Bảo lãnh tiền tạm ứng là gì

Việc làm xây dựng

1. Tìm hiểu bảo lãnh tạm ứng là gì?

Có lẽ, các bạn cũng đã đều quen thuộc với thuật ngữ bảo lãnh, nó xuất hiện rất nhiều trong những hoạt động liên quan đến kinh tế và các doanh nghiệp. Nhưng cụm từ bảo lãnh tạm ứng chỉ được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng thì không phải ai cũng biết.

Bảo lãnh tạm ứng chính là hình thức ràng buộc nhằm bảo đảm nhà thầu sẽ thực hiện đầy đủ những điều khoản có trong hợp đồng về công tác xây dựng trong thời gian thực hiện hợp đồng. 

Tìm hiểu bảo lãnh tạm ứng là gì?

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản về tạm ứng hợp đồng đó là khoản chi phí không lãi suất được bên giao thầu chuyển đến cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác nhằm chuẩn bị trước khi triển khai dự án thì công nào đó theo hợp đồng.

Có thể thấy, trong thực tế thì bảo lãnh tạm ứng hợp đồng khi thực hiện một công trình xây dựng nào đó là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên nó cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro cũng như khó khăn đối với các nhà thầu nào không có đủ khả năng để thực hiện công việc.

Xem thêm: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Một số điều cơ bản cần biết

2. Một số quy định về bảo lãnh tạm ứng cần biết

Một số quy định về bảo lãnh tạm ứng hợp đồng mà mọi người nên nắm được để tránh xảy  ra sai sót trong quá trình làm việc như sau:

- Công tác bảo lãnh tạm ứng hợp đồng chỉ được diễn ra khi hợp đồng xây dựng giữa các bên có hiệu lực. Và đối với hợp đồng thi công những công trình xây dựng thì cần phải có kế hoạch giải phóng mặt bằng cụ thể theo thỏa thuận của các bên ký kết trong hợp đồng.

- Mức tiền bảo lãnh tạm ứng không được vượt quá 50% giá trị của hợp đồng xây dựng tại thời điểm hai bên ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp đặc biệt xảy ra, khi đó cần phải có sự cho phép của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Một số quy định về bảo lãnh tạm ứng cần biết

- Những yếu tố như: tiền tạm ứng, điều kiện thu hồi tiền tạm ứng và thời điểm tạm ứng đều cần có sự đồng ý của cả hai bên và được ghi chép chi tiết trong hợp đồng. Bên cạnh đó cũng cần phải cung cấp rõ ràng những thông tin này trong hồ sơ mời thầu hoặc các bản dự thảo hợp đồng,...

- Với những hợp đồng xây dựng có mức tạm ứng trên 1 tỷ đồng thì trước khi thực hiện tạm ứng, bên nhận thầu cần phải nộp cho bên giao thầu hợp đồng tạm ứng có giá trị tương đương với số tiền tạm ứng. Nếu nhà thầu liên doanh thì mỗi thành viên trong liên danh cần phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng giá trị tương đương.

- Hiệu lực của việc bảo lãnh tạm ứng cần phải được kéo dài đến khi phía giao thầu nhận lại đủ số tiền đã tạm ứng cho bên nhà thầu. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng sẽ giảm dần tương đương với số tiền tạm ứng mà bên giao thầu đã thu lại được.

Xem thêm: Việc làm kỹ thuật xây dựng

3. Mức tiền bảo lãnh tạm ứng hợp đồng tối đa và tối thiểu 

3.1. Mức tiền tối thiểu để bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

Với từng loại hợp đồng xây dựng khác nhau thì mức tiền bảo lãnh tạm ứng tối thiểu sẽ là:

- Những hợp đồng thi công công trình xây dựng có giá trị lớn hơn 50 tỷ đồng thì mức tiền bảo lãnh sẽ là 10% của tổng giá trị công trình. Và sẽ là 15% giá trị công trình đối với những hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng đối với loại công trình này.

Mức tiền tối thiểu để bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

- Đối với các hợp đồng tư vấn có giá trị từ 10 tỷ đồng trở nên thì sẽ là 15% giá trị hợp đồng

- Những hợp đồng công trình dưới và hợp đồng tư vấn có giá trị dưới 10 tỷ đồng thì mức tiền bảo lãnh tạm ứng sẽ lên đến 20% giá trị hợp đồng.

