Danh sách trường tiểu học dạy chương trình tích hợp

Học sinh lớp 1/5 Trường tiểu học Bàu Sen, quận 5, TP.HCM trong giờ học chương trình tiếng Anh tích hợp - Ảnh: NHƯ HÙNG

Đa số phụ huynh xin chuyển vì sức con không theo nổi chương trình.

"Con không muốn ăn, con không muốn đi học"

Học sinh học chương trình tích hợp sẽ được học đầy đủ các môn của chương trình Việt Nam theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT do giáo viên Việt Nam dạy. Ngoài ra, học sinh được học cùng giáo viên bản ngữ ở 3 môn toán, tiếng Anh và khoa học.

Anh Đ.Q.T. có con đang học một trường tiểu học tại quận 9, vừa kết thúc học kỳ 1, anh xin nhà trường cho con qua học kỳ 2 của lớp 1 thường.

Anh T. cho biết đầu năm học nghe nói chương trình tích hợp sẽ không phải mất thời gian học thêm bên ngoài mà cha mẹ cũng đỡ thời gian đón đưa nên đăng ký cho con học. Nhưng dần dần mỗi buổi chiều đón con về, thấy con mệt mỏi, hỏi thì con nói con không muốn ăn, con không muốn đi học nữa.

"Theo dõi mới biết sức con mình có hạn, tư duy không kịp chương trình. Suốt cả một học kỳ con chịu đựng, mệt mỏi. Thế là thi học kỳ 1 xong tôi vội vàng xin chuyển con sang lớp bình thường" - anh T. kể.

Trường hợp con chị P.T.T.S. [quận 3] cũng tương tự. Trước đó thấy bạn bè chị S. có con học chương trình tích hợp và vì muốn đầu tư lâu dài cho con ngay từ đầu để con đi du học.

"Nghe học chương trình tích hợp thì tiếng Anh được dạy nâng cao hơn, ứng dụng chương trình tiếng Anh với kiến thức lý thuyết hệ thống, nâng cao kỹ năng và thấy con của bạn bè cũng học tốt nên tôi nghĩ con mình cũng thế.

Chỉ hai tháng đầu của năm học, con mỏi mệt. Kiểm tra bài vở thì con rất mơ hồ. Cộng với giáo viên thông tin tình hình học tập nên tôi cố gắng hết kỳ 1 để... "giải phóng" cho con" - chị S. nói.

Nên bắt đầu từ những chương trình nhẹ nhàng

Chương trình tiếng Anh tích hợp là tên gọi tắt của đề án "Dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh và Việt Nam" được UBND TP.HCM phê duyệt theo quyết định số 5659/QĐ-UBND ngày 20-11-2014.

Trên cơ sở này, từ năm học 2015-2016, Sở GD-ĐT đã phê duyệt danh sách 47 trường tiểu học, 26 trường THCS và 16 trường THPT được triển khai chương trình này.

TS Nguyễn Kim Dung [phó viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM] có con đang học lớp 2 chương trình tích hợp. Với vai trò là phụ huynh, bà cho rằng chương trình tích hợp chỉ dành cho học sinh đầu vào không đúng tuyến.

Tuy nhiên, năng lực các bé khi mới vào lớp 1 mà học toán, khoa học, tiếng Anh thì sẽ gặp khó khăn, có em học được, có em thì không. Em nào không theo kịp sẽ tạo áp lực không tốt cho phụ huynh, học sinh, nhà trường cũng phải lo giải quyết chuyển lớp cho các em.

"Để biết được tình hình con, cha mẹ theo dõi con qua sổ liên lạc, nhưng như vậy cũng chưa có đủ chi tiết. Khi học sinh gặp vấn đề, giáo viên nên làm việc trực tiếp với phụ huynh theo từng tháng để gia đình nắm bắt tình hình chứ không phải đợi đến hết năm học, học kỳ" - bà Dung chia sẻ.

Tuy vậy, với giáo dục thì năng lực của đứa trẻ không phải 1-2 tháng mà là một quá trình, phụ huynh nên lượng sức cho con chạy đường dài.

Tiến sĩ tâm lý Ngô Xuân Điệp, trưởng khoa tâm lý học Trường ĐH KHXH&NV [ĐH Quốc gia TP.HCM], chia sẻ dưới góc độ tâm lý trẻ em, cái gì liên quan đến ổn định, hạnh phúc, thoải mái mới là quan trọng nhất. Học qua chơi sẽ nhẹ nhàng hơn học qua chương trình của nhà trường.

"Với trường hợp phụ huynh cứ cố muốn chọn cho con lớp chương trình "xịn" là cố tình đẩy con theo ý chí người lớn. Như thế làm đứa trẻ sẽ mất động cơ học tập, sợ đến trường, sợ đi học, trầm trọng hơn nữa là ảnh hưởng dai dẳng sức khỏe tinh thần đứa trẻ. Vì thế nên bắt đầu cho con từ những chương trình học nhẹ nhàng, bình thường, thoải mái nhất" - ông Điệp đưa ra lời khuyên.

Được tư vấn nhưng vẫn... phóng theo

Một chuyên viên Phòng GD-ĐT quận 3 cho biết: "Thường khi con vào lớp 1 thì có hội đồng tuyển sinh tư vấn cho phụ huynh. Tuy nhiên, có một số phụ huynh vì tâm lý đầu vào, muốn vào lớp "VIP", muốn con học lớp chương trình chất lượng cao mà quên mất khả năng tiếp nhận của con, hoặc biết nhưng vẫn cố tình chạy theo".

"Tôi biết có phụ huynh xin ra khi hết học kỳ, hết năm học nhưng cũng có phụ huynh đợi trống chỗ để xin chuyển con vào cho được lớp tích hợp. Nhưng đến khi thấy con không thích nghi được mới tính đường nước rút, như thế đã làm mất môi trường thành công cho con ngay từ những ngày đầu" - chuyên viên này thông tin.

Quận 11: hai trường tiểu học tuyển sinh lớp 1 tích hợp

THẢO THƯƠNG

Đây là số liệu thống kê mới nhất do Sở Giáo dục - Đào tạo TP HCM công bố. Trước đó, chương trình đã triển khai tại 89 trường và ghi nhận những tín hiệu tích cực từ học sinh, phụ huynh.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo TP HCM, dù mới áp dụng một năm, nhưng qua phản ứng của phụ huynh, học sinh có thể thấy đây là chương trình phù hợp với các em, nhất là học sinh tiểu học.

Ghi nhận từ Sở cho thấy, số lượng học sinh theo đến cuối năm học rất cao. Không có em nào bỏ chương trình tích hợp giữa chừng do không tiếp thu nổi hay cảm thấy chưa phù hợp.

Ông Hiếu cũng chia sẻ, khi xây dựng nội dung, Sở chú trọng tăng tính thực hành, đặc biệt là môn Toán, các môn khoa học ở cấp trung học cơ sở. "Ở chương trình Việt Nam, lĩnh vực Toán, khoa học còn khá nặng về lý thuyết. Do vậy, khi chương trình tích hợp thực hiện song song với chương trình của Bộ đã mang đến nhiều hoạt động thực hành, giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức của mình trong thực tiễn", ông Hiếu nhận định và cho rằng đây là cơ hội để các em tập luyện nghiên cứu khoa học cũng như vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

Đề án “Dạy và học các môn Toán, Khoa học và tiếng Anh tích hợp chương trình Anh quốc và Việt Nam” gọi tắt là chương trình tiếng Anh tích hợp chính thức triển khai tại TP HCM hơn một năm nay theo chỉ đạo của UBND TP HCM. Đây là chương trình tích hợp giữa khung chương trình Quốc gia Anh và của Bộ Giáo dục - Đào tạo Việt Nam.

Học sinh học 8 tiết mỗi tuần các môn Toán, Khoa học và tiếng Anh cùng với giáo viên bản ngữ. Phần nội dung khung chương trình Anh sẽ do giáo viên bản ngữ đảm trách, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ về nội dung giữa giáo viên Việt Nam và bản ngữ để tránh trùng lặp. Các em được giảm tải nội dung và học với 100% giáo viên người bản ngữ.

Những giờ học sinh động, tăng hoạt động thực hành sẽ giúp học sinh thoải mái và tiếp thu nhanh hơn.

Là một trong những trường triển khai chương trình sớm, bà Hoàng Thị Lê An - Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du [quận 1] đánh giá nội dung giảng dạy phù hợp với nhu cầu hiện nay của học sinh, phụ huynh. “Chúng tôi nhận thấy học sinh không chỉ giỏi về ngoại ngữ mà kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của các em cũng tiến bộ. Các em còn phát huy tư duy khoa học, tiếp thu kiến thức qua chương trình truyền đạt bằng ngôn ngữ Anh”, cô Lê An chia sẻ.

Thông qua những tiết dự giờ, ông Nguyễn Hữu Hạnh - Hiệu trưởng trường THCS Đống Đa [quận Bình Thạnh] nhận thấy, các tiết học không nặng về kiến thức mà đi sâu vào kỹ năng, hướng học sinh theo lối tư duy sáng tạo, chủ động và vận dụng tốt phương pháp tự học.

Ở góc độ phụ huynh, anh Trương Huỳnh Anh Tuấn - phụ huynh bé Trương Nguyễn Tuấn Kiệt, lớp 1/6 trường Tiểu học Trần Bình Trọng [quận 5] chia sẻ, sau một năm theo học, khả năng tiếp thu ngoại ngữ của con cải thiện. Trong lớp, bé mạnh dạn phát biểu và tham gia các trò chơi thực hành những vốn từ đã học. Chương trình kéo dài liên tục từ tiểu học đến phổ thông và có thể du học nên anh không lo lắng việc tìm trung tâm ngoại ngữ cho con.

Hơn một năm rưỡi cho con theo học chương trình tiếng Anh tích hợp ngay tại trường THPT công lập gần nhà, chị Ngọc Thu [quận 1] nhìn nhận, An tự tin giao tiếp với người nước ngoài, năng động hơn trong nhiều hoạt động. Theo dõi sách của con, chị thấy ngoài kiến thức thuộc khoa học tự nhiên, hầu hết những bài học về văn hóa - xã hội đều là kiến thức thuần Việt được dạy bằng tiếng Anh, giúp hỗ trợ phát triển tư duy, năng lực học sinh.

Với những tín hiệu tích cực này, trong năm học 2016-2017, nhiều trường trên địa bàn thành phố đã chủ động đề nghị triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp tại đơn vị của mình.

Theo Vnexpress, nguồn: //vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/them-46-truong-tai-tp-hcm-day-tieng-anh-tich-hop-3433017.html

TAGS: kỹ năng ngoại ngữ khả năng tiếp thu ngoại ngữ

Theo đó, có 47 trường tiểu học, 26 trường THCS, 16 trường THPT được phê duyệt. Với các trường THPT, lộ trình thực hiện từ năm học 2015 - 2016 hoặc những năm tiếp theo dành cho học sinh tốt nghiệp THCS của chương trình này.

Trong 47 trường tiểu học có 8 trường ở quận 1 [Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Ngọc Hân, Trần Hưng Đạo, Lương Thế Vinh, Hòa Bình, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thái Bình]; 2 trường ở quận 2 [Giồng Ông Tố, Nguyễn Hiền]; 4 trường quận 3 [Phan Đình Phùng, Nguyễn Thái Sơn, Lương Định Của, Trần Quốc Thảo]; 1 trường quận 4 [Nguyễn Văn Trỗi]; 6 trường quận 5 [Minh Đạo, Chính Nghĩa, Bàu Sen, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Đình Chinh, Trần Bình Trọng]; 3 trường quận 7 [Võ Thị Sáu, Lương Thế Vinh, Nguyễn Thị Định]; 

1 trường quận 10 [Võ Trường Toản]; 4 trường quận 11 [Lạc Long Quân, Phùng Hưng, Trưng Trắc, Lê Đình Chinh]; 2 trường ở quận Thủ Đức [Lương Thế Vinh, Hoàng Diệu]; 4 trường ở quận Bình Thạnh [Nguyễn Đình Chiểu, Chu Văn An, Hồng Hà, Bạch Đằng]; 1 trường ở quận Tân Phú [Tân Sơn Nhì]; 1 trường ở quận Phú Nhuận [Hồ Văn Huê]; 2 trường ở Tân Bình [Lê Văn Sĩ, Đống Đa] và 8 trường ở huyện Hóc Môn [Thới Tam, Nguyễn Thị Nuôi, Nguyễn An Ninh, Trương Văn Ngài, Bùi Văn Ngữ, Tây Bắc Lân, Tân Xuân, Trần Văn Mười].

Các trường THCS tham gia Đề án tích hợp bao gồm: Trần Đại Nghĩa, Trần Văn Ơn, Huỳnh Khương Ninh, Nguyễn Du, Võ Trường Toản, Lương Thế Vinh [quận 1]; An Phú [quận 2]; Bàn Cờ, Lê Quý Đôn, Collete [quận 3]; Vân Đồn [quận 4]; Hồng Bàng, Kim Đồng [quận 5]; Nguyễn Hữu Thọ [quận 7]; Lê Quý Đôn, Hậu Giang, Nguyễn Văn Phú [quận 11]; Bình Thọ, Lê Quý Đôn [Thủ Đức]; Lê Văn Tám, Hà Huy Tập, Đống Đa [Bình Thạnh]; Trần Quang Khải [Tân Phú]; Ngô Tất Tố [Phú Nhuận]; Nguyễn Gia Thiều, Hoàng Hoa Thám [Tân Bình].

Các trường THPT tham gia Đề án tích hợp chủ yếu là các trường chuyên và các trường top đầu: Chuyên Trần Đại Nghĩa, Lương Thế Vinh, Bùi Thị Xuân, Trưng Vương [quận 1]; Giồng Ông Tố [quận 2]; Nguyễn Thị Minh Khai [quận 3]; Chuyên Lê Hồng Phong, Hùng Vương [quận 5]; Mạc Đĩnh Chi [quận 6]; Nguyễn Du [quận 10]; Nguyễn Hiền [quận 11]; Nguyễn Thượng Hiền [Tân Bình]; Gia Định, Võ Thị Sáu [Bình Thạnh]; Phú Nhuận [Phú Nhuận] và Trần Phú [Tân Phú].

Trong học kỳ II năm học 2014 – 2015, TPHCM đã có 18 trường tham gia thí điểm Đề án tích hợp.

Bạch Dương

Video liên quan

Chủ Đề