Hàng bị boom là gì

Nội dung chính


Bom hàng, boom hàng hay bùng hàng là thuật ngữ mà dân bán hàng online thường dùng để chỉ những khách hàng trả hàng với lý do vô lý nhắm phá hoai hoạt động kinh doanh của chủ shop.


Tình trạng Bom hàng.

Người bom hàng có thể là khách hàng hoặc của đối thủ đang cố gắng cạnh tranh xấu với bạn.

Bán hàng online thường gặp tình trạng này kể các các cá nhân bán hàng nhỏ hay các công lớn như tiki, lazada, ...

Bom hàng thường xảy ra khi các shop sử dụng hình thức SHIP COD [giao hàng thu tiền] để giao hàng, khi giao hàng tới khách hàng không nhận hàng, hoặc có tình không nghe máy, hoặc có nghe máy thì hẹn đi hẹn lại thời gian giao hàng hoặc trả lại sau thời gian dùng.


Gọi điện không nghe máy là một tình trạng BOM hàng phổ biến.

Tác hại của bom hàng với chủ shop

Bom hàng đang là vấn nạn lớn của chủ kinh doanh. Những tác hại bom hàng gây ra với chủ shop:

  • Tốn phí giao hàng, phí liên lạc, ...
  • Mất thời gian và cống sức đóng gói, giao hàng, ...
  • Hàng bị trong quá trình giao, người cần mua lại không có hàng bán
  • Hàng tươi sống, dễ hư hỏng, hạn dùng ngắn càng nguy hiểm
  • Chán nản, mất lòng tin với người mua hàng.


Vấn nạn bom hàng.

Bạn có thể kiệt quệ, chán nản khi liên tục gặp chiêu trò bom hàng của người mua hay đối thủ bày ra.


Status bức xúc khi bị bom hàng.

Phòng chống, hạn chế bom hàng

Dưới đây là một số phương pháp để phòng chống, hạn chế bị bom hàng mà các chủ Shop có thể tham khảo:

  • Cách hiện quả nhất là nhận tiền trước, giao hàng sau. Bạn có thể yêu cầu nhận đủ tiền cho mặt hàng hoặc nhận một khoản cọc nào đó hoặc thẻ điện thoại làm tin. Nhưng cách này thường phiền phức, người mua hàng chính đáng họ cũng không thích cách này, bạn có thể mất bớt khách hàng nếu yêu cùa trả trước hoặc cọc trước.
  • Gọi điện chốt đơn thật kỹ như hỏi về SĐT liên hệ khi nhận hàng, hỏi chính xác địa chỉ nhận hàng - tra ngược địa chỉ với Google để tránh địa chỉ ảo, hỏi chính xác thời gian có thể nhận hàng. Đánh giá mức độ trung thực của khách hàng qua cách nói chuyện. Cách làm này cũng góp phần làm lung lay hành vi phá hoại của người mua.
  • Lưu lại thông tin của một số người chuyên bom hàng như: SĐT, Nick Facebook, Địa Chỉ,... để tránh bị người đó phá hoại lần thứ 2,3...
  • Bán hàng uy tín, chất lượng, văn minh, lịch sự tránh làm người ta ghét - nếu bạn dễ thương, nói chuyện nhẹ nhàng, hàng hóa bạn chất lượng thì tỉ lệ bom hàng đến từ người mua giảm đáng kể.
  • Lên chính sách đổi trả hàng thật chính xác, tỉ mỉ tránh để người mua lợi dụng để trả hàng sau khi lấy.

Nếu bạn đang sử dụng phần mềm LiveStream Pro của iClick để bán hàng livestream trên Facebook bạn có thể tham khảo thêm tính năng nhận biết SĐT chuyên bom hàng.

Chúc bạn buôn may bán đắt, ít bị bom hàng, iClick.


Nội dung chính

Tác giả: quanly |
Đăng lúc: 23/10/18 10:37 |
Lần sửa cuối: 23/10/18 10:37 |
Số lượt xem: 18,689

“Bùng” hàng hoặc “bom” hàng là tình huống người mua hàng, đặt hàng qua mạng xã hội nhưng không nhận khi được giao, nhất là các loại thực phẩm, khiến những người vận chuyển [shipper] phải khổ sở. Trên thực tế, rất khó để xử lý các trường hợp “bùng” hoặc “bom” hàng.

Bạn đang xem: Boom hàng là gì

Một số chủ cửa hàng online đã chọn giải pháp đăng hình ảnh người “bùng” hàng lên mạng xã hội để cảnh báo cho các cửa hàng khác.

* Xảy ra thường xuyên

Tranh thủ thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập, anh N.V.Q. [sinh viên năm 2, Trường đại học Đồng Nai] đăng ký làm shipper cho một cửa hàng kinh doanh thực phẩm, đặc sản vùng miền tại P.Tân Hiệp [TP.Biên Hòa] hơn 1 năm nay. Anh được trả công 10-30 ngàn đồng/đơn hàng giao trong nội ô TP.Biên Hòa; tuy nhiên, nếu bị “bom” hàng, xem như anh mất tiền công, tiền xăng của đơn hàng đó.