- Đối với những hợp đồng chìa khóa trao tay, hợp đồng cung cấp thiết bị và một số loại hợp đồng có trong lĩnh vực xây dựng thì đều là 10% giá trị hợp đồng

3.2. Mức tiền bảo lãnh tạm ứng hợp đồng tối đa

Với tất cả các loại hợp đồng xây dựng thì mức tiền bảo lãnh tạm ứng đối đa đều là 50% giá trị của tổng hợp đồng tại thời điểm ký kết của hai bên giao thầu và nhận thầu. Trong một vài trường hợp đặc biệt thì số tiền này vẫn có thể sẽ lớn hơn 50%.

Mức tiền bảo lãnh tạm ứng hợp đồng tối đa

Lúc này, cần phải có được sự đồng ý và cho phép của những cơ quan có thẩm quyền như: Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ trưởng, Chủ tịch hội đồng các thành viên hoặc chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn đầu tư,...

Cho dù mức tiền tạm ứng nhiều hay ít thì nhà thầu cần đảm bảo được rằng sẽ sử dụng số tiền tạm ứng với đúng mục đích, đúng đối tượng và mang đến hiệu quả đúng với những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu bên nhà thầu không sử dụng đúng số tiền theo những gì đã ký kết thì sẽ bị xử phạt theo quy định của hợp đồng.

Xem thêm: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?

4. Một số rủi ro của việc bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

Tưởng chừng như các quy định về bảo lãnh tạm ứng mà pháp luật đề ra một cách chặt chẽ sẽ giúp cho việc sử dụng tiền tạm ứng của nhà thầu đúng mục đích. Nhưng thực tế thì lại khác xa so với những gì trong quy định, một số rủi ro có thể kể đến như:

4.1. Chậm tiến độ thi công vì thiếu kinh phí xây dựng

Khi tiền được rót vào tài khoản của nhà thầu thì họ sẽ toàn quyền quyết định số tiền đó được sử dụng như thế nào. Và họ có thể sử dụng số tiền đó để mua sắm các thiết bị vật tư cho nhiều công trình khác nhau mà nhà thầu đó đang triển khai. 

Chậm tiến độ thi công vì thiếu kinh phí xây dựng

Điều này gây ra vi phạm mục đích sử dụng tiền tạm ứng và bên giao thầu không có cách nào kiểm soát và ngăn chặn việc này. Và khi dự án đi vào giai đoạn triển khai, nhà thầu sẽ rời vào tình trạng thiếu kinh phí dẫn đến chậm tiến độ thi công, nếu nghiêm trọng hơn nữa thì dự án xây dựng sẽ bị bỏ dở.

CV xin việc mẫu

4.2. Chủ đầu tư có nguy có mất trắng 

Khi ký kết bất cứ một hợp đồng xây dựng nào thì đều có ngân hàng đứng đằng sau bảo lãnh, điều này tạo nên niềm tin đối với nhà đầu tư. Tuy nhiên, đã có rất nhiều trường hợp những chủ đầu tư dự án phải chịu cảnh mất trắng bởi vì nhà thầu không đủ năng lực để thực hiện hợp đồng và phía ngân hàng cũng tìm đủ lý do để chối bỏ trách nhiệm của mình.

Chủ đầu tư có nguy có mất trắng

Những lý do mà ngân hàng đưa ra có thể là: chưa hoàn trả lại tiền bảo lãnh được vì phải đợi bên nhà thầu chuyển tiền hoặc một lý do nữa đó là chờ phát mại tài sản thế chấp,... mục đích chính là để kéo dài thời gian đến khi hết hiệu lực của bảo lãnh.

Từ hai rủi ro lớn nêu trên thì những chủ đầu tư và rút kinh nghiệm trong việc lựa chọn nhà thầu thi công để bảo đảm được chắc chắn quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, giấy tờ hợp đồng cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng để tránh được những rủi ro gặp phải.

Với những gì timvieec365.vn chi sẻ bên trên về bảo lãnh tạm ứng là gì thì mong rằng những thông tin hữu ích này có thể giúp cho các nhà đầu tư hiểu rõ về khái niệm này và tránh được những rủi ro gây thiệt hại về tài sản.

Có thể bạn quan tâm: Bảo lãnh dự thầu là gì?

Tìm hiểu về mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo quy định của daonh nghiệp qua bài viết dưới đây.

Giấy đề nghị tạm ứng

Bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề