Mũi tiêm rubella có tác dụng bao lâu

Rubella là một bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây nên, bệnh có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vacxin rubella. Vậy chích ngừa rubella có tác dụng và thời hạn trong bao lâu? Hãy cùng quantumcare tìm hiểu cụ thể ngay trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Rubella là bệnh gì?

Rubella hay còn gọi là sởi Đức là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính, bệnh thường bùng phát mạnh mẽ và có khả năng lây lan cao vào mùa xuân khi tiết trời ẩm ướt. Bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp khi người lành hít phải những dịch tiết đường mũi họng[nước bọt, nước mũi] có chứa virus gây bệnh khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Hoặc lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng cá nhân có dính dịch tiết mũi họng của người bệnh.

Tất cả những người chưa có miễn dịch với Rubella đều có nguy cơ mắc bệnh đặc biệt là trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Đặc biệt, với những bà mẹ đang mắc thai bị nhiễm Rubella có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như: sảy thai, thai chết lưu, đẻ non. Trẻ sinh ra có thể mang nhiều dị tật bẩm sinh thậm chí có một số trẻ có thể bị tử vong do hậu quả của hội chứng Rubella bẩm sinh.

Hiện nay, vẫn chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu nào để chữa khỏi bệnh Rubella. Do đó cách phòng ngừa căn bệnh này tốt nhất đó là tiêm phòng vacxin Rubella cho cả trẻ em và người lớn, nhất là phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ.

Tiêm phòng Rubella có tác dụng trong bao lâu?

Theo một số bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc tiêm phòng ngừa bệnh Rubella sẽ giúp cho bạn có miễn dịch suốt đời trong trường hợp bạn được tiêm đủ liều và đủ số mũi theo quy định. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có một số ít trường hợp mặc dù được tiêm phòng đầy đủ thế nhưng vẫn mắc bệnh. Nguyên nhân là do cơ thể con người không tạo ra được lượng kháng thể đầy đủ để chống lại virus gây bệnh hoặc người bệnh ở trong môi trường có ổ dịch bệnh Rubella lớn, nồng độ virus quá nhiều.

Thông thường, việc tiêm phòng vacxin Rubella ở trẻ em nên được tiến hành vào lúc trẻ 12 tháng tuổi. Sau đó, mũi hai cách mũi một từ 6- 10 tháng hoặc tiêm vào lúc trẻ được 4- 6 tuổi. Còn đối với người lớn chưa từng mắc bệnh Rubella thì chỉ tiêm một mũi duy nhất. Với những phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, chưa từng bị Rubella hoặc chưa được tiêm phòng lúc nhỏ thì tiêm 1 mũi duy nhất vào thời điểm trước khi mang thai ít nhất là 1 tháng và tốt nhất trước 3 tháng.

nhiên, trước khi có ý định mang thai, các chị em phụ nữ nên đi làm xét nghiệm kháng thể Rubella tại bệnh viện để xác định cơ thể đã đủ lượng kháng thể cần thiết hay chưa.Trong trường hợp kháng thể thiếu, bác sĩ có thể chỉ định tiêm ngừa thêm liều cho bạn. Đặc biệt, nếu đã mang thai rồi thì tuyệt đối không được tiêm phòng Rubella nữa.

Chích ngừa Rubella có tác dụng và thời hạn trong bao lâu?

Xem thêm: Bệnh rubella lây qua đường nào?

Tiêm phòng sởi quai bị rubella bao nhiêu mũi?

Vacxin sởi quai bị rubella gọi tắt là MMR là một loại vacxin sống, có tác dụng làm giảm động lực virus và dùng để phòng ngừa 3 bệnh cùng một lúc đó là sởi, quai bị và rubella. Đây đều là 3 bệnh truyền nhiễm phổ biến và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí tính mạng người bệnh nếu như mắc phải.

Ba bệnh này đều có khả năng lây lan rất nhanh qua không khí và rất dễ bùng phát thành dịch. Hơn nữa, chưa có loại thuốc nào có thể đặc trị các căn bệnh này. Do đó sử dụng vacxin để phòng ngừa chúng được xem là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.

