Cử chỉ là gì từ điển tiếng Việt

Việt Trung Trung Việt Hán Việt Chữ Nôm

Bạn đang chọn từ điển Hán-Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ cử chỉ trong từ Hán Việt và cách phát âm cử chỉ từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ cử chỉ từ Hán Việt nghĩa là gì.

举止 [âm Bắc Kinh]
舉止 [âm Hồng Kông/Quảng Đông].

cử chỉ
Cất chân lên.Hành động, cử động. ◇Đào Tiềm 陶潛:
Thần nghi vũ mị, cử chỉ tường nghiên
[ nhàn tình phú 神儀嫵媚, 舉止詳妍 [閑情賦]. ◇Mạnh Giao 孟郊:
Túy kiến dị cử chỉ, Túy văn dị thanh âm
醉見異舉止, 醉聞異聲音 [Tửu đức 酒德].

  • bão bất bình từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ái ái từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • toán điều từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cứu nhân như cứu hỏa từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cựu thần từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ cử chỉ nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt [詞漢越/词汉越] là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt [một trong ba loại từ Hán Việt] nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

    Nghĩa Tiếng Việt: cử chỉCất chân lên.Hành động, cử động. ◇Đào Tiềm 陶潛: Thần nghi vũ mị, cử chỉ tường nghiên [ nhàn tình phú 神儀嫵媚, 舉止詳妍 [閑情賦]. ◇Mạnh Giao 孟郊: Túy kiến dị cử chỉ, Túy văn dị thanh âm 醉見異舉止, 醉聞異聲音 [Tửu đức 酒德].

    * Từ đang tìm kiếm [định nghĩa từ, giải thích từ]: cử chỉ

    Ý nghĩa của từ cử chỉ là gì:

    cử chỉ nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 3 ý nghĩa của từ cử chỉ. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa cử chỉ mình


    65

      25


    Điệu bộ hoặc hành động biểu lộ một thái độ, một trạng thái tinh thần nào đó. | : '''''cử chỉ''' âu yếm'' | : ''để ý từng bước đi, từng '''cử chỉ' [..]


    71

      32


    điệu bộ hoặc hành động biểu lộ một thái độ, một trạng thái tinh thần nào đó cử chỉ âu yếm để ý từng bước đi, t� [..]


    32

      46


    ākappa [nam] iṅgita [trung], naya [nam]

    1. Giao tiếp bằng cử chỉ là gì?

    Giao tiếp bằng cử chỉ là một bộ phận của giao tiếp phi ngôn ngữ, nó được sử dụng để mô tả thêm cho lời nói của người đang thực hiện diễn giả. Việc sử dụng các cử chỉ cũng thể hiện được sự tự tin hay không tự tin của người đang thực hiện nó.

    Ngôn ngữ cử chỉ bao gồm các cử động của tay, chân, đầu, khuôn mặt, ánh mắt, âm lượng/giọng điệu khi nói, tư thế đứng, tư thế ngồi.

    Cử chỉ là một phần của giao tiếp phi ngôn ngữ

    2. Vai trò của cử chỉ trong giao tiếp

    Trong những tình huống cụ thể, cử chỉ có những ý nghĩa nhất định. Giao tiếp bằng mắt, nét mặt, động tác cơ thể,… là một phần giao tiếp bằng cử chỉ. Nó góp phần quan trọng vào sự thành công trong giao tiếp.

    Lời nói và cử chỉ kết hợp phù hợp với nhau sẽ tác động hiệu quả hơn tới người giao tiếp đối diện. Khi bạn hiểu được ngôn ngữ cử chỉ, đôi khi sẽ giúp bạn nhìn thấy thái độ không lời của đối phương trước khi họ nói ra. Trong những lúc như vậy bạn có thể thay đổi tình thế kịp thời. Ngoài ra, trong những trường hợp tế nhị, cử chỉ có thể diễn tả thay cho lời nói khó thành lời.

