Ngủ nhiều là gì

Ngủ nhiều có tác hại gì? Một nghiên cứu được công bố trên trang American Sleep Association đã cho thấy những người ngủ 9 – 11 giờ mỗi đêm có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên tới 28%. Ngoài ra, tác hại của nằm nhiều còn khiến bạn tăng nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch tới 34%.

Bên cạnh đó, ngủ quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn kết hợp với lối sống ít vận động và tăng cân khiến bạn có rủi ro mắc bệnh tiểu đường tuýp II.

6. Ngủ nhiều khiến bạn rối loạn nhịp sinh học

Ngủ nhiều có tốt không? Rối loạn nhịp sinh học xảy ra khi đồng hồ sinh học của cơ thể bạn không đồng bộ với lịch trình thời gian ngày và đêm tự nhiên. Những rối loạn này có thể sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm nhưng lại dễ buồn ngủ vào ban ngày.

Bạn có thể khôi phục nhịp sinh học của mình bằng cách không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, tạo không gian phòng ngủ thoải mái, lưu ý về chế độ ăn cũng như xây dựng thói quen tập thể dục.

7. Tác hại của việc ngủ nhiều khiến bạn trầm cảm

ngủ nhiều có tốt không

Ngủ quá nhiều là bệnh gì? Trong khi rối loạn giấc ngủ và trầm cảm thường đi đôi với nhau thì tác hại của ngủ nhiều đã được chứng minh là ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi bệnh. Bên cạnh đó, ngủ quá nhiều cũng là một trong những dấu hiệu đáng lưu ý của bệnh trầm cảm.

Nhìn chung, những người ngủ hơn 10 giờ mỗi đêm thường có điểm số đo lường sức khỏe tâm trạng thấp hơn so với những người ngủ đủ giấc. Vì thế, bạn nên xây dựng thói quen ngủ lành mạnh để giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm.

8. Ngủ nhiều cũng khiến bạn… mệt mỏi

Tình trạng ngủ ít có thể khiến bạn mệt mỏi là điều hiển nhiên nhưng tại sao ngủ nhiều cũng khiến bạn mệt mỏi? Điều này là do ngủ nhiều sẽ khiến bạn thức giấc thường xuyên hơn nên bạn ít có thời gian nghỉ ngơi trong lúc ngủ.

Cơ thể mệt mỏi vào ban ngày có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của bạn như làm thay đổi tâm trạng, giảm khả năng nhận thức và khiến bạn dễ gặp tai nạn.

9. Ngủ nhiều làm giảm khả năng sinh sản

Ngủ nhiều có tốt không? Sự giải phóng hormone bao gồm cả khả năng sinh sản có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi lịch trình thức giấc của bạn. Phụ nữ ngủ quá nhiều khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm có khả năng thụ thai thấp hơn 43% so với những người ngủ với thời gian hợp lý. Trong khi đó, những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm lại tăng hiệu quả thụ tinh trong ống nghiệm tới 46%.

10. Ngủ nhiều khiến bạn tăng nguy cơ tử vong

Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa việc bạn thường xuyên ngủ quá nhiều và nguy cơ tử vong sớm. Trong khi nguyên nhân của mối quan hệ này vẫn chưa được biết chính xác thì nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của ngủ nhiều làm bạn dễ bị viêm. Ngoài ra, những yếu tố góp phần khiến một người tử vong sớm do ngủ nhiều là vì tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và béo phì.

Khi biết được tác hại của ngủ nhiều thì bạn chỉ nên xây dựng thói quen ngủ mỗi ngày từ 7 – 9 giờ đối với người trưởng thành và từ 7 – 8 giờ đối với người trên 65 tuổi để không làm hại sức khỏe.

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ngủ nhiều có tốt không. Tác hại của ngủ nhiều có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Vì thế, bạn nên bắt đầu thói quen đi ngủ sớm vào mỗi tối và đặt báo thức dậy sớm vào sáng hôm sau để có thói quen ngủ lành mạnh. Sau đó, bạn hãy ăn sáng nhẹ và tập thể dục mỗi ngày để cơ thể minh mẫn vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào mỗi tối. Bên cạnh đó, bạn cũng tránh ngủ quá nhiều vào ban ngày để đồng hồ sinh học của cơ thể luôn khoa học nhé.