Anh N.V.Q bày tỏ: “Trước khi đi, tôi thường gọi trước cho người mua để xác nhận, có những người vẫn đồng ý lấy nhưng khi đến nơi thì họ “lặn” mất tăm hoặc chỉ đường vòng vo rồi không liên lạc được. Những lần như vậy cả chủ cửa hàng lẫn tôi rất bức xúc. Việc “bùng” hàng ngoài việc ảnh hưởng thời gian, thu nhập của tôi còn ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm chế biến sẵn do phải vận chuyển đi lại nhiều lần, thời gian lâu”.

Do việc đặt hàng online chủ yếu là thực phẩm [nước uống, thức ăn] nên quá trình vận chuyển phải nhanh chóng, thời gian trữ hàng không thể lâu, tình trạng “bùng” hàng này gây ảnh hưởng rất lớn, nhất là với shipper của các ứng dụng đặt thức ăn nhanh. Họ phải bỏ tiền túi để trả trước cho cửa hàng, sau đó mới thu lại từ người mua, nên khi bị “bùng” hàng, họ phải chịu mất trắng.

Riêng với những đơn hàng là quần áo, vật dụng, khách sẽ đặt hàng trực tiếp với cửa hàng online và thỏa thuận về hình thức vận chuyển. Do giá trị mỗi đơn hàng tương đối nhỏ, khoảng dưới 1 triệu đồng nên thường các chủ shop không yêu cầu khách chuyển khoản trước mà dùng hình thức thu tiền tại nhà sau khi nhận hàng. Khi đó, việc “bùng” hàng tuy không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nhưng sẽ gây ảnh hưởng thu nhập của cửa hàng.

Xem thêm: Cách Căn Chỉnh Lề Trước Khi In Trong Excel 2010, Đặt Lề Trang Trước Khi In Một Trang Tính

Theo anh Nguyễn Toàn, một người kinh doanh quần áo online tại H.Trảng Bom cho biết: “Khi nhận được đơn đặt hàng, chủ shop sẽ chủ động liên hệ với các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa để gửi hàng. Khi khách “bùng” hàng, chủ shop sẽ phải mất 2 lần tiền vận chuyển mà không bán được món hàng đó”.

* Chưa có hình thức xử lý

Cách xử trí khi bị “bom” hàng, “bùng” hàng chủ yếu hiện nay là các đơn vị cung cấp dịch vụ đặt hàng, vận chuyển tận nhà chỉ mới dừng lại ở việc hỗ trợ shipper bị “bùng” hàng bằng cách mua lại lượng hàng bị “bùng” theo một mức giá nhất định, thường thấp hơn giá thị trường. Do đó, shipper vẫn bị lỗ trong trường hợp này. Một số đơn vị kinh doanh còn áp dụng hình thức khóa tài khoản mạng xã hội của khách “bùng” hàng, đến khi khách liên lạc và có hình thức đền bù thỏa đáng thì mới mở khóa. Ngoài ra, một số nhóm mạng xã hội do các chủ cửa hàng online, shipper lập ra còn nêu đích danh nhưng khách đã “bom” hàng, “bùng” hàng để các cửa hàng, shipper khác cảnh giác. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp bị động nhằm “chữa cháy” tạm thời với hành vi “bom” hàng liên tục diễn ra trong thời gian qua.

Một trong những nỗi lo lớn nhất của các shipper thức ăn nhanh là bị khách “bùng” hàng. Trong ảnh: Một shipper thức ăn nhanh ở TP.Biên Hòa mua hàng chuẩn bị giao cho khách. Ảnh: M.Thành

Cụ thể, tại Điều 76, Nghị định 52/2013/NĐ-CP nêu rõ, tranh chấp giữa thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ với khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng phải được giải quyết trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng công bố tại website vào thời điểm giao kết hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan và việc giải quyết tranh chấp phải thông qua thương lượng giữa các bên, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án theo các thủ tục, quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp.

Một số chủ cửa hàng kinh doanh online ở TP.Biên Hòa cho biết, giá trị một đơn hàng thường không lớn, lại chỉ thỏa thuận qua tin nhắn chứ không có hợp đồng điện tử nên khó kiện. Vì vậy, khi gặp tình trạng “bom” hàng, họ thường “cắn răng” chịu đựng hoặc kêu gọi cộng đồng mạng giúp đỡ.

Trước thực trạng trên, một số luật sư thuộc Đoàn Luật sư Đồng Nai cho rằng, hiện nay, khách hàng thường dùng tài khoản mạng xã hội để đăng ký mua hàng hoặc đăng ký tài khoản trên các ứng dụng mua hàng online và vận chuyển tận nhà. Trước khi nhận đơn hàng có giá trị lớn, người bán cũng nên yêu cầu người mua xác nhận mã số qua email, số điện thoại để xác định người đặt hàng là chính chủ của tài khoản mạng xã hội hoặc chính chủ thuê bao điện thoại chứ không phải giả mạo.

Trong trường hợp khách hàng cố tình “bùng” hàng có giá trị lớn thì cần khởi kiện họ ra tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Từ đó, sẽ đảm bảo quyền lợi cho người bán cũng như trách nhiệm cho người mua, giảm bớt tình trạng “bom” hàng có giá trị lớn đối với shipper. Chính việc chưa người “bùng” hàng nào bị khởi kiện hay xử phạt cũng là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng “bùng” hàng ngày càng phổ biến.

Video liên quan

Chủ Đề