Mẹo chữa mụn cơm ở tay

NGỌC TRÂM [T/H]   -   Thứ sáu, 05/03/2021 16:00 [GMT+7]

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là những khối u nhỏ sần sùi, lành tính, thường xuất hiện nhiều ở bàn tay và bàn chân, gây đau và tạo cảm giác vướng cộm rất khó chịu. Đặc biệt, khối u này rất dễ lây lan, nó có thể mọc tràn lan trên da, riêng lẻ hoặc thành từng chùm trông rất xấu xí.

Sau đây, là những mẹo dân gian thường được áp dụng, loại bỏ mụn cóc tại nhà.

Tỏi

Cách trị mụn cóc bằng tỏi nhờ hoạt tính azooene, diallil-trisulfide, dianllil disulfide và hoạt chất lưu huỳnh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, sát trùng và hỗ trợ đánh bay mụn cóc khá hiệu quả.

Ngoài ra, hoạt tính allicin trong tỏi giúp da trở nên trắng sáng, mịn màng, tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da, giúp các mô tế bào trên da trở nên khỏe mạnh.

Vỏ chuối

Vỏ chuối tưởng chừng như thứ bỏ đi nhưng lại chứa nhiều vitamin B6, B12, magiê, kali và đặc biệt là lutein. Với cách trị mụn cóc ở chân, tay hiệu quả này, bạn chỉ cần rửa qua mụn cóc bằng nước muối, sau đó xoay nhuyễn phần vỏ vàng để đắp lên mặt qua đêm.

Ảnh minh hoạ mụn cóc và những mẹo dân gian giúp bạn loại bỏ mụn cóc hiệu quả ngay tại nhà. Đồ hoạ: Ngọc Trâm

Ngâm nước nóng

Ngâm mụn cóc trong nước nóng sẽ giúp làm mềm mụn cóc, chống lại các virus và ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn cũng có thể thêm vào một chút giấm trắng hoặc muối tinh để giúp điều trị hiệu quả hơn.

Nha đam

Bạn dùng gel lô hội đắp lên vùng da bị nổi mụn cóc hoặc có thể dùng miếng vải quanh vùng da có đắp lô hội để cố định trong một giờ, nên làm liên tục đến có kết quả.

Mầm khoai tây tươi

Để trị mụn cóc bằng mầm khoai tây, bạn thực hiện như sau: bạn cắt mầm hoặc khoai tây tươi rửa sạch. Sau đó, bạn chà xát vào những vùng da bị ảnh hưởng bởi mụn cóc nhiều lần mỗi ngày. Áp dụng đều đặn và liên tục trong tuần, bạn sẽ thấy bất ngờ về hiệu quả đạt được.

Sung tươi

Nước trái cây sung có khả năng làm xẹp mụn cóc và giảm sưng đau, vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa và có khả năng kháng virus trong nước. Hơn thế nữa, nước trái sung cũng giúp ngăn chặn sự nhiễm trùng do mụn cóc gây ra, giúp ngăn ngừa mụn cóc lây lan một cách hiệu quả.

Lá húng quế

Lá cây húng quế chứa những hợp chất diệt virus. Đâm nhuyễn lá cây húng quế, pha thêm ít nước đắp lên mụn cóc. Thay mới khi chỗ lá cây húng quế khô, thực hiện liên tục trong vòng một tuần.

Lưu ý

Nếu bạn bị tiểu đường hoặc mắc bệnh động mạch ngoại vi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử điều trị mụn cóc tại nhà.

Hạt cơm là bệnh da thường gặp do virut HPV gây nên. Trong những năm gần đây, số bệnh nhân bị hạt cơm ngày càng gia tăng và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới.

Hạt cơm có hai loại là hạt cơm thường và hạt cơm phẳng.

Hạt cơm thường do HPV týp 2, 4, 27, 29 gây nên. Tổn thương cơ bản của bệnh là sẩn sừng thô ráp có kích thước từ 0,3 – 1 cm, màu da bình thường. Vị trí hay gặp của loại hạt cơm này là vùng da dễ bị sang chấn như mặt duỗi các khớp liên đốt hay khớp bàn đốt hoặc ở vùng tỳ đè của bàn chân.

