Hướng dẫn cách làm mầm đậu nành năm 2024

Sữa mầm đậu nành được làm từ nguyên liệu chính là hạt đậu nành nảy mầm và sữa, kết hợp với các thành phần tự nhiên khác tạo nên một sản phẩm giải khát bổ dưỡng giàu vitamin, khoáng chất và năng lượng.

Các bạn biết đó, sau tuổi 30 khả năng cơ thể tự sản sinh estrogen suy giảm dần, cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu của quá trình lão hóa: da xuất hiện nếp nhăn, giảm độ đàn hồi, chức năng sinh lý suy giảm, da tóc khô, khô âm đạo khiến nhiều chị em mất tự tin. Không những thế hiện nay nhiều phụ nữ trẻ thiếu hụt hormone estrogen cũng gây vấn đề suy giảm khả năng sinh lý, ngực nhỏ, da nhiều mụn trứng cá… Để tránh những tình trạng trên, việc bổ sung, câng bằng lại nội tiết tố nữ rất cần thiết và sữa mầm đậu nành là một trong những sản phẩm chứa nhiều estrogen thực vật nhất.

Đậu nành nói chung là nguồn nguyên liệu cung cấp nhiều dưỡng chất quý giá cho con người, đặc biệt nó vô cùng có lợi đối với sức khỏe phụ nữ. Hiện nay, trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm sữa từ hạt đậu nành, tuy nhiên nhắc đến dòng sản phẩm sữa từ mầm hạt đậu nành thì ít ai biết.

Sau đây, VinaOrganic sẽ hướng dẫn các bạn cách làm sữa từ mầm đậu nành ngon và bỗ dưỡng nhé!

Cách ủ mầm đậu nành

.jpg)

Ngâm mỗi ngày 200g hạt đậu nành vào nước ấm đến khi nào đậu nở ra không còn nhăn nheo ở vỏ nữa. Ủ sau 1-2 ngày khi thấy đậu nảy mầm thì rửa sạch có thể xay làm sữa mầm đậu nành uống vừa rất tốt cho sức khỏe, vừa là giải pháp làm đẹp hữu hiệu.

Nguyên liệu làm sữa mầm đậu nành

  • Mam dau nanh: 400g (đã ủ chừng 1-2 ngày và độ dài mầm khoảng 1-2cm)
  • Đường kính: 150g
  • Túi lọc hoạc rây (khăn xô)
  • Máy xay sinh tố

Cách làm sữa mầm đậu nành

Bước 1: Các bạn rửa sạch mầm đậu nành , dùng tay chà nhẹ đậu vào rổ cho tróc bớt vỏ hạt.

Bước 2: Cho vào máy xay sinh tố với chút nước và xay nhuyễn.

Bước 3: Dùng khăn xô hoặc túi lọc hoặc có thể dùng rây lọc bỏ bã đậu chỉ lấy phần nước, nên chia đậu làm nhiều lần xay, nếu đậu quá nhiều sẽ khó nhuyễn. Lọc lại chỗ sữa đậu vừa vắt được một lần nữa để loại bỏ hết những cặn bã.

Bước 4: Cho sữa đậu đã lọc được vào xoong nấu chín, trong khi nấu bạn nhớ khuấy đều tay để sữa không bị khê và nên nấu nhỏ lửa, và lúc nồi sữa chuẩn bị sôi thì bạn cho nhỏ lửa nhất để tránh sữa trào ra khi sôi quá to

Bước 5: Sau khi nấu xong nồi sữa nếu thích uống nóng bạn có thể cho luôn đường vào nồi sữa đậu và uống nóng hoặc cũng có thể để nguội uống kèm với đá cho mát.

Sữa mầm đậu nành không uống hết bạn có thể cho vào tủ lạnh dùng dần, sữa không có đường để được khoảng 2 – 3 ngày và uống tới đâu thì bạn hãy cho đường vào tới đó nhé. Một ly sữa đậu nành vào buổi sáng sẽ bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho bạn.

Với những bước đó bạn sẽ có được những ly sữa mầm đậu nành thơm ngon nhất, bạn hãy trổ tài và hãy chia sẻ công thức này với những người xung quanh bạn để họ có được những ly sữa mầm đậu nành ngọt ngon và bổ dưỡng nhé.

Hướng dẫn cách làm mầm đậu nành năm 2024

Lưu ý khi sử dụng sữa mầm đậu nành

Những điều không nên làm khi uống sữa mầm đậu nành nhằm giúp bạn có được điều tốt nhất khi uống sữa.