Mũi tiêm phòng 3 bệnh này được dùng cho cả trẻ em và người lớn nếu chưa được tiêm phòng đầy đủ hoặc chưa tiêm phòng. Đối với trẻ em, lịch tiêm phòng vacxin MMR sẽ gồm 2 mũi trong đó mũi đầu sẽ được tiêm khi trẻ được khoảng 12- 15 tháng tuổi và mũi hai nhắc lại khi trẻ được 4- 6 tuổi[có thể tiêm sớm hơn với điều kiện cách liều đầu tiên ít nhất 28 ngày].

Đối với trẻ trên 7 tuổi và người lớn, lịch tiêm phòng cũng bao gồm 2 mũi trong đó mũi 1 cách mũi 2 ít nhất là 1 tháng. Đặc biệt, trong trường hợp người lớn đã từng mắc cả 3 bệnh sởi- quai bị- rubellla thì việc tiêm vacxin MMR là không cần thiết nữa. Với chị em phụ nữ đang có ý định mang thai, bạn nên hoàn tất phác đồ tiêm chủng mũi MMR ít nhất là 3 tháng trước khi mang thai.

Tiêm phòng sởi có tác dụng trong bao lâu?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, sởi được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ trong những năm đầu đời. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của người bệnh.

Ở những trẻ được sinh ra từ người mẹ đã từng mắc sở hoặc đã được tiêm phòng vacxin sởi sẽ có nguy cơ ít bị sởi hơn so với những trẻ được sinh ra không được tiêm phòng sởi đầy đủ. Lý do bởi vì lượng kháng thể chống lại virus sởi còn tồn dư trong cơ thể người mẹ trong thời gian mang thai sẽ giúp trẻ có miễn dịch với bệnh sởi trong vòng từ 6- 9 tháng tuổi.

Bệnh sởi rất dễ bùng phát thành ổ dịch nếu như trẻ không được tiêm phòng sởi hoặc không được tiêm đầy đủ các mũi. Do đó, khi trẻ được 9- 12 tháng tuổi, các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm vacxin phòng bệnh sởi mũi đầu tiên, tiêm mũi thứ 2 từ 18- 14 tháng[mỗi mũi cách nhau 10 tháng], đây sẽ là biện pháp phòng bệnh sởi tốt nhất ở trẻ.

Việc tiêm phòng các mũi vacxin sởi sẽ giúp trẻ có hệ miễn dịch cả đời với căn bệnh này. Ngoài ra, ở người lớn nếu được tiêm phòng đủ 2 mũi cũng sẽ có miễn dịch cả đời, với phụ nữ cũng sẽ có đủ kháng thể chống lại bệnh cho con.

Theo kết quả thống kê, có khoảng 80- 85% trẻ có hệ miễn dịch với bệnh sau khi đã được tiêm mũi sởi số 1 được 1 tháng. Số trẻ còn lại khi chưa được bảo vệ bằng mũi 1 thì sẽ có hệ miễn dịch với bệnh sau khi kết thúc tiêm mũi 2.

Hi vọng với những thông tin được quatumcare chia sẻ trên đây đã giúp các bạn có được câu trả lời về việc chích ngừa rubella có tác dụng và thời hạn trong bao lâu. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng, hẹn gặp lại bạn trong những chủ đề tiếp theo tại quantumcare.vn.

Có thể bạn quan tâm:

Những loại vắc xin tiêm trước khi mang thai được miễn dịch bao nhiêu năm?

Trả lời:

– Vắc xin cúm chỉ có tác dụng phòng bệnh trong vòng 1 năm, vì thế cần tiêm phòng cúm nhắc lại hàng năm.

– Vắc xin kết hợp phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella [Trimovax] chỉ cần tiêm một liều duy nhất. Tiêm nhắc lại nếu bùng phát dịch hoặc thuộc các đối tượng có nguy cơ cao như làm việc trong các cơ sở y tế, vùng thông báo có dịch, trong trường học hoặc quân đội…

– Vắc xin viêm gan B: bạn chỉ cần tiêm hết một liệu trình gồm 3 mũi và 1 mũi nhắc lại sau một năm, bạn sẽ nhận được miễn dịch gần như suốt đời.

