Cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất

Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà được áp dụng cho các trường hợp nhẹ, ít nghiêm trọng và không có dấu hiệu biến chứng. Do đó, trước khi thực hiện các biện pháp, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà được áp dụng cho các trường hợp nhẹ đến trung bình

10 cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả

Hệ thống tiêu hóa là một bộ phận phức tạp và quan trọng trong cơ thể, trải dài từ miệng đến trực tràng. Quá trình tiêu hóa giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác nhau và bài tiết ra chất thải.

Rối loạn tiêu hóa bao gồm nhiều tình trạng khác nhau, xảy ra khi một phần nào đó của hệ thống tiêu hóa hoạt động không bình thường. Điều này có thể dẫn đến đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, mệt mỏi và suy dinh dưỡng do không hấp thụ các chất dinh dưỡng đúng cách.

Trong hầu hết các trường hợp, rối loạn tiêu hóa không nghiêm trọng và có thể được điều trị tại nhà. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp, chẳng hạn như:

1. Thêm gừng vào chế độ ăn uống

Để cải thiện hoạt động của hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa các vấn đề về hệ thống tiêu hóa, người bệnh nên thêm gừng vào chế độ ăn uống. Gừng có tác dụng kích thích dịch tiêu hóa và giúp các enzym phân hủy thức ăn đúng cách. Bên cạnh đó, gừng cũng có tác dụng giảm chướng bụng, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy.

Ngoài ra, gừng có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm và ngăn ngừa nhiều vấn đề tiêu cũng như ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Người bệnh rối loạn tiêu hóa có thể uống 2 – 3 tách trà gừng mỗi ngày để tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Để làm trà gừng, người bệnh có thể đun sôi 1 thìa gừng tươi xay trong 1 cốc nước nóng, đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút, lọc bỏ bã gừng, thêm một ít mật ong nguyên chất, dùng uống.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể thêm 2 thìa cà phê nước ép gừng và một thìa mật ong vào một cốc nước ấm. Dùng uống hai lần mỗi ngày để cải thiện hoạt động của hệ thống tiêu hóa.

Ngoài ra, người bệnh có thể nhai một nhánh gừng nhỏ sau mỗi bữa ăn như một cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả.

Thận trọng khi áp dụng: Bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu, thuốc trị tiêu đường hoặc thuốc huyết áp, nên thận trọng khi sử dụng gừng. Bởi vì gừng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của các loại thuốc này.

2. Bạc hà chữa rối loạn tiêu hóa

Bạc hà là một loại thảo mộc hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa. Cụ thể, bạc hà có đặc tính chống co thắt, chống viêm, điều trị đầy hơi, chướng bụng, co thắt ruột, buồn nôn và nôn.

Trà bạc hà có thể ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, chống buồn nôn và giúp người bệnh dễ chịu hơn

Bên cạnh đó, bạc hà cũng có tác dụng làm dịu hệ thống tiêu hóa và đẩy nhanh quá trình cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Người bệnh có thể uống trà bạc hà một hoặc hai lần mỗi ngày để tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Để pha trà bạc hà, người bệnh có thể cho 1 thìa lá bạc hà khô vào một cốc nước nóng, đậy nắp và ngâm trong 10 phút, lọc lấy phần nước, dùng uống.

Ăn lá bạc hà tươi mỗi ngày hoặc rắc lên các món ăn, chẳng hạn như salad cũng có thể hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa tại nhà.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bệnh có thể sử dụng viên nang dầu bạc hà hoặc kẹo bạc hà để giảm khó chịu dạ dày.

3. Chữa rối loạn tiêu hóa với nha đam

Nha đam là một thành phần tự nhiên có thể hỗ trợ cải thiện hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Cụ thể, nha đam có chứa các hợp chất được gọi là polysaccharides, có tác dụng điều trị nhiều vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn như viêm loét dạ dày hoặc đau dạ dày. Bên cạnh đó, nha đam cũng có tác dụng làm dịu tình trạng viêm và kích ứng trong đường tiêu hóa.

Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà với nha đam, người bệnh thực hiện như sau:

  • Sử dụng lá nha đam tươi, rửa sạch, lọc lấy phần gel bên trong;
  • Cho 2 muỗng canh gel nha đam vào một cốc nước lọc hoặc nước cam;
  • Xay nhuyễn hỗn hợp, dùng uống khi bụng đói vào buổi sáng.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên hạn chế hoặc tránh sử dụng cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà với nha đam.

4. Nước ép nghệ điều trị rối loạn tiêu hóa

Nghệ là một loại thảo mộc khác được sử dụng như một cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả cao. Người bệnh có thể sử dụng nghệ để cải thiện một số vấn đề tiêu hóa khác, chẳng hạn như khó tiêu, viêm loét dạ dày, Hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và trào ngược dạ dày thực quản.