    Theo nghiên cứu các nhà khoa học thì trong quá trình giao tiếp, lời nói bao gồm ba yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ [hay còn gọi là ngôn ngữ của cơ thể] và giọng điệu. Ngôn ngữ, lạ thay chỉ góp phần nhỏ nhất 7% trong việc tác động đến người nghe, giọng điệu chiếm tới 38% và yếu tố phi ngôn ngữ lại trở nên quan trọng nhất vì sở hữu được 55%.

    Đồng thời các nhà khoa học cũng chỉ ra cử chỉ của con người biểu hiện so với lời nói chân thực hơn và ít dối trá hơn. Những tín hiệu không lời mang thông tin nhiều gấp 5 lần so với nói bằng lời. 75 % thông tin mà con người thu nhận được là qua kênh thị giác, qua kênh thính giác là của ý thức, chúng chủ yếu là những hành vi vô thức, là những thói quen, mà con người không hoặc ít nhận biết được. Chính vì vậy, đôi khi chúng ta có những cử chỉ gây khó chịu cho người đối thoại mà ta không nhận ra.

    3. Các hình thức giao tiếp bằng cử chỉ

    Giao tiếp bằng mắt

    Đôi mắt là bộ phận quan trọng nhất của con người. Tiếp xúc bằng mắt là điều kiện đầu tiên giúp bạn giao tiếp thành công. Tiếp xúc bằng mắt là một dấu hiệu đầy sức mạnh thể hiện sự kính trọng và quan tâm. Nếu bạn không nhìn một ai đó, họ sẽ nghĩ rằng bạn đang lo lắng, không chân thành hoặc thiếu quan tâm. Do vậy, trong khi trò chuyện, thỉnh thoảng hãy giao tiếp bằng mắt 1 đến 10 giây và hãy chú ý lắng nghe.

    Biểu hiện của ánh mắt khi giao tiếp

    Trong lúc trò chuyện, việc sử dụng đôi mắt đầy “ma lực” là cách thể hiện dễ dàng nhất để người nói biết được bạn có thực sự đang lắng nghe, chú ý đến họ hay là đang … ngán đến tận cổ như thế nào. Tuy nhiên, khi bạn luôn nhìn trực diện vào người nói, ánh mắt có thể toát lên vẻ trang nghiêm hay tươi rói, người nói sẽ hết sức phấn khởi vì họ cảm nhận được rằng, người nghe tôn trọng, thực tâm lắng nghe và hứng thú với những điều họ đang nói. Nếu như người nghe hạn chế sử dụng ánh mắt, người ta xem đó là biểu hiện của đau yếu, có mưu toan hoặc dối trá.

    Biểu hiện của ánh mắt khi giao tiếp

    Bạn có thể tham khảo thêm về cách giao tiếp ánh mắt để có thêm thông tin cần thiết cho kỹ năng quan trọng này.

    Giao tiếp bằng nét mặt

    Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ cái tôi thông qua sự biểu cảm ở khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp bản thân mình tự tin hơn và dễ thành công hơn trong giao tiếp.

    Khi trong lòng thấy vui, khuôn mặt bạn trông thật rạng rỡ, các cơ trên mặt của bạn giãn căng. Ngược lại khi bạn buồn bực, trong lòng nặng trĩu thì các cơ trên khuôn mặt bạn cũng bị trùng xuống cho dù bạn có cố tình giấu đi tâm trạng đó những ngôn ngữ không lời trên khuôn mặt bạn lại cho thấy tất cả.

    Nụ cười được xem là một trang sức trong lúc giao tiếp. Cười là dấu hiệu có tác động rất mạnh giúp truyền tải sự vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình và thích thú. Cười thường dễ lây từ người này sang người khác và khiến cho việc giao tiếp được thuận lợi hơn. Người bạn giao tiếp sẽ cảm thấy thoải mái khi ở cạnh bạn và muốn lắng nghe bạn hơn.

    Giao tiếp bằng hành động

    Thông thường, sau khi chào hỏi xã giao, người có kinh nghiệm bắt đầu chú ý đến các cử chỉ phi ngôn ngữ của người đối diện. Đó là những cử chỉ ở phái nữ như vuốt mái tóc hay lấy tay che miệng khi cười,… và những cử chỉ như huơ tay, nới cà vạt, … khi cuộc nói chuyện đang lên cao trào mà ta thường thấy ở phái nam.Có thể nói, trong rất nhiều tình huống, cử chỉ trợ giúp đắc lực cho lời nói. Nói kèm theo hành động phù hợp sẽ tác động hiệu quả hơn tới người giao tiếp.

    Những nghiên cứu thực tế cho thấy rằng: Bàn tay đưa lên ngực khi nói là một cử chỉ biểu hiện sự chân thật, chân thành. Ngón tay cái đưa lên cằm là cử chỉ biểu lộ thái độ chỉ trích và tiêu cực. Cử chỉ xoa cằm chỉ sự kiên định, quả quyết. Khi ai đó xoa mũi có nghĩa họ không muốn đề cập đến chủ đề này nữa. Cử chỉ đặt cặp kính lên môi có nghĩa là người đó đang do dự hay trì hoãn việc đưa ra quyết định.

    Xem thêm: Top 14 Loại Sữa Rửa Mặt Trị Mụn Nào Tốt Nhất 2021 Cho Mọi Loại Da

    Giao tiếp bằng tư thế và điệu bộ

    Người ta chuyển tải được hàng tấn thông điệp thông qua việc phát ngôn và chuyển động cơ thể. Ví dụ: Khi tư thế đứng thẳng lưng, ngả người về phía trước, người ta sẽ hiểu bạn là người dễ gần, dễ tiếp thu và thân thiện. Tư thế ngồi nghiêm, cứng nhắc gây cho người đối diện có cảm giác bạn là người quá cứng nhắc, bảo thủ và nguyên tắc trong công việc. Tư thế ngồi khoanh tay trước ngực thể hiện sự kiêu căng, đôi khi bất lịch sự. Còn khoanh tay trên bàn lại là tư thế thụ động và thiếu tự tin.

    Khoảng cách và vị trí ngồi trong giao tiếp đều thể hiện thái độ, mục đích của mỗi người. Khi đứng nói chuyện trực diện, mặt đối mặt, điều đó thể hiện bạn muốn trò chuyện thẳng thắn, thân thiện về vấn đề nào đó. Khoảng cách và vị trí giữa hai người khi trò chuyện cho thấy bạn tôn trọng không gian riêng tư của người khác.

    Khi bạn đứng quá gần, người nghe sẽ cảm thấy mình bị lấn át và tỏ ra không dễ chịu. Một khoảng cách hợp lý giữa hai người sẽ tạo nên sự hài hòa, thoải mái trong buổi nói chuyện.

    Ngồi nghiêm túc, thẳng lưng, điều này cho thấy đó là người đang chú ý lắng nghe người đối diện đang nói.Ngồi trượt dài trên ghế, nó cho thấy người này đang không chú ý đến người đối diện đang nói gì, hoặc thể hiện một sự thiếu hợp tác.

    Giao tiếp thông qua động tác tay, chân

    Khi không thể diễn đạt được bằng lời nói, tốt hơn hết chúng ta nên sử dụng điệu bộ. Điệu bộ phản ánh chính xác, cảm giác, thái độ và ý định của con người.

    Những động tác tay:

    Nhiều người có quan điểm sai lầm rằng “vung vẫy” tay càng nhiều trong lúc nói chuyện thì hình ảnh của họ càng trở nên lôi cuốn. Trong thực tế, bạn chỉ nên sử dụng bàn tay để diễn giải vấn đề thêm rõ ràng trước người nghe. Hoạt động của bàn tay trong quá trình nói chuyện nên đúng mực, kết hợp khéo léo với quan điểm, thái độ bản thân, hoặc gắn kết với cao trào của câu chuyện cũng như tầm quan trọng của vấn đề.

