ.
4. Vùng khác là khu vực còn lại trên địa bàn.

Theo như quy định trên, việc phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác được thực hiện theo tiêu chí về yếu tố nhạy cảm về môi trường dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm môi trường nhằm mục tiêu giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường đến sự sống và phát triển bình thường của con người và sinh vật.

Cụ thể phân vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải, vùng khác như quy định trên.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Quy hoạch môi trường là công cụ gì?

Ngày nay, Quy hoạch môi trường (QHMT) là một công cụ then chốt trong công tác kế hoạch hóa hoạt động bảo vệ và quản lý môi trường. Khái niệm này liên quan đến nhiều lĩnh vực đa ngành và đa nội dung. Vì vậy, định nghĩa QHMT cũng được diễn đạt dưới nhiều quan điểm khác nhau, tùy thuộc nhãn quan của người nghiên cứu.

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia là gì?

Trong đó, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được hiểu là việc sắp xếp, định hướng phân bố không gian phân vùng quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường trên lãnh thổ xác định để bảo vệ môi trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững ...

Quy hoạch môi trường đô thị là gì?

Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

Có bao nhiêu cấp độ bảo vệ môi trường?

Bảo vệ môi trường có thể tiến hành theo nhiều cấp độ khác nhau, gồm: cấp cá nhân, cấp cộng đồng, cấp địa phương, vùng, cấp quốc gia, cấp tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu.