Dụng nhân như dụng mộc nghĩa là gì

Người xưa đúc kết kinh nghiệm: “Dụng nhân như dụng mộc”, quả đúng là trí huệ cao thâm!

Một ngày, Tề Hoàn Công đi thị sát chuồng ngựa, hỏi viên quan coi ngựa rằng: “Ở chuồng ngựa thì việc gì khó nhất?”.

Viên quan coi ngựa còn chưa trả lời, Quản Trọng đứng bên đã đáp rằng:

“Quản Di Ngô tôi từng làm mã phu. Theo tôi thấy làm hàng rào gỗ cho ngựa đứng là khó nhất!”.

“Nếu ban đầu dùng cây gỗ cong để làm hàng rào, cọc đầu tiên là cây gỗ cong, thì lại phải tìm cây gỗ cong thứ hai. Khi đã dùng hết các cây gỗ cong rồi, thì các cây gỗ thẳng chẳng còn chỗ dùng nữa”.

“Nếu ban đầu dùng cây gỗ thẳng để làm hàng rào, cọc đầu tiên là cây gỗ thẳng, thì lại phải tìm cây gỗ thẳng thứ hai. Khi đã dùng hết các cây gỗ thẳng rồi, thì các cây gỗ cong chẳng còn chỗ dùng nữa”.

Vật lấy theo loại, người chia theo nhóm, Quản Trọng kể câu chuyện làm hàng rào ngựa đã nói nên một cách sinh động đạo lý rằng: Dùng người chính trực là khó nhất.

Người đầu tiên dùng sai rồi, vậy thì người xấu sẽ tiến cử người xấu, kết quả nhất định là “Tiểu nhân dụng nhi quân tử thoái” (Kẻ tiểu nhân được trọng dụng thì người quân tử sẽ rút lui).

Đường Thái Tông từng nói: “Chọn quan theo việc, không được qua loa, dùng một hảo nhân, những hảo nhân khác sẽ đến. Dùng một hoại nhân, những hoại nhân khác sẽ theo về”.

Do đó, dùng người cần cẩn trọng. Bởi ở một đoàn thể mà tiểu nhân kết bầy, bậc quân tử sẽ không có chỗ đứng; ở một nơi hội tụ những bậc quân tử, kẻ tiểu nhân cũng không vui vẻ gì.

Bí quyết thành công của một tổ chức hay quốc gia chính là bí quyết sử dụng nhân tài. Người xưa đúc kết kinh nghiệm: “Dụng nhân như dụng mộc”, chọn thanh gỗ đầu tiên, tức người đứng đầu là tối quan trọng, cần chọn bậc quân tử chính trực hiền năng, như thanh gỗ thẳng. Còn các việc tiếp theo sẽ trở nên dễ dàng, vì lúc đó người đứng đầu này sẽ tự biết thu xếp, anh ta sẽ tự tìm những người thích hợp lắp ghép cho mộ máy của mình. Bởi chỉ có “Người quân tử trọng người quân tử, bậc anh hùng quý bậc anh hùng”.

Hiện nay nhiều tổ chức, doanh nghiệp than phiền rằng không tìm được nhân tài, phải thuê nhân tài nước ngoài mà vẫn không ưng ý. Kỳ thực nước ta là nơi địa linh nhân kiệt, “tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, nhưng hào kiệt đời nào cũng có”. Vấn đề chính là chưa biết phát hiện và sử dụng nhân tài.

Nhân vô thập toàn, nếu quá cầu toàn trách bị thì đúng là khó mà tìm được nhân tài hoàn hảo. Nghệ thuật dùng người nằm ở chỗ biết dùng sở trường của người ta đúng việc, đúng chỗ. Con người không ai không có tài năng riêng, tài năng không cái nào là không có chỗ sử dụng. Sử dụng sở trường của người ta, đúng việc đúng chỗ, chính là nghệ thuật dùng người. Thế mới gọi là:

Tuấn mã vượt hiểm nguy,
Cày ruộng chẳng bằng trâu.
Xe lớn chở vật nặng,
Qua sông chẳng bằng thuyền.
Lấy sở đoản dụng nhân,
Kẻ trí cũng vô mưu,
Dùng người nên thích hợp,
Cẩn trọng chớ khắc cầu.

Bất kỳ ai cũng có sở trường sở đoản, dùng người biết bỏ sở đoản, chọn sở trường thì ắt sẽ thành công.

Có thể bạn quan tâm:

  • Cổ nhân dùng người tài: ‘Không tin không dùng, đã dùng phải tin’
  • 9 cách nhìn người chuẩn xác phi thường của cổ nhân, hậu thế nghiêng mình bái phục
  • Trên thế gian không có người vô dụng, chỉ có tài năng chưa được phát hiện mà thôi
  • Kẻ thất phu ưa dùng vũ lực, bậc quân tử lấy nhân nghĩa làm ‘bảo kiếm’

Từ Khóa:Bài học cổ nhân dùng người văn hóa truyền thống

Nguyễn Thị Bích HạnhTiểu luận triết họcKhổng Tử chủ trương trị người bằng đức là chính, nghĩa là để thu phục vàdẫn dắt người khác, nhà quản trị phải tự mình học tập và tu dưỡng để có đượcnhững đức tính cần thiết, chẳng hạn như: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, … Trongđó, “đức nhân” được đặt lên hàng đầu và là trung tâm: vì con người và từ conngười. Khổng Tử coi nhân là gốc, lễ là ngọn, nhân là mục tiêu, còn lễ là chínhsách. Để thực thi được đạo lý và mục tiêu, Khổng Tử chủ trương sử dụng phươngthức chính danh. Khổng Tử cho rằng chỉ có một số ít người có năng lực đặc biệtvà có nhân cách đặc biệt mới có thể hiểu và thực hành được công việc quản trị. Vìvậy, học thuyết của ông đề xướng thường tồn tại dưới dạng các nguyên lý,nguyên tắc. Ông chủ trương: “đã chỉ cho một góc rồi mà không suy ra ba góc cònlại thì không dạy nữa”, hoặc là “ôn cũ, biết mới”...Khổng Tử cũng chỉ rõ các nguyên tắc liên quan đến các nội dung và cáccông việc cụ thể của công tác quản trị nhân sự như: sử dụng, đánh giá, đãi ngộ,đào tạo nhân sự...Chẳng hạn, về sử dụng nhân sự, Khổng Tử chủ trương “sử dândĩ thời’ (sử dụng người đúng lúc); biết đánh giá bản chất của người; “đề bạt ngườichính trực (ngay thẳng) lên trên người cong queo”; khách quan, không thành kiến,sử dụng tuỳ theo tài năng, đạo đức của từng người; Trong đãi ngộ nhân sự,nguyên tắc phân phối quân bình, không nên quá chênh lệch trong phân phối:“không sợ thiếu, chỉ sợ không đều” đã được đề cao; Về đào tạo nhân sự, nhà quảntrị phải chịu khó dạy dỗ, thiếu cái gì dạy cái ấy, nhà quản trị phải là tấm gương đểngười dưới học tập: “học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Những nguyêntắc, chuẩn mực và phương pháp luận về quản trị nhân sự mà những điều tốt đẹptrong học thuyết của ông đã trở thành nguyên tắc quản trị nhân sự góp phần đemlại thành công cho các doanh nghiệp ở một số quốc gia phương Đông như NhậtBản, Hàn Quốc, Singapore,...4 Nguyễn Thị Bích HạnhTiểu luận triết học2.1 Cách tuyển dụng nhân tài của người xưaNói đến cách tuyển chọn và trọng dụng người tài, dù là cách nay hàng ngànnăm hay trong thời đại khám phá vũ trụ bây giờ, khoa cử vẫn là phương cách đắcdụng nhất. Khoa thi đầu tiên ra đời tại nước ta vào năm 1075, dưới triều vua LýNhân Tông. Đề bài do nhà vua đích thân ra, thí sinh làm bài với giấy do triều đìnhcung cấp, có lính mài mực hầu. Giám khảo chấm bài thi là những quan đại thầnhọc cao hiểu rộng trong triều. Sau nghi thức xướng danh tiến sĩ tổ chức tại sânrồng, cũng với sự chứng kiến của vua và chúa, các tân khoa được ban mũ, áo, đaidành cho bậc tiến sĩ và được dự yến vua ban ở công đường bộ Lễ. Lệ vinh quithời xưa cũng nói lên sự trân trọng của cả xã hội đối với nhân tài: Trạng nguyên(đệ nhất giáp đệ nhất danh tiến sĩ cập đệ) được cả nước đón rước, trên đường từkinh đô về làng, võng quan trạng đi qua tỉnh nào thì quan chức tỉnh đó đón tại địađầu tỉnh rồi tiền hô hậu ủng cho đến khi vào tỉnh khác. Đời vua Lê Thánh Tông,năm 1472, triều đình định lệ tuyển bổ các tiến sĩ, theo đó trạng nguyên được bổhàm chánh lục phẩm, bảng nhãn hàm tòng lục phẩm, thám hoa hàm chánh thấtphẩm, đệ nhị giáp hàm tòng thất phẩm, và đệ tam giáp hàm chánh bát phẩm.Điều đó chứng tỏ rằng dù được trọng thị trong xã hội, người đỗ đạt trong khoacử vẫn phải có một thời gian nhất định trong hoạn trường chứng tỏ tài năng vàphẩm hạnh của mình rồi mới thăng bổ vào các địa vị cao. Thực tế lịch sử cũngcho thấy thời xưa, việc trọng hiền tài không phải là độc quyền của giai cấp thốngtrị mà nền giáo dục theo khuôn phép thánh hiền đã hun đúc trong tâm hồn kẻ sĩmột tinh thần tôn trọng người tài.2.2 Việc trọng dụng nhân tài của Hồ Chủ tịch:Ngay từ những ngày hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã có nhận thức sâusắc về con người và nhân tố con người. Theo Hồ Chí Minh, khái niệm con ngườiluôn luôn được nhắc đến như một mục tiêu thiêng liêng và cao cả của sự nghiệpcách mạng mà cả cuộc đời Người hằng theo đuổi. Tư tưởng về con người, về việcgiải phóng và phát triển con người, coi con người là nhân tố quyết định thànhcông của cách mạng luôn quán xuyến trong tư duy, đường lối và phương pháplãnh đạo cách mạng của Hồ chí Minh. Để khẳng định được vị trí và vai trò thenchốt này thì con người xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng Hồ Chí Minh phải là conngười Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi củachủ nghĩa xã hội với đặc trưng cơ bản là phải vừa “hồng”, vừa “chuyên”.“Hồng” và “chuyên” là quan điểm nổi bật và có tính bao quát trong tư tưởngHồ Chí Minh về bản chất con người. Hồng là phẩm chất, là đạo đức của ngườicách mạng: yêu nước, trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người, sốngcó nghĩa, có tình; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; chống chủ nghĩa cá nhânvà có tinh thần quốc tế trong sáng. Chuyên là sự thể hiện trí tuệ, là tài năng, lànăng lực của cá nhân con người gắn liền với sự khổ công học tập, rèn luyện để cótri thức, nâng cao tri thức và dùng chính những tri thức mình có được để phục vụlợi ích cho sự phát triển của cộng đồng. Hồng và chuyên, hay cách gọi khác là5 Nguyễn Thị Bích HạnhTiểu luận triết họcđức và tài trong mỗi con người đều rất cần thiết. Đây là hai mặt cơ bản của conngười mới nói riêng và được xem như nội hàm của khái niệm con người mới xãhội chủ nghĩa trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người nói: Đức là gốc nhưng tài làquan trọng và luôn dặn mọi người không được xem nhẹ mặt nào: “Có Tài màkhông có Đức là người vô dụng, có Đức mà không có Tài làm việc gì cũng khó”.Lời nói của Người có ý nghĩa như một thông điệp để mong muốn mỗi con ngườihãy lấy cái thiện làm phương châm sống và rèn luyện cho chính mình để phấnđấu trở thành con người có ích cho cộng đồng.Chất lượng của nguồn lực con người, là sức mạnh trí tuệ và tay nghề. Muốnnâng cao chất lượng nguồn lực con người, đặc biệt là nhân lực có chất lượng caothì phải coi trọng công tác giáo dục, đào tạo về chuyên môn, năng lực đồng thờiphải có chính sách sử dụng người tài một cách hợp lý để có thể khai thác tối đanguồn lực dồi dào nhưng chưa được khai thác này. Theo đó, Hồ Chí Minh đưa racác Phép dùng người cho các nhà quản trị nhân sự:“Vô luận việc gì đều do người làm ra” . Điều này có nghĩa là: có cán bộ tốt,việc gì cũng xong. Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặckém. Do đó, việc rèn luyện bản thân về chuyên môn và đạo đức là vô cùng cầnthiết.“Phải khéo dùng người”Theo Hồ Chí Minh, muốn dùng cán bộ đúng thì người cán bộ lãnh đạo cầnphải: Một là, mình phải có độ lượng vĩ đại thì mới có thể đối với cán bộ một cáchchí công vô tư, không có thành kiến, khiến cho cán bộ không bị bỏ rơi. Hai là,phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mình không ưa. Ba là,phải có tính chịu khó dạy bảo, mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúpcho họ tiến bộ. Bốn là, phải sáng suốt, mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xacán bộ tốt. Năm là, phải có thái độ vui vẻ thân mật, các đồng chí mới vui lòng gầngũi mình.Khéo dùng cán bộ xuất phát từ việc tập hợp được sức lực và tài năng của mọingười vào việc hoàn thành nhiệm vụ chung. Nếu dùng cán bộ mà để họ hoangmang, sợ hãi, buồn rầu, uất ức hoặc cộng tác không hợp, chắc chắn không thànhcông được. Vì vậy, muốn cán bộ làm được việc, phải khiến cho họ yên tâm làmviệc, vui thú làm việc.“Phải nuôi dạy cán bộ”Muốn có cán bộ tốt, thì cơ quan lãnh đạo quản lý phải nuôi dạy cán bộ nhưngười làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Muốn dùng người thì phảiquan tâm săn sóc, giúp đỡ, nghĩa là phải nâng cao người cán bộ cả về đời sống vậtchất và đời sống tinh thần, làm cho người cán bộ ngày càng lớn lên cùng với sựnghiệp cách mạng. Phải thường xuyên huấn luyện cán bộ để bất cứ cán bộ nàocũng đều vững về chính trị, giỏi về chuyên môn.“Phải đổi mới và đan xen các thế hệ cán bộ”Mỗi thế hệ cán bộ sinh ra và trưởng thành trong những hoàn cảnh cụ thể khácnhau, mỗi người đều có những sở trường và sở đoản, cái mạnh và cái yếu nhất6 Nguyễn Thị Bích HạnhTiểu luận triết họcđịnh, tuyệt nhiên không ai giống ai. Hồ Chí Minh nhắc nhở: phải thấy cái giới hạnkhắc nghiệt của thời gian để tạo nguồn thay thế, bổ sung cho tổ chức những lớpngười mới, đủ sức lực và tài năng đảm đương nhiệm vụ theo những yêu cầu mới.Theo Người, cần cán bộ già đồng thời rất cần nhiều cán bộ trẻ. Công việc ngàycàng nhiều càng mới, một mặt Đảng phải đào tạo, dìu dắt đồng chí trẻ, mặt khácđảng viên già phải cố gắng mà học. Việc đổi mới cán bộ phải rất khách quan côngminh, cần lấy việc hoàn thành nhiệm vụ làm căn cứ, phải tổng kết từ phong tràothực tiễn phát hiện những nhân tố mới, những cán bộ trẻ có đức có tài để traonhiệm vụ cho họ. Mặt khác cũng cần tạo điều kiện cho số cán bộ lớn tuổi đã côngtác quá lâu trong các văn phòng có điều kiện thâm nhập thực tế để khỏi lạc hậuvới thực tế. Vấn đề luân chuyển cán bộ hiện nay là một chủ trương đúng phù hợpvới tư tưởng Hồ Chí Minh.“Đổi mới cách lãnh đạo để dùng người”Bác dạy phải vì việc mà dùng người. Công việc xây dựng và bảo vệ đất nướcluôn luôn đổi mới phát triển. Do đó phải không ngừng đổi mới cách lãnh đạo đểdùng người. Để lãnh đạo được thì phải học hỏi quần chúng. Điều đó có nghĩa làngười lãnh đạo không nên kiêu ngạo mà nên hiểu thấu, một giây một phút khôngthể giảm bớt mối liên hệ giữa ta và dân chúng, phải biết lắng nghe ý kiến củanhững người không quan trọng. Hiểu thấu, biết lắng nghe học hỏi quần chúng,nâng cao nhân dân, đưa chính trị vào giữa dân gian đã hợp thành một hệ giá trịcủa văn hoá chính trị và là vấn đề hàng đầu của đổi mới cách lãnh đạo. Nhân dânphải là người được tham gia vào quá trình ra quyết định. Theo Hồ Chí Minh,người ra quyết định thường chỉ phán từ trên xuống, còn người thi hành quyết địnhlại chỉ nhìn từ dưới lên. Cả hai đều có hạn chế, vì vậy muốn giải quyết vấn để chođúng ắt phải hợp kinh nghiệm cả hai bên lại.“Gương mẫu”Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạng đến vai trò của cán bộ cấp trên. Người đãnhiều lần nhắc nhở đảng viên, cán bộ cấp trên phải làm mực thước cho cán bộ cấpdưới và người ngoài Đảng. “Thượng bất chính, hạ tắc loạn''. Nếu cán bộ cấp trênkhông gương mẫu thì làm sao có thể bảo ban, hướng dẫn được cấp dưới, làm saoduy trì được kỷ luật Đảng và trật tự kỷ cương phép nước. Hồ Chí Minh đã kịchliệt phê phán thói nể nang, bênh che cho nhau. Người đòi hỏi người cán bộ, đảngviên phải ghi nhớ rằng mình làm cách mạng là để phục vụ nhân dân, phải luôn ghitạc trong lòng: lo toan công việc chung trước mọi người, hưởng thụ sau mọingười. Chỉ có như vậy mới thu phục, cảm hoá giáo dục được cấp dưới và mọingười.“Hiểu mình và hiểu người”Xưa nay các vĩ nhân làm nên sự nghiệp lớn đều có chung một tư tưởng ''biếtmình, biết người''. Biết, chính là bí quyết của sự thành công. Hồ Chí Minh đã chỉra một số căn bệnh cơ bản làm cho người cán bộ không tự biết được mình. Đó là,cậy thế kiêu ngạo, ưa người phỉnh nịnh mình, tư túi, kinh nghiệm chủ nghĩa, máymóc, giáo điều. Người cán bộ lãnh đạo quản lý mắc những tật ấy thì không hiểu7 Nguyễn Thị Bích HạnhTiểu luận triết họcđược chính cái mạnh cái yếu của mình, do vậy không thể hiểu được người khác.Muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn các hạng người, trước hếtphải sửa những khuyết điểm của mình. Mình càng ít khuyết điểm thì cách xemxét cán bộ càng đúng. Trên cơ sở tự hiểu mình, cần phải có phương pháp xem xétđể hiểu cán bộ một cách thấu đáo, không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉ xét một lúcmột việc, mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ.“Vun trồng lòng tự trọng, tự tin cho cán bộ, giúp họ sửa chữa sai lầm, khuyếtđiểm”Hồ Chí Minh cho rằng ai cũng có lòng tự trọng tự tin, không có lòng tự trọngtự tin là vô dụng. Vì vậy phải xem xét kỹ trước khi cất nhắc, giúp đỡ vun trồngkhuyên răn khích lệ lòng tự tin tự trọng, kiểm tra uốn nắn thường xuyên không đểtích tiểu thành đại. Hễ thấy khuyết điểm thì giúp họ sửa chữa ngay, để vun trồngcác thói có gan phụ trách, cả gan làm việc của họ. Đồng thời phải nêu rõ nhữngưu điểm, những thành công của họ. Làm thế không phải làm cho họ kiêu căng màcốt làm cho họ thêm hăng hái, thêm gắng sức. Phải vun đắp chí khí của họ, để điđến chỗ bại cũng không nản, thắng cũng không kiêu.Phép dùng người của Hồ Chí Minh đã được thực tiễn lịch sử kiểm nghiệm,khẳng định. Đó là cơ sở lý luận và phương pháp luận của khoa học tổ chức trongtình hình hiện nay đối với các doanh nghiệp.3.Thực tế việc sử dụng nhân lực trong giai đoạn hiện nay:Hiện nay, chúng ta còn đang yếu và thiếu về nguồn nhân lực chất lượng cao ởcác ngành, các cấp từ cơ sở đến tỉnh, thành phố và bộ, ngành trung ương. Côngtác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. Cơ chế sử dụng, đãi ngộcòn chưa phù hợp với thay đổi linh hoạt của đời sống xã hội. Chúng ta còn lúngtúng trong quản lý, phối hợp khai thác các công trình nghiên cứu khoa học (cónhiều công trình khoa học tốn tiền của, trí tuệ nhưng rồi chỉ xếp trong tủ), tậndụng chất xám của các cán bộ khoa học đầu ngành; chậm có cơ chế thu hút ngườicó tay nghề cao, giỏi chuyên môn, chuyên gia làm việc và tạo thuận lợi để họ cócơ hội cống hiến. Thực tế hiện nay nguồn nhân lực đang bị cạnh tranh và lôi kéo,công chức "nhảy việc" ngày càng nhiều. Đó là sự thật mà những ai có trách nhiệmtrong công tác tổ chức đều phải trăn trở và dành nhiều thời gian để đối phó.Điều đáng nói là nhiều lãnh đạo các cơ quan có thể biết trước những cuộc ra đinày, nhưng những gì họ đang làm vẫn chưa thể thuyết phục và ngăn cản đượcnhững công chức muốn bỏ việc.Có một quan điểm cho rằng lương thấp là nguyên nhân cơ bản khiến côngchức bỏ việc, và đến những nơi có thu nhập cao, hấp dẫn. Tuy nhiên, trong mộtcuộc điều tra mới đây khi phỏng vấn những người "nhảy việc", phần đông trongsố họ đã không đồng ý với quan điểm đó. Đành rằng thu nhập vẫn là điều cốt yếu.8 Nguyễn Thị Bích HạnhTiểu luận triết họcNếu không trả hơn 10% mức lương bình quân trên thị trường nhân sự thì khó màgiữ được người giỏi. Nhưng một vấn đề được đặt ra ở đây, nếu dừng lại ở chuyệntiền bạc chúng ta sẽ không giữ được người. Vì rằng môi trường làm việc, chế độđào tạo, khả năng thăng tiến sẽ được các nhân viên theo dõi trong suốt quá trìnhlàm việc và cống hiến của mình. Tại sao họ không được đề bạt? Tại sao họ khôngđược đào tạo? Và những người khác không cống hiến nhiều lại nhận được sự ưuái quá lớn như vậy? Có hay không sự bất bình đẳng và môi trường hành xử đầycảm tính trong doanh nghiệp? Đó là những câu hỏi đầy sự nghi ngờ và dai dẳngcủa bất kỳ một nhân viên nào.Một chuyên gia quản lý nguồn nhân lực Business Edge (thuộc Công ty tàichính quốc tế IFC) cho rằng người lãnh đạo muốn giữ nhân viên phải hiểu họ.Nhiều nhân viên giỏi rời bỏ nơi làm việc không phải vì tiền bạc, có thể do môitrường làm việc, xung đột nội bộ mà họ cảm thấy mệt mỏi; hoặc do phong cáchlãnh đạo vì họ thấy ở nơi đó không có cơ hội để mình phát triển.Vấn đề thứ hai là chủ nghĩa bình quân trong chế độ trả lương. Nhà quản lý phảibiết sở trường mỗi nhân viên để phát huy khả năng của họ và đền đáp xứng đángcông sức họ bỏ ra. Đừng bao giờ dàn đều trong phân phối thu nhập vì các nhânviên rất khác nhau, thậm chí nhiều người có một đẳng cấp làm việc nổi trội, khácbiệt, một "thương hiệu" mà nhiều nhân viên khác phải mày mò hàng năm trời mớicó được. Bà Lee Bayer, giám đốc điều hành Phòng Thương mại Úc, khẳng định:"Trí tuệ là tài sản lớn nhất. Nếu không giữ được người tài, cơ quan đó sẽ phải mấtnhiều chi phí để quảng cáo, tuyển dụng, đào tạo lại để tìm người thay thế".Việc một số cơ quan hoặc doanh nghiệp nhà nước không tuyển được cán bộchất lượng cao hoặc bị rút chất xám đã được các chuyên gia kinh tế thế giới dựbáo trước khi Việt Nam thiết lập nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Với bốicảnh nước ta hiện nay, có thể nói rằng vấn đề mấu chốt của thị trường nhân sự làcông tác cán bộ và môi trường làm việc. Thu nhập và tiền lương chỉ là yếu tốquan trọng chứ không quyết định tất cả. Cần phải đổi mới công tác cán bộ nhiềuhơn nữa về quy trình tuyển dụng và tiêu chuẩn đề bạt. Trong công tác tổ chức cầnthật sự minh bạch, công khai và dân chủ. Tính dân chủ trong công tác cán bộ cónghĩa người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp không độc đoán, cảm tính và chủquan.Có 2 vấn đề nổi cộm hiện nay về công tác cán bộ, nhân sự:1. Cơ chế xin cho. Đây là một cơ chế xuất phát từ thói quen của văn hóa "giớithiệu người nhà, bạn bè", "đi cửa sau nhà quan năn nỉ" đậm tính thực lợi tiểunông, phong kiến. Tất cả sự lạc hậu, trì trệ của công tác nhân lực đều bắt đầu từ9 Nguyễn Thị Bích HạnhTiểu luận triết họcđây và quá dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, hối lộ. Đa số các công ty nhà nướclà dùng cơ chế xin cho, muốn vào làm thì phải làm đơn xin. Nhiều công ty tưnhân của người Việt trong và ngoài nước tuy không có cơ chế xin cho, nhưng lạicó một cơ chế tuyển dụng đầy hình thức, rất dễ giới thiệu người quen, người nhàvào làm, và buổi phỏng vấn tuyển dụng thường chỉ là chiếu lệ cho có, tác dụngcủa nó là trao đổi