Danh mục hàng hóa thiết bị mật mã dân sự

Danh mục kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự được sửa đổi như thế nào? Câu hỏi của bạn Cường ở Nghệ An.

Danh mục kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự được sửa đổi như thế nào?

Căn cứ theo Phụ lục danh mục mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép kèm theo Nghị định 32/2023/NĐ-CP quy định về danh mục doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự như sau:

Danh mục hàng hóa thiết bị mật mã dân sự

Danh mục hàng hóa thiết bị mật mã dân sự

Danh mục hàng hóa thiết bị mật mã dân sự

Danh mục hàng hóa thiết bị mật mã dân sự

Xem chi tiết Phụ lục danh mục mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép tại đây.

Danh mục hàng hóa thiết bị mật mã dân sự

Danh mục kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự được sửa đổi như thế nào? (Hình từ internet)

Chức năng của một số loại danh mục mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Phụ lục danh mục mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép kèm theo Nghị định 32/2023/NĐ-CP quy định về chức năng của một số loại danh mục mật mã dân sự xuất khẩu, nhập khẩu giấy phép như sau:

(1) Mã số 8443.31.31 8443.31.39; 8443.31.91; 8443.31.99; 8443.32.40; 8443.32.90: Sản phẩm có chức năng bảo mật fax, điện báo.

(2) Mã số 8443.99.90: Bộ phận và phụ kiện có chức năng mã hóa sử dụng cho sản phẩm bảo mật fax, điện báo.

(3) Mã số 8471.30.90; 8471.41.90; 8471.49.90: Sản phẩm có ít nhất một trong các chức năng: Sinh khóa mật mã; quản lý hoặc lưu trữ khóa mật mã, bảo mật luồng IP và bảo mật kênh.

(4) Mã số 8471.50.90: Bộ xử lý có chức năng bảo mật dữ liệu lưu trữ.

(5) Mã số 8471.70.20: Ổ đĩa cứng có chức năng bảo mật dữ liệu lưu giữ.

(6) Mã số 8471.70.90: Bộ lưu trữ có chức năng bảo mật lưu giữ.

(7) Mã số 8471.80.90: Sản phẩm có ít nhất một trong các chức năng: Sinh khóa mật mã; quản lý hoặc lưu giữ khóa mật mã, thành phần mật mã trong hệ thống PKI; bảo mật dữ liệu lưu giữ, bảo mật luồng IP và bảo mật kênh.

(8) Mã số 8471.90.40; 8471.90.90: Sản phẩm có chức năng bảo mật dữ liệu lưu giữ.

(9) Mã số 8473.30.10: Tấm mạch in đã lắp ráp có tích hợp chức năng mã hóa.

(10) Mã số 8473.30.90: Bộ phận và phụ kiện tích hợp chức năng mã hóa.

(11) Mã số 8517.11.00; 8517.13.00: Sản phẩm có ít nhất một trong các chức năng: Bảo mật thoại tương tự hoặc thoại số, bảo mật thoại hữu tuyến.

(12 Mã số 8517.14.00; 8517.18.00: Sản phẩm có ít nhất một trong các chức năng: Bảo mật thoại tương tự hoặc thoại số, bảo mật thoại vô tuyến.

(13) Mã số 8517.62.10; 8517.62.30; 8517.62.41; 8517.62.42; 8517.62.43; 8517.62.49; 8517.62.51; 8517.62.52; 8517.62.53; 8517.62.59; 8517.62.61; 8517.62.69; 8517.62.91; 851762.92; 8517.62.99: Sản phẩm có ít nhất một trong các chức năng; bảo mật luồng IP, bảo mật kênh.

(14) Mã số 8517.69.00: Sản phẩm có chức năng mã hóa.

(15) Mã số 8517.79.10: Bộ phận của bộ điều khiển, bộ thích ứng, và bộ định tuyến có chức năng mã hóa.

(16) Mã số 8717.79.21: Bộ phận của điện thoại di động có chức năng mã hóa.

(17) Mã số 8717.79.29: Bộ phận của sản phẩm có chức năng mã hóa.

(18) Mã số 8717.79.31: Bộ phận dùng cho điện thoại hay điện báo hữu tuyến có chức năng mã hóa.

(19) Mã số 8717.79.32: Bộ phận dùng cho điện báo hay điện thoại truyền dẫn dưới dạng sóng vô tuyến có chức năng mã hóa.

(20) Mã số 8517.79.39: Bộ phận sản phẩm có chức năng mã hóa.

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 58/2016/NĐ-CP quy định về Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự như sau:

Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật an toàn thông tin mạng.
2. Điều kiện cấp Giấy phép quy định có phương án kinh doanh phù hợp: Doanh nghiệp phải có hệ thống phục vụ khách hàng và bảo đảm kỹ thuật phù hợp với phạm vi, đối tượng cung cấp, quy mô số lượng sản phẩm. Nghị định số 58/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự được Chính phủ ban hành vào ngày 01.07.2016.

Sau đây là tóm tắt sơ lược về danh mục sản phẩm mật mã dân sự kèm theo nghị định số 58/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

  1. Phụ lục 1: Danh mục sản phẩm mã hóa bảo mật thông tin.
  2. Phụ lục 2: Danh mục sản phẩm bảo mật yêu cầu giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
  3. Phụ lục 3: Mẫu đơn xin cấp giấy phép xuất khẩu/ nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.

Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu chính được sử dụng cho các mặt hàng trong phụ lục 1. Các mục sản phẩm tuân theo Phụ lục 1 thường sử dụng mật mã để bảo mật dữ liệu.

Bảo mật dữ liệu, bao gồm một hoặc nhiều chức năng:

  1. "Xác thực";

“Xác thực” được định nghĩa là: Xác minh danh tính của người dùng, quy trình hoặc thiết bị, thường là điều kiện tiên quyết để cho phép truy cập vào các tài nguyên trong hệ thống thông tin. Điều này bao gồm xác minh nguồn gốc hoặc nội dung của tin nhắn hoặc thông tin khác và tất cả các khía cạnh của kiểm soát truy cập khi không có mã hóa tệp hoặc văn bản ngoại trừ liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ mật khẩu, Số nhận dạng cá nhân (PIN) hoặc dữ liệu tương tự để ngăn chặn truy cập trái phép.

  1. Chữ ký số;
  1. Toàn vẹn dữ liệu;

Các sản phẩm phải có “bảo mật thông tin” như một chức năng chính; có thể là hệ thống truyền thông hoặc mạng kỹ thuật số; hoặc là máy tính hoặc các vật dụng khác có chức năng lưu trữ hoặc xử lý thông tin như một chức năng chính.

Bảo mật thông tin: Các mục có chức năng chính là “Bảo mật thông tin”. Tất cả các phương tiện và chức năng đảm bảo khả năng truy cập và tính bảo mật hoặc tính toàn vẹn của thông tin hoặc liên lạc, nhưng không giới hạn ở các thiết bị trên firewall, các sản phẩm trao đổi khóa, lưu trữ khóa mật mã…

Các hệ thống liên lạc có chức năng gửi hoặc nhận thông tin. Các thiết bị có thể kể đến như là bộ định tuyến, thiết bị chuyển mạch, các điểm truy cập không dây, Hub, Gateway, VoIP…có chức năng có thể bao gồm kết nối mạng riêng ảo bằng công nghệ mạng giúp tạo kết nối mạng an toàn khi tham gia vào mạng công cộng như Internet hoặc mạng riêng do một nhà cung cấp dịch vụ sở hữu (VPN), hoặc mạng khu vực cá nhân không dây (WPAN)…cũng được xem là tính năng sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm mật mã.