Mua được bảo quản bằng phương pháp nào

[fusion_builder_container hundred_percent=”no” equal_height_columns=”no” menu_anchor=”” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” class=”” id=”” background_color=”” background_image=”” background_position=”center center” background_repeat=”no-repeat” fade=”no” background_parallax=”none” parallax_speed=”0.3″ video_mp4=”” video_webm=”” video_ogv=”” video_url=”” video_aspect_ratio=”16:9″ video_loop=”yes” video_mute=”yes” overlay_color=”” video_preview_image=”” border_color=”” border_style=”solid” padding_top=”” padding_bottom=”” padding_left=”” padding_right=”” type=”flex”][fusion_builder_row][fusion_builder_column type=”1_1″ layout=”1_1″ background_position=”left top” background_color=”” border_color=”” border_style=”solid” border_position=”all” spacing=”yes” background_image=”” background_repeat=”no-repeat” padding_top=”” padding_right=”” padding_bottom=”” padding_left=”” margin_top=”0px” margin_bottom=”0px” class=”” id=”” animation_type=”” animation_speed=”0.3″ animation_direction=”left” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” center_content=”no” last=”true” min_height=”” hover_type=”none” link=”” border_sizes_top=”” border_sizes_bottom=”” border_sizes_left=”” border_sizes_right=”” first=”true”][fusion_text]

Các loại rau củ quả trước khi thu hoạch sẽ có hương vị và chất lượng tốt nhất, bởi vậy sau thu hoạch cần có biện pháp bảo quản để giúp giữ được độ tươi ngon cho tới khi chuyển tới tay người tiêu dùng. Hơn nữa, giá cả rau củ quả có sự biến động mạnh theo thời gian và khoảng cách. Việc bảo quản rau củ quả trong một thời gian dài mà vẫn giữ được chất lượng sẽ có ý nghĩa lớn trong việc điều phối sản phẩm qua các mùa vụ và điều phối sản phẩm giữa các vùng miền.

Cách bố trí nguyên liệu trong kho bảo quản

  • Khi thu hoạch rau quả cần thu hái đúng thời vụ, đúng độ chín, tránh thu hoạch quá non, tránh những ngày mưa, phải loại bỏ những rau quả bị sâu bệnh và dập nát.
  • Trong các kho bảo quản rau củ quả, sản phẩm trong kho có thể đổ đống (thường là rau dạng củ như khoai tây, cà rốt hoặc một số loại quả như dứa, cam, quýt…).
  • Tuy nhiên, phần lớn các loại rau quả được xếp trong thùng carton đục lỗ, sọt nhựa rồi xếp thành chồng cao khoảng 4m. Giữa các thùng, sọt rau quả có phân cách để không đè lên nhau. Khối lượng rau quả chứa trong kho có thể tính theo kích thước kho và chiều cao chứa hàng.
  • Phòng kho bảo quản thường có thông gió cưỡng bức thường cao 4.5 –4.8m, có rãnh hút gió dưới sàn nhà (rộng 2cm). Sử dụng quạt có công suất thổi 12550m3 không khí/ 1 tấn sản phẩm/ 1 giờ, nghĩa là có thể đảm bảo cho không khí trong kho được thay đổi 20 – 30 lần trong 1 giờ.

Các phương pháp bảo quản rau củ quả

Phương pháp bảo quản ở điều kiện thường

Bảo quản rau củ quả ở điều kiện kho thường. Chế độ nhiệt, ẩm và thành phần không khí trong kho được điều chỉnh nhờ sử dụng hệ thống thông gió. Phương pháp này thường áp dụng để bảo quản rau, quả trong thời gian ngắn.

Phương pháp thông gió tự nhiên

Thông gió tự nhiên xảy ra theo nguyên tắc đối lưu nhiệt. Không khí nóng nhẹ di chuyển lên trên, không khí lạnh nặng di chuyển xuống dưới gây ra sự tự hút và đẩy. Tốc độ chuyển động của không khí tuỳ thuộc vào sự chênh lệch áp
suất.

Thông gió tự nhiên có ưu điểm là đơn giản, rẻ tiền. Tuy nhiên cũng có nhược điểm như nông sản ít cách ly với môi trường bên ngoài nên sinh vật hại dễ xâm nhập gây hại. Do nông sản hô hấp mạnh nên tổn thất khối lượng lớn. Phải tính toán đúng thời điểm thông gió thì mới có lợi.

