Làng cổ phước tích cách huế bao nhiêu km

Đến với làng cổ Phước Tích ngoài việc được cảm nhận một làng quê xưa của Huế bạn còn được trải nghiệm dịch vụ tham quan nhà rường, lưu trú, ẩm thực, xe đạp, hướng dẫn viên, biễu diễn nghề gốm, làm bánh, giao lưu văn nghệ,…

Với những lợi thế về quần thể nhà rường cổ dày đặc loại ba gian hai trái và một gian hai trái, hệ thống kiến trúc gỗ tinh tế, bàn ghế, tràng kỷ, bản thờ tủ..được chạm khắc kỹ lưỡng, hệ thống di tích, đình, chùa, miếu, nhà thờ, di tích văn hóa Chăm Pa, hệ thống đường xá cây xanh nối liền nhau một cách tự nhiên và sinh động…Tất cả mang đậm nét tín ngưỡng của người dân xứ Huế. Sau 12 năm được công nhận, đến nay làng cổ Phước Tích đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Bức tranh về du lịch ngày càng chuyên nghiệp, hệ thống di sản vật thể được tu bổ, trùng tu.

Hệ thống nhà rường cổ có 11 hộ tham gia tiếp đón khách tham quan. Đây là những ngôi nhà rường lâu đời nhất ở Huế và được bảo tồn, gìn giữ cẩn thẩn nhằm mục đích lưu giữ lại giá trị lịch sử và phát triển du lịch. Hàng năm, có rất nhiều đoàn du lịch, các nhà nghiên cứu về tham quan và tìm hiểu về làng cổ Phước Tích và ngày càng có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch ở đây như tour du lịch làng cổ, ẩm thực, lưu trú.

Điểm du lịch làng cổ Phước Tích có các tài nguyên du lịch như: hệ thống nhà thờ họ tộc; hệ thống các nhà rường truyền thống, hàng chục các đình, chùa, miếu, đền thờ, như đình làng Trung, chùa Phước Bửu, miếu Cây Thị, miếu Đôi, miếu Quang Tế [thờ Yoni và Linga của người Chăm] và các miếu Âm hồn, Con Cọp, Bà Giang [người Chăm], đền Văn Thánh…Miếu Đôi thờ người khai canh Hoàng Minh Hùng được phong làm Thần Hoàng của làng, Đi vào trong làng là những khu vườn rộng rãi với những cây cổ thụ xanh tốt, cây hoàng lan hơn 100 tuổi trước nhà mệ Tràng thơm ngát…

Mặc khác, còn có các nghề truyền thống như nghề gốm nổi tiếng từ hơn 500 năm nay với kỹ thuật nung bằng rơm, tạo ra những sản phẩm nổi danh được ví qua câu thơ “Om Phước Tích ngon cơm Hoàng đế, Sen Hà Trì quý thể Phú Xuân”  và nghề làm bánh...

Mang những dấu ấn đậm nét của làng quê miền Trung, Làng cổ Phước Tích đang dần trở thành điểm đến tham quan thú vị của rất nhiều du khách khi tới du lịch tại Huế. Cùng với Làng cổ Đường Lâm của Hà Nội, ngôi làng này cũng đã được chứng nhận là “Di tích quốc gia” càng khiến nơi đây trở nên hấp dẫn hơn với khách du lịch. 

Làng cổ Phước tích thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Theo một số tài liệu lịch sử có ghi chép lại thì ngôi làng này được hình thành từ thế kỷ 15, gần sát với thời điểm nhà nước phong kiến Đại Việt mở mang cõi đất về phương Nam.

Hình ảnh Làng cổ Phước Tích [Ảnh ST]

Thời gian đầu ngôi làng này có tên là Phúc Giang, với Giang ý chỉ một vùng sông nước, Phúc trong phúc lộc, phúc đức. Dưới thời Tây Sơn, tên ngôi làng được đổi thành Hoàng Giang, để tưởng nhớ công ơn khai phá, xây dựng làng của dòng họ Hoàng.

Những công trình kiến trúc cổ kính [Ảnh ST]

Khi tới thời vua Gia Long, một lần nữa ngôi làng này được đổi tên thành Phước Tích, với mong muốn người dân trong làng sẽ tích được nhiều phúc đức để lại cho đời sau.

