Mặt mũi anh tả trong rất điển trai sáng lạn

(TG) -Ngôn ngữ tiếng Việt rất phong phú bởi lẽ ngoài những từ thuần Việt còn có một bộ phận không nhỏ của những từ Hán - Việt. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, người ta khuyến khích sử dụng những từ thuần Việt. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cụ thể vẫn phải dùng từ Hán - Việt bởi không có sẵn từ thuần Việt. Một trong những trường hợp như thế là từ “sáng lạng”, “sáng lạn”, “sán lạn”… hay “xán lạn”? Đây là câu hỏi mà không ít người thắc mắc bởi trong các từ trên không biết dùng từ nào là đúng với văn cảnh và ngữ pháp. Để xác định “Xán lạn” hay “sáng lạng”; “sáng lạn”, “sán lạn” từ nào mới đúng chính tả chúng ta cùng tìm hiểu về từ “xán lạn”.

Mặt mũi anh tả trong rất điển trai sáng lạn
Ảnh minh họa

Để diễn tả về một triển vọng mới, một tương lai rực rỡ, tươi sáng người ta sử dụng khá nhiều từ khác nhau, như “tương lai sáng lạng”, “tương lai sáng lạn”, “tương lai sán lạn”… và “tương lai xán lạn”. Chẳng hạn khi diễn tả về những hành động vì tương lai đất nước, có báo viết “vì tương lai sáng lạng và sự trường tồn của dân tộc Việt Nam”; hay để diễn tả tương lai đầy triển vọng của các bạn trẻ, có tờ báo viết “Họ là những người rất trẻ với tương lai sáng lạng khi đang là sinh viên…”. Thậm chí có báo còn đưa lên tít: “Cuộc sống càng bình thản thì nội tâm sẽ càng sáng lạng”. Tương tự một báo khác rút tít: “Top 7 công việc có tương lai sáng lạng trong nhiều năm tới” hay “tương lai sán lạn đang mở ra trước mắt”…

Theo Đại từ điển Tiếng Việt do Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin xuất bản năm 1999 (GS.TS Nguyễn Như Ý chủ biên), “xán” có nghĩa là rực rỡ, “lạn” có nghĩa là sáng sủa, rực rỡ/ tương lai xán lạn (trang 1849).

Tương tự, trong cuốn từ điển Tiếng Việt do Trung tâm Từ điển học và Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản (GS. Hoàng Phê chủ biên) cũng giải thích “xán lạn” là rực rỡ, chói lọi/tiền đồ xán lạn/ tương lai xán lạn (trang 1454).

Ngoài ra, nhiều tài liệu khác cũng thống nhất với cách tiếp cận trên.

Theo đó, “Xán lạn” là một từ gốc Hán. Trong đó, “xán” có nghĩa là rực rỡ, còn "lạn" có nghĩa là rực rỡ, sáng sủa. Ghép hai từ “xán” và “lạn” với nhau thành “xán lạn” là một tính từ mang ý nghĩa tích cực để nói về một điều tươi sáng, rực rỡ. Như vậy, “sáng lạng” hay “sáng lạn”, “sán lạn” đều là cách viết sai. Viết đúng ở đây phải là “xán lạn”.

Không chỉ trong trường học mà ngay cả trong văn bản quản lý nhà nước và cả trên báo chí, truyền thông, việc dùng sai về từ “xán lạn” cũng không ít. Nguyên nhân dẫn đến cái sai này có thể là do một số từ như “sáng lạng” hay “sáng lạn”… có cách phát âm gần giống với từ “xán lạn”. Vì vậy, từ chỗ quen phát âm sai, phát âm lẫn lộn mà người ta áp vào trong văn viết nên dẫn đến sai.

Phần đa giữa văn nói và văn viết là thống nhất, nhưng cũng có những trường không thống nhất, ví dụ như giữa từ “sáng lạng” hay “sáng lạn”; “sán lạn”… với từ “xán lạn” chẳng hạn. Trong trường hợp này các từ như “sáng lạng”; “sáng lạn” hay “sán lạn”… hoàn toàn không có ý nghĩa và không được ghi nhận, ghi chép trong từ điển tiếng Việt. Sự nhầm lẫn trên cũng có thể là do cách phát âm chưa chuẩn hoặc cũng có thể người viết, người đọc, người nói không thường xuyên tiếp xúc với mặt chữ. Ngoài ra, còn có cả yếu tố vùng miền, địa phương nên từ chỗ cách nói, cách phát âm chưa chuẩn dẫn đến khi chuyển từ văn nói sang văn viết cũng bị sai.

