Hướng dẫn viết sớ thổ công

Việc thờ cúng Thổ Công được xem là một trong những nét đẹp văn hóa tốt đẹp và được giữ gìn qua bao thế hệ. Đây chính là cách để cho gia chủ thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính đối với các vị thần linh vì đã phù hộ cho gia chủ được bình an trên chính mảnh đất mình đang sinh sống. Thế nên, các gia đình thường thực hiện cúng Thổ Công trong các ngày rằm, mùng 1, lễ tết hay làm việc gì đụng chạm đến đất. Vậy cần chuẩn bị những gì để cúng Thổ Công hay Cách viết sớ Thổ Công như thế nào?

Tại sao cần viết sớ Thổ Công?

Theo tín ngưỡng dân gian của người dân Việt Nam, ngày 23 tháng chạp hằng năm là ngày Táo Quân cưỡi cá chép vàng lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế những điều mà ông thấy được ở trần gian.

Hướng dẫn viết sớ thổ công
Tại sao cần viết sớ cúng Thổ Công?

Theo quan niệm xưa nay, ông công ông táo là cánh tay phải đắc lực của Ngọc Hoàng, giúp bề trên theo sát cuộc sống của chúng sinh rồi sau đó cuối dịp mỗi năm vào ngày 23 tháng chạp thì về trời báo cáo

Bên cạnh việc tượng trưng cho may mắn, sung túc, các vị thần còn giúp ngăn cản sự quấy rối của ma quỷ và giữ bình yên cho mọi người trong gia đình. Vì vậy, lễ cúng ông Táo là một trong những hình thức bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn của người dân đối với vị thần này trong suốt một năm qua.

Tất cả những việc tốt, việc xấu, những gì đã làm được và chưa làm được của con người dưới trần gian sẽ được ông báo cáo một cách khách quan, trung thực với Ngọc Hoàng. Lễ cúng Táo quân cũng mang tính chất là ngày lễ chuyển giao giữa năm cũ với năm mới, kể từ ngày cúng Táo Quân, người dân cũng bắt đầu chuẩn bị cho một năm mới đang đến.

Cách viết sớ Thổ Công

Cách viết sớ thổ công cũng không quá khó, nhưng gia chủ cần lưu ý viết đúng và chuẩn. Vì những thứ gia chủ kêu cầu trong sớ sẽ được thổ công báo cáo nên Ngọc Hoàng đại đế.

Phục dĩ

Chí thành khả cách nam danh cảm ứng chi huyền cơ khắc kính dĩ thân liêu ngụ tinh thần chi tố khổn phàm tâm khẩn đảo tuệ nhỡn chứng minh viên hữu

Việt Nam quốc …………..

Thượng phụng

Phật thánh hiến cúng…….. Thiên tiến lễ động thổ trạch (tân gia, trấn trạch)v.v

Giải hạn tống ách trừ tai khất cầu gia nội bình an lộc tài vượng tiến diên thọ sự kim thần tín chủ………..

Thiết khủng phương ngung cấm kỵ hoặc do phạm cửu dĩ nan thông cư xử hành tàng mạc thức cát hung chi sám tạ tư phùng lệ

………Tiết bái đảo cầu an giải nhất thiên tai ương nhạ hà sa cát khánh do thị kim nguyệt cát nhật

Tu thiết nhang hoa kim ngân đầu thành ngũ thể tịnh tín nhất tâm cụ hữu sớ văn chí tâm

Thượng tấu

Cung duy

Bản xứ thổ công địa chủ ngũ phương vạn phúc phu nhân

Vị tiền

Bản xứ thổ công địa chủ ngũ phương vạn phúc phu nhân

Vị tiền

Bản gia đông trù tư mệnh tảo phủ thần quân

Vị tiền

Bản xứ thổ địa phúc đức chính thần

Vị tiền

Ngũ phương long mạch tiền chủ tiếp dẫn tài thần

Vị tiền cúng vọng

Tôn thần

Đổng thuỳ

Chiếu giám

Phục nguyện

Thần vị trấn phương ngung quyền chi chiêu tịch linh thông hữu hách át phục thi cố khí nhi khẳng sử bằng lăng chính trực vô tư ngoại đạo yêu tà quỷ bất dung tiệp đột hoàng thi âm lực tĩnh chấn dương môn sở cư chi nam bắc tây đông vô ngu thử thiết khuyết xư chi

Bạch điêu nam nữ hàm toại tiến an đản thần hạ tình vô nhậm khích thiết bỉnh dinh chi chí cẩn sớ.

Thiên vận: niên … nguyệt…

Ai nên viết sớ cúng Thổ Công và viết vào khi nào?

Viết sớ cúng Thổ Công là việc nên làm của mọi gia đình, những những gia đình kinh doanh, buôn bán thì việc này càng cần thiết hơn.

Viết sớ cúng Ông Công Ông Táo sẽ giúp gia đình sang năm mới có một cuộc sống viên mãn, gặp nhiều may mắn và tài lộc, làm ăn phát tài, phát lộc.

Đây là bài viết hướng dẫn cách viết sớ đầy đủ chi tiết, dành cho các tín chủ, đệ tử thập phương muốn viết sớ đi lễ Chùa, Đền, Phủ… Và cho các thầy cúng, ông đồ tham khảo thêm về cách trình bày một lá sớ theo cách cổ.

Hiện nay trên internet đã có rất nhiều bài viết, clip của các thầy cúng, các cô, các cậu hướng dẫn cách viết lá sớ đi lễ. Tôi chỉ xin có một số ý kiến đóng góp. Trước để giúp những ai muốn tìm hiểu về cách viết sớ. Sau để các vị hữu duyên tùy hỷ góp ý giúp con đường tu học Đạo của chúng ta có thể ngày một tinh tấn hơn.

Kính!

Hướng dẫn viết sớ thổ công

Lề lối viết sớ cổ:

Thượng trừ bát phân

Hạ thông nghĩ tẩu

Tiền trừ nhất chưởng

Hạ yếu không đa

Sơ hàng mật tự

“Tử” tự bất lộ đầu hàng

“Sinh” tự bất khả hạ tầng

Độc tự bất thành hàng

Bất đắc phân chiết tính danh

Dịch nghĩa:

Lề trên bỏ tám phân (khoảng 4cm)

Lề dưới bằng đường kiến chạy

Lề trước bỏ khoảng cách bằng 1 bàn tay

Lề sau không quan trọng

Không để trống dòng

Chữ “Tử” không để trên cùng

Chữ “Sinh” không để dưới cùng

Một chữ không thành dòng

Tên người không chia 2 dòng.

Hướng dẫn viết sớ thổ công

Có rất nhiều mẫu sớ, tùy vào mục đích, khoa cúng, buổi lễ… ngoài ra còn rất nhiều các mẫu trạng, hịch…khác nhau. Nhưng để quý vị viết sớ đi lễ hành hương thì chỉ cần dùng mẫu sớ Phúc Thọ là được ( ở một số nơi ghi là mẫu Phúc Lộc Thọ). Sớ này có thể dùng để đi lễ Chùa, Đền, Phủ, Đình, Điện… vào các ngày sóc, vọng hàng tháng (mùng 1, rằm), ngày tiệc Thánh hay dịp đầu năm, cuối năm…

Các bản in tờ sớ Phúc Thọ ở mỗi nơi tuy có thể khác nhau một số chữ nhưng nội dung thì nhất quán. Để viết 1 lá sớ Phúc Thọ, quý vị chỉ cần điền đủ thông tin vào (6) vị trí như hình:

Hướng dẫn viết sớ thổ công

“Phục dĩ Phúc Thọ Khang Ninh nãi nhân tâm chi cờ nguyện tai ương hạn ách bằng Thánh lực… “

  1. “…Việt Nam Quốc…”

Đây là dòng quý vị điền thông tin về nơi cư trú của quý vị hoặc của người đi lễ. Với quy định địa danh lớn viết trước rồi sắp xếp nhỏ dần.

Ví dụ “…Bắc Ninh tỉnh, Gia Đông huyện, Thuận Thành xã, đệ bát tổ dân, thập tám gia số hiệu…” (tổ số 8, nhà số 18)

hoặc

“…Hồ Chí Minh thành phố, Gò Vấp quận, cửu bách cửu ngõ, nhị thập cửu gia số hiệu…” (ngõ 909, nhà số 29)

Lưu ý với những quý vị lấy địa chỉ ngoài đất nước Việt Nam, có thể ghi

“Việt Nam quốc Hiện sinh cư tại hải ngoại Đức quốc (Hà Lan quốc hoặc Mỹ quốc… hiệu đầu vu).”

Cuối dòng này luôn được kết thúc bằng 2 chữ “Đầu Vu” nghĩa tương đương giống: gửi tới, hướng về…

Nếu từ xa đến lễ thì có thể thay là “Nghệ vu”.

Nếu ở gần đi lễ thì có thể thay là “Y vu”.

Nếu địa chỉ của quý vị quá dài dẫn đến viết 1 dòng không đủ thì có thể chia làm 2 dòng song song. Cách viết này gọi là “viết song cước”.

Hướng dẫn viết sớ thổ công

2. “…Thượng phụng”

Đây là vị trí quý vị điền tên tự của Chùa, Đền, Phủ, Điện… nơi quý vị đi lễ. Ở đây có 2 lưu ý:

– Cần phân biệt “Tên tự” và “Tên thường gọi”. Đây là điều rất nhiều người, kể cả các thầy viết sớ lâu năm vẫn mắc phải.

Nói ví thử như “tên tự” là tên một người dùng trên các giấy tờ có tính pháp lý như giấy khai sinh, chứng minh thư, bằng lái xe…Còn “tên thường gọi” là biệt danh, bút danh, tên gọi hàng ngày, không có giá trị giấy tờ pháp lý.

Cũng vậy, “Tên tự” là tên Đền, Chùa được ghi trên hoành phi nơi chính điện. Còn “tên thường gọi” là dân gian vẫn truyền khẩu gọi tên.

Có những nơi tên tự và tên thường gọi trùng nhau nhưng có những nơi hai tên này lại khác nhau.

Ví dụ: “Chùa Hà” là tên thường gọi nhưng tên tự để viết sớ là “Thánh Đức Tự” ( 聖 德 寺)

“Chùa Giáp Bát” là tên thường gọi nhưng tên tự là “Phổ Chiếu Tự” (普 照 寺) v.v…

Hướng dẫn viết sớ thổ công

Vậy mà nhiều quý vị, nhiều thầy vẫn dùng “tên thường gọi” của Chùa, Đền để điền vào sớ. Khác nào khi ta lập hợp đồng mua bán đất mà dùng tên thường gọi. Vậy sao pháp luật chứng nhận. Thiết nghĩ vậy là chưa chuẩn xác!

Nhiều quý vị đặt câu hỏi: “Khi không biết tên tự nơi ta dâng sớ, thì làm sao điền được cho đúng đây? “

Xin thưa rằng, những khi như vậy có thể ghi

“Linh từ” hoặc “Tối linh từ” nếu dâng sớ ở đền.

“Thiền tự” hoặc “Đại thiền tự” nếu dâng sớ ở chùa.

“Linh Điện” nếu dâng sớ ở điện.

“Đình Vũ” nếu dâng sớ ở đình.

“Linh Phủ” nếu dâng sớ ở phủ…

-Tên nơi dâng lễ ghi trên chữ “Thượng phụng”, không ghi phía dưới mới đúng cách hành văn trong sớ.

Hướng dẫn viết sớ thổ công

3.”Phật Thánh hiến cúng…”

-Dòng này quý vị có thể điền

“Xuân/ Hạ/ Thu/ Đông Tiết”

Hoặc

“Xuân/ Hạ/ Thu/Đông Thiên” (tùy bản in)

Thời điểm quý vị đi lễ dâng sớ vào tháng nào ứng với mùa theo Nông Lịch của Việt Nam.

Xuân là các tháng 1, 2, 3 âm lịch

Hạ là các tháng 4, 5, 6 âm lịch

Thu là các tháng 7, 8, 9 âm lịch

Đông là các tháng 10, 11, 12 âm lịch.

Nếu ko nhớ rõ tháng, quý vị ghi là “Đương thiên” hoặc “Đương tiết”, đều có thể được.

Hướng dẫn viết sớ thổ công

4.”…Tiến lễ… Giải hạn…”

Tại đây quý vị có thể điền hai chữ “Kim Ngân”, “Tài Mã”, “Hoa man”, “Phù Lưu”… sao cho hợp hoàn cảnh của quý vị.

Hướng dẫn viết sớ thổ công

5.”Tín chủ… “

Đây là phần quý vị điền thông tin của chính quý vị hoặc của người đi lễ như tên, năm sinh, tuổi, cung mệnh…với lưu ý những chữ đầu tiên của các dòng, viết không được cao chữ “Phật”.

Ví dụ: Trần Văn Kèo niên sinh Kỷ Hợi hành canh lục thập nhất tuế. Hiền thê Lê Thị Cột niên sinh Giáp Thìn hành canh ngũ thập lục tuế…

Thứ tự ghi như sau:

Tên tín chủ

Vợ hoặc chồng. (Thê hoặc Phu)

Bố mẹ. (Phụ Mẫu)

Con trai. (Nam tử)

Con dâu. (Hôn tử)

Con gái. (Nữ tử)

Con rể. (Tế tử)

Các cháu… (Chúng tôn)

Để biết thêm về cách xưng hô trong sớ văn, quý vị có thể Tham khảo tại đây.

Kết thúc phần này bằng dòng:

“Hiệp đồng bản hội gia môn quyến đẳng

Tức nhật ngưỡng can”.

Nếu sớ dâng chỉ ghi tên một người thì ghi:

“Hiệp đồng bản mệnh đẳng

Tức nhật ngưỡng can”.

Nếu sớ dâng ghi tên tập thể, cơ quan thì ghi:

“Hiệp đồng bản hội chư nhân thượng hạ đẳng

Tức nhật ngưỡng can”.

Hướng dẫn viết sớ thổ công

6.”Thiên vận… “

Dòng này là nơi quý vị ghi thời gian đi lễ.

  • Năm: Ghi năm âm lịch.

Ví dụ: Kỷ Hợi niên, Canh Tý niên…

  • Tháng: Ghi tháng đi lễ.

Lưu ý: tháng Một ghi là “Chính nguyệt”

Các tháng sau ghi bình thường.

Ví dụ: Nhị Nguyệt, Tứ Nguyệt, Thập Nhất Nguyệt…

  • Ngày: Ghi ngày đi lễ.

Từ mùng 1 đến mùng 9, ghi: Sơ nhật.

Từ mùng 10 đến ngày 19, ghi: Thập nhật.

Từ ngày 20 đến ngày 29, ghi: Nhị thập nhật.

Lưu ý: Sớ đi lễ chỉ ghi ngày như hướng dẫn trên. Trường hợp ghi rõ ngày lễ là khi cử hành các đàn lễ, Hịch hoặc Điệp sẽ được ghi rõ ngày bằng mực đỏ với mục đích gửi hỏa tốc.