Mắt bị sụp mí là như thế nào

Chứng sụp mí mắt là tình trạng mí mắt trên của một hoặc cả hai mắt rũ xuống. Tình trạng rũ xuống này có thể chỉ vừa đủ để nhận thấy, hoặc mí có thể sa xuống hết đồng tử.

Chứng sụp mí mắt có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em lẫn người lớn, nhưng thường xảy ra do tuổi tác.

Dấu hiệu và triệu chứng của chứng sụp mí mắt

Dấu hiệu rõ ràng nhất của chứng sụp mí mắt là mí mắt rũ xuống. Tùy thuộc vào độ sụp của mí mắt, những người bị chứng sụp mí mắt có thể khó nhìn.

Đôi khi, người ta ngửa đầu về phía sau để cố gắng nhìn bên dưới mí mắt hoặc rướn lông mày liên tục để cố gắng nâng mí mắt lên.

Mức độ sụp mí mắt thay đổi ở từng người. Nếu bạn nghĩ mình bị chứng sụp mí mắt, hãy so sánh bức ảnh khuôn mặt gần đây của bạn với bức ảnh cách đây 10 hoặc 20 năm, và bạn sẽ có thể nhận thấy sự khác biệt về da mí mắt.

Chứng sụp mí mắt trông giống như chứng nhẽo da, đây là nhóm bệnh mô liên kết khiến da chảy dưới dạng các nếp gấp. Những bệnh này gắn liền với sự hình thành mô co giãn ít hơn bình thường. để xác định nguyên nhân gây ra chứng sa mí mắt của bạn.

Nguyên nhân gì gây ra chứng sụp mí mắt?

Mắt bị sụp mí là như thế nào

Mắt bị sụp mí là như thế nào

Chứng sụp mí mắt có thể có từ lúc sinh (chứng sụp mí mắt bẩm sinh) hoặc xảy ra do tuổi tác, chấn thương hoặc di chứng của phẫu thuật đục thủy tinh thể hoặc phẫu thuật khác để chỉnh sửa mắt.

Tình trạng này cũng có thể do một vấn đề với các cơ nâng mí mắt, còn được gọi là cơ nâng gây ra. Đôi khi, việc giải phẫu khuôn mặt của một người cũng có thể làm cản trở những cơ này.

Các nguyên nhân khác gây ra chứng sụp mí mắt bao gồm khối u ở mắt, rối loạn thần kinh hoặc bệnh toàn thân như tiểu đường.

Điều trị chứng sụp mí mắt

Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị sụp mí mắt tốt nhất.

Bác sĩ phẫu thuật sẽ kéo căng các cơ nâng để chúng có thể nâng mí mắt dễ dàng hơn, giúp bạn cải thiện hình thức và thị lực.

Trong những trường hợp rất nặng liên quan đến cơ nâng suy yếu, bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ gắn mí mắt bên dưới lông mày. Theo đó, cơ trán sẽ thay cơ nâng để nâng mí mắt.

Những rủi ro từ phẫu thuật chứng sụp mí mắt

Sau khi phẫu thuật chứng sụp mí mắt, mí mắt của bạn có thể trông không còn đối xứng, ngay cả khi các mí có vị trí cao hơn so với trước phẫu thuật. Trong trường hợp rất hiếm gặp, cử động của mí mắt cũng có thể bị ảnh hưởng.

Điều quan trọng là phải chọn bác sĩ phẫu thuật một cách cẩn thận, vì phẫu thuật được thực hiện kém có thể dẫn đến diện mạo không được như mong muốn hoặc dẫn đến khô mắt do mí mắt được nâng lên không đóng lại hoàn toàn.

Trước khi đồng ý phẫu thuật chứng sụp mí mắt, hãy hỏi xem bác sĩ phẫu thuật của bạn đã thực hiện bao nhiêu ca phẫu thuật. Đồng thời hãy yêu cầu xem các bức ảnh trước và sau phẫu thuật của các bệnh nhân đã làm phẫu thuật, và hỏi xem bạn có thể nói chuyện với ai đó trong số họ về trải nghiệm của họ được không.

Chứng sụp mí mắt ở trẻ em

Trẻ em sinh ra bị chứng sụp mí mắt ở mức vừa phải hoặc nặng phải được điều trị bằng phẫu thuật để thị lực phát triển phù hợp.

Không điều trị chứng sụp mí mắt có thể dẫn đến nhược thị (thị lực ở một mắt giảm) và thị lực kém suốt đời.

Tất cả trẻ em bị chứng sụp mí mắt, ngay cả các trường hợp nhẹ, đều phải được chuyên gia chăm sóc mắt khám tối thiểu thường niên để theo dõi biểu hiện của mí sụp và đảm bảo chứng sụp mí mắt không gây ra các vấn đề về thị lực.

