Làm thế nào để mắt cận không bị tăng độ

Cận thị không chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn của mắt mà còn ảnh hưởng hưởng cả đến tâm lý của con người. Do vậy, làm thế nào để hạn chế sự tăng độ cận và giảm triệu chứng khó chịu được nhiều người quan tâm.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, tần suất sử dụng các thiết bị điện tử với cường độ làm việc cao, môi trường, các vấn đề về mắt, đặc biệt là chứng cận thị khiến nhiều người phải lo lắng.

Cận thị xảy ra đối với bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt trẻ em bị cận thị ngày càng nhiều. Sức khỏe thị giác cũng gây ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng từ tất cả các cơ quan khác trên cơ thể.

Mắt cận thị là mắt có sức khỏe kém hơn bình thường. Do vậy, những người bị cận thị sẽ dễ mỏi mắt, mắt mau mệt hơn những người không bị cận thị với cùng một hoạt động.

Làm thế nào để mắt cận không bị tăng độ
Cận thị ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của mắt và cuộc sống. Ảnh: Bệnh viện Mắt TPHCM

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bệnh cận thị do hai nguyên nhân chính là di truyền hoặc môi trường sống. Tuy nhiên, để ngăn ngừa độ cận tăng hoặc hạn chế phần nào tác hại của bệnh đến khả năng nhìn, bạn cần biết cách phòng, tránh bệnh cho chính mình.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, không nhất thiết cần phải đeo kính. Nếu bạn cận dưới 0,75 độ thì không cần phải đeo kính thường xuyên, còn ở ngưỡng 1 – 2 độ thì chỉ nên đeo khi cần nhìn mọi vật ở xa, hạn chế sự điều tiết của mắt. Đồng thời, việc đeo kính cần phải có sự tư vấn của bác sĩ và được đo khám cẩn thận.

Các bác sĩ khuyên rằng, khi không phải làm việc hoặc làm những việc đơn giản bạn nên bỏ kính để mắt được thư giãn. Không nên đeo kính cả ngày để tránh sự lệ thuộc vào kính. Đặc biệt, đối với mắt sau khi phẫu thuật, bạn cần lưu ý khi ngồi làm việc trước máy vi tính và màn hình tivi (đảm bảo khoảng cách, độ cao...).

Ánh sáng có vai trò quan trọng trong việc điều tiết của mắt, để ánh sáng trực tiếp chiếu vào mắt hoặc tối quá cũng gây hại cho mắt. Nếu phải thức thường xuyên, mắt sẽ chịu cường độ và áp lực nhiều hơn, dẫn đến tình trạng mỏi mắt, khô mắt. Do vậy, cần phải có kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi đúng quy định để đảm bảo sức khỏe của mắt.

Ngoài việc đề ra cho đôi mắt một chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế một số chất kích thích lẫn thức ăn không có lợi cho mắt như đường, thuốc lá... thì việc bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho mắt cũng là một điều hết sức quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua.

Vitamin A là một loại vitamin quan trọng đối với mắt, đặc biệt là mắt cận. Vitamin A có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ như mồng tơi, rau dền, rau ngót, cà chua, gấc, đu đủ, cà rốt...

Kẽm có tác dụng giúp máu lưu thông trong mắt dễ dàng, ngăn ngừa mắt bị khô, rát, mệt mỏi, khó chịu. Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt gà, sò, lòng đỏ trứng...

Beta carotene là một tiền chất của vitamin A, có vai trò rất quan trọng đối với thị giác, giúp mắt sáng hơn. Beta carotene có nhiều trong rau, củ, quả có màu vàng, cam hay xanh đậm như cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang,... Beta carotene được hấp thu ở ruột non, vì thế khi chế biến nên kết hợp chúng với các loại dầu, mỡ để quá trình hấp thụ tốt hơn.