Thông gió tích cực

Thông gió tích cực là chủ động thông gió nhờ thiết bị. Thiết bị dùng cho thông gió tích cực là quạt hoặc máy thổi không khí. Tùy thuộc vào loại nông sản và khối lượng nông sản trong kho mà phải bố trí một số quạt thích hợp.

Phương pháp bảo quản lạnh

Hạ thấp nhiệt độ trong môi trường bảo quản để hạn chế cường độ hô hấp của rau quả, ngăn ngừa sự phát triển gây hại của sinh vật. Đây là phương pháp có thể dùng để bảo quản rau quả tươi dài ngày.

Chế độ bảo quản lạnh rau quả: Có hai chế độ bảo quản lạnh cho rau quả.

* Bảo quản lạnh – mát: Nhiệt độ trong kho được điều chỉnh trong khoảng 0 – 15 oC. Chế độ nhiệt này có thể áp dụng cho đa số các sản phẩm rau quả. Tuy nhiên, nhiệt độ bảo quản cho từng loại rau quả cụ thể phải điều chỉnh phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ và khả năng chịu nhiệt của chúng.

Ví dụ: 0-3oC đối với loại rau quả không bị tổn thương lạnh, 7.5-15oC đối với loại rau quả tương đối dễ bị tổn thương lạnh, 13-20oC đối với loại rau quả dễ bị tổn thương lạnh.

Ưu điểm của bảo quản lạnh là giữ được giá trị cảm quan và dinh dưỡng của rau quả. Tuy nhiên một số vi sinh vật chịu lạnh vẫn có thể tồn tại và gây hư hỏng nếu bảo quản dài ngày.
* Bảo quản lạnh đông: Nhiệt độ trong kho trong khoảng -18 – OoC. Loại kho này dùng để bảo quản rau quả lạnh đông. Đây là dạng rau quả đã được sơ chế (làm sạch, gọt vỏ, tạo hình) rồi làm lạnh đông nhanh trên dây chuyền làm
lạnh, sau đó được bảo quản ở nhiệt độ -18oC cho đến tận khi sử dụng. Ở nhiệt độ này tế bào thường bị đóng băng nên sau khi đưa ra khỏi điều kiện lạnh là phải sử dụng ngay.

Phương pháp bảo quản bằng điều chỉnh thành phần khí quyển

Thay đổi thành phần (O2, CO2, N2) và tỷ lệ chất khí trong môi trường bảo quản nhằm hạn chế cường độ hô hấp của rau quả, ngăn ngừa sự xâm nhập và phát triển của dịch hại.

Bảo quản trong khí quyển cải biến (MA):

Việc sử dụng các loại vật liệu khác nhau để tạo ra môi trường bảo quản tuỳ thuộc vào: Đặc điểm của rau quả, thể tích rau quả chiếm chỗ trong môi trường bảo quản, độ chín, độ già của rau quả, nhiệt độ, ẩm độ môi trường, khả năng thấm nước, khí của các loại vật liệu

Một số vật liệu thường sử dụng:

  • Với rau quả tươi, các vật liệu thường được sử dụng trong bảo quản là giấy, chất dẻo (màng PE, PP, PVC, PET, xelophan), màng sáp.
  • Màng PE cho O2, dầu mỡ thấm qua trong khi màng PVC không cho hơi nước, không khí và mỡ thấm qua.
  • Màng xelophan cho tia cực tím và hơi ẩm đi qua nhưng lại hạn chế các chất khí và dầu mỡ.
  • Các loại màng sáp (tự nhiên và tổng hợp) bao gồm chất tạo màng, chất diệt nấm và phụ gia cũng được áp dụng rộng rãi và cho kết quả bảo quản tốt.

Bảo quản rau quả trong khí quyển cải biến có ưu điểm là giá thành thấp hơn so với khí quyển kiểm soát, vật liệu bảo quản đơn giản và dễ sử dụng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là khó kiểm soát và khống chế nồng độ chất khí trong môi trường nên sau một thời gian bảo quản, rau quả có thể hô hấp yếm khí làm giảm mùi thơm và chất lượng. Ngoài ra, nếu không kiểm soát được ẩm độ của môi trường thì rau quả cũng có thể bị hư hỏng do vi sinh vật.

Bảo quản bằng hoá chất

Xử lý hóa chất cho rau củ quả để kìm hãm hoạt động sinh lý, tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của sinh vật hại.

Các loại hoá chất dùng cho rau củ quả

  • Hóa chất chống nảy mầm: Các chất chống nảy mầm thường dùng là M1, M2, MH. Chế phẩm M1 (ester metylic của α-naphtylaxetic) có tác dụng ức chế sự mọc mầm của củ khoai tây (không có khả năng diệt mầm) nên có thể dùng cho cả khoai tây giống và khoai tây thương phẩm.
  • Hóa chất phòng trừ bệnh hại: Xử lý hóa chất phòng trừ bệnh hại sau thu hoạch trở nên phổ biến hơn trong khoảng 30 năm trở lại đây, đặc biệt trong việc thương mại các sản phẩm tươi chư cam, chuối và nho. Mức độ xử lý phụ thuộc vào chiến lược thương mại hóa nông sản và kiểu lây nhiễm của vi sinh vật hại.

Bảo quản bằng chiếu xạ

Khi chiếu tia bức xạ vào nông sản, năng lượng phóng xạ tác động vào các phần tử trong nông sản, gây ra các phản ứng hoá học làm biến đổi chiều hướng của hoạt động trao đổi chất trong nông sản, đồng thời tiêu diệt sinh vật hại.

Các dạng bức xạ ion hóa: Khi chiếu xạ lên nông sản, tùy thuộc vào đặc điểm của nông sản mà có 2 loại quá trình ion hoá xảy ra:

* Sự ion hoá trực tiếp: thành phần hoá học trong nông sản bị tác động phóng xạ phân ly thành các ion, rồi các ion phản ứng với nhau tạo thành chất mới. Dạng ion hóa này thường xảy ra trên các nông sản khô như hạt.
* Sự ion hoá gián tiếp: tia bức xạ tác động lên phân tử H2O, phân ly thành ion H+ (chất khử) và OH– (chất oxi hoá). Dạng ion hóa này thường xảy ra khi chiếu xạ các sản phẩm rau quả có chứa nhiều nước.

Ban biên tập Ifood

>>> Nếu bạn có nhiều các loại nông sản, rau – củ – quả và cần đến một phương pháp bảo quản tối ưu – sản phẩm được mọi người ưu chuộng thì hãy liên hệ ngay Dịch vụ sấy nông sản của chúng tôi Hotline: 0942 661 626 (Ms. Hạnh) – 0942 662 121 ( Ms Huyền) hoặc truy cập link để rõ hơn về chi tiết https://nongsansay.vn/nhan-gia-cong-san-xuat-nong-san-say-cac-loai/

[/fusion_text][/fusion_builder_column][/fusion_builder_row][/fusion_builder_container]

Bảo quản thực phẩm là cách bảo vệ và nâng cao sức khỏe bản thân hơn. Bài viết này sẽ chia sẻ 6 phương pháp bảo quản thực phẩm tốt nhất cho các bạn tham khảo!

Mua được bảo quản bằng phương pháp nào
Bảo quản thực phẩm. Ảnh minh họa

Đông lạnh được sử dụng tốt cho hầu như bất kỳ loại thực phẩm nào. Nó cũng là một trong các quá trình được sử dụng phổ biến nhất trong thương mại và trong gia đnh để bảo quản một phạm vi rộng lớn trong thực phẩm. Những kho lạnh cung cấp khối lượng lớn và lưu trữ lâu dài cho chiến lược dự trữ lương thực được chuẩn bị trong trường hợp khẩn cấp của quốc gia ở nhiều nước.

Quá trình đông lạnh làm giảm nhiệt độ của thực phẩm ở 0° hoặc lạnh hơn. Nhiệt độ thấp này tạm dừng vi sinh vật hoạt động bằng cách làm chậm sự tăng trưởng của các enzym. Đông lạnh không khử trùng thực phẩm hoặc tiêu diệt các vi sinh vật, nó chỉ dừng lại những thay đổi tiêu cực cho chất lượng của thực phẩm đông lạnh của bạn. 

2. Hút chân không

Hút chân không dùng đóng gói các thực phẩm trong một môi trường chân không, thường là trong một túi kín hoặc trong chai. Môi trường chân không loại vi khuẩn oxy cần thiết cho sự sống còn, do đó ngăn chặn thực phẩm bị hư. Ngày nay sử dụng máy hút chân không rất được các gia đình yêu dùng.

3. Đóng hộp, chai, lọ

Đóng hộp liên quan đến nấu trái cây hoặc rau, niêm phong trong hộp hoặc lọ tiệt trùng, và đun sôi các chai lọ để giết hoặc làm suy yếu bất kỳ vi khuẩn còn lại như là một hình thức khử trùng. Món ăn khác nhau có mức độ bảo vệ chống lại hư hỏng khác nhau và có thể yêu cầu bước cuối cùng là nấu trong nồi áp suất.

Bất cứ loại thức ăn có tính axit thấp như cá, thịt, hải sản, gia cầm và các loại rau được khuyến khích dùng phương pháp đông lạnh cho những thực phẩm này như một phương pháp bảo quản chúng. Bạn vẫn có thể đóng hộp theo phương cách đóng hộp nhưng vẫn phải yêu cầu đóng hộp bằng áp suất. Nếu đóng hộp và đóng chai được sử dụng để thay thế đông lạnh và quá trình xử lý sai, người ta có thể bị bệnh rất nặng khi vi khuẩn đã không bị ức chế một cách hiệu quả. Thực phẩm được bảo quản bằng cách đóng hộp và đóng chai thường có nguy cơ hư hỏng ngay lập tức một khi các hộp hoặc chai đã được mở ra. Thiếu kiểm soát chất lượng trong quá trình đóng hộp có thể cho phép sự thâm nhập của nước hoặc vi sinh vật. Sự kém vệ sinh trong đóng hộp có thể dẫn đến một số trường hợp ngộ độc thực phẩm, cho nên cần phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh trong lúc đóng hộp.

4. Muối chua

Muối chua là cách bảo quản thực phẩm tốt nhất (http://mayhutchankhong.biz.vn/tin-tuc/cach-bao-quan-thuc-pham-tot-nhat.html) bằng cách đặt hoặc nấu nó trong một chất ức chế phù hợp cho tiêu dùng của con người, điển hình như ngâm nước muối (nhiều muối), giấm, rượu và dầu thực vật, nhất là dầu ô liu nhưng cũng có nhiều loại dầu khác. Hầu hết các quá trình muối chua nào cũng liên quan đến việc nấu hoặc đun sôi để các thực phẩm bảo quản trở nên bão hòa với các chất dùng để muối chua. Các thực phẩm qua phương pháp muối chua cũng làm cho chúng trở nên khó tiêu hóa, một thực tế cần phải được ghi nhớ khi thực phẩm muối chua được bao gồm trong chế độ ăn uống của bạn.

5. Hun khói

Thịt, cá và một số thực phẩm khác có thể được bảo quản và thêm hương vị thông qua việc sử dụng khói, thông thường trong một nhà hung khói. Sự kết hợp của nhiệt để làm khô thức ăn mà không cần nấu nó, và việc bổ sung của hydrocacbon thơm từ khói giúp bảo quản thực phẩm. Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho những thực phẩm dự trữ thì đây cũng là một cách để bạn tồn trữ thực phẩm. Tuy nhiên chất hydrocacbon thơm là chất có thể gây ung thư, nếu bạn muốn sử dụng phương pháp này thì không nên ăn thường xuyên. Sự chọn lựa là ở bạn.

6. Sấy khô

Một trong những phương pháp bảo quản thực phẩm lâu đời nhất là bằng cách sấy khô (làm giảm hoạt động của nước đủ để trì hoãn hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn). Hầu hết các loại thịt có thể được sấy khô, đặc biệt là thịt heo vì nó rất khó để tồn trữ mà không qua bảo quản. Nhiều loại trái cây cũng có thể được sấy khô, ví dụ như táo, lê, chuối, xoài, đu đủ, và dừa. Sấy khô cũng là phương cách thường dùng để bảo quản các loại hạt ngũ cốc như lúa mì (wheat), ngô (maize), yến mạch (oats), lúa mạch (barley), gạo (rice), kê (millet) và lúa mạch đen (rye).

Mặc dù thực phẩm sấy khô đã được thực hiện trong nhiều thế kỷ, nhưng chất vitamin của thực phẩm qua cách sấy khô thường bị tổn hại. Trước hết, Vitamin A, E và một số Vitamin B-complex bị mất nếu thực phẩm được sấy khô trong nắng đầy đủ. Thứ hai, Vitamin A, C, và E bị mất đi thông qua quá trình oxy hóa khi lưu trữ trong bất kỳ khoảng thời gian ngắn hay dài.

Như vậy tùy từng thực phẩm mà bạn chọn được phương pháp bảo quản phù hợp. Chúc các gia đình có món ăn ngon với những thực phẩm được bảo quản tốt! Nếu có nhu cầu mua máy hút chân không giá rẻ, hãy liên hệ với công ty Đức Phát để được tư vấn nhanh.