làm rõ thông tin, cà kê mặc cả, làm quen với nhau hơn là có tácdụng quyết định trong việc chọn người. Tiêu chí chọn người vẫn chủ yếu nằm ởbằng cấp, tiểu sử công việc, học vị, lý lịch, giới thiệu từ một cá nhân nào đó, chứchưa nằm nhiều ở việc phát hiện tài năng, nhìn ra năng lực của đối tượng. Thóiquen này xuất phát từ văn hóa khoa bảng phong kiến và tư tưởng thực dụng tiểunông lâu đời. Giới thiệu người quen vào làm khác với tiến cử hiền tài. Tiến cửhiền tài là ông giới thiệu người tài đức vào giúp cho lợi ích chung. Giới thiệungười nhà, người quen là ông giới thiệu người có lợi cho ông, vì lợi ích riêng củaông. Một cái vì lợi ích tập thể (giới thiệu vì đây là một người có tài có đức, sẽđóng góp có hiệu quả cho việc chung), một cái vì lợi ích cá nhân (phát triển quanhệ với người ông giúp, xây dựng ơn nghĩa ân tình với người đó, hoặc để nhậnđược những lợi ích từ người ông giới thiệu, trong khi người đó đức tài đều tầmthường, như vậy là ông vì lợi ích riêng chứ không vì lợi ích chung).Tiến cử nhân tài thì nên, nhưng giới thiệu người nhà, người quen thì phải bỏ.Đồng thời nên bỏ cơ chế xin cho và thay vào bằng một cơ chế tuyển dụng khoahọc, văn minh, hiện đại, hợp tình lý, phù hợp với tiêu chí "công bằng", người tàiđức phải được sử dụng xứng tầm với tài đức của họ. Cơ chế xin cho sẽ đưa đếnnhững trường hợp "ngồi mát ăn bát vàng", không có tiêu chí rõ ràng minh bạch aiđược ai không, người giỏi việc này làm phải việc kia, người tài đức không đượctrọng dụng, kẻ bất tài thì lại được giao cho trọng trách…2. Đa số các công ty nhà nước ở Việt Nam thường ít chủ động trong việc tìmngười tài, mà cứ "nằm chờ sung rụng" chờ người ta tới làm đơn xin việc, chờ trênquy hoạch cán bộ cử người tới trợ giúp. Kể các các công ty tư nhân nhiều nơicũng kém chủ động tìm người mà toàn là ngồi một chỗ chờ người khác tới kiếmmình, ngồi trong văn phòng máy lạnh đọc những đơn đăng ký xin việc.*Một số giải pháp về vấn đề sử dụng nhân lực hiện nay- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, chúng ta rất cần đội ngũnhững người giỏi về quản lý, có nghề, thạo việc, chuyên sâu. Việc mở trường lớpdạy học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, chuyên môn, thợ giỏi là việc làm bắtbuộc, thường xuyên và là nhân tố đầu tiên để có lớp thầy giỏi, thợ giỏi. Các nước10 Nguyễn Thị Bích HạnhTiểu luận triết họctiên tiến có trình độ khoa học kỹ thuật cao đi trước chúng ta vài chục năm kinhnghiệm cũng đào tạo theo quy chuẩn trường lớp: Thầy dạy, trò học. Vấn đề là dạynhư thế nào? Học như thế nào? Nhưng ta còn khác họ ở chỗ đó.Nói về nhân lực, là bàn chuyện đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng con người. Đây là cáckhâu khép kín trong quá trình học tập, tu dưỡng, rèn luyện, làm việc, cống hiếncủa mỗi người lao động trong xã hội. Vì thế mối quan hệ tương tác giữa chủ thể,khách thể ở mỗi khâu (như nhà trường, ngành giáo dục - đào tạo; cơ quan, đơn vị,địa phương và người quản lý sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp; hệ thống tổchức cán bộ, cơ quan chủ quản...) có tác động rất lớn đến khâu đào tạo, bồidưỡng, sử dụng lao động.- Trong hệ thống giáo dục - đào tạo, các cấp học, ngành học phải thực hiệnthật tốt 3 nhiệm vụ: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đâylà nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, mang tính chiến lược phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước mà sứ mạng này giao cho toàn hệ thống chínhtrị và cả xã hội cùng làm, chứ không thể là công việc riêng của ngành giáo dục đào tạo. Vì vậy, giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Cả nước, cả dân tộc chungtay, chung sức nâng cao dân trí, mở mang trí tuệ qua các hệ thống đào tạo, bồidưỡng, xây dựng xã hội học tập.