Viết đúng chính tả rất quan trọng. Đặc biệt với báo chí, truyền thông, viết đúng chính tả có thể coi là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền. Có nhiều cách để khắc phục, nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là người viết luôn đề cao ý thức viết đúng chính tả và nắm được chuẩn chính tả. Cho dù có thể bị ảnh hưởng bởi thói quen nói sai hay yếu tố vùng miền, địa phương nhưng nếu chúng ta đề cao ý thức và nắm được chuẩn chính tả thì vẫn có thể viết đúng, chuẩn chính tả./.

Hùng Song

QUIZZ

Tiếng Việt không chỉ khó đối với người nước ngoài vì ngữ pháp phức tạp mà còn khiến không ít người Việt loay hoay không biết từ nào mới đúng chính tả.

Mặt mũi anh tả trong rất điển trai sáng lạn
  • Sáng lạng
  • Xán lạn
  • Sáng lạn
  • Xán lạng

"Xán lạn" có nghĩa là sáng sủa, rực rỡ, theo trang 1.801, Đại từ điển Tiếng Việt - NXB ĐH Quốc gia TP.HCM

.

Mặt mũi anh tả trong rất điển trai sáng lạn
  • Phố xá
  • Phố sá
  • Phố xa
  • Phố sa

"Phố xá" là danh từ chỉ phố, đường phố nói chung (trang 1.265).

Mặt mũi anh tả trong rất điển trai sáng lạn
  • Trắp bút
  • Trấp bút
  • Chắp bút
  • Chấp bút

"Chấp bút" là động từ chỉ hành động viết thành văn bản để thể hiện một vấn đề đã được bàn bạc tập thể và đã nhất trí (trang 245).

Mặt mũi anh tả trong rất điển trai sáng lạn
  • Chỉnh chu
  • Chỉn chu
  • Chính chu
  • Chín chu

"Chỉn chu" là tính từ có nghĩ chu đáo, cẩn thận (trang 275).

Mặt mũi anh tả trong rất điển trai sáng lạn
  • Xoay xở
  • Xoay sở
  • Soay sở
  • Soay xở

"Xoay xở" là động từ chỉ việc làm mọi cách sao cho giải quyết được khó khăn hoặc có được cái cần thiết (trang 1.819).

Mặt mũi anh tả trong rất điển trai sáng lạn
  • Đường sá
  • Đường xá
  • Cả A và B đúng
  • Cả A và B sai

"Đường sá" là danh từ chỉ đường đi nói chung (trang 575).

Mặt mũi anh tả trong rất điển trai sáng lạn
  • Độc giả
  • Đọc giả
  • Độc gia
  • Đọc gia

"Độc giả" là danh từ chỉ người đọc sách, báo nói chung, trong mối quan hệ với người làm sách như tác giả, nhà xuất bản (trang 545).

Mặt mũi anh tả trong rất điển trai sáng lạn
  • Điểm yếu
  • Yếu điểm
  • Ưu điểm
  • Nhược điểm

"Yếu điểm" là danh từ chỉ điểm quan trọng nhất, chính yếu nhất (trang 1.843).

Mặt mũi anh tả trong rất điển trai sáng lạn
  • Chuẩn đoán
  • Chẩn đoán
  • Chẩn đán
  • Chuẩn đán

"Chẩn đoán" là động từ chỉ hành động tìm hiểu, nhận xét các triệu chứng của bệnh bằng cách nhìn, nghe, hỏi, xem mạch rồi quyết đoán về nguyên nhân, cơ chế của bệnh và cách chữa (trang 245).


Mặt mũi anh tả trong rất điển trai sáng lạn
  • Bàng quang
  • Bàn quang
  • Bàng quan
  • Bàn quan

"Bàng quan" là động từ chỉ việc làm ngơ, đứng ngoài cuộc, coi như không dính líu gì đến mình (trang 70).


Nguyễn Sương

Nguồn: Đại từ điển Tiếng Việt - NXB ĐH Quốc gia TP.HCM