1. Không để sữa trong bình giữ nhiệt

2. Không pha sữa với đường đỏ (loại đường màu vàng)

3. Không uống quá nhiều sữa mầm đậu nành cùng lúc

4. Không uống sữa với thuốc và ăn kèm với bánh ngọt

5. Không uống sữa khi đói

Với công dụng siêu tốt của sữa mầm đậu nành chắc chắn rằng đây là loại sữa bạn không nên bỏ qua trong thực đơn gia đình mình. Hãy làm theo đúng công thức, bạn sẽ trở thành nhà nội trợ tài ba nhất.

Ngoài những cách làm cà phê bọt biển dalgona, trào lưu làm đồ ăn từ cơm nguội hay cách làm kem mát lạnh đang là trào lưu được mọi người chia sẻ trên mạng xã hội trong thời điểm dịch bệnh covid. Nhưng một trong những món ăn đặc sắc nhất khiến các bà các mẹ các dì điên đảo đó chính là làm mầm đậu nành. Hôm nay Lam Sơn Food sẽ mách nhỏ bạn cách làm mầm đậu nành an toàn và bảo đảm thành công ngay lần đầu thử.

Công dụng của mầm đậu nành

Đậu nành vô cùng nổi tiếng với các chị em phụ nữ, và mầm đậu nành cũng thế. Bí quyết nâng cấp vòng 1 xịn xò cùng mầm đậu nành, trong đậu nành có lượng lớn Isoflavones giúp ngực nở, kích thích ngực nở nhanh nhờ phát triển lớp mỡ đệm.

Hướng dẫn cách làm mầm đậu nành năm 2024
Mầm đậu nành mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Mầm đậu nành giúp tăng nội tiết tố nữ ngay cả bên trong, nguyên liệu có hiệu quả cao hơn cả những loại thực phẩm chức năng đang được bày bán rộng rãi trên thị trường.

Như đã nói ở trên mầm đậu nành làm giảm đi các nếp nhăn cũng như chống nám da và các nốt tàn nhang. Nhờ trong mầm đậu nành có những dưỡng chất vô cùng đặc biệt như lipid hay protid, các loại khoáng vô cơ hay vitamin cần có cho phụ nữ.

Mầm đậu nành cũng chứa nhiều chất tốt nhằm bổ sung estrogen. Estrogen sẽ giúp cải thiện đi những vết sạm, những vết nám cứng đầu. Tóc khô xơ hay làn da nhăn tối màu đều cần estrogen giải quyết. Nhiều người sẽ mất thời gian đi tìm kiếm những loại thuốc hoặc những thực phẩm chức năng đắt tiền mà quên mất những loại thực phẩm bên cạnh mình cũng hiệu quả không kém. Hãy thử mầm đậu nành cũng như các chế phẩm từ đậu nành để thấy sự khác biệt nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu để làm mầm đậu nành

Nguyên liệu làm mầm đậu nành cũng rất đơn giản:

Hướng dẫn cách làm mầm đậu nành năm 2024
Nguyên liệu làm mầm đậu nành

  • 200g đậu nành
  • 500ml nước

Mầm đậu nành quan trọng cần có những dụng cụ như một chiếc rổ, chậu. Thêm vào đó một chiếc khăn sạch với có khả năng thấm nước tốt, cùng như một chiếc khăn to để đậy.

Cùng như cách làm giá đỗ mà Lam Sơn Food đã chia sẻ ở bài viết trên, đối với cách làm mầm đậu nàng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần áp dụng một số bước làm dưới đây là có ngay mầm đậu nành để làm các món ăn bổ dưỡng rồi.

Bước 1: Ngâm đậu nành trong thời gian quy định

Hướng dẫn cách làm mầm đậu nành năm 2024
Ngâm đậu nành

  • Lấy 200g đậu nành đã chuẩn bị vào chậu nước, rửa sạch, sau đó nhặt bỏ hết sỏi, đá. Khi rửa phải canh rửa và đổ nhiều nước để những hạt mốc, những hạt lép sẽ nổi lên trên, dễ dàng lúc này chỉ cần vợt bỏ đi.
  • Sau đó, chuẩn bị một chậu nước ấm trong nhiệt độ từ 36 – 38 độ. Tiếp theo ngâm đậu nành và đợi đậu trong vòng 2 đến 3 tiếng tới khi đậu nở gấp đôi.

Bước 2: Tiếp theo ủ đậu nành

Có nhiều cách để ủ đậu nành, nhưng ở đây Lam Sơn Food sẽ giới thiệu cho một cách làm rất đơn giản với tất cả các dụng cụ nhà ai cũng có.

Hướng dẫn cách làm mầm đậu nành năm 2024
Ủ đậu nành

Xem thêm: Chia sẻ bí quyết cách làm sữa đậu nành nguyên chất tại nhà

  • Chuẩn bị sẵn một chiếc rổ và một chiếc chậu sạch lớn hơn chiếc rổ đã chọn rồi kê rổ lên chậu sao cho bên dưới rổ với khoảng thoáng khí. Chậu sẽ làm nhiệm vụ hứng nước nhỏ xuống sau khi tưới đậu.
  • Tiếp theo, cần dàn đậu nành đều vào rổ. Sau đó hãy dùng một chiếc khăn hoặc giấy ăn rất phổ biến và dễ tìm ở trong nhà bếp phủ lên mặt đậu. Thao tác dùng phủ khăn chứ không dùng nắp đậy kín để đậu nành được thoáng khí.
  • Sau đó, nhớ tưới đẫm nước vào rổ đậu, phải đảm bảo đậu ướt hết khăn/giấy. Hãy nhớ đổ nước dư dưới đáy chậu, đừng để đậu bị ngập nước gây úng và cẩn thận vì đây là bước dễ hỏng nhất. Và cuối cùng, dùng trùm một cái bao nilon hoặc khăn to, dày để che đậu, tránh ánh sáng.

Bước 3: Chăm sóc để đậu nảy mầm

Hướng dẫn cách làm mầm đậu nành năm 2024
Một ngày nhớ tưới nước 2 lần để đậu nảy mầm

  • Phải nhớ tưới bằng cách nhúng cả rổ đậu đẫm trong chậu nước. Đậu nành sẽ có dấu hiệu nhanh bị chua nên phải biết cách tưới này rửa sạch nước chua, giúp hạt nảy mầm tốt hơn.
  • Đậu nành sẽ nhú mầm sau 2-4 ngày nhưng sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ ngoài trời. Canh mầm đậu đến khi nhú 1- 2 cm để có thể thu hoạch. Không đợi mầm đậu nành mọc dài 5-6 cm thành giá, vì các dinh dưỡng tốt nhất của hạt đậu nành sẽ được tập trung ở mức cao nhất là khi hạt chỉ vừa nhú mầm.
    Hướng dẫn cách làm mầm đậu nành năm 2024
    Canh mầm đậu đến khi nhú 1- 2 cm để có thể thu hoạch

Cách sử dụng và bảo quản mầm đậu nành

Mầm đậu nành có thể bảo quản trong tủ lạnh 1 tuần và có thể sử dụng làm các món để nấu canh, xào, rang. Ngoài cách đó, bạn cũng có thể dùng mầm đậu nành để nấu sữa đậu, làm đậu phụ hoặc rang khô, xay thành bột dùng dần rất tuyệt, ngon ngọt và bổ dưỡng. Hãy chắc chắn rằng mầm đậu nành cần sẽ phải được nấu trên bếp trước khi ăn và không nên ăn sống như giá.

Những lưu ý khi sử dụng mầm đậu nành

Đậu nành có tỉ lệ nảy mầm thấp, nhiều người dễ thất bại vì khâu chọn đậu bị bỏ qua và xem nhẹ. Khâu chọn đậu nên cân nhắc chọn hạt nhỏ, hạt màu vàng và không có dấu hiệu mốc hay lép. Nên ưu tiên dùng đậu nành tự nhiên không có sự biến đổi gen để có những mầm đậu nành béo mũm.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bạn cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

Lứa tuổi sử dụng mầm đậu nành

Hướng dẫn cách làm mầm đậu nành năm 2024
Mầm đậu nành rất tốt cho người già

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện cực đơn giản

Mầm đậu nành tốt và đặc biệt tốt hơn các trường hợp như phụ nữ đang bước vào tuổi mãn kinh, lúc này họ đang trong quá trình cơ thể thiếu đi hụt một lượng lớn estrogen. Do đó việc tiêu thụ các thực phẩm giàu estrogen như mầm đậu nành là một cách để phần nào bổ sung lượng tiết tố nữ thiếu hụt.

Ngoài ra, mầm đậu nành cũng có thể sử dụng cho các bạn nhỏ, người già và nam giới đều có thể ăn mầm đậu nành để cung cấp thêm các chất như đạm, canxi,, vitamin C, B1, B2,… để tăng cường được sức khỏe cho tim mạch cũng như phòng chống ung thư.

Ai không nên sử dụng mầm đậu nành

  • Người bị dị ứng đậu tương cũng sẽ dị ứng mầm đậu nành.
  • Nam giới tiêu thụ đậu nành làm giảm chức năng tình dục là một nhận định sai lầm, nạp isoflavones không có nghĩa là sẽ làm sụt giảm hoóc môn của nam giới.
  • Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn bổ sung đậu nành còn làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở người. Các bệnh như ung thư vú, u tử cung ở phụ nữ.

Những món ăn kỵ với mầm đậu nành

Mầm đậu nành tuy lành tính và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên mầm đậu nành lại kỵ với một số thực phẩm, do đó cần lưu ý khi kết hợp mầm đậu nành với các thực phẩm sau:

Hướng dẫn cách làm mầm đậu nành năm 2024
Mầm đậu nành kỵ với mật ong, đường đỏ và trứng

  • Mật ong: Sử dụng mầm đậu nành nhưng lại kết hợp với mật ong có thể sẽ dẫn đến những chứng đông máu, đặc biệt có nhiều trường hợp sẽ làm bệnh nhân ảnh hưởng đến tính mạng, nguy hiểm hơn là khó thở và tử vong.
  • Đường đỏ: Trong đường đỏ có chứa nhiều chất như axit axetic. Chất axit lactic sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có và có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nếu kết hợp với mầm đậu nành.
  • Trứng: các chất dinh dưỡng trong mầm đậu nành mất đi và gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng khi sử dụng lòng trắng trứng với mầm đậu nành vì trong trứng có chứa men trypsin
  • Không nên sử dụng cũng như uống mầm đậu nành sống, và mầm đậu nành có vi khuẩn dễ sinh sôi trong môi trường nhiệt độ ấm và không tốt cho cơ thể nên được uống ngay sau khi pha.

Mầm đậu nành vô cùng tốt cho sức khoẻ và ưa thích nhờ những công dụng thần thánh không ngờ được. Trên đây Lam Sơn Food đã cung cấp tất tần tật các bước cụ thể để làm ra món mầm đậu nành. Lam Sơn Food chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Ông Mè Anh Sơn hiện đang là Founder và CEO của Lam Sơn Food. Ông Sơn là người tiên phong trong việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đặc sản trên khắp mọi miền đất nước một cách quy mô, bài bản, giúp đem đặc sản vùng miền dễ dàng đến tay người tiêu dùng hơn.

Ăn mầm đậu nành bao lâu thì tăng vòng 1?

Tuỳ theo tình trạng sức khoẻ, một số người có thể thấy cải thiện từ sau 3-4 tuần sử dụng. Tuy nhiên, một số người lại cần đến 2-3 tháng để thấy sự thay đổi. Sử dụng mầm đậu nành tăng vòng 1 là một phương pháp bổ sung estrogen tự nhiên, tốt cho sức khoẻ, nên có thể sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Mầm đậu nành làm món gì?

Đối với mầm đậu nành, bạn có thể sử dụng chúng như một loại rau để cho vào các món canh chân giò, canh xương, canh thịt băm,… hay làm các món xào như mầm đậu nành xào thịt bò, mầm đậu nành xào cà chua hành lá,… cũng rất dễ ăn và ngon miệng.

Làm bột đậu nành như thế nào?

- Rửa sạch hạt đậu nành, loại bỏ những hạt bị hư rồi đem phơi khô. - Đem hạt này rang chín, hạt đậu nứt vỏ, ngả màu và dậy lên mùi thơm. - Nghiền mịn hạt đậu đã rang ra thành bột. - Bảo quản bột đậu nành trong hộp kín ở nơi khô thoáng, khi uống pha bột với nước ấm.

Bột mầm đậu nành có tác dụng gì?

Chống bệnh viêm khớp, thấp khớp..

Chống bệnh gút..

Chống loãng xương..

Cải thiện chất lượng sắt trong máu..

Kích thích da, tóc, móng tay phát triển..

Cải thiện cân nặng..

Cải thiện thị lực do giàu axit béo omega-3..

Có lợi cho phụ nữ mang thai và sự phát triển của thai nhi..