Crom: Nếu thiếu crom, nhãn cầu mắt sẽ bị lồi ra, mắt sẽ tăng độ cận nhanh hơn. Crom có nhiều trong gan bò, lòng đỏ trứng, nấm, nước ép nho...

Selen có vai trò đảm bảo sự ổn định của thị lực. Selen có nhiều chất trong các loại cá, tôm, cua, ốc, các loại hạt,..

Nhiều người cho rằng nếu đeo kính có độ thấp hơn độ thực tế thì sẽ khiến mắt không bị tăng độ. Thực sự, đeo kính có độ thấp hoặc cao hơn thì mắt vẫn phải điều tiết nhiều hơn mới có thể nhìn đúng sự vật được, quá trình điều tiết nhiều như vậy kéo dài sẽ tăng độ nhanh hơn.

Ngoài ra, đeo kính không đúng với độ cận của mắt có thể làm cho chúng ta bị nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. Sức khỏe vì thế mà giảm sút dần mà khó có thể phục hồi như cũ.

Mắt chưa được nghỉ ngơi hợp lý

Thói quen hoạt động nhiều giờ liên tục mỗi ngày mà không cho mắt nghỉ ngơi có thể gây ra những hậu quả tai hại mà chính chúng ta cũng không ngờ tới.

Việc thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử khiến nhiều bạn mắc các bệnh về rối loạn thị giác, hiện tượng thường gặp là mỏi mắt, nhức đầu, nhìn mọi thứ mờ, mắt khô, chói mắt, hay chảy nước mắt và mỏi vai cổ.

Nếu như thường xuyên nhìn quá gần hoặc lạm dụng các thiết bị điện tử sẽ khiến độ cận tăng rất nhanh. Bạn nên áp dụng quy tắc 20-20-20 để đôi mắt được làm việc – nghỉ ngơi – tập luyện một cách hợp lý.

Không đeo kính râm hoặc đeo kính râm khi đi nắng

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không đeo kính râm cũng là một tác nhân khiến mắt bị tăng số. Các tia UV có trong bức xạ mặt trời khiến mắt bạn bị lão hóa nhanh chóng, tăng nguy cơ ung thư da quanh mắt và các bệnh khác như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.

Lười tập thể dục cho mắt

Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với màn hình điện tử, hoặc bạn không ngủ đủ giấc, hay đôi mắt của phải làm việc quá sức thì việc lười tập thể dục cho mắt hết sức nguy hiểm vì đôi mắt của bạn mệt mỏi và yếu dần đi.

Chỉ cần massage nhẹ nhàng cho đôi mắt trong khoảng từ 3-5 phút/mỗi ngày sẽ giúp cho đôi mắt được nghỉ ngơi và cải thiện thị lực. Tuy nhiên, vì lười hoặc vì ít quan tâm đến sức khỏe mà nhiều người chưa quan tâm đến vấn đề này.

Những bài tập thể dục cho mắt chỉ kéo dài trong 3-5 phút nhưng giúp mắt bạn được nghỉ ngơi, cải thiện sự tập trung. Về lâu dài, đôi mắt của bạn còn có thể trở nên tinh tường hơn. Nhưng thực tế thì rất ít người đánh giá đúng vai trò của việc này với hoạt động của đôi mắt.

Một số bài tập thể dục cho mắt:

  • Chớp mắt (4 phút): Trong 2 phút, cứ mỗi 3-4 giây bạn chớp mắt một lần. Trong 2 phút tiếp theo, cứ mỗi 30 giây bạn hãy chớp mắt một lần.
  • Áp bàn tay (1-3 phút): Dùng hai bàn tay áp lên hai mắt đã nhắm. Lòng bàn tay áp lên mắt vừa phải, sao cho mắt vẫn chớp thoải mái.
  • Tập trung nhìn gần và xa (2-3 phút): Đặt một ngón tay trước mắt, cách mắt khoảng 25 cm và nhìn tập trung cả hai mắt vào đầu ngón tay. Sau đó chuyển ánh nhìn tập trung vào một vật khác xa hơn, cách mắt khoảng 3-6m. Sau đó chuyển ánh nhìn về đầu ngón tay như cũ. Hoán chuyển ánh nhìn gần – xa liên tục.