Trung tâm tiêm chủng VNVC

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Câu hỏi: Lịch tiêm vắc xin sởi mũi 1 cho trẻ là 9 tháng tuổi. Nếu trẻ tiêm vắc xin sởi trước 9 tháng tuổi thì tác dụng phòng bệnh của mũi vắc xin đó như thế nào và có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ không?

Trả lời: Vắc xin sởi được tiêm chủng miễn phí để phòng bệnh sởi cho trẻ trong buổi tiêm chủng thường xuyên hàng tháng tại các trạm y tế. Lịch tiêm chủng vắc xin sởi cho trẻ em Việt Nam là mũi đầu lúc 9 tháng tuổi, mũi 2 lúc trẻ 18 tháng tuổi. Những nước khác có thể có lịch tiêm vắc xin sởi sớm hơn, ví dụ ở Trung Quốc lịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ lúc 8 tháng tuổi. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] và Trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ [CDC], nên tiêm vắc xin sởi cho trẻ trẻ em từ 6 tháng tuổi sống trong vùng dịch lưu hành hoặc trước khi đi đến vùng có dịch. Các nghiên cứu về tính an toàn và tính sinh miễn dịch sau tiêm vắc xin ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi cho thấy vắc xin có độ an toàn cao, tuy nhiên đáp ứng miễn dịch thấp và có thể bị trung hòa bởi kháng thể từ mẹ truyền sang. Vì vậy, việc tiêm vắc xin sởi sớm trước lịch tiêm chủng không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và WHO không khuyến cáo tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, những trẻ tiêm vắc xin sởi sớm trước lịch tiêm chủng vì bất cứ lý do gì thì trẻ cần được tiêm lại mũi sởi lúc 9 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại lúc trẻ được 18 tháng tuổi để đảm bảo trẻ có được miễn dịch phòng bệnh sởi. Vắc xin sởi là vắc xin có độ an toàn khá cao, phản ứng sau tiêm thường là nhẹ như sưng, đau tại chỗ và có thể có sốt nhẹ. Theo WHO, phản ứng sốc phản vệ rất hiếm gặp, khoảng dưới 1 phần triệu trẻ được tiêm. Việt Nam đã sử dụng hơn 50 triệu liều vắc xin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng nhưng không ghi nhận một trường hợp tai biến nghiêm trọng nào. Chống chỉ định tiêm vắc xin cho trẻ có tiền sử dị ứng với thành phần của vắc xin, trẻ đang sốt cao và bệnh tiến triển, trẻ có suy giảm miễn dịch.

Câu hỏi: Vắc xin tiêm sởi – rubella sử dụng trong chiến dịch có nguồn gốc từ đâu? Có đảm bảo tính an toàn không, thưa các Bác sĩ?

Trả lời: Vắc xin sởi – rubella là vắc xin sống giảm độc lực, có tác dụng đồng thời phòng bệnh sởi và bệnh rubella. Vắc xin sởi – rubella hiện đang sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng tại Việt Nam do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất. Vắc xin này được Tổ chức Y tế thế giới thẩm định, kết luận đáp ứng các yêu cầu bao gồm tính an toàn và hiệu quả của vắc xin từ năm 2000. Cho tới nay đã có khoảng 40 quốc gia đã sử dụng vắc xin này, với hơn 600 triệu liều đã được sử dụng. 

Câu hỏi: Tính an toàn của vắc xin này ra sao, thưa các BS? Tôi nghe nói vắc xin có nguồn gốc Ấn Độ, được tài trợ miễn phí, nên tôi thấy không an tâm.

Trả lời: Vắc xin sởi – rubella được sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh sởi và rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi, đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới [WHO], là vắc xin sởi - rubella duy nhất hiện nay được WHO khuyến cáo các nước sử dụng trong tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch. Vắc xin sởi  - rubella sử dụng trong chiến dịch 2014 - 2015 tại Việt Nam do Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng [GAVI] hỗ trợ, thông qua việc cung ứng của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc [UNICEF]. Sau hơn 2 tháng triển khai chiến dịch, trong tổng số 10 triệu trẻ đã được tiêm vắc xin sởi-rubella, phản ứng thông thường chủ yếu là sốt nhẹ và đau tại chỗ tiêm, chúng tôi chỉ ghi nhận một vài trường hợp có phản ứng dị ứng với vắc xin sau tiêm chủng. Các trường hợp này đều được phát hiện và xử trí kịp thời.

Câu hỏi: Có cách nào để biết trước là trẻ có dị ứng với vắc xin sắp được tiêm không, thưa các BS? Vì tôi thấy nhiều trường hợp có phản ứng sau tiêm thì được BYT giải thích là do cơ địa. Xin các BS giải thích thêm.

Trả lời: Nếu trẻ bị dị ứng đối với bất cứ thành phần nào của của vắc xin [ví dụ dị ứng với kháng sinh có trong vắc xin], hoặc có phản ứng mạnh [sốt cao, phản ứng sưng tại chỗ tiêm, di ứng, sốc …] khi tiêm vắc xin cùng loại ở những lần tiêm trước thì sẽ có nguy cơ phản ứng đối với vắc xin sắp được tiêm. Gia đình cần thông báo cho cán bộ y tế khi con/cháu được khám sàng lọc trước tiêm chủng, các yếu tố cần thông báo gồm tiền sử dị ứng thức ăn, thuốc, tiền sử phản ứng sau tiêm chủng của trẻ,  hay có gặp phản ứng trong những lần tiêm trước hay không? Đồng thời sau tiêm chủng trẻ cần được theo dõi tại có sở tiêm chủng 30 phút, và tiếp tục được theo dõi tại nhà trong vòng một ngày đầu sau tiêm chủng để phát hiện sớm các biểu hiện dị ứng, có như vậy cán bộ y tế mới có đủ thông tin và xử trí kịp thời.

Câu hỏi: Tiêm chủng vắc xin sởi - rubella vào độ tuổi nào là hiệu quả và an toàn nhất?

Trả lời: Vắc xin sởi – rubella cần được tiêm chủng theo đúng lịch tiêm chủng [đã được nhà sản xuất vắc xin khuyến cáo và phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y tế]. Trong đó, trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên cần được tiêm chủng vắc xin sởi – rubella càng sớm càng tốt để phòng bệnh hiệu quả. Cũng như các vắc xin khác, vắc xin sởi – rubella là vắc xin an toàn. Trẻ sẽ được khám sàng lọc trước khi được tiêm chủng để có chỉ định thích hợp.

Câu hỏi: Con tôi đã được tiêm một mũi vắc xin sởi đơn và đã tiêm một mũi vắc xin sởi phối hợp [vắc xin 3 trong 1 gồm sởi - quai bị - rubella]. Vậy có cần tiêm vắc xin sởi-rubella trong chiến dịch này không? Tiêm nhiều mũi vắc xin liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Trả lời: Tất cả các trẻ từ 1-14 tuổi đều là đối tượng cần tiêm vắc xin sởi-rubella trong chiến dịch này, trừ những trường hợp mới tiêm vắc xin sởi hoặc mũi phối hợp sởi-rubella, sởi-quai bị-rubela trong vòng 1 tháng.

Việc tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella trong chiến dịch sẽ củng cố miễn dịch cho con bạn, đồng thời phòng bệnh sởi và bệnh rubella mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Câu hỏi: Nếu con tôi không tiêm vắc xin sởi – rubella của chương trình TCMR thì có thể tiêm vắc xin sởi-rubella trong tiêm chủng dịch vụ được không?

Trả lời: Từ tháng 10/2014 đến tháng 2/2015, chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella được triển khai trên quy mô toàn quốc, con bạn có nhiều cơ hội để được tiêm vắc xin sởi – rubella miễn phí để phòng hai bệnh sởi và bệnh rubella. Trong tiêm chủng dịch vụ hiện có vắc phối hợp phòng bệnh sởi – quai bị và rubella  gia đình có thể cho cháu tiêm chủng, tuy nhiên sẽ phải trả tiền. Trẻ cần được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi – rubella càng sớm càng tốt.

Câu hỏi: Bao nhiêu tuổi thì không được tiêm vắc xin này nữa? Phụ nữ muốn có thai cần tiêm ở thời điểm nào là tốt nhất? Xin cảm ơn BS!

Trả lời: Lịch tiêm vắc xin sởi – rubella là thời điểm trẻ 12 tháng tuổi. Nếu chưa tiêm vắc xin theo lịch thì cần tiêm càng sớm càng tốt sau đó. Tuy nhiên, không có giới hạn tuổi tiêm chủng đối với vắc xin này. Để phòng bệnh rubella cho mẹ và phòng hội chúng rubella bẩm sinh cho con, chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần được tiêm vắc xin rubella càng sớm càng tốt, tối thiểu 1 tháng trước khi dự định mang thai.

Câu hỏi: Tôi có con gái 9 tuổi, cháu có thông báo là sẽ tiêm vắc xin Sởi-Rubella tại trường nhưng tôi rất lo lắng không rõ việc tổ chức tiêm chủng tại trường học có đảm bảo không?

Trả lời: Trong chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi – rubella, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tiêm chủng cho các cháu, Bộ Y tế đã cho phép có thể tổ chức điểm tiêm chủng cho học sinh tại trường, việc bố trí điểm tiêm chủng tại trường học cũng phải tuân thủ đúng theo các quy định và đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế. Các Trung tâm Y tế dự phòng địa phương đã phát phiếu ghi nhận ý kiến của gia đình trẻ, như cháu có tiền sử dị ứng với thực phẩm và thuốc hay không, các đề nghị của gia đình… để cán bộ y tế có thể nắm được thông tin về sức khỏe của cháu và có chỉ định phù hợp. Cách làm này theo chúng tôi là rất bài bản, kỹ lưỡng.

Câu hỏi: Vì sao vừa qua nhiều cháu tiêm vắc xin sởi- rubella lại bị ngất xỉu ở trường? Gia đình, nhà trường cần chuẩn bị những gì? xin các BS giải đáp.

Trả lời: Trong thời gian vừa qua khi tổ chức chiến dịch tại trường học, chúng tôi có ghi nhận xẩy ra hiện tượng đau đầu, mệt xỉu đồng loạt đối với một số học sinh khi tham gia tiêm chủng tại điểm tiêm trong nhà trường. Hiện tượng trên thường gặp ở nhóm trẻ lớn [độ tuổi từ 10 - 14 tuổi], các cháu đã gặp hiện tượng tâm lý tập thể, có thể xảy ra đối với các cháu quá lo sợ khi có một yếu tố tác động đến tâm lý, mà ở đây là yếu tố tiêm chủng tại các điểm tiêm trường học. Hiện tượng này xảy ra khi các cháu tập trung đông, và dễ bị tác động lan truyền khi nghe thấy hay nhìn thấy một bạn trong lớp, trong trường bị hiện tượng đau đầu, mệt xỉu.  Trên thực tế, công tác cấp cứu được tổ chức kịp thời nên các cháu đều hồi phục ngay và đều đã đi học bình thường trở lại.

Để tránh xảy ra hiện tượng mệt xỉu, đau đầu, choáng tập thể như thế này, gia đình và các thầy cô giáo cần chuẩn bị tâm lý tốt cho trẻ trước khi tiêm chủng, đồng thời phát hiện sớm và phối hợp với cán bộ y tế kịp thời giải thích động viên, giúp các cháu yên tâm khi có hiện tượng phản ứng tâm lý xảy ra. Chúng tôi cũng xin giải thích thêm vắc xin sởi-rubella được sử dụng trong chiến dịch này là vắc xin đã được sử dụng tại 40 quốc trong cả tiêm chủng thường xuyên và tiêm chủng chiến dịch, có chỉ thị màu để biểu thị an toàn hay không an toàn về nhiệt độ bảo quản, được WHO kiểm định tính an toàn và hiệu quả miễn dịch. Gần đây khi trả lời báo chí, TS Toda, cán bộ WHO tại Việt Nam cũng đã đánh giá rất cao tính an toàn của vắc xin này và cho rằng nếu các cháu không được tiêm ngừa trong chiến dịch này sẽ là một “thiệt thòi”. 

Dự án TCMR

Video liên quan

Chủ Đề