Đối với mỗi chúng ta, đôi mắt đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đảm nhiệm chức năng thị giác mà còn mang yếu tố thẩm mỹ, thể hiện cảm xúc với thế giới xung quanh. Bởi vậy, khi bị sụp mí sẽ gây ảnh hưởng trước hết về mặt thẩm mỹ, sau nữa, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh về mắt, cần được chữa trị sớm.

1. Sụp mí là gì?

Nhìn từ bên ngoài, mắt có các bộ phận cơ bản gồm: tròng trắng, tròng đen, mí mắt, lông mày, lông mi. Trong đó, mí mắt gồm mí trên và mí dưới, giúp bảo vệ cho đôi mắt khỏi những tác nhân bên ngoài.

Mí mắt gồm có da rất mỏng và mịn, lớp cơ mí, cơ nâng mí, lớp sụn mí và lớp kết mạc. Thông thường, mí mắt trên che phủ qua vùng rìa giác mạc ở phía trên khoảng 2mm. Tuy nhiên, ở một số người, mí bị xệ xuống hay còn gọi là sụp mí mắt.

Sụp mí là sự sa trễ xuống của mí mắt trên đến vị trí thấp hơn bình thường, che khuất một phần hoặc hoàn toàn mắt khiến cho tầm nhìn bị cản trở.

Mắt bị sụp mí là như thế nào

75% các trường hợp sụp mí là do bẩm sinh

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do chức năng co giãn, đàn hồi của cơ mí mắt bị kém hoặc da mắt bị nhão, cũng có thể do dây thần kinh số III bị tổn thương, hội chứng Horner hay mắc phải khối u, bệnh nhược cơ hoặc do nhiễm khuẩn. Một số trường hợp do tổn thương tại chỗ hoặc có nguyên nhân bẩm sinh. Đặc biệt, ở độ tuổi khoảng từ 40 - 60, một số người mắc triệu chứng nhược cơ gây hiện tượng sụp mí mắt.

2. Hậu quả của sụp mí mắt

Sụp mí có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người mắc bệnh về cả thẩm mỹ và bệnh lý.

Về mặt thẩm mỹ

Sụp mí gây mất thẩm mỹ trên gương mặt người bệnh, kéo theo sự tự ti, ngại giao tiếp với những người xung quanh, gây ảnh hưởng tới cuộc sống.

Mắt bị sụp mí là như thế nào

Khắc phục sụp mí mắt mang lại vẻ thẩm mỹ cho gương mặt

Về mặt bệnh lý

- Theo nghiên cứu, 75% các trường hợp sụp mí là do nguyên nhân bẩm sinh. Mới đầu, có thể mí mắt chỉ che phủ một phần hoặc hoàn toàn con ngươi gây ra tình trạng hạn chế tầm nhìn. Về lâu dài, có thể gây nhược thị, giảm khả năng nhìn, ảnh hưởng tới học tập, công tác.

- Sụp mí có thể là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị lác, loạn thị hoặc vẹo cột sống, bị xơ các cơ quanh cổ do luôn phải ngước lên để nhìn.

- Sụp mí có thể là dấu hiệu của một số bệnh nặng như: liệt dây thần kinh số III, nhược cơ,… nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

- Đối với những người lớn tuổi, do ảnh hưởng tự nhiên của quá trình lão hóa hoặc những người sút cân nhiều, có thể xuất hiện hiện tượng sụp mí. Dù mức độ nặng hay nhẹ thì đều ảnh hưởng nhất định đến thị lực.

3. Điều trị sụp mí

Tùy từng trường hợp và nguyên nhân khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp, mục đích là cải thiện chức năng và thẩm mỹ cho đôi mắt, chú trọng điều trị sớm, áp dụng phương pháp hiệu quả.

Mắt bị sụp mí là như thế nào

Phẫu thuật giúp khắc phục tình trạng sụp mí

Đối với sụp mí bẩm sinh

Chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật. Tùy vào sức khỏe của người bệnh và độ ảnh hưởng đến thị lực, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định hợp lý. Những trường hợp nhẹ, nên phẫu thuật khi trẻ khoảng 4 - 5 tuổi, những trường hợp nặng, có thể phẫu thuật sớm hơn để tránh ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của trẻ. Việc phẫu thuật có thể gồm các nhóm chính:

  • Cắt một phần da mí phía trước.
  • Cắt ngắn cơ nâng mí trên.
  • Sử dụng các cơ lân cận để hỗ trợ.
  • Treo mí trên vào trán bằng các chất liệu sinh học như silicon, chỉ nilon.