Không đi khám mắt định kỳ

Đa số người cận thị thường không có ý thức đi khám mắt định kỳ nếu như đôi mắt không có dấu hiệu mờ, mệt mỏi, đau nhức, chảy nước mắt… Tuy nhiên khi những triệu chứng trên xuất hiện thì rất có thể đôi mắt của bạn đã chuyển qua một bệnh lý phức tạp hơn .

Người bị cận thị cần được khám kiểm tra đáy mắt ít nhất 06 tháng/lần để phát hiện sớm những bệnh lý đáy mắt, phòng ngừa nguy cơ bong võng mạc, bởi bong võng mạc là một trong những nguyên nhân chính gây mù ở người cận thị.

Ăn uống thiếu chất

Coi thường vai trò của thực phẩm trong đời sống của đôi mắt là sai lầm trầm trọng khiến thị lực của bạn ngày càng suy yếu. Bạn phải bổ sung những nhóm thực phẩm sau đây nếu muốn cải thiện tình hình:

  • Beta carotene: Là tiền chất của vitamin A, có vai trò rất quan trọng đối với thị giác, giúp mắt sáng hơn. Beta carotene có nhiều trong rau, củ, quả có màu vàng, cam, xanh đậm như: cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang.
  • Vitamin A: Là một loại vitamin đặc biệt quan trọng đối với mắt cận. Vitamin A có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ như mồng tơi, rau dền, rau ngót, cà chua, gấc, đu đủ, cà rốt…
  • Crom: Thiếu crom, nhãn cầu mắt sẽ bị lồi, mắt tăng độ cận nhanh hơn. Crom có nhiều trong gan bò, lòng đỏ trứng, nước ép nho… Kẽm: Kẽm có tác dụng giúp máu lưu thông trong mắt dễ dàng, ngăn ngừa mắt bị khô, rát, mệt mỏi, khó chịu. Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt gà, sò, lòng đỏ trứng…

Đến bao nhiêu tuổi thì không tăng độ cận?

Những người bị cận thị bẩm sinh hoặc cận thị trong độ tuổi đi học khi bước qua 18 tuổi độ cận thị sẽ dần ổn định và không còn tăng nữa hoặc tăng rất ít. Chậm nhất đến năm 25 tuổi, lúc này mắt cũng như nhãn cầu đã phát triển hoàn toàn, độ cận ổn định và hầu như không còn tăng nữa.

Làm sao để hết cận thị nhanh nhất?

Thực chất cách giảm cận thị là gì?.

Cách giảm cận thị bằng các bài tập mắt..

Hạn chế để mắt bị căng thẳng..

Giảm thời gian đeo kính cận..

Rửa mắt với nước ấm..

Tránh sử dụng đồ công nghệ 2 tiếng trước khi đi ngủ.

Đeo kính đúng số đo..

Tạo thói quen tốt khi làm việc với máy tính, sách vở.

Cận thị nặng nhất là bao nhiêu độ?

- Cận trung bình: từ -3.25 đến - 6 đi ốp. - Cận thị nặng: từ 6.25 đi ốp trở đi. Như vậy, người bị cận thị từ -6.25 đi ốp trở lên là bị cận thị nặng. Cận thị nặng trên -10 đi ốp thì lúc này mắt không còn là cận thị đơn thuần nữa mà nó đi kèm sự thoái hóa ở phần sau nhãn cầu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm do cận thị.

Bị cận nên bổ sung vitamin gì?

Vitamin A: Vitamin A là một loại vitamin quan trọng đối với mắt, đặc biệt là mắt cận. Vitamin A có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ như mồng tơi, rau dền, rau ngót, cà chua, gấc, đu đủ, cà rốt...