Con của chị ruột gọi mình là gì năm 2024

Khi ông Jang Song Thack người chồng của cô ruột nhà lãnh đạo Kim Jong Un (CHDCND Triều Tiên) bị xử tử, các báo Việt Nam đều viết “ Jang Song Thack chú của nhà lãnh đạo…”. Mấy hôm sau, tất cả các báo đều sửa lại cách gọi là “chú dượng” của Kim Jong Un, một từ không có trong từ điển! Vậy mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ vẫn không ai có ý kiến! Khi ông Jang Song Thack người chồng của cô ruột nhà lãnh đạo Kim Jong Un (CHDCND Triều Tiên) bị xử tử, các báo Việt Nam đều viết “ Jang Song Thack chú của nhà lãnh đạo…”. Mấy hôm sau, tất cả các báo đều sửa lại cách gọi là “chú dượng” của Kim Jong Un, một từ không có trong từ điển! Vậy mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ vẫn không ai có ý kiến! Khi ông Jang Song Thack người chồng của cô ruột nhà lãnh đạo Kim Jong Un (CHDCND Triều Tiên) bị xử tử, các báo Việt Nam đều viết “ Jang Song Thack chú của nhà lãnh đạo…”. Mấy hôm sau, tất cả các báo đều sửa lại cách gọi là “chú dượng” của Kim Jong Un, một từ không có trong từ điển! Vậy mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ vẫn không ai có ý kiến!

Mới đây, giữa Hà Nội có vụ án bà Dương Diệu Thu cùng đồng bọn làm tài liệu giả đưa Vũ Văn Dương vào tù. Ngày 11.11.2014, nhiều tờ báo ở Trung ương và địa phương lại một phen làm cho bạn đọc rối mù về cách xưng gọi các thứ bậc trong gia đình:

- VTV và Tin mới: “Vũ Ngọc Dương bị chính dì ruột của mình là Dương Diệu Thu làm tài liệu giả đưa vào tù”.

- Báo Tuổi Trẻ và báo Người Lao Động : “Bà Dương Diệu Thu (cô họ của Vũ Ngọc Dương) và chồng là Nguyễn Văn Hiền”.

- Báo Lao Động: “Anh Dương có vay tiền của chú rể của mình là ông Nguyễn Văn Hiền (vợ anh Hiền là dì ruột của anh Dương)…”.

- Báo Thanh Niên và báo Pháp Luật - Xã hội: “Ông Hiền là chồng bà Dương Diệu Thu dì họ của anh Dương” v.v…và v.v…

Vụ án này xảy ra giữa Hà Nội. Do đó xin có đôi lời nói thêm: Chẳng rõ từ bao giờ, nhiều người Hà Nội và các tỉnh thuộc Bắc Bộ cũ có cách xưng gọi các thứ bậc trong gia đình khác với cách gọi ngày xưa: Chồng của em ruột mẹ được gọi là chú. Chồng của chị ruột mẹ được gọi là bác. Chị ruột của mẹ cũng được gọi là bác… Trong khi đó, Trung Bộ và Nam Bộ cũ vẫn giữ cách gọi đúng như ngày xưa. Vì sao có tình trạng ấy? Một nhà ngôn ngữ phán đoán: Người Trung Bộ và Nam Bộ luôn hướng về đất Tổ, cố giữ từ phong tục, tập quán, đến cách xưng hô trong gia đình mà ông cha ngày xưa đã mang vào quê mới. Còn người vùng Bắc Bộ không bị tâm lý nói trên ràng buộc, cố đổi mới cách xưng hô trong gia đình theo quan niệm bên nội gần gũi hơn bên ngoại, gọi “chú”, “bác” cảm thấy gần gũi hơn gọi “dượng”?

Hầu hết các quyển từ điển tiếng Việt đều có định nghĩa tương đối thống nhất về cách gọi các thứ bậc trong gia đình:

- Cô: Là em gái hoặc chị của bố (cha). Người phụ nữ được tôn trọng ở bậc cô của mình. Cô giáo. Người phụ nữ ít tuổi thuộc hàng em mình. Người con gái còn trẻ tuổi: Cô sinh viên. Cô họ là người bà con trong họ và ở vai em của cha mình.

- Dì: Là em gái hoặc chị của mẹ. Từ dùng để gọi em hoặc chị bên vợ, theo cách gọi thay con mình. Vợ lẽ của cha mình. Không có danh xưng “dì họ”.