Đối với trường hợp sụp mí không do bẩm sinh

Nếu sụp mí do lão hóa, giảm cân, bác sĩ sẽ dựa vào khả năng hoạt động của cơ nâng mi để quyết định nên cắt phần da thừa hay can thiệp làm ngắn cơ nâng mi hoặc cắt bỏ một phần cơ vòng mi.

Một số phương pháp phẫu thuật thường dùng như: tạo hình mí mắt, nâng cung mày không chỉ khắc phục tình trạng sụp mí mà còn nâng cao tính thẩm mỹ cho gương mặt.

Nếu có nguyên nhân do các bệnh lý, người bệnh sẽ được điều trị ổn định các bệnh lý này để khắc phục tình trạng.

Việc phẫu thuật này can thiệp trực tiếp đến cơ nâng mi. Chính vì vậy, nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật có thể gây tổn hại đến đôi mắt, để lại một số biến chứng như: hở mí, lật mí, mí đơ, mí lộ hoặc can thiệp sâu gây tổn hại mí, mắt.

Hiện nay, bên cạnh phẫu thuật, chữa sụp mí bằng Đông y cũng được nhiều người quan tâm. Đây là phương pháp không xâm lấn, tuy nhiên, hiệu quả còn tùy từng mức độ, sự đáp ứng của người bệnh và đòi hỏi sự kiên trì, lâu dài.

Mắt bị sụp mí là như thế nào

Điều trị sụp mí bằng Đông y đòi hỏi sự kiên trì

4. Những lưu ý khi điều trị sụp mí

Bệnh sụp mí có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và nguyên nhân cũng rất đa dạng. Chính vì vậy, khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để các bác sĩ tư vấn cách điều trị dứt điểm.

Việc thăm khám phải được thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để đảm bảo xác định đúng nguyên nhân, đưa ra hướng điều trị thích hợp, hiệu quả.

Trong những năm qua, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn là địa chỉ tin cậy, đáp ứng mọi nhu cầu khám, chữa bệnh của khách hàng. Hiện nay, ngoài cơ sở chính là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 42 - 44 Nghĩa Dũng - Ba Đình, còn có các Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ và Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Xuân.

Đến với MEDLATEC, bạn sẽ được các thăm khám và điều trị bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành trình độ cao và giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, hệ thống thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Mắt bị sụp mí là như thế nào

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ tin cậy trong thăm khám, chữa trị các bệnh lý về mắt

Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có Trung tâm xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và chứng nhận CAP - chứng nhận dành cho các phòng xét nghiệm trên thế giới đạt tiêu chuẩn do hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp. Với những điểm mạnh này, người dân có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như tính chính xác của kết quả thăm khám và điều trị tại đây.

Chuyên khoa Mắt là một trong những chuyên khoa Y tế được Bệnh viện đầu tư không ngừng cả về nguồn nhân lực và máy móc, thiết bị giúp cho việc khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về mắt.

Khi có nhu cầu khám và điều trị các bệnh lý về mắt, quý khách có thể đến trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, hoặc truy cập vàp Website medlatec.vn hoặc gọi điện đến số 1900 56 56 56 để được hướng dẫn chi tiết.

Tại sao mắt càng ngày càng sụp mí?

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân sụp mí mắt là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ nâng mi. Khi càng lớn tuổi, da và cơ nâng mí mắt có thể trở nên suy yếu, dẫn đến tình trạng da của mí mắt trên bị chùng nhão, chảy xệ, khiến cho mí mắt bị sụp xuống.

Phẫu thuật mắt sụp mí hết bao nhiêu tiền?

2. Bệnh viện mắt quốc tế DND.

Sụp mí mắt như thế nào?

Sụp mi (blepharoptosis, ptosis, drooping eye) là sự sa của mi trên xuống thấp hơn vị trí bình thường ở tư thế nhìn thẳng. Mi có thể bị sụp với các mức độ khác nhau, 1 bên hoặc cả 2 bên với độ sụp cân xứng hoặc không cân xứng. Tùy theo thời điểm xuất hiện có thể là sụp mi bẩm sinh và sụp mi mắc phải.

Làm thế nào để mắt không bị sụp mí?

2.1 Dùng thuốc nhỏ mắt. Nếu mí mắt bị sụp do các vấn đề như đau, viêm mắt. ... .

2.2 Chế độ nghỉ ngơi. Làm việc máy tính với cường độ cao có thể khiến mắt bị mỏi và gây ra sụp mí tạm thời. ... .

2.3 Chế độ ăn uống. ... .

2.4 Dưỡng ẩm mắt. ... .

2.5 Massage mắt. ... .

2.6 Tập cơ mắt hàng ngày..