Hạt cơm phẳng: Biểu hiện là các sẩn có kích thước nhỏ từ 1 – 5mm, hình tròn hay hình đa giác, có màu da hoặc thẫm màu. Chúng có thể đứng riêng, thành đám, đôi khi thành dải [dấu hiệu Koebner]. Vị trí hay gặp của loại hạt cơm này là ở mặt, cánh tay và thân mình.

Hạt cơm có thể mọc ở mọi vị trí trên cơ thể

Hạt cơm thường: Thương tổn là những tổn thương sùi ra ngoài bề mặt, có hình bán cầu hoặc dẹt với đường kính vài mm đến 1- 2cm, ở trung tâm mỗi vết sùi có thể lõm xuống.

Bề mặt hạt cơm thường tăng gai, thậm chí tạo thành các rãnh nhỏ. Từng đám dầy sừng nối tiếp nhau. Số lượng thay đổi từ vài cái đến vài chục cái, đôi khi tập hợp lại rất nhiều.

Vị trí hay gặp của hạt cơm thường là ở mu tay và các ngón tay, ít khi mọc ở lòng bàn tay. Hạt cơm ở tay được gây ra bởi HPV2 và HPV1.

Hạt cơm phẳng: Chủ yếu do HPV týp 3,10 gây nên. Tổn thương của loại này là những sẩn nhỏ hiếm khi nổi cao, có màu vàng hoặc màu vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh, hay tập trung thành dải, thành mảng và gây ngứa.

Vị trí thường gặp của hạt cơm phẳng là ở mặt mu tay, ngón tay, cánh tay, đầu gối và mặt trước cẳng chân. Bệnh này thường gặp ở người suy giảm miễn dịch. Ở bệnh nhân này, thương tổn nổi cao hoặc kích thước lớn bình thường.

Những hạt cơm này tồn tại dai dẳng nhiều tháng hoặc nhiều năm, có nhiều trường hợp có dấu hiệu viêm ở xung quanh hoặc có vòng giảm sắc tố.

Hạt cơm tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng đôi khi ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay chưa có một phương pháp điều trị nào có thể đảm bảo khỏi bệnh hay tránh được tái phát nên việc điều trị chỉ nhằm mục đích tạo ra những khoảng thời gian “không có hạt cơm” càng lâu càng tốt và không tạo sẹo.

Khi bị hạt cơm bạn không nên cậy, gãi vì có thể nhiễm trùng

Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, mục đích của điều trị là chỉ kiểm soát được kích thước và số lượng của hạt cơm.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra được một số phương pháp giúp loại bỏ hạt cơm là: Dùng nitrogen lỏng để gây mất sắc tố. Phương pháp này rất hữu hiệu đối với những trường hợp mụn cơm khô mọc ở trên mặt, mu bàn chân, dương vật.

Những hạt cơm ở lòng bàn chân có thể điều trị bằng cách cắt bớt mụn cơm, sau đó bôi acid salicylic 40% rồi băng lại và thay bằng đều trong 3 – 5 ngày. Cứ lặp đi lặp lại hẳng tuần, hằng tháng sẽ giúp loại bỏ hẳn hạt cơm. Phương pháp này an toàn, hiệu quả và thường không có tác dụng phụ gì.

Ngoài ra người bệnh có thể dùng kem  hoặc gel đặc trị để bôi lên hạt cơm giúp loại bỏ chúng. Còn nữa, liệu pháp laser CO2 hiện đại có hiệu quả điều trị mụn cơm tái phát, mụn cơm gan bàn chân hay mụn cơm dưới móng.

Trước hết người bệnh không được cào, gãi hay gây tổn thương hạt cơm. Những hạt cơm ở vùng hậu môn sinh dục có thể gây lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, vì thế phải dùng bao cao su khi quan hệ để tránh nguy cơ lây bệnh.

Bên cạnh đó phải vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ, ăn uống phải đảm bảo vệ sinh, đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Khi mắc hạt cơm không được tự ý cậy, bóc gây tổn thương và dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu bạn mắc hạt cơm, tốt nhất là tới bác sĩ da liễu để điều trị càng sớm càng tốt. 

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là những khối u nhỏ sần sùi, lành tính, thường xuất hiện nhiều ở bàn tay và bàn chân. Ngoài việc gây mất thẩm mỹ, mụn cóc còn gây đau và tạo cảm giác vướng cộm rất khó chịu. Những khối u xấu xí này rất dễ lây lan, nó có thể mọc tràn lan trên da, riêng lẻ hoặc thành từng chùm trông rất xấu xí.

