Nguyên nhân chiê n tranh ơ iraq

Nguyên nhân chiê n tranh ơ iraq
Trung Đông - tiêu điểm đối với các cường quốc của thế giới

Các liên minh chặt chẽ và “siêu chiến lược” của khu vực trong Chiến tranh Lạnh giờ đã biến mất khi một trật tự mới xuất hiện, mang tính chất “lai căng”, khó đoán và thực dụng hơn nhiều. Với việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, các quốc gia Trung Đông muốn giữ khoảng cách vì họ từ chối chọn phe. Các động lực trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và trong thời kỳ bất ổn bao trùm khu vực sau đó là rất khác nhau. Sự chuyển dịch rõ ràng trong khu vực ngày nay là triệt để và phức tạp, nhưng khác với thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Trung Đông là “sân chơi” cho hai phe thống trị trong Chiến tranh Lạnh. Khu vực này là đối tượng của các cuộc xâm lược lớn của nước ngoài và nhiều cuộc xung đột quy mô lớn. Cách mạng Iran năm 1979 đã “đổ thêm dầu vào lửa” cho cuộc cạnh tranh gay gắt giữa Saudi Arabia và Iran, và cuộc chạy đua vẫn tiếp tục trong suốt cuộc chiến. Không giống như các khu vực khác trên thế giới, thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh thậm chí còn tàn phá hơn nữa đối với Trung Đông khi Mùa Xuân Arab châm ngòi cho một số cuộc xung đột đẫm máu nhất trên thế giới. Các cuộc chiến ở Yemen, Syria và các quốc gia khác cho thấy rõ sự cạnh tranh “không đội trời chung” của những nhân tố toàn cầu và khu vực nhằm thống trị khu vực.

Tuy nhiên, ngày nay có vẻ như các tác nhân chính trong tất cả các cuộc xung đột này đều cảm thấy mệt mỏi. Khi cuộc khủng hoảng khu vực đi vào ngõ cụt, một môi trường địa chính trị mới đang xuất hiện ở Trung Đông.

Vài tháng gần đây, Mỹ và Nga đã tập trung toàn diện vào Trung Đông vì đây là một khu vực kinh tế và chiến lược lớn. Hội nghị thượng đỉnh 3 bên Nga-Thổ-Iran và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Arab được tổ chức tại Jeddah thể hiện những nỗ lực này. Hội nghị thượng đỉnh tại Jeddah đã cho thấy sự khác biệt và thiếu tin cậy giữa Mỹ và các đối tác trong khu vực. Không giống như các cuộc đối thoại trước, môi trường lần này thiếu vắng sự tin cậy, trong khi các bên không thể thống nhất về hầu hết các quan điểm. Nó giống như sân khấu để đổ lỗi lẫn nhau khi Hoàng thái tử Saudi Arabia lên án những lời chỉ trích của Biden bằng việc đề cập tới những tội ác chiến tranh của Mỹ ở Iraq. Riyadh và Cairo cũng đặt câu hỏi về năng lực chiến lược và sức mạnh của Mỹ khi nước này rút khỏi Afghanistan và Iraq một cách ê chề.

Tổng thống Biden cũng cố gắng thuyết phục và gây sức ép với Saudi Arabia, UAE và Ai Cập để cắt đứt mọi quan hệ với Nga. Mặc dù việc tăng sản lượng khai thác dầu đã được thống nhất, nhưng không bên nào bày tỏ dấu hiệu sẽ ngừng giao dịch với Nga về thương mại và năng lượng. Đáng ngạc nhiên hơn, Israel, đồng minh thân cận nhất của Washington trong khu vực, cũng cho thấy sự chuyển hướng khỏi các mệnh lệnh của Mỹ. Đó là một thời điểm quan trọng trong lịch sử khi Mỹ dường như đã đánh mất quyền bá chủ của mình ở Trung Đông và nước này đã trở thành một quốc gia phụ thuộc vào Saudi Arabia. Các sự kiện này cho thấy một thông điệp rõ ràng rằng các quốc gia ở Trung Đông chỉ muốn viện trợ và vũ khí của Mỹ, chứ không phải lời khuyên của họ.

Tương tự, một đồng minh quan trọng khác của Mỹ trong khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ đã đi theo mô hình “hỗn hợp” trong một thời gian khá dài. Hội nghị thượng đỉnh 3 bên được tổ chức tại Tehran là một cột mốc quan trọng trong việc tăng cường quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Nga và Iran. Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn đề xuất bán vũ khí cho Iran, điều cho thấy sự chuyển hướng rõ ràng khỏi tư cách một thành viên lớn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Thổ Nhĩ Kỳ cũng hướng tới Nga để có được hệ thống S-400 sau khi NATO từ chối bán hệ thống phòng không. Quan trọng hơn, Saudi Arabia cũng đã cho thấy ý định mua hệ thống này từ Moscow. Như trường hợp của các quốc gia khác, Iran cũng quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc và Nga. Nước này đang hợp tác với các quốc gia châu Âu để thiết lập lại thỏa thuận hạt nhân với các điều kiện có thể chấp nhận được.

Những thay đổi đang diễn ra ở Trung Đông trông không giống với trật tự siêu cứng nhắc trong Chiến tranh Lạnh. Ngày càng có nhiều nước trong khu vực lựa chọn các chính sách siêu thực dụng và hỗn hợp, ưu tiên lợi ích quốc gia của họ và sự ổn định của khu vực hơn là lợi ích của các cường quốc nước ngoài. Trung Đông là một “siêu cường” của thế giới và sự chuyển dịch trong khu vực chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chính trị thế giới. Hiện vẫn chưa thể chắc chắn đưa ra những dự đoán về tương lai vì tình hình đang diễn ra rất phức tạp. Động lực chính trị của Trung Đông là không thể đoán trước và nó sẽ làm phức tạp thêm các vấn đề toàn cầu. Điều gì có thể xảy ra tiếp theo là một bí ẩn.

Nguyên nhân chiê n tranh ơ iraq

Năm 2003, Mỹ và Liên quân tấn công Iraq, bắt đầu cuộc chiến 7 năm

Ngày 31/8 vừa qua có thể coi là dấu mốc lịch sử của quân đội Mỹ khi họ chấm dứt “sứ mạng chiến đấu” ở đất nước này sau 7 năm, kể từ năm 2003 nổ ra cuộc chiến Iraq. Kết quả cuộc chiến cũng như tình hình Iraq sau ngày 31/8 là điều cần nhìn lại với niềm hy vọng người dân của đất nước chịu nhiều đau thương này sẽ ngẩng cao đầu.

Chỉ sau vài tuần của năm 2003 các lực lượng Mỹ đã lật đổ chế độ Saddam Hussein, nhưng sự sụp đổ của chế độ Hussein cùng với việc quân đội Iraq bị giải tán sau đó chỉ làm tình trạng nổi loạn và xung đột bè phái ở Iraq tăng lên. Và đến nay, khi Mỹ chính thức kết thúc nhiệm vụ chiến đấu của mình vào ngày 31/8, câu hỏi “nhiệm vụ của Mỹ ở Iraq là gì; nhiệm vụ đó có được hoàn thành?” lại nổi lên.

Nguyên nhân cuộc chiến

Hussein được cho là độc tài tàn ác với việc thanh trừng các nhân vật chính trị đối lập; xâm lược Iran năm 1980, Kuwait năm 1990; cố gắng phát triển vũ khí hạt nhân, sử dụng vũ khí hoá học đối với người Iran và chính công dân của mình... Những hành động đó được thực hiện trong nhiều thập kỷ và nhiều hành động được thực hiện từ rất lâu trước khi Tổng thống George W. Bush quyết định tìm cách "thay đổi chế độ" của Hussein. Tuy nhiên, chúng là lý do để Mỹ đưa quân vào Iraq.

Chính quyền Bush quyết định tiến hành cuộc chiến Iraq sau vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 - vụ khủng bố do Al Qaeda lập kế hoạch.

Mỹ đưa ra nhiều lý do để tập trung vào Iraq. Tổng thống Bush cho việc tấn công Iraq là để ngăn chặn trước các mối đe doạ tiềm tàng đối với Mỹ vì chế độ Saddam Hussein đang phát triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt, vi phạm nghị quyết của HĐBA LHQ và có mối quan hệ với Al Qaeda nên có thể cung cấp vũ khí huỷ diệt hàng loạt cho các phần tử khủng bố. Những người bảo thủ mới cũng lập luận thêm rằng việc loại bỏ chế độ Saddam Hussein sẽ mở cửa cho việc thành lập chính quyền dân chủ ở Iraq và mở rộng ra toàn khu vực Trung Đông, giúp ổn định khu vực này.

Những người phản đối thì cho rằng có các động cơ khác để Tổng thống Bush tiến hành cuộc chiến này, đó là để "hoàn thành công việc" của ông Bush cha, người đánh đuổi Saddam Hussein khỏi Kuwait trrong cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Hay vì lý do khác mà nhiều người Iraq tin, đó là để kiểm soát nguồn dầu mỏ của Iraq.

Nguyên nhân chiê n tranh ơ iraq

Lữ đoàn chiến đấu cuối cùng của Mỹ rút khỏi Iraq ngày 19/8/2010. Ảnh: BBC

Hậu quả nặng nề

Tuy nhiên, cho đến ngày 31/8/2010, ngày Mỹ chính thức rút quân đội chiến đấu khỏi Iraq, nhiều người cho rằng cái giá mà Mỹ phải trả cho cuộc chiến này là quá cao cả về xương máu và tiền bạc. Bởi đã có ít nhất 4.415 lính Mỹ bị chết, hàng chục nghìn bị thương.