- Cậu: Là em trai hoặc anh của mẹ. Một từ để chỉ người con trai nhỏ tuổi với ý mến trọng. Bạn bè trẻ tuổi thân mật gọi nhau là cậu. Chị gọi em trai, hoặc anh rể gọi em trai của vợ là cậu (theo cách gọi của con mình). Không có danh xưng “cậu họ”.

- Dượng: Là chồng của cô (em hoặc chị của bố mình) hoặc của dì (em hoặc chị của mẹ mình). Từ “dượng” chỉ đi kèm với từ “bố” là “bố dượng”, “cha dượng” hoặc “cha ghẻ” để chỉ người chồng sau của mẹ ruột mình. Không có danh xưng “chú dượng”, “bác dượng”.

- Chú: Là em trai của cha. Từ gọi người đáng bậc chú mình. Từ gọi em trai của chồng. Gọi người đàn ông theo cách gọi của con mình. Từ gọi người trai trẻ tu đạo Phật: Chú tiểu; hoặc gọi người trai trẻ trong ngày cưới: Chú rể. Không thể gọi chồng của dì ruột là chú rể! “Chú họ” là người bà con trong họ ở hàng em của cha mình.

- Bác: Là anh của cha hoặc chị dâu của cha. Từ dùng để gọi người nhiều tuổi hơn cha mình. Từ dùng gọi nhau giữa những người nhiều tuổi với ý thân mật và kính trọng. Bác họ là người bà con trong họ ở hàng anh của cha mình.

Có lẽ do tục trọng nam và con cái chỉ được lấy họ của người cha (tức họ bên nội), cho nên chỉ có: Anh họ, chị họ, cô họ, chú họ, bác họ mà không có “dì họ”, “cậu họ”.

Để không còn tình trạng dùng các từ xưng gọi các thứ bậc trong gia đình lộn xộn như hiện nay, các nhà ngôn ngữ, các nhà báo nên cẩn trọng để dùng từ chính xác. Đặc biệt là việc biên soạn và duyệt in từ điển, rất cần xem xét thật kỹ. “Đại từ điển Tiếng Việt” được tin cậy (Nguyễn Như Ý chủ biên) tái bản lần thứ 12 năm 2011: Ở trang 338 định nghĩa từ “cô” là “em gái hoặc chị của cha”, nhưng ở trang 54 định nghĩa từ “bác” là “anh hoặc chị của cha.”, quái lạ hơn nữa là ở trang 56 định nghĩa từ “bác ruột” là “anh ruột của cha hoặc anh ruột, chú ruột của mẹ mình”! Ở trang 217 định nghĩa từ “cậu” là “em trai của vợ hoặc của mẹ”, định nghĩa như vậy không sai nhưng chưa thật rõ. “Từ điển Tiếng Việt” (Hoàng Phê chủ biên) có định nghĩa rõ hơn: “Cậu là em trai hoặc anh của mẹ (có thể dùng để xưng gọi). Từ người chị dùng gọi em trai, hoặc người anh rể dùng để gọi em trai của vợ đã lớn tuổi với ý coi trọng (gọi theo cách gọi của con mình)…”.

Con của dì gọi con của mình là gì?

Anh, chị của mẹ gọi là cậu, dì. Bác cô của mẹ thì gọi là ông, bà. Ông bà của mẹ thì gọi là cố. Con gái, con trai của cậu, dì thì gọi là anh, chị hoặc em tuỳ vào vai vế của mẹ mình đối với cậu dì đó.

Em gái của vợ gọi là gì?

Cô họ là người bà con trong họ và ở vai em của cha mình. - Dì: Là em gái hoặc chị của mẹ. Từ dùng để gọi em hoặc chị bên vợ, theo cách gọi thay con mình.

Bà cóc và bà cô ai lớn hơn?

Nhà bạn em nói là ba mẹ của ông bà ngoại gọi là cóc, còn ba mẹ cóc mới gọi là cố.

Chồng của chị chồng gọi là gì?

Chồng của chị gái/em gái gọi là "anh/em rể". Anh em chị của chồng gọi là "anh em chị chồng" và tương tự với vợ là "anh em chị vợ". Hai người đàn ông có vợ là chị em gọi là "anh em cọc chèo" hay "anh em đồng hao" (ở miền Bắc); và hai người phụ nữ có chồng là anh em gọi là "chị em dâu".