- Đào tạo gắn với bồi dưỡng; đào tạo rồi phải có chương trình đào tạo bổ sung,đào tạo lại để luôn làm mới kiến thức cho nhân lực. Học tập cũng vậy. Họctrường lớp, học xã hội, học gắn với hành, học trong quá trình lao động sản xuất,chiến đấu và phục vụ chiến đấu để không ngừng làm mới cho kiến thức cá nhân.Đâu phải ai cũng có điều kiện được học tập chính quy từ ghế nhà trường; các loạihình đào tạo, bồi dưỡng rất phong phú là cơ hội, là môi trường rộng mở để họctập, trau dồi kiến thức nghề nghiệp; học thầy, học bạn rất quan trọng, kể cả tự học.- Xã hội hóa học tập, xây dựng xã hội học tập chính là tạo môi trường, là mảnhđất màu mỡ để phát triển sự nghiệp giáo dục toàn dân. Vì thế, chúng ta rất cầnphải xác định thật chuẩn phương hướng, nhiệm vụ, quy mô đào tạo các loại hìnhlao động để cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo tiền đề pháttriển kinh tế tri thức phục vụ sự nghiệp cách mạng thời kỳ mới.- Việc sử dụng lao động cũng là vấn đề bức xúc xã hội. Lớp trẻ không khỏitoan tính học gì? Học ngành nghề gì? Nhưng khó khăn vất vả bội phần là họcxong sẽ được làm gì? Làm ở đâu? Cũng không thể trách cứ thanh niên thời nay làthực dụng, bởi "cơm áo không đùa với khách thơ", "Có thực mới vực được đạo".Mỗi người phải biết tự nuôi sống mình và gia đình thì mới tồn tại và phục vụ xãhội! Câu nói "Dụng nhân như dụng mộc" chính là ở chỗ này. Chất lượng nguồn11 Nguyễn Thị Bích HạnhTiểu luận triết họcnhân lực có được khai thức đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng để "gỗ nào vàoviệc ấy", mọi người mới phát huy hết sở trường, sở đoản phục vụ xã hội.12 Nguyễn Thị Bích HạnhTiểu luận triết họcKẾT LUẬNLịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc ta, trải qua bao nhiêu thăng trầm,trước mọi cuộc xâm lăng với những tên đế quốc sừng sỏ nhất vẫn trường tồn vàphát triển cho đến ngày nay là do nhiều yếu tố, trong đó không thể không đề cậpđến chính sách sử dụng và trọng dụng nhân tài của người xưa.Ngày nay trong xu thế hội nhập và phân công lao động ngày càng sâu sắc và toàndiện giữa nước ta với phần còn lại của thế giới, trong môi trường cạnh tranh ngàycàng gay gắt, thì việc sử dụng và trọng dụng nhân tài không hề giảm đi ý nghĩacủa nó mà ngược lại, nó mang tầm vóc mới là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh,đưa nước ta đuổi kịp các nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực và thế giới.Để sớm đưa nước ta thoát khỏi các nước kém phát triển và trở thành một nướcphát triển như đã đề cập ở trên, sánh vai với các cường quốc năm châu, như mongmuốn của các bậc tiền bối, việc sử dụng và trọng dụng nhân tài ngày nay trởthành một yêu cầu bức xúc, toàn diện, cách mạng và triệt để." Dụng nhân như dụng mộc" với hàm ý không có người nào là vô dụng, chỉ cầnxử dụng đúng người đúng việc thì sẽ phát huy hiệu quả con người đó. Câu châmngôn trên từ ngày xưa cho tới nay vẫn còn giữ nguyên giá trị và là bài học sâu sắcmà cha ông đã để lại.13 Nguyễn Thị Bích HạnhTiểu luận triết họcDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Đại Việt sử ký toàn thư(Tập III - NXB Khoa học Xã hội - Hà Nội 1972 - trang 72-73)1. Website: http:// giaoduc.net2. Hanoimoi.com3. Bachkhoatrithuc.vn5. “Giáo trình triết học” – NXB chính trị hành chính14