Theo trang web của Tổ chức Body Count (Iraq) thì đã có khoảng 97.000 - 106.000 dân thường Iraq tử vong, hàng trăm nghìn người bị thương và rất nhiều người khác mất nhà cửa, lưu vong. Về chi phí, chính quyền Bush ước tính ban đầu chi phí cho cuộc chiến này là 50 tỷ USD, nhưng sau 7 năm, tổng chi phí đã lên đến 750 tỷ USD và còn cần một khoản tiền tương đương như thế nữa để phục vụ cho những người bị tổn thương về thể chất và tinh thần do cuộc chiến này.

Nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền Bush đã thực hiện cuộc chiến trên cơ sở các bằng chứng giả tạo vì đã không thể chứng minh rằng Saddam Hussein có vũ khí huỷ diệt hàng loạt hay có mối quan hệ với những kẻ thực hiện vụ tấn công ngày 11/9. Ngoài ra, nước Mỹ cũng không an toàn hơn sau cuộc chiến này vì trước đó chẳng có mối đe doạ nào từ đây.

Trong khi đó, Al Qaeda đã lợi dụng được sự oán giận của người Iraq đối với quân đội Mỹ. Những hành động của Mỹ tại nhà tù Abu Ghraib cũng làm cho sự tức giận và chống Mỹ tăng lên. Do vậy, trước cuộc chiến, Al Qaeda không có lực lượng ở Iraq, nhưng sau cuộc chiến thì chúng đã có lực lượng tại nước này.

Đặc biệt, thay vì ổn định khu vực, cuộc chiến tại Iraq của Mỹ đã làm mất đi sự cân bằng chiến lược. Chế độ Saddam Hussein của người Sunnite vốn là đối trọng hữu hiệu đối với chính quyền người Shiite của Iran. Tuy nhiên, sau cuộc chiến, ảnh hưởng của Tehran đối với đa số người Shiite lên nắm quyền ở Iraq tăng lên khi mà Mỹ thất bại trong việc đảm bảo an ninh, điện và sự ổn định. Và bây giờ, khi Mỹ rút quân, ảnh hưởng giảm đi, Iran sẽ là lực lượng lấp khoảng trống này.

Tương lai của Iraq nằm trong tay người dân Iraq

Saddam Hussein bị bắt, xét xử và hành hình. Người Iraq ngày nay có quyền tự do thể hiện quan điểm và thành lập tổ chức chính trị lớn hơn, có bầu cử tự do, công bằng và nền kinh tế mở hơn. Tuy nhiên, thay vì một xã hội chuyên chế rất có trật tự (thời Saddam Hussein) lại là một sự hỗn loạn của bạo lực bè phái với các vụ đánh bom, các vụ ám sát và dân thường phải đổ máu.

Nguyên nhân chiê n tranh ơ iraq

Người dân Iraq sẽ tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình. Trong ảnh: Người dân Iraq đi bầu cử Quốc hội ngày 7/3/2010. (Ảnh: SGGP)

Dân chủ cũng chưa bám rễ ở Iraq. Cuộc bầu cử mùa xuân vừa qua của Iraq đã tạo ra một Quốc hội bế tắc không có khả năng thành lập một chính phủ mới; các nhà lãnh đạo Shiite không đồng ý với nhau về các vị trí lãnh đạo và người Kurds và Sunnite thì cũng thế. 7 năm sau khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ, họ vẫn chưa thống nhất được việc chia sẻ quyền lực, đất đai và dầu mỏ.

Do vậy, mặc dù nhiều người nói họ cảm thấy thoải mái khi chế độ Hussein mất đi, nhưng nhiều người khác thì nói rằng việc lật đổ chế độ độc tài không đáng so với những nỗi đau và một số người thậm chí còn muốn lại có một lãnh đạo cứng rắn như thế để phục hồi lại trật tự. Nhiều người Iraq và Mỹ lo ngại rằng việc rút quân tác chiến Mỹ sẽ không đánh dấu sự kết thúc của cuộc chiến Iraq mà nó là điều báo hiệu của một cuộc nội chiến mà cuộc nội chiến đó có thể lan rộng ra cả khu vực. Và đó có thể là một thảm hoạ khủng khiếp.

Cuối cùng, có thể Iraq sẽ phục hồi, vượt qua được sự nghi ngờ và bạo lực, đoàn kết đất nước, nhưng đó sẽ là nhiệm vụ của người dân Iraq chứ không phải do việc Mỹ xâm chiếm Iraq.

Nguyễn Chiến