Nghệ là thảo mộc được ứng dụng để điều trị nhiều vấn đề tiêu hóa

Trong nghệ có chứa curcumin, là thành phần hoạt chất có thể kích thích túi mật tiết ra dịch mật, hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và cải thiện chức năng gan. Nghệ cũng có đặc tính chống viêm, từ đó cải thiện tình trạng viêm trong đường tiêu hóa.

Người bệnh có thể uống 1/2 thìa nước ép lô hội mỗi ngày để ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa. Bên cạnh đó, thêm nghệ vào công thức nấu ăn thông thường cũng có thể ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa và tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Thận trọng khi sử dụng: Phụ nữ mang thai hoặc người bệnh về túi mật, các vấn đề chảy máu, tiểu đường, thiếu sắt,… nên tránh sử dụng nghệ.

5. Tiêu thụ thực phẩm Probiotic

Thực phẩm Probiotic có thể giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh  và hoạt động hiệu quả. Probiotics chứa các chủng Lactobacillus và Bifidobacterium, là các chủng vi khuẩn tốt có tác dụng khôi phục sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn đường ruột. Điều này có thể góp phần điều trị  và ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi và Hội chứng ruột kích thích.

Một số thực phẩm chứa probiotic tự nhiên, chẳng hạn như sữa chua Hy Lạp, nấm sữa kefir, súp miso Nhật Bản, dưa cải bắp, kim chi, tương nén [tempeh], sữa bơ và dưa chua.

Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung probiotic dưới dạng sản phẩm bổ sung. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

6. Trà hoa cúc cải thiện rối loạn tiêu hóa

Hoa cúc là một phương pháp lâu đời được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa, chuột rút bụng, tiêu chảy và Hội chứng ruột kích thích. Cụ thể, hoa cúc có đặc tính chống viêm và chống co thắt, có thể làm dịu các cơ trong ruột, giảm đau bụng cũng như giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Sử dụng trà hoa cúc có thể chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà

Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà với trà hoa cúc như sau:

  • Đun sôi 1 thìa hoa cúc khô hoặc trà hoa cúc với một cốc nước, trong 5 phút;
  • Lọc lấy phần nước trà, bỏ bã;
  • Để trà ấm, cho thêm mật ong, dùng uống ngay lập tức;
  • Uống trà hoa cúc mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị rối loạn tiêu hóa tốt nhất.

7. Nhai hạt thìa là chữa rối loạn tiêu hóa

Hạt thìa là có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe của hệ thống tiêu hóa. Cụ thể, người bệnh có thể sử dụng hạt thìa là để điều trị chứng ợ nóng, khó tiêu và giảm nồng độ acid dạ dày. Bên cạnh đó, hạt thìa là cũng có thể giúp giảm co thắt ruột, chống đầy hơi và điều trị các triệu chứng Hội chứng ruột kích thích.

Người bệnh có thể nhai một thìa hạt thìa là sau bữa ăn để hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Để điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc khó tiêu, người bệnh có thể ngâm một thìa hạt thìa là vào một cốc nước nóng trong 5 phút, lọc lấy nước, dùng uống.

Thận trọng khi sử dụng: Hạt thìa là không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai và những người rối loạn chảy máu hoặc rối loạn nội tiết tố.

8. Chanh chữa rối loạn tiêu hóa

Nước chanh có tác dụng kiềm, có thể trung hòa acid dạ dày và cải thiện hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Người bệnh có thể pha một thìa nước cốt chanh vào nước nóng hoặc nước ấm, dùng uống vài phút trước khi ăn để ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Nước chanh có tác dụng kiềm và có thể hỗ trợ tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa

Nước chanh cũng chữa nhiều vitamin C, có thể làm dịu chứng khó tiêu và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều nước chanh có thể làm mòn men răng và dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều hơn. Do đó, để bảo vệ răng, hãy súc miệng sau khi uống nước chanh.

9. Uống nước rễ cam thảo

Rễ cam thảo chứa các hợp chất chống oxy hóa, giảm chất nhờn, chống co thắt, chống viêm, chống dị ứng, chống độc và tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Một thành phần đặc trưng của rễ cam thảo là axit glycyrrhizic, có tác dụng đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết loét dạ dày.

Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà với rễ cam thảo thực hiện như sau:

  • Đun nhỏ một thìa rễ cam thảo với 220 ml nước trong 20 – 30 phút;
  • Uống hỗn hợp này 2 – 3 lần mỗi ngày để duy trì hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.