Không gian thanh vắng tại ngôi làng cổ [Ảnh ST]

Đúng như ý nghĩa tên gọi của ngôi làng, các thế hệ người dân ở đây đều tiếp nối truyền thống của cha ông để lại. Từ đời này sang đời khác họ vẫn hăng sang lao động, miệt mài sáng tạo để làm nên những giá trị to lớn cho làng quê. Những kiến trúc cổ độc đáo, những nét văn hóa dòng họ, làng xóm, làng nghề đã tạo nên một nét đẹp văn hóa làng quê đậm nét của miền Trung.

Một trong những ngôi nhà cổ đặc biệt trong làng [Ảnh ST]

Điều khiến làng Phước Tích Huế trở nên đặc sắc hơn bao giờ hết đó chính là hệ thống những không gian nhà cổ, những ngôi nhà vườn truyền thống từ thời xưa, được sắp xếp theo dạng ba xóm gắn kết với nhau.

Những căn nhà được thiết kế theo dạng 3 gian 2 chái [Ảnh ST]

Hiện nay, trong làng có khoảng 117 hộ dân, với gần 30 nhà cổ, gồm 10 nhà thờ, còn lại phần đa là những ngôi nhà rường đặc trưng của Huế, được thiết kế theo lối 3 gian 2 chái. Trong đó có tới 12 ngôi nhà rường được xếp hạng có giá trị đặc biệt.

Những hình ảnh riêng có tại làng cổ Phước Tích [Ảnh ST]

Điều thú vị là những ngôi nhà rường trong làng dường như được quy hoạch từ trước, các căn nhà đều có một khu vườn rộng và cách nhau bởi những hàng chè xanh thẳng tắp. Do nằm cạnh làng mộc Mỹ Xuyên nên người dân trong làng Phước Tích ít nhiều cũng được thừa hưởng khả năng trạm trổ, điêu khắc gỗ độc đáo.

Nghề mộc của làng được thừa hưởng từ làng Mỹ Xuyên [Ảnh ST]

Không chỉ có những ngôi nhà cổ kính, rêu phong, về thăm làng cổ Phước Tích bạn còn có cơ hội chiêm ngưỡng rất nhiều công trình thờ tự đậm chất của làng quê thời xưa. Nổi bật nhất có thể kể đến Miếu Cây Thị hay còn gọi là Miếu Bà, đây được xem là chốn thờ tự linh thiêng của người dân trong làng. Sở dĩ có tên như vậy là do ngôi miếu này nằm dưới một gốc thị cổ thụ có tuổi thọ lên tới 700-800 năm.

Miếu Cây Thị cổ kính rêu phong [Ảnh ST]

Chưa hết, khi tới đầu làng bạn sẽ bắt gặp ngay miếu Đôi, nơi có hai ngôi miếu giống hệt nhau được xây dựng làm nơi thờ tự hai ông tổ nghề gốm của làng. Miếu phía tay phải thờ Khai Canh, bên trái thờ Đào Nghệ [Bổn Nghệ].

Miếu Đôi thờ hai ông tổ nghề gốm [Ảnh ST]

Ngoài ra, bạn có thể dạo bước trên những con đường rợp bóng cây xanh đến thăm các công trình tiêu biểu khách như: chùa Phước Bửu, miếu Quang Tế, đình làng Trung, miếu Âm hồn, đền Văn Thánh, Bà Giang, Con Cọp, … hay khu mộ tổ của các dòng họ trong làng.

Những cơ sở sản xuất gốm trong làng [Ảnh ST]

Bên cạnh những ngôi nhà rường độc đáo, những công trình thờ tự cổ kính uy nghiêm, đến đây bạn còn được biết thêm làng cổ Phước Tích có nghề truyền thống làm gốm vô cùng đặc sắc. Với nghề làm gốm truyền thống, những sản phẩm được tạo ra từ làng Phước Tích từ xa xưa đã trở thành những sản phẩm quý chuyên để dâng lên cho vua chúa triều Nguyễn.

Không gian trong những ngôi nhà cổ [Ảnh ST]

Đến nay, qua nhiều biến động của lịch sử, nghề làm gốm của người dân Phước Tích cũng dần được khôi phục, các sản phẩm gốm được sản xuất nhiều hơn để phục vụ nhu cầu của người dân trong vùng và các tỉnh thành lân cận khác.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề