Hoạt chất cypermethrin có bị cấm không

Sẽ cấm dùng thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi trồng thủy sản

Ngọc Hùng

Hoạt chất cypermethrin có bị cấm không
Do giá thành rẻ, hiệu quả cao nên người nuôi trồng thủy sản tại ĐBSCL có xu hướng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có chứa cypermethrin để xử lý ao nuôi. Ảnh minh họa: yeutretho.com

(TBKTSG Online) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) sẽ cấm sử dụng khoảng 20 loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất cypermethrin trong nuôi trồng thủy sản.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng, hôm qua 6-12 Tổng cục Thủy sản đã trình lên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT văn bản quy định cấm các loại thuốc bảo vệ thực vật nói trên trong nuôi trồng thủy sản, và nhiều khả năng các quy định sẽ có hiệu lực ngay sau khi ký.

Hiện trên thị trường có khoảng 20 sản phẩm có chứa cypermethrin với tên gọi khác như Sherpa, Ambush C, Cymbush, Peran, Cyperan, Barricade, Ripcord, Ammo, Cypermethrine, Asymmethrin, Cymperator, Cypercopal, Hilcyperin, Neramethrin…

Theo ông Tuấn, chất có chứa cypermethrin lâu nay chỉ được dùng làm thuốc bảo vệ thực vật, nhưng có trường hợp người dân dùng những sản phẩm có cypermethrin vào nuôi trồng thủy sản để diệt giáp xác tại các ao nuôi thủy sản, nhất là trong quá trình cải tạo ao nuôi tôm.

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) cũng xác nhận, từ năm 2003, hoạt chất cypermethrin được người nuôi trồng thủy sản sử dụng để diệt giáp xác tại một số tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau vì hiệu quả cao nhưng giá thành lại rẻ; sau đó, chất này được sử dụng tại các địa phương khác ở ĐBSCL.

Hoạt lực của cypermethrin có thể tồn tại trong môi trường nước từ 42 đến 72 ngày nhưng các công ty bán thuốc thú y thủy sản thì cho rằng chỉ 12 đến 20 ngày sau khi xử lý ở ao nuôi là có thể thả nuôi tôm.

Trong công văn số 1660/QLCL-CL1 do bà Trần Bích Nga, Phó cục trưởng Nafiqad ký và gửi Tổng cục thủy sản chỉ ra rằng, cypermethrin có độc tính trung bình đối với người nếu thông qua hô hấp, còn qua đường tiêu hóa thì độc tính cao hơn.

Do tính chất độc hại của cypermethrin, nhà chức trách Mỹ không cho phép nhập khẩu và lưu hành sản phẩm thủy sản có cypermethrin; Nhật Bản cho phép ở mức 10-30 ppb (từ 10-30 phần tỉ), còn quy định của Liên minh châu Âu là 50 phần tỉ (ppb).

Theo Nafiqad hiện một số lô hàng thủy sản của Việt Nam đang bị cảnh báo có dư lượng hoạt chất Trifluralin và Enrofloxacin vượt mức cho phép nên yêu cầu Tổng cục Thủy sản phối hợp với Cục thú y để kiểm tra, kiểm soát hai chất này trong nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới.

Theo kỹ sư Đỗ Xuân Mai thuộc Hiệp hội Thủy sản An Giang, do  hoạt chất cypermethrin có giá thành không cao và cũng chưa có quy định cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản nên người dân mới sử dụng rộng rãi. Hiện trên thị trường có nhiều sản phẩm có nguồn gốc sinh học có thể diệt giáp xác thay thế cho cypermethrin với hiệu quả cao nhưng không gây hại cho môi trường lẫn thủy sản nuôi. Theo ông Mai, về lâu dài, để ngành thủy sản phát triển bền vững thì cần phải cấm triệt để việc sử dụng những hoạt chất dùng làm thuốc bảo vệ thực vật trong nuôi trồng thủy sản.

Hướng dẫn tìm kiếm
Nhập bất cứ thông tin bạn muốn tìm. Ví dụ: Số hiệu, Loại văn bản, Lĩnh vực, Cơ quan ban hành, Người ký...
Để tìm chính xác, hãy nhập từ khóa tìm kiếm trong ngoặc kép hoặc kết hợp các từ khóa. Ví dụ: "Từ khóa 1" "Từ khóa 2"...
Để thu hẹp phạm vi tìm kiếm bạn có thể sử dụng chức năng lọc văn bản bên dưới.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số: 1011/BVTV-QLT
V/v Thuốc BVTV có chứa hoạt chất cypermethrin.

Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2012

Kính gửi: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

Hoạt chất cypermethrin được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây nên hội chứng hoại tử gan tụy làm chết hàng loạt tôm nuôi tại Đồng bằng sông Cửu long trong thời gian qua. Tháng 3 năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa cypermethrin vào Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản tại Việt Nam. Hiện này, một số hộ nuôi trồng thủy sản đã lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất cypermethrin, alpha-cypermethrin; beta-cypermethrin; zeta-cypermethrin (dưới đây gọi chung là cypermethrin) để sử dụng diệt giáp xác trong ao, hồ nuôi thủy sản. Để đưa ra biện pháp quản lý thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất cypermethrin trong bảo vệ thực vật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hiệu quả phòng trừ dịch hại cây trồng, an toàn môi trường sinh thái, đặc biệt không làm ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản, Cục Bảo vệ thực vật qui định kể từ ngày 12 tháng 6 năm 2012:

1. Tạm dừng nhận hồ sơ đăng ký khảo nghiệm và tạm dừng cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất cypermethrin trong lĩnh vực bảo vệ thực vật tại Việt Nam;

2. Tạm dừng ký hợp đồng khảo nghiệm và tạm dừng thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất cypermethrin trong lĩnh vực bảo vệ thực vật tại Việt Nam;

Các Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật thống kê tình trạng thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất cypermethrin trong lĩnh vực bảo vệ thực vật tại Việt Nam đến thời điểm này (các hợp đồng khảo nghiệm đã ký; khảo nghiệm đang thực hiện, đã thực hiện…) ở tất cả các đơn vị mạng lưới khảo nghiệm do Trung tâm phụ trách, báo cáo Cục Bảo vệ thực vật trước ngày 25 tháng 6 năm 2012.

Cục Bảo vệ thực vật thông báo để các Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, các đơn vị liên quan biết và thực hiện.

 

Nơi nhận:

- Như trên; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Thứ trưởng Bùi Bá Bổng (để báo cáo); - Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu (để báo cáo); - Tổng cục Thủy sản; - Vụ Pháp chế; - Phòng QLT, Phòng Thanh tra-PC (để thực hiện); - Các Trung tâm KĐ và KN (để thực hiện);

- Lưu VT, QLT.

KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG

Bùi Sĩ Doanh

  • Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực

Cypermethrin là một pyrethroid tổng hợp được sử dụng làm thuốc trừ sâu trong các ứng dụng nông nghiệp thương mại quy mô lớn cũng như trong các sản phẩm tiêu dùng cho mục đích nội địa.

Hoạt chất cypermethrin có bị cấm không
Cypermethrin

Hoạt chất Cypermethrin là gì?

Cypermethrin có công thức hóa học là C22H19Cl2NO3. Hoạt chất Cypermethrin được đưa vào sử dụng trong nhiều loại thuốc diệt côn trùng có phổ tác động rộng, hiệu lực diệt sâu nhanh, hiệu quả cao, kéo dài, diệt trừ được nhiều loài sâu miệng nhai, miệng chích hút thuộc bộ cánh vảy, bộ hai cánh, bộ cánh đều như ruồi đục lá, sâu khoang, sâu xanh, bọ trĩ, bọ xít, muỗi, sâu cuốn lá trên nhiều loại cây trồng.

Cypermethrin có tác động lên côn trùng thông qua tiếp xúc, vị độc,hoạt động như một chất độc thần kinh tác dụng nhanh ở côn trùng ngoài ra còn có tác dụng xua đuổi và làm sâu biếng ăn. Có thể hỗn hợp với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

Cypermethrin dễ dàng bị phân hủy trên đất và thực vật nhưng có thể có hiệu quả trong nhiều tuần khi áp dụng cho các bề mặt trơ trong nhà.

Quá trình phân hủy của Cypermethrin sẽ nhanh hơn nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nước và oxy. Vì vậy khi bảo quản các loại thuốc diệt côn trùng có hoạt chất Cypermethrin cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Cypermethrin rất độc đối với cá, ong và côn trùng thủy sinh. Vì vậy không đổ trực tiếp các chai lọ chế phẩm xuống ao hồ.

Hoạt chất cypermethrin có bị cấm không
Hoạt chất Cypermethrin

Hoạt chất Cypermethrin có độc hại không?

Cypermethrin là 1 loại hóa chất, vì vậy nó sẽ có những tác động đối con người, động vật và môi trường.

Đối với con người

Hoạt chất Cypermethrin được dùng trong nhiều loại thuốc diệt muỗi khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì Cypermethrin có thể gây kích ứng da và mắt. Các triệu chứng của phơi nhiễm da bao gồm tê, ngứa ran, ngứa, cảm giác nóng rát, mất kiểm soát bàng quang, rối loạn, co giật và tử vong có thể. Pyrethroid có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống thần kinh trung ương.

Nếu uống nhầm phải Cypermethrin có thể dẫn đến buồn nôn kéo dài, đau dạ dày, tiêu chảy và dẫn đến co giật, bất tỉnh và nếu liều lượng quá mạnh sẽ dẫn đến tử vong.

Nếu tiếp xúc quá mức có thể gây buồn nôn, nhức đầu, yếu cơ, chảy nước miếng, khó thở và co giật.

Tác động của Cypermethrin đối với động vật

Cypermethrin được sử dụng trong nông nghiệp để kiểm soát ký sinh trùng gây bệnh cho gia súc, cừu và gia cầm. Trong thú y, thuốc có hiệu quả trong việc kiểm soát ve chó và kiểm soát 1 số loại côn trùng như muỗi.

Cypermethrin đặc biệt độc hại đối với động vật thủy sinh, đặc biệt là cá.

Cypermethrin được sử dụng trong các loại thuốc diệt côn trùng trong nhà và ngoài vườn. Nếu sử dụng 1 loại thuốc thường xuyên sẽ dẫn đến việc kháng thuốc ở các loại côn trùng này. Làm tác dụng của thuốc đó đối với loại côn trùng cần diệt không mang lại hiệu quả cao nữa.

Một số loại thuốc dùng hoạt chất Cypermethrin

Pestakill xin giới thiệu đến các bạn một số loại thuốc diệt muỗi và côn trùng có chứa hoạt chất Cypermethrin đang được cấp phép sử dụng tại Việt Nam hiện nay.

Nếu bạn muốn mua thuốc diệt côn trùng chứa Cypermethrin thì hãy Click vào tên sản phẩm để xem chi tiết hoặc gọi trực tiếp 0903 682 456 để được tư vấn tốt nhất.

Lưu ý: Pestakill.com chỉ bán thuốc thành phẩm, không bán hoạt chất.

Hoạt chất cypermethrin có bị cấm không

Vo Trong Vu đang là chuyên gia tư vấn sản phẩm và dịch vụ diệt côn trùng của Pestakill. “Uy tín – Chuyên nghiệp – Tận tâm”. Hotline: 0922 004 168.