Liều lượng tối đa được khuyến nghị để đảm bảo hoạt động của hệ thống tiêu hóa là 5 – 15 gram rễ hoặc bột cam thảo, tương đương với 200 – 600 mg glycyrrhizin. Không sử dụng quá liều để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thận trọng khi sử dụng: Khi sử dụng cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà với cảm thảo, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn về thời gian và liều lượng phù hợp. Ngoài ra, không sử dụng cam thảo kéo dài hơn 4 – 6 tuần mà không có hướng dẫn của bác sĩ.

10. Bổ sung yến mạch trong chế độ ăn uống

Bột yến mạch có hàm lượng chất xơ cao, có thể thúc đẩy sức khỏe đường đường, duy trì nhu động ruột và điều trị táo bón. Một số nghiên cứu cho biết, bột yến mạch có thể cải thiện các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Yến mạch chứa nhiều chất xơ có thể cải thiện hoạt động của hệ thống tiêu hóa

Bên cạnh đó, yến mạch là một loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Điều này có nghĩa là người bệnh có thể sử dụng yến mạch ngay cả khi mắc chứng khó tiêu hoặc tiêu chảy mãn tính.

Người bệnh có thể tiêu thụ cháo yến mạch như bữa sáng. Có thể thêm trái cây và các loại hoạt để tăng cường giá trị dinh dưỡng.

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến và đáp ứng các biện pháp tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên tình trạng này có thể tái phát nếu người bệnh không có kế hoạch phòng ngừa hiệu quả. Do đó, điều quan trọng là thay đổi lối sống, phong cách ăn uống để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa như thế nào?

Để phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa thông thường, không có nguy cơ biến chứng, người bệnh có thể tham khảo một số cách như:

1. Ăn nhiều bữa nhỏ

Ăn nhiều bữa nhỏ hơn có thể tăng cường quá trình trao đổi chất và giúp người bệnh không ăn quá nhiều. Điều này cũng có thể giảm áp lực lên hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

Khi ăn một bữa ăn lớn, hệ thống tiêu hóa có thể bị quá tải, dẫn đến xử lý thức ăn không tốt như bình thường. Điều này có thể dẫn đến chứng ợ nóng do acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Tình trạng này dẫn đến sự quá tải của dạ dày, gây đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc nôn.

Người bệnh có thể ăn 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn để tăng cường sức khỏe của hệ thống tiêu hóa. Đảm bảo bữa ăn chứa đủ tinh bột, protein, chất béo lành mạnh và rau xanh để cân bằng các chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, người bệnh được khuyến cáo không nằm ngay sau khi ăn. Điều này có thể hạn chế nguy cơ ợ nóng, buồn nôn và trào ngược dạ dày.

2. Bổ sung nhiều chất xơ

Chất xơ có thể hỗ trợ làm tăng khối lượng phân, giúp phân mềm và điều trị táo bón hiệu quả. Những người bị rối loạn tiêu hóa được khuyến cáo tiêu thụ chất xơ mỗi ngày để điều chỉnh hoạt động của hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ chống rối loạn tiêu hóa

Người bệnh có thể bổ sung một số loại thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như:

  • Trái cây;
  • Rau xanh;
  • Các loại đậu;
  • Ngũ cốc nguyên cám.

3. Uống đủ nước

Uống đủ nước có thể làm sạch toàn bộ hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, làm mềm phân và ngăn ngừa các rủi ro khác. Bên cạnh đó, nước có thể giúp hệ thống tiêu hóa hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn bằng cách giúp cơ thể phân hủy thức ăn.

Người bệnh nên cố gắng uống 8 cốc nước lọc mỗi ngày. Tránh sử dụng đồ uống có đường, chất kích thích và đồ uống có cồn, điều này có thể khiến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Quản lý căng thẳng

Căng thẳng có thể gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa, làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, tiêu chảy, táo bón và Hội chứng ruột kích thích.

Thực hiện các kỹ thuật thư giãn để ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa

Các hormone căng thẳng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa. Do đó, quản lý căng thẳng, chẳng hạn như thiền định và thư giãn thường xuyên, được xem là một cách chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả.

5. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục và duy trì vận động là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa. Các hoạt động thể chất có thể giúp thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hóa. Điều này giúp người bệnh đi đại tiện thuận lợi hơn và tránh nguy cơ táo bón.

Người bệnh có thể thực hiện các động tác thể dục vừa phải, chẳng hạn như đi xe đạp hoặc chạy bộ ngắn để hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Các cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà có thể cải thiện các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình. Do đó, nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước cũng như tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe của hệ thống tiêu hóa.

Tham khảo thêm: 7 loại trái cây trị táo bón cực nhanh – Nên mua ăn

Video liên quan

Chủ Đề