    Động tác tay, chân khi giao tiếp cũng thể hiện nhiều cảm xúc

    Nếu khi đang nói chuyện người này có biểu hiện tì cả khuôn mặt lên lòng bàn tay, đó là dấu hiệu cho thấy bạn nói chuyện… nhạt như nước ốc. Còn nếu họ tì một ngón tay lên mặt, ấy là bạn đã thành công trong việc thu hút sự chú ý của người đối diện.

    Khi người đối diện bạn khoanh tay lại, chứng tỏ họ đang khép kín mình lại với các tác động bên ngoài. Mặc dù, một số người hành động chỉ theo thói quen nhưng điều đó cũng thể hiện rằng tính cách người đó khá dè dặt và không thoải mái lắm hay đang cố che giấu cái gì đó.

    Đối với một số người vừa khoanh tay lại vừa dang chân rộng ngang vai hay rộng hơn, điều này thể hiện đức tính bền bỉ, hoặc quyền uy của người này khá lớn.

    Nếu một người đặt tay ra sau gáy, điều đó thể hiện họ đang khó chịu hoặc đang lừa dối bạn.Nếu một người giơ tay lên sờ cằm, họ đang đánh giá, xem xét điều gì đó hoặc họ đang buồn chán.Một người liên tục chạm vào cổ tay hay đồng hồ chứng tỏ họ đang rất bồn chồn và lo lắng.Còn đút 2 tay vào túi quần khi nói chuyện cũng là tư thế cho thấy sự thiếu hứng thú.

    Tay này nắm lấy tay kia ở phía sau ở góc thấp là tư thế buồn bã, thất vọng. Nếu nắm ở góc cao, đó là tư thế tức giận. Còn khi chắp tay, nắm chặt cả 2 bàn tay ở sau lưng, tư thế này thể hiện sự ra oai với đối phương.

    Những động tác của đôi chân:

    Khi một người muốn kết thúc cuộc nói chuyện, hai tay họ thường chống xuống mặt ghế, người đổ về phía trước, chân đặt lùi ra sau ghế.

    Gác chéo chân là một tư thế rất xấu khi nói chuyện. Tư thế ngồi này thể hiện sự ương ngạnh, hằn học, và không tôn trọng ý kiến người khác.

    Một số người hướng bàn chân của họ về hướng mà họ muốn đi hay đang quan tâm. Vì vậy khi đang đứng nói chuyện hoặc giao tiếp, nếu bạn thấy người đối diện hướng bàn chân về một hướng khác, điều đó cho thấy bạn nên kết thúc sớm cuộc giao tiếp này. Còn nếu thấy bàn chân đối phương đang hướng thẳng về mình, chúc mừng bạn, bạn đã thành công thu hút người đó về những điều mình đang nói.

    Xem thêm: Hiểu Đúng Về Các Loại Sữa Dê Trên Thị Trường Để Có Lựa Chọn Tốt Nhất Cho Bé

    Giao tiếp bằng giọng điệu

    Giao tiếp phi ngôn ngữ còn biểu hiện ở cách phát âm như: chất giọng, độ cao thấp [lên giọng, xuống giọng], nhịp điệu, âm sắc, tính kịch liệt [hưởng ứng hay phản kháng], cách chuyển tông điệu.…

    Những chia sẻ về giao tiếp phi ngôn ngữ khác bạn có thể tham khảo thêm tại câu chuyện kinh doanh.

    Kết luận: Bài viết trên đã chia sẻ với các bạn những thông tin hữu ích về các hình thức giao tiếp bằng cử chỉ. Lời khuyên dành cho các bạn là chú ý những cử chỉ khi giao tiếp để tạo ấn tượng với đối phương ngay từ lần gặp đầu tiên nhé!

    Video liên quan

    Chủ Đề