Mụn cóc rất dễ lây lan, vì vậy cần được điều trị sớm

Nguyên nhân nào gây nên mụn cóc?

Mụn cóc rất phổ biến, theo thống kê, có hơn 40% dân số trên thế giới gặp phải vấn đề này. Virus HP và các siêu vi trùng khác là nguyên nhân gây nên mụn cóc, chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường sau đây:

- Qua các vết trầy xước, cắn móng tay, bị vật nuôi cắn. Vệ sinh tay chân kém, hay đi chân đất. Trường hợp này thường gặp ở trẻ em với tính hiếu động, ưa nghịch đất cát và chưa ý thức việc giữ vệ sinh tay chân.

- Lây từ người này sang người khác do dùng chung đồ cá nhân như khăn, kiềm bấm móng…

- Rối loạn chuyển hóa.

- Sự suy yếu của hệ thống miễn dịch. Trường hợp này thường gặp ở người lớn tuổi hoặc phụ nữ mang thai

- Suy nhược thần kinh.

Trị mụn cóc bằng phương pháp tự nhiên, bạn đã thử chưa?

Các nghiên cứu cho biết, 70% mụn cóc sẽ tự biến mất trong 3 tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số mụn cóc rất cứng đầu và bạn phải “ra tay” để triệt tiêu chúng, một vài người phải nhờ đến bác sĩ da liễu.

5 mẹo dân gian sau đây sẽ giúp bạn loại bỏ mụn cóc hiệu quả ngay tại nhà.

Trị mụn cóc bằng mẹo dân gian hiệu quả mà không tốn kém

Tỏi

Tỏi có chứa chất allicin nhờ đó có tính kháng khuẩn và kháng nấm từ đó giúp chống lại virus HP hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng nước của củ tỏi đã bị dập nát rồi thoa lên vùng da có mụn cóc. Giữ trong vòng 2 - 3 giờ đồng hồ, sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện mỗi ngày để có được kết quả như ý.

Chuối

Lột vỏ quả chuối xanh, xát mặt trong của vỏ lên những nốt mụn cóc, sau đó không rửa nhựa chuối đi mà để nguyên như vậy, đến lần sau mới rửa rồi xát tiếp. Thực hiện ngày 2 lần đều đặn trong vài tuần, mụn sẽ bong ra.

Lá tía tô

Rửa sạch rồi giã nát một ít lá tía tô, đắp lên vùng da bị mụn cóc. Dùng vải quấn lại để cố định chỗ đắp lá. Nên đắp buổi tối để tránh dính nước hoặc các cử động làm xô lệch vết đắp. Đắp liên tục trong vài tuần sẽ thấy miệng mụn se lại, teo nhỏ và dần biến mất.

Giấm táo

Axit malic và lactic có trong giấm táo sẽ giúp làm mềm và “mài mòn” mụn cóc. Bạn cần kiên trì thoa giấm táo lên vùng da có mụn cóc 3 - 4 lần mỗi ngày.

Ngâm nước nóng

Ngâm mụn cóc trong nước nóng sẽ giúp làm mềm mụn cóc, chống lại các virus và ngăn ngừa nghiễm trùng. Bạn cũng có thể thêm vào một chút dấm trắng hoặc muối tinh để giúp điều trị hiệu quả.

Trên đây là 5 phương pháp giúp trị mụn cóc hiệu quả tại nhà, tuy nhiên nếu bạn không có đủ kiên nhẫn thì việc sử dụng các phương pháp hóa học như sử dụng axit salicylic hoặc laser để bắn mụn cóc là một sự chọn lựa hợp lí dành cho bạn.

Laser là phương pháp giúp triệt tiêu mụn cóc hiệu quả, an toàn

Hiện nay, tại Thẩm mỹ Xuân Trường đang áp dụng phương pháp laser CO2 để xóa tan mụn cóc, mụn thịt và nốt ruồi trên da. Với ưu điểm nhanh chóng, ít tổn thương và không để lại sẹo, phương pháp này sẽ giúp chị em loại bỏ được những nốt mụn không mong muốn một cách hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề