Mẫu sổ mượn thiết bị dạy học violet

     Trong những năm qua trường THCS Vĩnh Hưng luôn chu ý đến vấn đề quản lý thiết bị, đồ dùng dạy học nhưng vẫn còn nhiều bất cập, còn một số giáo viên chậm đổi mới, ít sử dụng thiết bị dạy học. Bản thân là người làm công tác quản lý thiết bị đồ dùng, tôi luôn luôn trăn trở, băn khoăn nên tôi mạnh dạn nêu ra: Một số biện pháp quản lý và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học.

     Qua việc thực hiện đề tài tôi nhận thấy việc theo dõi và quản lý đồ dùng thiết bị được dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tìm đồ dùng khi giáo viên yêu cầu, hạn chế được tình trạng đồ dùng hay hư hỏng và bước đầu đã có nhiều giáo viên sử dụng đồ dùng hơn khi lên lớp.

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ

     I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

     1. Cơ sở lý luận:

     Công tác quản lí và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học trong trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng là một trong những vấn đề được lãnh đạo ngành Giáo dục rất quan tâm.

    Trước đây việc sử dụng thiết bị dạy học khi giảng dạy của giáo viên còn rất nhiều hạn chế. Giáo viên chủ yếu dạy chay hoặc sử dụng những thiết bị, đồ dùng lạc hậu, không phù hợp. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giờ dạy và việc tiếp thu bài của học sinh.

    Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học diễn ra ngày càng mạnh mẽ nên việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học được xem như là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ của Giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu học đi đôi với hành.

    Trong những năm gần đây nhà nước đã từng bước tăng cường ngân sách đầu tư cho Giáo dục và khuyến khích các sở, ban ngành đầu tư cho Giáo dục. Trong đó trường THCS Vĩnh Hưng đã được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND Thành phố, UBND Quận cấp vốn đầu tư để xây dụng cơ sở vật chất, thiết bị Giáo dục trở thành trường chuẩn Quốc gia từ năm 2010 nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

     Tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu trên thì công tác quản lý thiết bị, đồ dùng dạy học trong thì công tác quản lý thiết bị, đồ dùng dạy học trong nhà trường đóng một vai trò rất quan trọng.

     2. Cơ sở thực tiễn:

     Qua thực tế công tác ở trường tôi thấy việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học bước đầu đã có sự thành công. Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục trong giai đoạn mới và trước sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, đòi hỏi ngành Giáo dục chúng ta phải nâng cao chất lượng giáo dục hơn nữa, phải đổi mới phương pháp dạy học, cần phải sử dụng các thiết bị dạy học trong các giờ dạy. Việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học đặt ra cho các trường phải có biện pháp quản lý, sử dụng, bảo quản hiệu quả và chất lượng các đồ dùng, thiết bị dạy học. Trong những năm qua trường THCS Vĩnh Hưng luôn chu ý đến vấn đề quản lý thiết bị, đồ dùng dạy học nhưng vẫn còn nhiều bất cập, còn một số giáo viên chậm đổi mới, ít sử dụng thiết bị dạy học. Bản thân là người làm công tác quản lý thiết bị đồ dùng, tôi luôn luôn trăn trở, băn khoăn nên tôi mạnh dạn nêu ra: Một số biện pháp quản lý và sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học [ĐDDH] dạy học.

      II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

      Đề tài được thực hiện với mục đích nêu một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học góp phần tăng cường sử dụng có hiệu quả đồ dùng thiết bị trong các giờ học.

      III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

      Biện pháp quản lý và sử dụng thiết bị dạy học.

      IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      Để thực hiện đề tài, bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

      - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, thu thập, phân tích, hệ thống hóa một số tài liệu có liên quan đến đề tài.

      - Phương pháp thực tiễn:

            + Quan sát.

            + Điều tra thực tế

B. NỘI DUNG

      I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU

     1. Một số vấn đề lý luận về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học

- Thiết bị dạy học là tất cả các phương tiện vật chất cần thiết để giáo viên và học sinh tiến hành và tổ chức hợp lý có hiệu quả chương trình giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.

- Thiết bị dạy học có tính phong phú, đa dạng, phức tạp cả về loại hình, cấu trúc, đòi hỏi cao về điều kiện bảo quản và sử dụng.

- Cơ sở vật chất của nhà trường là một bộ phận cấu thành về phương diện tổ chức của giáo dục. Sự phát triển giáo dục có thể đánh giá thông qua tình trạng trang thiết bị và việc sử dụng chúng trong quá trình học của học sinh và quá trình dạy của giáo viên.

- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng dạy và học. Trong cơ cấu của quá trình dạy học thì nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học gắn bó chặt chẽ với nhau. Thiết bị dạy học là phương tiện, là đối tượng, là tiền đề của nhận thức.

- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là tiền đề quan trọng cho việc đổi mới và cải tiến phương pháp dạy học.

- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học giúp tạo ra sự lôi cuốn và hứng thú trong việc học tập của học sinh đồng thời rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cho cả người học lẫn người dạy.

     2. Một số nội dung quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học

     Quản lý thiết bị dạy học là làm cho tất cả các khâu, các yếu tố gắn kết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau làm cho thiết bị dạy học phục vụ tốt nhất cho quá trình dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy để quản lý được thiết bị dạy học tốt cần phải có kế hoạch cụ thể.

     2.1. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho công tác xây dựng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.

- Nâng cao trình độ lý luận nhận thức và hiểu biết về công tác cơ sở vật chất - thiết bị dạy học cho cán bộ giáo viên.

- Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc xây dựng, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học.

- Có quy định về việc đưa trang thiết bị vào sử dụng trong các giờ học. Xây dựng nề nếp dạy và học theo hướng kết hợp học thông qua thực nghiệm.

     2.2. Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học.

     2.3. Quản lý về mặt hành chính thiết bị dạy học chặt chẽ , hợp lý và khoa học.

     Thiết bị dạy học một mặt là phương tiện, là đối tượng của giảng dạy và học tập, mặt khác đó là những đối tượng vật chất cụ thể cho nên có thể tốt, xấu, hư hỏng, mất mát hoặc giảm chất lượng. Do vậy việc bảo quản chặt chẽ, hợp lý và khoa học là rất cần thiết.

     2.4. Coi trọng việc tự làm đồ dùng dạy học và động viên mọi thành viên của tập thể tham gia xây dựng, quản lý, sử dụng thiết bị dạy học.

     II/ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC TẠI  ĐƠN VỊ CÔNG TÁC.

     1. Giai đoạn từ năm học 2002 - 2003 đến năm 2010

     Bắt đầu từ năm học 2002 - 2003 ngành Giáo dục - Đào tạo tiến hành đổi mới nội dung và phương pháp dạy học bắt buộc giáo viên lên lớp phải sử dụng thiết bị dạy học, bắt buộc các trường phải xây dựng phòng thiết bị thí nghiệm, phòng bộ môn. Điều đó đã làm cho cán bộ quản lý các trường gặp nhiều lúng túng, chưa có biện pháp chỉ đạo, quản lý và sử dụng thiết bị dạy học.

     Khi thiết bị được cấp trên đưa về là chuyển vào phòng không sắp xếp theo thứ tự, không chia theo môn. Khi giáo viên sử dụng là phải tìm rất tốn thời gian, có khi tìm cả ngày mới thấy thiết bị mình cần. Các thiết bị dạy học không được bảo quản tốt dẫn tới tình trạng bị hỏng, giảm chất lượng. Điều đó đã khiến cho nhiều giáo viên chỉ ghi đăng kí sử dụng thiết bị dạy học trong sổ mà không sử dụng khi giảng dạy. Việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học của cán bộ quản lý gặp rất nhiều khó khăn vì chỉ được làm trên lý thuyết. Các tổ trưởng khi ký duyệt giáo án của giáo viên lơ là trong việc kiểm tra sử dụng thiết bị dạy học chỉ đến khi BGH kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên thì mới kí.

     Cán bộ quản lý phòng thiết bị chưa có kinh nghiệm trong vấn đề chỉ đạo quản lý sử dụng thiết bị dạy học chính vì thế việc sử dụng của giáo viên còn gặp khó khăn, sử dụng thì sử dụng còn không sử dụng thì thôi. Phòng thiết bị thí nghiệm không khác gì một kho chứa, ở trường nhỏ các môn chỉ có một bộ thiết bị, các trường lớn có 2 bộ thì quả là vấn đề nan giải.

     2. Giai đoạn từ năm học 2010 - 2011 đến nay.

     Từ năm 2010 nhà trường lên là trường chuẩn Quốc gia do vậy trường đã được đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm, phòng thực hành và được cấp một số trang thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu dạy của GV và việc học của học sinh.

     3. Khái quát về nhà trường:

3.1. S ố lớp, số học sinh:

Trường hiện có 24 lớp với 1081 học sinh, cụ thể:

Khối 6: 08 lớp, 394 HS

Khối 7: 06 lớp, 269 HS

Khối 8: 05 lớp, 230 HS

Khối 9: 05 lớp, 188 HS

       3.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: 52 đ/c, trong đó

- CBQL: 02đ/c

- Giáo viên: 41 đ/c trong đó có: 35 biên chế, 06 hợp đồng Quận.

- Nhân viên: 09 [trong đó có: 04 đ/c biên chế; 05 đ/c hợp đồng Quận].

      3.3. Thuận lợi:

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp; đặc biệt sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của phòng GD-ĐT quận Hoàng Mai và sự ủng hộ tích cực của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường [CMHS].

- Trường có bề dày truyền thống đoàn kết, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng, tâm huyết, có trách nhiệm với công việc.

- Trường đã đạt tiêu chuẩn trường Chuẩn Quốc gia vì vậy CSVC đáp ứng nhu cầu dạy và học.

- Học sinh đại bộ phận là ngoan, có nền nếp tốt.

- Cơ sở vật chất khang trang, cảnh quang sư phạm xanh - sạch – đẹp, khuôn viên nhà trường rộng rãi.

- Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo các biện pháp nhằm phát huy hiệu quả của thiết bị như: khen thưởng tập thể, cá nhân sử dụng thiết bị có hiệu quả phục vụ cho giảng dạy và học tập.

- Nhiều giáo viên đã sử dụng thiết bị dạy học vào bài giảng của mình rất thành công như trường vừa thực hiện chuyên đè cấp Quận môn Toán 9 đã được các trường trong quận đánh giá cao.

- Hằng năm nhà trường đều đầu tư mua sắm các trang thiết bị và đồ dùng đáp ứng nhu cầu của GV. Như năm học 2018 -2019 nhà trường đã mua bổ sung đồ dùng thiết bị như sau:

DANH SÁCH MUA BỔ SUNG THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

STT

TÊN THIẾT BỊ

ĐVT

SỐ LƯỢNG

Lực kế

Chiếc

5

Nhiệt kế dầu

Chiếc

5

Bóng đèn 6V

Chiếc

10

Pin đại

Viên

4

Cồn 900

Chai

Cốc thủy tinh 50ml

Chiếc

5

Cốc thủy tinh 150ml

Chiếc

5

Cốc thủy tinh 250ml

Chiếc

6

Giác kế thẳng

Bộ

2

Giác kế ngang

Bộ

2

Đài

Chiếc

2

Cầu lông dạy TTTC

Ống

10

Quả cầu chinh tập thi đấu HKPĐ

Quả

50

Ống nghiệm phi 10

Chiếc

20

Ống nghiệm phi 20

Chiếc

10

Thìa sắt lấy hóa chất

Chiếc

5

Nút cao su có lỗ

Chiếc

10

Nút cao su khong có lỗ

Chiếc

10

Ống dẫn cao su phi nhỏ nhất

m

5

Kẹp gỗ

Chiếc

10

Ống dẫn thủy tinh hình chữ Z

Chiếc

5

Ống dẫn thủy tinh hình chữ L

Chiếc

5

Thìa thủy tinh

Chiếc

5

Quì tím

Hộp

5

Giấy lọc

Hộp

2

Găng tay thực hành

Hộp

1

Khay nhựa

Chiếc

10

Kẹp sắt

Chiếc

5

Bình cầu có nhánh

Chiếc

2

Bộ đồ mổ lớp 7

Bộ

10

Đinh ghim

Vỉ

2

     Mới đây nhất trường đã đầu tư mua thêm 5 máy chiếu projector cho các lớp học khối 9.

     - Tất cả các lớp học đã được trang bị camera có kết nối mạng máy phòng BGH và với điện thoại của giáo viên chủ nhiệm.

      3.4. Khó khăn:

- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiều đồng chí đang trong độ tuổi sinh đẻ, phần nào gây khó khăn trong việc phân công chuyên môn. Một bộ phận giáo viên trẻ mới vào nghề nên kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế. Một bộ phận giáo viên chưa thật tâm huyết với trách nhiệm được giao.

- Việc sử dụng đồ dùng thiết bị của giáo viên còn chưa đồng đều.

- Trình độ dân trí của nhân dân địa phương không đồng đều, tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh nên việc quan tâm, chăm lo việc học của con còn nhiều bất cập.

     III/ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP

     1/ Công tác quản lý thiết bị

     Từ năm học 2011-2012 tôi được biên chế về trường làm công tác quản lý thiết bị - thí nghiệm tại trường THCS Vĩnh Hưng, tôi đã nắm bắt cơ bản tình hình sử dụng thiết bị tại trường cùng với sự giúp đỡ của BGH, các đồng chí GV, tôi đã lập kế hoạch công tác cụ thể như sau:

     Giải pháp thứ nhất: Trước tiên phải phân loại thiết bị, thiết bị của khối lớp nào được chuyển về phòng của bộ môn đó, sau đó bố trí và sắp xếp lại, ưu tiên cho các môn Toán, Vật lý, Công nghệ, Hóa học, Sinh học. Đối với môn Hoá học, Sinh học thì được quy hoạch vào 01 phòng gọi là phòng chuẩn bị Hoá - Sinh. Trong các phòng thì đồ dùng lại được sắp xếp theo khối riêng.

     Giải pháp thứ hai: Để phục vụ tốt hơn vấn đề sử dụng thiết bị cũng như quản lý thiết bị tôi đã mạnh dạn đề xuất với BGH là đưa tất cả thiết bị của các lớp về một phòng chung nhằm dễ quản lý cũng như chủ động được thời gian chuẩn bị. Với cách làm này rất thuận lợi cho người quản lý thiết bị, vì có nhiều thời gian cho công tác chuyên môn, mọi yêu cầu của giáo viên có thể đáp ứng đầy đủ. Nhưng nhược điểm của cách làm này là thiết bị phải di chuyển từ phòng chuẩn bị đến từng lớp học, nhiều thiết bị cồng kềnh, dụng cụ bằng thủy tinh, hóa chất phải di chuyển xa nên rất dễ đổ vỡ có thể làm giảm tuổi thọ của thiết bị hoặc gây nguy hiểm cho học sinh trong quá trình vận chuyển.