• Không bao giờ bỏ bữa sáng: Việc thường xuyên bỏ bữa sáng có thể dẫn đến việc bạn bỏ lỡ hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng và năng lượng mà bạn cần để khởi đầu ngày mới.

• Ăn uống đều đặn: Bạn nên duy trì mức năng lượng cơ thể bằng cách ăn ba bữa mỗi ngày và hạn chế đồ ăn nhẹ không lành mạnh.

• Uống đủ nước: Việc uống nước có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước – nguyên nhân dẫn đến cơ thể mệt mỏi buồn ngủ, thay đổi tâm trạng và táo bón.

3. Ít vận động khiến cơ thể mệt mỏi buồn ngủ nhiều

cô gái đạp xe

Khi buồn ngủ mệt mỏi, thông thường bạn sẽ quyết định ngồi hoặc nằm yên một chỗ để thư giãn. Tuy nhiên, việc đứng dậy và di chuyển hoặc vận động lại là cách hiệu quả hơn để bạn có thể tái tạo năng lượng và xóa tan trạng thái mệt mỏi.

Nghiên cứu của Đại học Georgia (UGA) ở Athens đã phát hiện ra rằng so với việc ngồi nghỉ ngơi, việc tập thể dục cường độ vừa phải kéo dài ít nhất 20 phút giúp cơ thể tăng cường năng lượng tốt hơn. Một nghiên cứu trước đó của UGA cũng cho thấy rằng những người ít vận động sau khi hoàn thành chương trình tập thể dục thường xuyên đã cải thiện chứng mệt mỏi.

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo, trong mỗi tuần người trưởng thành nên dành 2 giờ 30 phút tập thể dục cường độ vừa phải và các hoạt động tăng cường cơ bắp cho tất cả các nhóm cơ chính trong ít nhất 2 ngày trở lên.

Nếu bạn đã lâu không tập thể dục, bạn hãy bắt đầu từ từ với 10 phút đi bộ nhanh mỗi ngày, sau đó tăng dần đến 30 phút trong 5 ngày mỗi tuần. Một số hoạt động tập thể dục vừa phải bạn có thể thực hiện như đi bộ nhanh, bơi lội, đi xe đạp, chơi tennis…

4. Căng thẳng khiến người hay mệt mỏi và buồn ngủ nhiều

Công việc, vấn đề tài chính, mối quan hệ, các sự kiện, biến động lớn trong cuộc sống như chuyển nhà, thất nghiệp và mất người thân luôn là những yếu tố gây căng thẳng khiến bạn phải suy nghĩ liên tục, làm cho cơ thể mệt mỏi uể oải buồn ngủ. Một chút căng thẳng có thể giúp bạn tỉnh táo hơn để thực hiện các việc như phỏng vấn, tuy nhiên căng thẳng chỉ là mang lại hiệu quả tích cực nếu nó xảy ra trong thời gian ngắn.

Tình trạng căng thẳng quá mức, kéo dài có thể gây kiệt sức về thể chất và tinh thần, điều này có thể dẫn đến nhiều bệnh tật khác nhau. Nếu những áp lực mà bạn phải đối mặt đang khiến bạn cảm thấy thường xuyên mệt mỏi và buồn ngủ, quá sức, đau đầu, mỏi cơ. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn nhé!

Hãy thử một số lời khuyên sau đây:

• Xác định nguồn gốc của sự căng thẳng: Bạn cần xác định rõ mấu chốt của vấn đề khiến bạn phải suy nghĩ, sau đó bạn định hướng cách giải quyết tối ưu để cải thiện.

• Học cách nói không: Bạn không nên đảm nhận quá nhiều công việc và hãy nhận thức được giới hạn cơ thể.

• Tránh những người làm bạn căng thẳng: Nếu có ai đó trong cuộc sống khiến bạn bị căng thẳng khi tiếp xúc, bạn hãy cố gắng hạn chế gặp gỡ một cách lịch sự.

• Nhìn mọi thứ tích cực hơn: Khi gặp phải các tình huống căng thẳng, bạn nên suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Ví dụ nếu bạn bị giao một công việc chưa từng làm trước đây, hãy xem đây là cơ hội để bản thân tự tìm hiểu và có thêm kiến thức mới.

• Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi: Một số vấn đề gây căng thẳng khiến tâm trạng mệt mỏi, chẳng hạn như bệnh tật hoặc cái chết của người thân là điều không thể tránh khỏi. Thay vì buồn bã, lo lắng mỗi ngày, bạn hãy học cách chấp nhận và để điều đó trôi đi theo thời gian.

• Học cách tha thứ: Bất cứ ai cũng có thể mắc phải sai lầm. Thay vì ghim trong lòng, bạn hãy bỏ qua sự tức giận và hãy tha thứ cho người làm tổn thương mình.

Hoạt động thể chất là một liều thuốc giảm căng thẳng hiệu quả giúp giải phóng endorphin – một loại hormone hạnh phúc. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng và thường xuyên mệt mỏi và buồn ngủ, hãy chơi một môn thể thao mình thích, hay chỉ đơn thuần đi dạo ngắm trời cũng đều mang lại hiệu quả tương tự.

5. Bệnh lý khiến người mệt mỏi, buồn ngủ nhiều

Nếu bạn đã thay đổi các yếu tố hoạt động thể chất, chế độ ăn uống, mức độ căng thẳng và giấc ngủ nhưng vẫn cảm thấy cơ thể mệt mỏi buồn ngủ mọi lúc, điều này có thể do bệnh lý tiềm ẩn. Vậy, ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là bệnh gì?

Cơ thể mệt mỏi buồn ngủ có thể là triệu chứng của các tình trạng bao gồm:

Nếu bạn luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi uể oải buồn ngủ dù đã thực hiện tất cả các lời khuyên, bạn nên gặp bác sĩ để được kiểm tra về sức khỏe để biết buồn ngủ nhiều là bệnh gì và điều trị hợp lý.

Cơ thể mệt mỏi buồn ngủ nhiều là triệu chứng thường gặp phải trong cuộc sống hiện đại. Nếu điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn, bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi tình trạng này và luôn căng tràn sức sống!

Người ngủ nhiều là người như thế não?

Ngủ nhiều nguyên phát xảy ra ở người không có bệnh nào khác và triệu chứng duy nhất mệt mỏi quá độ. Ngủ nhiều thứ phát xảy ra ở người đang mắc một bệnh nào đó. Bệnh đó có thể chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh Parkinson, suy thận và hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Bị ngủ nhiều phải làm sao?

Cách chữa bệnh ngủ nhiều.
Xây dựng lịch trình ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả ngày nghỉ..
Ngủ trong một môi trường hợp lý. Phòng ngủ của bạn cần mát mẻ, yên tĩnh và tối..
Tránh tiếp xúc với các thiết bị điện tử. ... .
Hạn chế uống cà phê, trà, rượu bia gần giờ đi ngủ..

Buồn ngủ nhiều là triệu chứng của bệnh gì?

Trong thực tế, buồn ngủ nhiều hay buồn ngủ quá mức vào ban ngày có thể có nhiều nguyên nhân. Đa số các trường hợp buồn ngủ nhiều thứ phát và thường liên quan đến khối u não, viêm não, tổn thương thực thể trong hệ thần kinh trung ương, bệnh Parkinson, chấn thương đầu và các loại rối loạn di truyền khác nhau.

Ngủ nhiều được gì?

Nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, căng thẳng, mệt mỏi, stress cực độ thì một giấc ngủ đủ ngon có thể giúp bạn. Giấc ngủ sẽ giúp bạn giảm stress và kiểm soát được lượng máu lên não đồng thời, giấc ngủ sẽ kiểm soát mức độ cholesterol trong máu và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.