     Giải pháp thứ ba: Với sự quan tâm của Sở giáo dục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho trường, nên từ năm học 2010 - 2011 nhà trường đã đưa vào sử dụng một số phòng bộ môn như: phòng Đa năng, phòng Tin học, phòng Âm nhạc, phòng Ngoại ngữ, phòng Thư viện, phòng Vật lý, phòng Tin học, phòng Hóa - Sinh. Các phòng đều được trang bị hệ thống bàn ghế, hệ thống điện nước, ánh sáng phù hợp với từng môn học. Từ khi có phòng học Bộ môn nhà trường đã đẩy mạnh việc khai thác sử dụng thiết bị dạy học một cách triệt để. Cán bộ thiết bị cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sắp xếp thiết bị hơn. Thiết bị của môn nào được sắp xếp gọn gàng vào phòng học của Bộ môn đó theo phương châm “Dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy”. Riêng đối với tranh ảnh, bản đồ của một số môn học Xã hội được sắp xếp vào một phòng gọi là phòng Đồ dùng dạy học.

     Thường xuyên tham mưu với lãnh đạo nhà trường để lập kế hoạch về công tác quản lý thiết bị hàng năm như bổ sung mới, sửa chữa, bảo dưỡng giúp lãnh đạo nhà trường tổ chức tốt về kế hoạch thiết bị.

     Tham mưu với lãnh đạo nhà trường về việc kiểm tra, đánh giá về số lượng, chất lượng TBDH hàng năm. Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH của từng giáo viên. Kiểm tra, đánh giá việc ghi chép sổ sách. Đồng thời đề nghị khen thưởng, kỷ luật những trường hợp tiêu biểu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm thông qua kiểm tra đánh giá

     Tham mưu với lãnh đạo nhà trường về công tác xã hội hoá giáo dục để tranh thủ sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức đoàn thết, kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư để trang bị thêm cơ sở vật chất, mua sắm thêm TBDH phục vụ cho quá trình giảng dạy của nhà trường.

     Hàng năm tham mưu với lãnh đạo nhà trường tiến hành kiểm kê tài sản hai lần vào đầu năm và cuối năm, có biên bản lưu giữ nhất là đối với các TBDH để đánh giá về chất lượng từ đó có kế hoạch mua sắm bổ sung, sửa chữa, bảo dưỡng cho năm học sau.

     2. Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị dạy học

     2.1. Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học:

- Nhà trường yêu cầu các giáo viên dạy phải biết sử dụng thiết bị dạy học phải ghi rõ tên thiết bị dạy học vào giáo án  ở phần chuẩn bị. Việc sử dụng thiết bị dạy học là thực hiện quy chế chuyên môn, nếu giáo viên nào cố tình vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật. Các đồng chí tổ trưởng khi ký duyệt giáo án phải kiểm tra khâu chuẩn bị của giáo viên đồng thời phải ký duyệt vào sổ đăng ký mượn đồ dùng dạy học trong tuần.

- Chúng tôi cũng lên lịch cho tất cả các giáo viên mượn thiết bị dạy học vào chiều ngày thứ 5 hàng tuần. Gắn việc sinh hoạt chuyên môn với việc sử dụng thiết bị dạy học.

- BGH đề ra kế hoạch thi làm đồ dùng dạy học ở các tổ chuyên môn và thi sử dụng thiết bị dạy học, phát động sâu rộng trong giáo viên việc sử dụng thường xuyên thiết bị dạy học. Chúng tôi đề ra các mức thưởng thích đáng để kịp thời động viên khen thưởng các giáo viên có sáng kiến hay và có thành tích trong việc làm đồ dùng dạy học và thi sử dụng thiết bị dạy học.

- BGH tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp để kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.

     2.2 Phân loại thiết bị dạy học theo môn:

- Sắp xếp các loại thiết bị dạy học, tranh ảnh, bản đồ theo khối, theo môn.

- Phân công các giáo viên trực tiếp dạy môn sắp xếp theo thứ tự các tiết dạy.

Khi phân loại các thiết bị và việc sắp xếp theo thứ tự các tiết dạy giúp giáo viên dễ tìm khi sử dụng. Công tác kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên rất dễ dàng. Thiết bị dạy học có thể chia làm 2 mảng sau:

     2.3. Lập sổ đăng kí sử dụng đồ dùng dạy học theo tên GV và bộ môn dạy để giúp nhân viên thiết bị thí nghiệm theo dõi, bảo quản thiết bị dạy học tốt hơn theo mẫu sau:

SỔ ĐĂNG KÍ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC

   Ngày

Họ và tên GV

Môn

Lớp

Tiết

Tên bài

Tên thiết bị

Số lượng

Kí mượn

Ký trả

Ví dụ:

Ngày

Họ và tên GV

Môn

Lớp

Tiết

Tên bài

Tên thiết bị

Số lượng

Kí mượn

Ký trả

20/8

Phạm Thu Hằng

Toán

6A6

3

Ghi số tự nhiên

Bảng số La Mã

01

21/8

Nguyễn Linh Vân

Vật lí

9A5

1

Sự phụ thuộc…

Dây, nguồn nối, đèn, vônkế, am pe kế

     Sổ nhật ký sử dụng thiết bị dạy học giúp cho nhân viên thiết bị thí nghiệm dễ dàng hơn trong khâu quản lý và bảo quản các thiết bị đó. Nó còn giúp cho cán bộ quản lý biết giáo viên của mình có sử dụng thiết bị dạy học đó hay không.

SỔ THEO DÕI SỬ DỤNG MÁY CHIẾU

Thứ/Ngày/Tháng

Tiết

Máy chiếu

đa vật thể

Máy Projector

GV kí

và ghi rõ họ tên

Ví dụ:

Thứ/Ngày/Tháng

Tiết

Máy chiếu

đa vật thể

Máy Projector

GV kí

và ghi rõ họ tên

22/10

4

X

X

Nguyễn Thị Hương Quỳnh

      Sổ theo dõi sử dụng máy chiếu được đặt tại các lớp có máy chiếu do lớp quản lí ghi các tiết có dùng máy chiếu. Từ đó nhân viên thiết bị thí nghiệm theo dõi sát sao hơn việc dùng máy tại các lớp.

     2.4 Cán bộ quản lý thường xuyên kiểm tra việc ghi sổ nhật ký của nhân viên thiết bị thí nghiệm, sổ đăng ký mượn sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên để có biện pháp điều chỉnh, sử lý kịp thời các giáo viên vi phạm qui chế không sử dụng thiết bị dạy học trên lớp để góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học và để nâng cao chất lượng giáo dục.

     Sau mỗi năm học phải có kế hoạch kiểm kê toàn bộ số thiết bị dạy học hiện có, đánh giá chất lượng của các thiết bị dạy học để có phương án bổ sung, thay thế cho các năm học tiếp theo.

     * Qua 1 năm thực hiện các biện pháp trên trong việc chỉ đạo quản lý và sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường tôi, kết quả cho thấy:

- 100% giáo viên dạy sử dụng thường xuyên thiết bị dạy học trong các giờ dạy, không có giáo viên nào vi phạm quy chế trên.

- Việc sử dụng thường xuyên các thiết bị dạy học của giáo viên đã tạo nên những giờ học hay, phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo học tập của học sinh, rèn cho học sinh ý thức mạnh dạn và kết quả học tập của học sinh được nâng lên. Các giờ học trong năm nay của trường tôi như các giờ “hội giảng, thao giảng”.

     3. Quy trình kiểm nghiệm lại sáng kiến kinh nghiệm.

     Tăng cường phát huy kết quả đạt được từ năm học trước, chúng tôi đã đề ra kế hoạch của năm học này và đạt được kết quả như sau:

     Tổng kết việc sử dụng ĐDDH, ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT] năm học 2018-2019.

STT

Tổ

Số tiết sử dụng ĐDDH

ĐDDH so với cùng kì năm trước

Số tiết ứng dụng CNTT

Ứng dụng CNTT so với cùng kì năm trước

Nhận xét

1

Khoa học

Xã hội

1380

1200

510

415

So với cùng kì năm học số tiết sử dụng ĐDDH tăng lên 180 tiết, số tiết ứng dụng CNTT tăng lên 95 tiết

2

Khoa học

Tự nhiên

2218

2016

345

280

So với cùng kì năm học số tiết sử dụng ĐDDH tăng lên 202 tiết, số tiết ứng dụng CNTT tăng lên 65 tiết

- Việc sắp xếp và bảo quản ĐDDH  đã đi vào nề nếp, đồng thời tạo cho người quản lí dễ quan sát, kiểm tra và bảo quản, từ đó hạn chế lớn sự hư hỏng và mất mát đồ dùng, thiết bị.

- Với 2 phòng là: phòng Ngoại ngữ và phòng Tin học được trang bị hơn 80 máy phục vụ cho việc day của giáo viên và việc học của học sinh. Các máy đều được đánh số và bảo dưỡng định kì từ đó hạn chế được việc hỏng máy và dễ quản lí máy hơn. Các phòng máy được giáo viên sử dụng thường xuyên.

Với những kết quả đã đạt được ở trên tôi tin rằng những giải pháp chúng tôi đề ra thực sự mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng và bảo quản ĐDDH, trang thiết bị của nhà trường. Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Cụ thể: nhờ cơ sở vật chất khang trang, thiết bị ngày càng phong phú đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên, những năm qua số học sinh giỏi của trường đều tăng lên, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp và đỗ vào Trung học phổ thông cao.

     IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

     Qua việc thực hiện đề tài tôi nhận thấy việc theo dõi và quản lý đồ dùng thiết bị được dễ dàng hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tìm đồ dùng khi giáo viên yêu cầu, hạn chế được tình trạng đồ dùng hay hư hỏng và bước đầu đã có nhiều giáo viên sử dụng đồ dùng hơn khi lên lớp.

C.  KẾT LUẬN.

      1. KẾT LUẬN:

     Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quá trình chỉ đạo, quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở trường, tôi có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:

- Quản lý trường học là một khoa học nghệ thuật đòi hỏi người cán bộ quản lý không ngừng tự nâng cao trình độ lao động của mình, từng bước cải tiến lao động một cách khoa học, từ đó có khả năng tiếp cận và vận dụng những kỹ năng quản lý vào thực tiễn để nâng cao chất lượng dạy và học.

- Người cán bộ quản lý phải gần gũi mọi người để nắm bắt được những thông tin chính xác, để rút ra được các quyết định kịp thời, đúng đắn trong việc sử lý các công việc.

- Bên cạnh việc quản lý quá trình dạy và học, để nâng cao chất lượng thì người cán bộ quản lý phải biết huy động tối đa cộng đồng tham gia đóng góp vào sự nghiệp giáo dục, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học để đáp ứng được mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay.

Việc chỉ đạo quản lý và sử dụng thiết bị dạy học tuy bước đầu đã có kết quả khả quan song không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được các đồng nghiệp đóng góp ý kiến bổ sung để nội dung chuyên đề này ngày càng hoàn thiện, từ đó có thể góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường học.

     2. NHỮNG ĐỀ XUẤT:

     - Mặc dù nhà trường năm nào cũng tạo điều kiện mua sắm thêm rất nhiều đồ dùng, thiết bị đáp ứng tối đa nhu cầu dạy học của GV nhưng do điều kiện eo hẹp về tài chính và một số đồ dùng đã được cấp từ lâu đến nay đã bị hư hỏng làm thí nghiệm mất đi tính chính xác mà mua lại không có. Vì vậy tôi xin phép đề xuất nhà nước đầu tư thêm trang thiết bị mà không thể mua trên thị trường cho các nhà trường.

      - Hàng năm Phòng cần mở các lớp bồi dưỡng chuyên sâu về công tác quản lý trường học để đội ngũ cán bộ quản lý các trường được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.

     Cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, liên kết được các lực lượng giáo dục ở địa phương hỗ trợ nhà trường xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học để nhà trường giữ vững danh hiệu đạt trường chuẩn Quốc gia.

Quận Hoàng Mai

Video liên quan

Chủ Đề